Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sự Phát triển Phật giáo Trung Hoa tại Mỹ

03/04/202019:18(Xem: 3091)
Sự Phát triển Phật giáo Trung Hoa tại Mỹ

Sự Phát triển Phật giáo Trung Hoa tại Mỹ

(Phỏng vấn Thượng tọa Siêu Phàm)

 

Thượng tọa Siêu Phàm (超凡上座), người sáng lập Hiệp hội Giáo dục Phật giáo Hoa Kỳ (美國佛教教育協會-佛教教育) tại ngôi già lam Phúc Tuệ Tự (福慧寺), làng Rancocas, thị trấn Westampton, New Jersey, một trong 4 tiểu bang nhỏ nhất của Hoa Kỳ. 

 

Ban đầu từ Nội Mông, năm 1981 Thượng tọa Siêu Phàm ở núi Ngũ Đài sơn và đã trở thành một trong những sinh viên tốt nghiệp đầu tiên tại Học viện Phật giáo Trung Hoa vào năm 1986. Sau khi làm việc cho các tổ chức Phật giáo ở Trung Hoa và theo đuổi các nghiên cứu sâu hơn ở Sri Lanka, Ngài đã chuyển đến Hoa Kỳ vào năm 1996. Trong cuộc phỏng vấn này, Thượng tọa Siêu Phàm chia sẻ kinh nghiệm và quan điểm của mình về Phật giáo Trung Hoa tại Mỹ quốc.

 Su Phat trien Phat giao Trung Hoa tai My-1

Hinh 1: Thượng tọa Siêu Phàm phát biểu tại Diễn đàn Phật giáo Thế giới lần thứ 5. Ảnh: Thượng tọa Siêu Phàm

 

Buddhistdoor Globa: Kể từ khi Thượng tọa đến Hoa Kỳ vào năm 1996, Thượng tọa đã chứng kiến sự phát triển của Phật giáo Trung Hoa tại đây?. Theo Thượng tọa, Phật giáo Trung Hoa đã đạt được những thành tựu gì và nó đã gặp phải những khó khăn gì?

 

TT. Siêu Phàm: Thế hệ Tăng già Phật giáo Trung Hoa đến đất Mỹ vào những thập niên 1960 giữa thế kỷ 20. Trong số đó, Trưởng lão Hòa thượng Tuyên Hóa (1918-1995) người sáng lập và trụ trì Vạn Phật Thánh thành, Chủ tịch Đại học Phật giáo Pháp giới, Hiệu trưởng Đại học Phật giáo Pháp giới, người kế thừa đời thứ 9 thiền pháp Quy ngưỡng tông, Phật giáo Trung Hoa. Ngài chế định tiêu chuẩn tu hành cho mình và cho chính các đệ tử xuất gia lẫn tại gia, theo 6 tôn chỉ: Không tranh, không tham, không mong cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không nói dối. Một trong những hành động khoáng đạt là Ngài đã nỗ lữ hàn gắn lại sự phân chia hơn hai nghìn năm, của hai truyền thống Phật giáo, Nam tông và Bắc tông. Ngài thường cung thỉnh chư tôn đức giáo phẩm Phật giáo Nam tôn đến chùa truyền giới, cùng thương thảo và giải quyết những quan điểm dị đồng.

 

Năm 1976, Trưởng lão Hòa thượng Tuyên Hóa thành lập Vạn Phật Thánh thành, nền tảng căn cứ địa để hoằng dương chính pháp Phật đà tại Hoa Kỳ. Nơi đây, Ngài xây dựng chế độ tùng lâm, đào tạo tăng ni học chúng, tạo nhân duyên thù thắng cho sự chân chính tu hành. Ngài chủ trương rằng tất cả Phật tử cần phải đoàn kết lại và nên dung hợp Phật giáo Nam, Bắc tông. Vì thế, nhiều dịp truyền thụ Tam Đàn Đại giới tổ chức tại Vạn Phật Thánh thành là do chư vị cao tăng Phật giáo Đại thừa và Tiểu thừa hợp lực chủ trì.  Ngài đã thiết lập hình ảnh Phật giáo, giáo hóa nhiều đối tượng trở thành tăng sĩ và cư sĩ Phật tử bao gồm người Mỹ địa phương, tiêu biểu cho sự ra đời của Phật giáo Trung Hoa tại Mỹ. Họ đã thành lập các trung tâm Phật học. Thế hệ đầu tiên của tăng già Phật giáo Trung Hoa đã sớm hòa nhập với cộng đồng Hoa Kỳ và được sự tôn kính của xã hội. Họ đã đào tạo đội ngũ kế thừa phiên dịch kinh điển từ Hán sang tiếng Anh, đó là nền tảng cho người Mỹ để dễ dàng tiếp cận giáo lý Phật đà.

 

Thế hệ thứ hai của tăng già Phật giáo Trung Hoa đã đến miền đông Hoa Kỳ vào những thập niên 1990. Tương tự, các Ngài có ít hỗ trợ chính trị hoặc tài chính. Trong số các Ngài được thừa hưởng các trung tâm Phật học từ thế hệ đầu tiên; một số hoàn toàn dựa vào chính các Ngài để tạo ra một  cộng đồng. Các Ngài thúc đẩy trao đổi văn hóa và học hỏi lẫn nhau giữa phương Đông và phương Tây, do đó thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển của nền văn minh nhân loại. Thông qua thực hành giáo lý qua các pháp môn tu Thiền-Tịnh-Mật, các Ngài truyền bá tín ngưỡnng và ý tưởng Phật giáo, góp phần vào sự hài hòa và hòa bình thế giới. Trong số cả thế hệ thứ nhất và thứ hai của tăng già Phật giáo Trung Hoa, truyền thống một vị tăng sĩ trụ trì cơ sở tự viện Phật giáo vẫn tồn tại. Một số cơ sở tự viện Phật giáo có hai hoặc ba vị tăng sĩ, trong trường hợp đó họ thường di chuyển đó đây. Trường hợp đặc biệt bởi nhất tăng nhất tự (một chùa một vị tăng sĩ) thường có tại Mỹ, nơi tự do được nhấn mạnh.

 

Các vị tăng sĩ và cư sĩ Phật tử tại gia đến sau năm 2.000 thuộc về thế hệ thứ ba. Các Ngài đã xây dựng các cơ sở tự viện và nhiều tổ chức Phật giáo xung quanh khu phố Tàu ở New York, Hoa Kỳ. Ngoài một số chính thống Phật giáo, có một số phi chính thống đã làm suy yếu truyền thống văn hóa và đức tin Phật giáo.

 Su Phat trien Phat giao Trung Hoa tai My-2

Hinh 2: Chư tôn đức tăng già và Phật tử tại ngôi già lam Phúc Tuệ Tự (福慧寺), làng Rancocas, thị trấn Westampton, bang New Jersey, Hoa Kỳ. Ảnh: Thượng tọa Siêu Phàm

 

Buddhistdoor Globa: Phật giáo Hoa Kỳ lấy từ cảm hứng bởi các truyền thống Phật giáo Nam Bắc tông, Kim Cương Thừa Tây Tạng và Đông Á. Thượng tọa nghĩ gì về một dung hợp các truyền thống Phật giáo như vậy? Khi nói đến việc thúc đẩy Phật giáo, Thượng tọa nghĩ rằng mỗi hệ phái nên kiên định với truyền thống Phật giáo của họ, hay người ta nên chủ động cải cách và canh tân?

 

TT. Siêu Phàm: Mặc dù Tam tạng kinh điển được phát triển của mỗi hệ phái Phật giáo, tương ứng qua các ngôn ngữ Hán tạng, tiếng Tây Tạng và tiếng Pali, tất cả chúng đều xuất phát từ những kim kinh ngọc kệ, giáo lý của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Các truyền thống Phật giáo Nam Bắc tông, Kim Cương Thừa Tây Tạng đã được truyền qua các ngôn ngữ, tác phẩm, trang phục và sắc tộc khác nhau, nhưng trong thực tế, sự khác biệt như vậy chỉ trái với khái niệm ảo tưởng của chúng ta.

 

Đức Phật an tọa tham thiền nhập định dưới cội Bồ đề suốt 49 ngày, khi thành tựu được sự Giác ngộ, thì Ngài nói rằng: “Lạ thay ! Tất cả chúng sinh đều có bản chất Giác ngộ bình đẳng như nhau. Không có giai cấp cùng dòng máu đỏ, cùng giọt nước mắt mặn. Ta là Phật đã thành chúng sinh là Phật sẽ thành”. Ngược dòng lịch sử nhân loại thế giới hơn 25 thế kỷ, Ngài kêu gọi : “Xóa bỏ giai cấp, đem lại sự Tự do Bình đẳng cho loài người”. Câu nói Tự do Bình đẳng này trước tiên là từ kim ngôn khẩu ngọc Phật Thích Ca nói ra, Ngài là người đầu tiên dẫn dắt loài người tranh thủ Tự do Bình đẳng, những thông điệp đầu tiên của ngài, tất cả chúng sinh đều có sẳn những đức tính từ bi trí tuệ tuyệt vời của Như Lai, những người đần độn và bình thường không thể tin và hiểu được sự thật của vũ trụ do mê lầm Khái niệm hóa. Trong khi tích hợp các hệ phái Phật giáo khác nhau, sự phát triển của Phật giáo Mỹ nên dựa vào tư tưởng và truyền thống và các hình thức canh tân.

 

Lý do của tôi như sau:

 

- Đầu tiên, về bản chất Tâm, Phật và tất cả chúng sinh là một, không có sự khác biệt. Đó là một sự thật bất kể thời gian và không gian. Khái niệm cốt lõi của Phật giáo, như các quy tắc của giới luật, cần được tôn kính. Bản chất của giới luật của chư Phật quá khứ, hiện tại và tương lai là bất biến như kim cương. Mặt khác, cách cư xử đầy cảm hứng, như bố thí, pháp phục ca sa, tự tiêu tự sản các chốn sơn môn qua trang trại nông nghiệp của thiền viện, nghiên cứu kinh viện, địa phương hóa, đều là những phản ứng với nhu cầu của thời đại.

 

- Thứ hai, Phật giáo Hoa Kỳ cần phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu của từng trường hợp trong các truyền thống Phật giáo Nam Bắc tông, Kim Cương Thừa Tây Tạng và Đông Á. Ví dụ, về Phật giáo Trung Hoa, chúng ta nên chú ý hơn vào việc bảo tồn và phát triển kiến thức giáo dục Đại học Phật giáo Nalanda “Ngũ minh” (五明).

 

Ngũ minh còn gọi là Ngũ minh xứ:

 

1. Thanh minh: Thuyết minh về ngôn ngữ văn tự, giống như ngôn ngữ văn tự học.

 

2. Công xảo minh: Thuyết minh về mọi công nghệ, kỹ thuật, toán pháp, lịch số….

 

3. Y phương minh: Thuyết minh về phương pháp trị bệnh giống như y học vậy.

 

4. Nhân minh: Thuyết minh về lẽ chánh, tà, chân, ngụy. Đó là luận lý học như logic học của ngày nay vậy.

 

5. Nội minh : Thuyết minh về tôn chỉ học phái mình, như Phật giáo lấy Kinh, Luật, Luận làm nội minh.

 

Minh có nghĩa là thuyết minh, chứng minh, Minh còn gọi tên khác của trí vì vậy mà các môn học trên được gọi là minh, đặc biệt là Y phương minh. Bởi vì Y phương minh chẳng những trị liệu về thể chất mà còn điều trị tâm lý, chuyển hóa những nỗi khổ niềm đau của chúng sinh, bao gồm cả các thành viên của đoàn thể tăng già Phật giáo, do đó Y phương minh có thể hướng dẫn chúng sinh đến với Đạo Phật.

 

Cuối cùng chúng ta nên duy trì nguyên tắc tách tôn giáo khỏi chính trị. Phật giáo là để tự tu hành tự thành Phật đạo. Phật giáo không nên liên kết với chính trị và không quá thiên vị phục vụ một thể chế hoặc tôn vinh các tu viện. Thậm chí, Sư tổ Huệ Viễn (慧遠,334-416), một vị cao tăng Trung Hoa đời nhà Tấn, vị Sơ tổ có công hoằng dương Tịnh Độ tông Phật giáo Trung Hoa, đáng để tham khảo. Hơn  nữa các tu viện Phật giáo nên khôi phục quyền sở hữu công cộng để mang lợi ích cho xã hội và tất cả chúng sinh.

 Su Phat trien Phat giao Trung Hoa tai My-3

Hinh 3: Những câu chuyện về Đức Phật qua hình ảnh được chỉnh sửa bởi Thượng tọa Siêu Phàm.

 

Buddhistdoor Globa: Thượng tọa có thể hoan hỷ giới thiệu nguồn gốc và sứ mệnh của Hiệp hội Giáo dục Phật giáo Hoa Kỳ (美國佛教教育協會-佛教教育)? Cho đến nay, sinh viên của Hiệp hội bao gồm các vị Tỳ kheo ni, Thượng tọa thấy tình hình giáo dục của các vị Tỳ kheo như thế nào? Làm thế nào nó có thể được cải thiện?

 

TT. Siêu Phàm: Ban đầu, Đức Phật đã dạy các nguyên tắc Đạo đức và Nhân quả cho 5 đệ tử của mình và sau đó là tăng thân với Tam pháp ấn, Tứ diệu đế, Lục hòa kỉnh pháp, Bát chính đạo và Thập nhị nhân duyên. Nguyên tắc giảng dạy của Đức Phật không phân biệt các tầng lớp xã hội và thế giới, là một sự hòa hợp tuyệt vời, biểu tượng cho sự theo đuổi hòa bình, từ bi tâm và trí tuệ.

 

Vào ngày 03 tháng 12 năm 1997, năm thứ hai khi tôi chuyển đến Hoa Kỳ, tôi đã đăng ký Hiệp hội Giáo dục Phật giáo Hoa Kỳ (美國佛教教育協會-佛教教育) với Chính phủ liên bang. Để làm cho nó dễ tiếp cận hơn, chúng tôi quảng bá Phật pháp thông qua liên kết với ngôi già lam Phúc Tuệ Tự (福慧寺), làng Rancocas, thị trấn Westampton, bang New Jersey. Ví  dụ, chúng tôi thường xuyên đến viếng thăm các viện Dưỡng lão mỗi tuần, hướng dấn người cao niên đọc tụng danh hiêu của chư Phật và chăm sóc tế bần.

 

Khi tổ chức trở nên hợp nhất, vào ngày 31 tháng 12 năm 2016, chúng tôi đã thành lập Học viện Giáo dục Phật giáo Hoa Kỳ (美國佛教教育學院), đào tạo hai học chúng Tăng ni Bhikshu  và  Bhikshuni. Mỗi năm học bao gồm hai học kỳ, một khóa tu mùa hè và một khóa tu mùa đông. Chương trình giảng dạy Tam tạng giáo điển vĩ đại, trường phái Nam Sơn Luật học (南山律學-Nan Shan Vinaya) và tiếng Anh.

 

Sứ mệnh của Học viện Giáo dục Phật giáo Hoa Kỳ (美國佛教教育學院) là thực hiện từ bi tâm của Đức Phật đối với tất cả chúng sinh, thúc đẩy văn hóa Phật giáo truyền thống, nâng cao chất lượng của các tăng sĩ, thúc đẩy các nhà lãnh đạo quốc tế trong tăng đoàn Phật giáo và thúc đẩy hòa bình thế giới.

 

Cho đến nay, Học viện Giáo dục Phật giáo Hoa Kỳ (美國佛教教育學院) chẳng những đáp ứng nhu cầu hoàn thành trình độ Đại học Phật giáo cho các vị Tỳ kheo mà còn cho các vị Tỳ kheo ni, vì vậy Học viện Phật giáo chúng tôi bắt đầu hoạt động. Đức Phật đã làm sáng tỏ về sự khác biệt giữa nam và nữ, và  lưu  ý rằng nữ giới nhạy cảm hơn. Do đó, việc gia cố và quy định về giáo dục Luật khoa cho Tỳ kheo ni là có lợi cho sự ổn định của cộng đồng Tỳ kheo ni. Tuy nhiên, chúng ta không nên có khái niệm phân biệt nam, nữ, hiện hữu hay tuổi tác, bởi Phật tính thanh tịnh như nhau. Đã có một Tăng đoàn (僧伽) duy nhất. Việc tách biệt các nơi học tập và thực hành cho Tỳ kheo (Bhikshu) và Tỳ kheo ni (Bhikshuni) nhằm bảo vệ sự bình an và thanh tịnh của tăng đoàn. Nó cũng là giới luật thiết yếu trong Phật giáo.

 Su Phat trien Phat giao Trung Hoa tai My-4

Hinh 4: Thượng tọa Siêu Phàm với sinh viên tại Học viện Giáo dục Phật giáo Hoa Kỳ (美國佛教教育學院).

 

Buddhistdoor Globa: Thượng tọa đã nghiên cứu thâm sâu các tác phẩm kinh điển Phật giáo và Thượng tọa đã đó đây vân du nhiều nơi trên thế giới. Nhìn lại những trải nghiệm đa dạng của Thượng tọa, ai hoặc điều gì đã thúc đẩy Thượng tọa nhiều nhất, đặc biệt là trong sự nghiệp quảng bá Phật pháp tại Hoa Kỳ?

 

TT. Siêu Phàm: Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từ bỏ Vương quyền, vinh hoa phú quý thế gian. Để tìm sự bình an, từ bi tâm và trí tuệ, Ngài đã vào chốn thâm sơn, thanh lâm để thực hành khổ hạnh. Đây là sự kiện nhắc nhở từ tâm trí của tôi nảy sinh những suy nghĩ về việc quên mình vì người. Tôi không nên nuông chìu bản thân hoặc theo đám đông một cách mù quáng. Từ tiểu sử, hành trạng liệt vị Tổ sư, cao tăng thạc đức và các bậc thầy hiện đại, tất cả đều tập trung vào việc từ bỏ danh tiếng và lợi dưỡng hư ảo của trần gian.

 

Trong kinh Di Giáo, trước khi vào Niết bàn, đức Phật khuyên các thầy Tỳ kheo: Sau khi Như Lai diệt độ rồi, các Tỳ kheo phải lấy Ba-la-đề-mộc-xoa (Giới luật) làm Thầy cũng như ta còn tại thế. Nếu ta còn tại thế mà Tỳ kheo các ông không y theo giới Ba-la-đề-mộc-xoa thì cũng như ta đã diệt độ. Những bậc đạo sư luôn tôn kính Ba-la-đề-mộc-xoa (Giới luật), và từng bước chân theo con đường của chư Phật vào cảnh giới Niết bàn. Mỗi người trong số họ là những người Pháp lữ của tôi  (kalyā ṇ amitta), tôi mô phỏng. Ví dụ, ngài Pháp Hiển (法顯, 337-422), vị cao tăng, nhà hành hương chiêm bái học giả nổi tiếng người Trung Hoa. Năm 399 sau Tây lịch, Ngài cùng một số pháp lữ rời Trường An, bộ hành qua Ấn Độ bằng ngả Đôn Hoàng, Vu Điền (Khotan-于阗王国) là một vương quốc Phật giáo ở Trung Á (Trung Quốc gọi là Tây Vực), và Hy Mã Lạp sơn. Ngài lưu lại Ấn Độ 6 năm học giới luật. Sau đó năm 414, Ngài theo đường biển trở về Trung Hoa. Ngài đã viết quyển Phật Quốc Ký và dịch bộ Tăng Chi Luật. Nếu tinh thần này được tiến hành, không có giấc mơ nào có thể hiện thực được.

 

Một số Phật tử tại Hoa Kỳ không giàu có như vậy, nhưng họ không dành nỗ lực trong việc hộ trì Tam bảo, và theo cách hào phóng như vậy. Khi cư sĩ Phật tử tại  gia, Ưu bà tắc (cận sự nam), Ưu bà di (cận sự nữ quỳ gối chắp tay cung kính, trái tim Từ bi dâng trào, Bồ đề tâm của tôi khai phát mãnh liệt, thệ nguyện: trên đền đáp tứ trọng ân (ân phụ mẫu, ân Tam bảo sư trưởng, ân quốc gia xã hội và ân chúng sinh vạn loại) dưới cứu khổ tam đồ (địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh), luôn cảnh tỉnh lý vô thường, tinh tấn trên hành trình giác ngộ, lý tưởng Bồ tát đạo, hạnh nguyện độ sinh.

 

Các bậc thầy tổ của tất cả các thế hệ truyền bá Phật pháp, nơi chưa từng được nghe trước đây. Tôi khao khát nguyện theo bước chân của các Ngài, bất chấp mọi gian khó. Tôi thệ nguyện sẽ noi gương sáng Đao hạnh tiền nhân thời cổ đại, và thiết lập các hệ thống cơ sở tự viện Phật giáo ở những vùng xa xôi hẻo lánh, và hướng dẫn những người đau khổ, thực sự mang lại lợi ích cho họ với Phật pháp.

 

Cuối cùng, tôi chúc tất cả các bạn trú dạ lục thời vạn sự cát tường như ý!

 

Thích Vân Phong dịch

(Nguồn: Buddhistdoor Globa)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/03/2024(Xem: 392)
Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Bát cháo sữa của nàng thôn nữ Sujata tuy giá trị rất nhỏ, nhưng mang lại lợi ích cho nhân loại và quả địa cầu này là rất lớn, vì nhờ đó mà Sa-môn Gautama không chết do kiệt sức trong giai đoạn cần khổ tu hành. Cũng vậy, những giúp đỡ nho nhỏ, từ thiện nho nhỏ, đôi lúc có giá trị lớn & ý nghĩa lớn đối với những mảnh đời khốn khó..
29/02/2024(Xem: 1638)
Một trong những Phúc Lành cao thượng! Bạn biết chăng? May mắn lớn nhất của cuộc đời, chẳng phải nhặt được tiền, cũng không phải trúng số, mà là bạn gặp được những người có thể dẫn bạn đi đến 1 nền tảng cao hơn. Thật ra hạn chế sự phát triển của bạn, không phải là trí thông minh hay học lực, mà là các mối quan hệ trong cuộc sống, mối quan hệ trong công việc.
27/02/2024(Xem: 330)
Kính thưa chư Tôn đức, chư vị thiện tâm và pháp hữu . Dân gian VN ta có câu: ''Lễ lạy quanh năm, không bằng tạo Phúc rằm tháng giêng?'' Vì sao thế? Vì ngày mùng 1 là ngày đầu tháng nhưng đêm lại tối đen; còn ngày Rằm lại có trăng sáng sủa. Trong một năm, ngày rằm đầu tiên là rằm tháng giêng nên người ta mới rủ nhau tạo phúc. Cùng trong ý niệm đó, xin chia sẻ với chư vị thiện pháp Rằm Thượng Nguyên tại quê nhà, qua lời tường trình của Ni Sư Thích nữ Huệ Lạc, thành viên của Hội từ thiện Trái Tim Bồ Đề tại VN!
16/02/2024(Xem: 458)
- Kính thưa chư Tôn đức, chư Thiện hữu & quí vị hảo tâm Năm hết Tết đến rồi, trong tâm tình : ''Sáng cho người thêm niềm vui, chiều giúp người vơi bớt khổ'' của người con Phật, vào hôm qua (05 Feb 24) hội từ thiện Trái tim Bồ Đề Đạo Tràng chúng con, chúng tôi đã tiếp tục thiện sự chia sẻ thực phẩm, y phục và tịnh tài cho những mảnh đời bất hạnh, những người dân nghèo khó nơi xứ Phật tại tiểu bang Bihar India. Xin mời quí vị hảo tâm xem qua một vài hình ảnh tường trình..
07/02/2024(Xem: 457)
Tại Bịnh Viện Ung Thư, Phân Khoa Nhi Đồng, Cô Giác Ngọc Phước, trao Tịnh Tài của Cô Dương Thái Phượng, Houston Texas, tận giường bịnh cho các em đang được điều trị tại đây, đóng tiền Hóa & Xạ Trị.
03/02/2024(Xem: 487)
THƯ TÒA SOẠN, trang 2 THIỀN SƯ TRẦN NHÂN TÔNG ĐÃ NHẮC NHỞ GÌ... (HT. Thích Phước An), trang 4 BÊN THỀM CHÂN NHƯ (thơ HT. Thích Thắng Hoan), trang 5 DUYÊN SANH TỨC VÔ SANH (Nguyễn Thế Đăng), trang 6 MỘT THOÁNG TRONG MƠ HIỆN TRỞ VỀ (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 16
01/02/2024(Xem: 549)
Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. '' Ngào ngạt hương Xuân dẫu tại xứ Người không mất gốc Lung linh ánh lửa dù xa quê cũ chẳng quên nguồn.'' Tết đến, là thời điểm người Việt tha hương thương nhớ quê nhà, tri ân Ông bà quốc tổ nhiều nhất trong năm, và để thể hiện niềm thương nhớ và tri ân đó không gì hơn là những món quà chia sẻ gọi là: '' Của Ít Lòng Nhiều ''..
17/01/2024(Xem: 399)
Thiết nghĩ là Phật Tử chân chánh hoặc người yêu mến đạo Phật, người tham gia buổi lễ Phật Giáo. Lúc chư Tăng Ni bắt đầu thọ trai thì mình cất cái máy quay đi. Bản thân tôi, tôi thấy ăn miếng cơm không yên khi ngồi mà cái máy quay chỉa vào người. Đó là bất lịch sự cái đã chưa nói đến chuyện gì. Riết hồi ngó kỳ cục quá sức. Chúng ta cập nhật hình ảnh buổi lễ cúng dường thì khi kết thúc phần nghi lễ mình cũng đi ra ngoài nhường không gian lại. Nói cho cùng thì lúc đó cũng là buổi ăn cơm trong chánh niệm nhưng cũng khó tránh ….!!
18/12/2023(Xem: 882)
Hiểu thêm về chữ Tu Tu dưỡng hiểu theo một cách giản dị là: Tâm đừng nghĩ bậy, thân đừng làm bậy, miệng đừng nói bậy, người có tu thì lòng phải ngay thẳng. Không lừa mình, dối người, gạt trời cao, có ở một mình cũng phải thận trọng. Ở nơi đông người, phải giữ miệng, khi ở một mình phải phòng tâm. (Đại Sư Hoằng Nhất)
18/12/2023(Xem: 833)
Kính thưa chư Pháp hữu & chư vị Phật tử hảo tâm Được sự thương tưởng của quí vị thiện hữu, chúng tôi vừa thực hiện xong một số giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận khu vực Bồ Đề Đạo Tràng & Nalanda tiểu bang Bihar India. Đây là Public Well Hand-pump nên cả làng có thể xài chung, bớt đi rất nhiều nỗi nhọc nhằn trong mùa hạ vì phải đi lấy nước ngoài sông xa. Kính mời quí vị xem qua một vài hình ảnh tường trình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567