Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chiêm Nghiệm Câu: "Trời Kêu Ai Thì Nấy Dạ"

11/04/202008:32(Xem: 7062)
Chiêm Nghiệm Câu: "Trời Kêu Ai Thì Nấy Dạ"
CHIÊM NGHIỆM CÂU:
"TRỜI KÊU AI THÌ NẤY DẠ" 

Thích Tánh Tuệ
 thien-dinh-03
 '' Trời kêu ai nấy dạ'' là một câu thành ngữ mà chúng ta vẫn thường nghe nhiều người dùng. Câu này được sử dụng khi nào ?
 
Đó là khi một người nào đó cảm thấy cái chết của một số người khác hay của chính họ thật quá dễ dàng và đơn giản, và con người dường như nhỏ bé trước tiếng gọi của tử thần.
 Như khi thấy một người nào đó đang đi đường trong mùa mưa bão, bỗng đâu một nhánh cây văng ra và bay đập vào đầu người ấy rồi mất mạng. Hoặc giữa dịch bệnh, biết bao nhiêu con ngườivậy mà tự nhiên người kia vô tình gặp gỡ người bệnh dịch, rồi bị người ấy lây bệnh, điều trị không khỏi, và mất mạng......
 
Đứng trước nhiều trường hợp bất khả kháng vậy, con người thường nói một câu an ủi là :
 
 ''Thôi trời kêu ai thì nấy dạ, hay sống chết có số'' .
'' Hãy cứ an vui mà sống đi, không nên quá lo lắng ''.
 Rõ ràng, với câu nói này thì ít nhiều gì cũng làm cho người nói và người được nghe yên tâm phần nào, an ổn và vui vẻ sống tiếp trước những thiên tai, dịch bệnh, hay các rủi ro,....
 
 Nhưng sự thật thì có một ông trời nào quản lý về thọ mạng của con người hay không? Vấn đề này có lẽ chúng ta sẽ bàn trong một chủ đề khác.
 
 Tuy nhiên có một điều chắn chắn là thọ mạng của một người bị chi phối bởi nhân quả sống của người ấy trong vô lượng kiếp sống trong quá khứ, và tiếp tục ở kiếp hiện tại này. Thậm chí cả hình thức chết cũng bị chi phối bởi nhân quả sống của người ấy.  Như người thì chết đuối, người tai nạn, người bị dao đâm, người bị đạn bắn, người trúng độc, người bị treo cổ, người bị ám sát, người bị hãm hiếp, người bị nhiễm virus corona, ...Tất cả đều do nhân quả riêng của mỗi người mà ít ai giống ai.
 
 Một số nhân nếu gieo để được thọ mạng dài hoặc có cái chết an ổn là:
 
 1. Sống với Tâm TừTâm Bi
 2. Sống mà không làm tổn hại mạng sống các loài khác.
 3. Thường bố thí thuốc men, đồ ăn cho chúng sinh khác đang cần.
 4. Người thường có thói quen đi phóng sinh cứu vật, giúp người hoạn nạn,...
 5. Người nào hay ăn chay, ít ăn mặn, cũng được quả phúc sống thọ.
6. Người mở quán chay, khuyên người ăn chay, bớt sát sinh,... Cũng được quả sống thọ.
7. Người sống biết giữ gìn bảo vệ môi trường như hạn chế thải rác nhựa, đổ xà phòng, hoá chất độc ra môi trường.. Người sống tốt như thế cũng là đang gieo nhân thọ mạng dài hơn.
 8. Người yêu thiên nhiên, thích trồng rừng, bảo vệ cây cối,.. Người này cũng đang gieo nhân thọ mạng dài... 
 
 Nói chung sẽ còn rất nhiều nhân nữa. Và ngược những nhân trên, thì đang gieo nhân để có thọ mạng ngắn lại.
 
 Việc pha trộn các hành động sống của một con người như thế trong vô lượng kiếp sẽ hình thành nên thọ mạng của một con người trong kiếp hiện tại. Tuy nhiên, ở kiếp hiện tại chúng ta vẫn có thể tu tập các thiện nghiệp để bổ xung vào quả thọ mạng mà chúng ta đã gieo ra trong vô lượng kiếp.
 
 Tuy nó ít so với một chuỗi dài sự sống chúng ta đã gieo ra trong vô lượng kiếp, nhưng đây là cách tốt nhất mà một người hiểu đạo có thể làm, mà không có cách nào khác tốt hơn. Tuy hơi muộn, nhưng người nào bắt đầu đi thì sẽ tốt hơn rất nhiều so với một người sống buông xuôi mà chẳng làm gì cả.
 
Như Nhiên - ThichTanhTue
Namo Buddhaya
 ___(())___
 
 
Thương mình, bạn hãy làm ngay!!

Cô hồn, Covid, Cô đơn
Hỏi cô nào đáng sợ hơn cô nào?
Cô hồn thì cúng chứ sao

Cô đơn tìm chỗ vui nào hết ngay
Covid mà dính thì gay
Nhẹ thì cũng phải nhiều ngày cách ly

Nặng thì phải thở ô xy
Nặng hơn có thể phải "đi Suối Vàng"
Đi không từ biệt xóm làng
Chẳng ai phúng viếng, thắp nhang chia buồn

Đã "đi" là xác định luôn
Mang theo Covid, nỗi buồn Cô đơn
Cô hồn có khác gì hơn
Chết do bệnh tật, tủi hờn mà ra
Nhiễm Covid xác định là
Nguy cơ sẽ gặp cả ba Cô này

Nếu sợ thì hãy làm ngay:

- Luôn giữ khoảng cách, rửa tay khử trùng
- Khẩu trang luôn phải mang cùng
- Tránh xa những chỗ tập trung nhiều người
- Cửa nhà phải thoáng khí tươi
- Đồ ăn nấu chín mười mươi hãy dùng
Phương tiện hạn chế đi chung
- Khai báo y tế phải trung thực vào!!
- Tạm dừng văn hoá, thể thao
- Yêu nước, đồng bào xin hãy ở yên.

Dịch mang hậu quả nhãn tiền
Mỹ, Hàn, Ý cũng quy tiên như thường
Một khi Covid đã "thương"
Dẫu là lãnh đạo, dân thường cũng die!

- Thương mình, bạn hãy làm ngay!
Thương mình, đây lúc thương đầy thế gian.

Như Rứa 
 di-cuu-the-gioi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/11/2017(Xem: 11017)
Tứ Diệu Đế, 3 Chuyển 12 Hành ------------------------------------------------- Thich-Nu-Hang-Nhu Thích Nữ Hằng Như NGUỒN GỐC Dựa theo "Tiến Trình Tu Chứng và Thành Đạo của Đức Phật", chúng ta biết rằng sau khi Đức Phật từ bỏ pháp tu từ hai vị đạo sĩ Alàra Kàlama và Uddaka Ramàputta đã dạy Ngài bốn tầng Định Yoga là: "Không Vô Biên Xứ, Thức Vô Biên Xứ, Vô Sở Hữu Xứ và Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ", đồng thời từ bỏ luôn pháp tu khổ hạnh kéo dài 6 năm, là một pháp tu đã khiến Ngài suýt mất mạng mà không đạt được thượng trí và Niết Bàn. Sau đó Đức Phật tự chọn pháp Thở để tu tập.
25/11/2017(Xem: 15605)
Tiệc Chay Gây Quỹ Xây Dựng Đoàn Quán Gia Đình Phật Tử Quảng Đức, Thứ Bảy, 25-11-2017, 6pm, xin trân trọng kính mời
24/11/2017(Xem: 5245)
Trong tuần lễ mùa Tạ Ơn tại Hoa Kỳ, ý nghĩa ban đầu cũng đã nhạt dần. Và nhiều phần đã biến đổi.Lễ Tạ Ơn đầu tiên tại Hoa Kỳ thực hiện vào tháng 10/1621, tức là cách nay 396 năm. Lúc đó, bữa tiệc Lễ Tạ Ơn Đầu Tiên kéo dài 3 ngày, với 90 thổ dân da đỏ (chữ bây giờ, gọi lịch sự là Người Mỹ Bản Xứ, Native American) và 53 người Pilgrim
23/11/2017(Xem: 11611)
Các đối tượng vật chất mà chúng ta nhìn thấy là tương đối chứ không có một thực tại khách quan; chúng là những biểu hiện của tâm. Chúng có mặt trong những hiện khởi cảm giác của tâm. Không có thực tại riêng biệt nằm ở đâu đó bên ngoài.
21/11/2017(Xem: 12904)
Hàng năm, từ trung tuần tháng 12 dương lịch, các tự viện khắp nơi đều hoan hỷ chuẩn bị tổ chức các khóa tu để cúng dường lễ vía Đức Phật A Di Đà, vị Phật đã phát 48 đại nguyện cứu độ chúng sanh, vị Phật gần gũi trong tâm tưởng Phật tử khắp năm châu bốn biển, bất luận mầu da, tiếng nói, bất luận giầu nghèo, sang hèn, bất luận nam nữ, già trẻ ….
21/11/2017(Xem: 7672)
Mưa nhẹ trong đêm. Lắng tai thật kỹ mới nghe được tiếng rơi tí tách bên ngoài qua khung cửa kiếng đóng kín. Hàng cây cao rũ lá ướt trên các nhánh khô gầy đầu thu. Đèn đường lặng soi trên những vũng đọng. Côn trùng im tiếng. Không có tiếng đập cánh của chim đêm. Không có tiếng chân người dẫm xào xạc trên lá. Cũng không có tiếng động cơ nào của xe cộ trên đường. Hơi thở nhẹ như tơ trời. Nhẹ như hư không.
14/11/2017(Xem: 11642)
Dưới đây là bài phỏng vấn Giáo sư Trung Quốc Ji Zhe (汲 喆/Cấp Triết) về tình trạng Phật giáo ngày nay tại quê hương của ông. Bài phỏng vấn được đăng trên nhật báo "Le Monde" của Pháp ngày 9 tháng 9 vừa qua với tựa: "Đức Phật mặc áo màu đỏ" (Bouddha en habit rouge), và đồng thời cũng được đưa lên trang mạng của tờ báo này, nhưng lại mang tựa khác: "Tại Trung Quốc, chính quyền công cụ hóa Phật giáo đổi mới" (En Chine, le pouvoir instrumentalise le renouveau bouddhiste).
10/11/2017(Xem: 8666)
Trong các tổ chức, cộng đồng, quốc gia trên thế giới, nơi nào cũng có phép tắc luật lệ riêng mà thành viên thuộc các tổ chức đó hay người dân thuộc cộng đồng hay quốc gia đó bắt buộc phải tuân thủ. Mục đích của luật lệ là nhằm giữ cho cộng đồng có được trật tự, ngăn ngừa giảm thiểu những tai ương tội ác do kẻ xấu cố tình gây ra.
05/11/2017(Xem: 7672)
Hành Trình Về Con Đường Giáo Dục Của Phật Giáo, Nếu nói về việc học, việc tu của chư Tăng Ni Phật Giáo thì tự ngàn xưa Đức Phật đã là một bậc Thầy vĩ đại đảm trách làm một Hướng đạo sư cho mọi người quy về. Trên từ những vị xuất gia, dưới đến vua, quan và thứ dân, ai ai cũng một lòng quy ngưỡng về giáo lý thậm thâm vi diệu ấy. Mục đích chính của việc tu tập là thoát ly khỏi cảnh giới khổ đau nầy, để trở về với bản lai diện mục thanh tịnh, giải thoát của mỗi người. Đức Phật cũng đã từng nói rằng: “Ta chỉ là một Đạo Sư”, nghĩa là một kẻ dẫn đường. Kẻ dẫn đường ấy chính là Thầy của chúng ta và bất cứ ai trong đời nầy dẫn được ta đi vào Đời hay vào Đạo đều là Thầy của chúng ta cả.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]