Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thời gian ý nghĩa nhất

19/04/202013:59(Xem: 7641)
Thời gian ý nghĩa nhất

stayhomecovid19

Thời gian ý nghĩa nhất
Thích Phước Hạnh

Kể từ khi Covid-19 bùng phát đến nay ngót ngét trên dưới 4 tháng, con người phải thay đổi cách sống thường ngày. Mỗi ngày, sáng ra đi làm, chiều về nhà đều đặn như vậy không ngớt. Trước đây, có lần ta ước gì được có thêm thời gian một ngày hai ngày trong tuần để nghỉ ngơi ở nhà với gia đình, hoặc chơi với con cái, hay là để tịnh dưỡng tâm hồn…Nhiều khi lại ước gì mình nghỉ làm ở nhà mà có người lo cho mình, chứ đang làm mà nghỉ thì ai lo tiệm, ai lo trông coi nhân viên, việc đó mình mà nghỉ đi thì người khác không làm được, xin chủ nghỉ thì sợ không cho, tự động nghỉ thì sợ mất việc, nếu là chủ mà đóng cửa nghỉ thì công việc không xong…

Rồi đùng một cái con Covid-19 xuất hiện làm thế giới chao đảo, thiệt hại về kinh tế, và nhiều thứ khác thiệt hại theo. Đặc biệt là thiệt hại về tính mạng con người quá nhiều, không gì bù đắp được. Chính phủ các nước đồng loạt kêu gọi cách ly xã hội để giảm bớt lây lan bệnh dịch. Tại Mỹ không thôi số người nhiễm bệnh và chết cứ tăng mãi mà chưa chựng lại. Hy vọng sẽ có thuốc vaccine (chủng ngừa) hoặc uống để phòng ngừa trong nay mai để ổn định cuộc sống bình thường trở lại. Nhà nhà lo sợ, người người lo sợ. Thế là mọi người phải chấp hành lệnh giới nghiêm đề ra “phải ở nhà” (Stay at home order).

Ở nhà vài ngày đâm ra buồn chán, vì trước đây ta quen cách sống sáng dậy đi làm chiều về nhà như cái máy tự động. Giờ mà ở nhà kiểu này chắc chết. Nếu đi làm là để tạo ra kinh tế cho gia đình, đóng góp cho xã hội thì ở nhà lúc này là lúc tốt nhất cũng làm việc ích lợi cho gia đình và đóng góp cho xã hội không thua kém.

Lúc này, nếu ta biết tận dụng thời gian này để sắp xếp lại những việc trong nhà lâu nay bề bộn và lộn xộn, hay là đây là lúc mình ngồi nói chuyện với nhau trong gia đình, nói chuyện với con cái, dạy con học những kỹ năng sống mà ở nhà trường không dạy được. Ví dụ: dạy con nấu những món ăn truyền thống Việt Nam mà lâu nay mình không có thời gian, hay là dạy con học lễ phép chào hỏi đi thưa về trình của Việt Nam mà văn hóa ở các nước phương Tây không có….Bao nhiêu thứ để ta làm lúc này thì có phải thời gian này là thời gian quý nhất mà cả đời người sống ở hải ngoại nói chung, ở Mỹ nói riêng, có mơ được nghỉ thêm thời gian như lúc này cũng không có bao giờ. Cho nên, chúng ta tìm thấy được ý nghĩa thời gian lúc này thì không còn tâm trạng buồn chán, than vắn thở dài trách móc con virus Corona sao mà tàn ác quá!

Số bệnh nhân nhiễm Covid-19 mỗi ngày tăng rất nhiều trên thế giới, đã trên 2,240,191 và tử vong khoảng 153,822 (Apr 17, 2020). Tại Mỹ đã có trên 37,241 ca tử vong và 699,850 ca nhiễm. Tại Việt Nam khoảng 268 ca nhiễm, và đang điều trị tại các bệnh viện, may mắn chưa có người tử vong. Cuối tháng 6/2020 này, Mỹ mới có khoảng 2 triệu máy test cho ra lò sử dụng.

Lúc này, chúng ta mới thấy được ý nghĩa câu nói: “Lương y như từ mẫu” (vị thầy thuốc có tâm tốt như mẹ hiền có tình thương lớn với con mình). Cả xã hội đang tri ân lực lượng y bác sĩ ngày đêm hy sinh cứu giúp người. Họ là những cảm tử quân đang đối mặt với con vi rút Corona từng giờ từng ngày để kìm hãm sự lây lan của chúng.

Nếu ngày xưa chúng ta đã từng mơ ước học ngành y mà không học được, hoặc đang học ngành y mà vì lý do gì đó bỏ học nửa chừng. Mục đích của mình muốn học ngành y là để cứu nhân độ thế giúp đời nhưng nó không thành, thì bây giờ mình nên gieo duyên với ngành y để trong những kiếp lai sinh sẽ thành.

Tại thời điểm này mọi người ở trong nhà tránh dịch, nhưng ngoài kia không biết bao nhiêu y bác sĩ phải đương đầu với dịch cúm Corona nguy hiểm. Nếu chúng ta đồng cảm với việc làm cật lực của đội ngũ y tá bác sĩ tại các bệnh viện thìnên chia sẻ một chút khó khăn với họ. Ví dụ: tự nguyện đi đặt thức ăn trưa đem vô bệnh viện cho bác sĩ dùng trưa đỡ mất thời gian, tiết kiệm thời gian đó để bác sĩ cứu giúp bệnh nhân. Đây là việc làm ý nghĩa nhất trong thời gian này.

Một điều ta biết chắc chắc rằng, theo quy luật vô thường,mọi thứ phải thay đổi, dịch Covid-19 rồi cũng sẽ qua thôi, nhưng thời gian như thế này lập lại không bao giờ có nữa. Nếu có lại đi nữa cũng không giống thời gian lúc này. Cho nên, ta phải biết trân quý phút giây này để tận hưởng hạnh phúc đích thực. Hạnh phúc đích thực là không mong cầu sớm được gỡ lệnh giới nghiêm để được tự do, cũng không chống đối những gì đang gò bó mình. Có gỡ bỏ lệnh vào April 30 này hay không còn tuỳ thuộc vào lĩnh vực chuyên môn y tế của cấp chính phủ. Chính phủ đang mời gọi các nhà y khoa thượng thặng nghiên cứu thuốc chủng ngừa (vaccine) cho dân chúng. Mình nên yên tâm phần này.

Mình có trông mong thời gian qua nhanh để đi làm hay không thích như thế này thì thực tại nó vẫn là nó, thực tại nó vẫn diễn ra như vậy đó. Mình không làm gì khác hơn là giữ tâm bình thản, sống hết lòng với giây phút hiện tại để không rơi vào trạng thái buồn chán, nặng hơn là trầm cảm. Biết đâu đây là thời gian tốt nhất ở nhà kịp thời cứu vãn gia đình mình, nếu không gia đình mình chết đuối thì sao.

Ta nên biết thêm môt điều nữa rằng những việc gì ta làm trong thời gian này trong nhà cũng có giá trị ngang bằng những gì ta làm trước đây trong hãng xưởng công ty kia thôi. Nếu không có dịch Covid-19 xảy ra, ta có thể vẫn đi làm kiếm nhiều tiền hơn. Nhưng những giá trị tâm hồn ta vun đắp cho con, dạy con ngoan ngoãn lễ phép, những gía trị văn hóa Việt Nam ta biết gìn giữ cho gia đình ta có khi lại nhiều hơn gấp bội lần giá trị vật chất mà ta tiếc thời gian nghỉ không đi làm do dịch gây ra. Cái tiếc này mới thật là đáng tiếc và không có ý nghĩa gì hết!

Một tấc thời gian một tấc vàng

Tấc vàng khó đổi tấc thời gian

Tấc vàng lỡ mất còn tìm được

Để mất thời gian hết cách tìm.

(Nhất thốn quang âm nhất thốn kim

Thốn kim nạn mại thốn quang âm

Thốn kim thất khước hữu tầm xứ

Thất khước quang âm vô xứ tầm)

Thích Phước Hạnh

Dallas TX, April 17, 2020

Ý kiến bạn đọc
19/04/202009:02
Khách
Bài viết quá hay , ý nghĩa và sâu sắc. Cảm ơn Thầy.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/06/2020(Xem: 8711)
Cổ nhân có câu: "sinh, bệnh, lão, tử". Bốn giai đoạn này không ai có thể tránh khỏi. Chuẩn bị ứng phó với bệnh tật và tuổi già của mình và của thân nhân mình là điều ai cũng có dịp nghĩ tới, kể cả chính kẻ viết bài này là tôi cũng đang sắp sửa bước vào tuổi “thất thập cổ lai hi”. Anh bạn thân của tôi, Bs. TNT từ lâu có đề nghị tôi viết một bài về "Viện Dưỡng Lão" (VDL) để giúp bà con mình có thêm một chút khái niệm về VDL vì anh biết trong suốt 27 năm qua tôi đã liên tục săn sóc cho các cụ già tại các viện dưỡng lão, và cũng đã là "Giám Đốc Y Tế" (Medical Director) của nhiều VDL trong vùng. Nay tôi muốn chia sẻ cùng qúy bạn một số kinh nghiệm và hiểu biết về VDL.
22/06/2020(Xem: 7724)
Truyện tích kể rằng sau khi đi một vòng châu du hoằng Pháp ở các làng mạc, Đức Phật trở về tịnh xá, và giữa chúng Tăng có cuộc thảo luận về trạng thái gồ ghề hay bằng phẳng của các con đường đã trải qua. Đức Phật nói rằng thảo luận về các con đường ấy không thích hợp cho sự giải thoát, đó chỉ là những đoạn đường ở bên ngoài thân tâm. Ngài khuyên chư Tăng nên lưu tâm đến con đường cao thượng là “Bát Chánh Đạo” thuộc giáo lý “Tứ Diệu Đế” và những việc cần phải làm khác để sớm đắc được đạo quả. Những giáo lý căn bản của Đạo Phật đưọc tóm tắt như sau đây:
20/06/2020(Xem: 8530)
Hai sự phân biệt được giới thiệu mà trước đây không được nêu rõ trong tài liệu về lòng bi mẫn, điều này có thể làm rõ những gì đang được nghiên cứu và khuyến khích sự chú ý đến các hình thức bi mẫn đã bị bỏ qua phần lớn. Sự khác biệt đầu tiên là liệu mục tiêu của hành vi bi mẫn là gần (ví dụ, nhìn thấy ai đó ngã xuống, trầy xước đầu gối của mình) hoặc xa (ví dụ, một người không quan sát trực tiếp ai có thể bị thương hiện tại hoặc trong tương lai). Gần là ngay lập tức, khắc phục nếu có thể cho những đau khổ chứng kiến; xa ngăn ngừa tác hại trong tương lai xảy ra. Nhóm phân biệt thứ hai đề cập đến việc lòng bi mẫn là sự thấu cảm, liên quan đến hành động hay là một khát vọng.
19/06/2020(Xem: 13442)
Tặng quà cho 285 hộ nghèo Ấn Độ ở 2 ngôi làng Katorwa-Mucharim (gần chùa Kiều Đàm Di VN- Bodhgaya) địa điểm cách Bồ Đề Đạo Tràng nơi đức Phật thành Đạo 7 cây số. Thành phần quà tặng cho mỗi hộ gồm có: 1 tấm Saree cho phụ nữ, 10 ký Gạo và bột Chapati, đường, muối dầu ăn và bánh ngọt cho trẻ em, kèm với 200 Rupees tiền mặt để mua thêm gạo cho từng hộ GD. (Bên cạnh đó là những phần phụ phí như mướn xe chở hàng, tiền công đóng gói và công thợ khuân vác.)
17/06/2020(Xem: 9625)
Tuy được duyên may tham dự khoá tu học Phật Pháp Úc Châu kỳ 19 tổ chức tại thủ đô Canberra và Ngài Ôn Hội Chủ thường xuyên hiện diện với hội chúng, nhưng tôi chưa bao giờ có dịp đảnh lễ Ngài dù đã nhiều lần làm thơ xưng tán hoặc bày tỏ cảm nghĩ của mình khi đọc được tác phẩm được in thành sách hoặc trên các trang mạng Phật Giáo .
17/06/2020(Xem: 6130)
Thật là một điều trùng hợp khi vừa đọc xong bài viết của Ôn Hội Chủ HT Thích Bảo Lạc được đăng tải trên trangnhaquangduc vào ngày 05/04/2020 là lúc tôi đang ôn lại hết những gì về Duy Thức Học và Vi Diệu Pháp vì thật ra khi đọc kinh sách của Nam Tông và Bắc Tông tôi đã tự nhận thấy Chữ Tâm luôn là đề tài mà người tu học phải tự điều phục và do đó lần nữa Chữ Tâm đã được gặp lại trong pháp môn này nhưng thêm vào chút thâm thuý sâu sắc khi được khảo sát qua ba tiến trình ( THỂ- TƯỚNG - DỤNG ) mà biểu hiện là Ý , THỨC , TÂM .
16/06/2020(Xem: 6906)
Tiến sĩ B. Alan Wallace, học giả, cư sĩ diễn thuyết, tuyên dương diệu pháp Như Lai, đã viết và dịch nhiều sách Phật giáo Tây Tạng. Ông không ngừng tìm kiếm các phương thức mới để hòa nhập việc tu tập Phật pháp với khoa học hiện đại và hậu thuẫn cho các nghiên cứu về tâm thức. Ông đã thực hành Phật giáo từ thập niên 1970, đã giảng dạy lý thuyết và hướng dẫn tu tập thiền định Phật giáo trên toàn thế giới từ năm 1076. Ông đã dành 14 năm sống trong chốn thiền môn với cuơng vị một tăng sĩ Phật giáo Tây Tạng và phúc duyên được Đức Đạt Lai Lạt Ma thế độ xuất gia.
16/06/2020(Xem: 6063)
Dharamshala, ngày 9/6/2020: Ngài Khensur Geshe Tashi Tesering, một vị tăng sĩ Phật giáo Tây Tạng nổi tiếng cư trú tại Queensland, Australia, cựu trụ trì Tu viện Gyudmey, nằm trong Danh sách Danh dự Sinh nhật Nữ hoàng 2020 vào hôm thứ Hai, ngày 8 tháng 6 năm 2020.
13/06/2020(Xem: 9751)
Đã sanh làm kiếp con người, có ai mà không khổ? Cái khổ nó theo mình từ nhỏ đến khi khôn lớn, và sẽ khổ hoài cho tới khi trút hơi thở cuối cùng. Nhưng chết rồi cũng chưa hết khổ. Vì tâm thức của con ngườisẽ bị nghiệp lực dẫn đi tái sanh. Nếu đời sốnghiện tại, con người biết tu hành, làm việc thiện lành tránh việc hung ác, thường tạo nhiều phước báo, thì khi chết được tái sanh làm người. Ngược lại sống ở đời với tâm địa ác độc, xấu xa, luôn gây phiền não khổ đau cho người khác,thì sau khi chết bị đọa vào một trong ba đường khổ: súc sanh, ngạ quỷ hay địa ngục. Và cứ thế hết đời này qua đời khác, chúng sanh cứ như vậy chịu trôi lăn, lặn ngụp, đắm chìm trong bể khổ đường mê, không bao giờ thoát khỏi vòng luân hồi sanh tử.
13/06/2020(Xem: 6651)
Đức Đạt Lai Lạt Ma, vị lãnh đạo tinh thần dân tộc Tây Tạng nói rằng: “Âm nhạc có khả năng tiếp cận nhiều người hơn”. (‘Music has the potential to reach many more people,’) Đức Đạt Lai Lạt Ma, người gửi thông điệp về từ bi, hòa hợp và hòa bình với nụ cười đầy hỷ xả, đã cuốn hút hàng triệu Phật giáo đồ toàn cầu, đang phát hành một Album Giáo lý và Chân ngôn mật chú hòa âm phổ nhạc để đánh dấu kỷ niệm sinh nhật lần thứ 85 của Ngài vào tháng tới.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]