Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hàn quốc: Có 81352 bản Cao Ly Bát vạn Đại Tạng kinh

24/03/202009:36(Xem: 5406)
Hàn quốc: Có 81352 bản Cao Ly Bát vạn Đại Tạng kinh

Hàn quốc: Có 81352 bản Cao Ly Bát vạn Đại Tạng kinh
Hàn quốc Có 8352 bản Cao Ly Bát vạn Đại Tạng kinh 4.png

Ngày 10/08/2015, Cục Di sản Văn hóa Hàn Quốc (Cục Văn vật) cho biết: “Quốc Bảo số 32 “Cao ly Đại Tạng kinh” Haeinsa (Hải Ấn Tự), còn được gọi là “Bát vạn Đại Tạng kinh” bởi số lượng bảng so với năm 1915 thì số lượng thống kê 81.258 tấm, hơn 94 bảng, tổng cộng là 81.352 bảng.

“Koryeo đã bắt đầu sản xuất Đại Tạng Kinh vào năm Tân Hợi (1011), khi bị Mông Cổ (Khitan) tấn công Koryeo (Cao Ly), lúc bấy giờ Phật giáo là chỗ dựa vững chắc để Hộ Quốc An Dân khỏi bị kẻ thù xâm lược. 77 năm sau, năm 1087, Koryeo đã hoàn thành Đại Tạng Kinh có khoảng 6 nghìn mộc bản. Nhưng nhiều bản bị cháy khi Mông Cổ tấn công Koryeo vào năm Nhâm Thìn (1232).

Vì Mông Cổ xâm lược Koryeo, lãnh thổ Koryeo bị tàn phá và người dân Koryeo bị rơi vào cảnh khốn khổ tột cùng. Đặc biệt, sau khi người cầm quyền Choi Woo (Thôi Vũ) của chính quyền quan võ đã dời đô về đảo Ganghwado (Ganghwado), người dân Koryeo không tin vào triều đình Koryeo. Để khắc phục tình hình như vậy, Choi Woo (Thôi Vũ) đã đưa ra một giải pháp:

“Cao Ly Đại Tạng Kinh”  có tính chất Hộ Quốc An Dân, để ngăn ngừa cuộc xâm lược của quân Mông Cổ. Chính quyền dòng họ Choi có ý định là thông qua việc sản xuất Đại Tạng Kinh, sẽ đạt mục đích về chính trị là hợp nhất lực lượng nhân dân, phục hồi niềm tin của Koryeo về văn hóa tâm linh, trên tinh thần hiếu hòa  và vô tránh, đồng thời muốn nương nhờ Phật  giáo giúp dân tộc có được sức mạnh tâm linh để dẹp tan quân Mông Cổ.
Hàn quốc Có 8352 bản Cao Ly Bát vạn Đại Tạng kinh1.jpg

Về việc này, hợp tuyển “Đông Quốc Lý Tướng Quốc Tập”  do nhà văn hoá Koryeo, Lee Kyu-Bo (Lý Du Báo) viết giải thích như sau: Mông Cổ (Khitan) đã tấn công Koryeo khi vị minh quân Phật tử Hyeonjong (Hiển Tông-현종-顯宗), Vua thứ 8 triều đại Koryeo (Cao Ly). Lúc đó, Koryeo bắt đầu sản xuất Đại Tạng Kinh, thì quân  Mông Cổ (Khitan) đã rút quân ngay. Điều này cho thấy sự nhiệm mầu của Phật pháp khi được gắn kết với lòng tin tuyệt đối vào sức mạnh tâm linh của dân tộc sẽ trở thành một sức mạnh phi thường mà không gì có thể ngăn cản được.

Vào năm Đinh Dậu (1237), triều Vua Gojong (Cao Tông-고종-高宗) trị vì năm thứ 16, đã bắt đầu sản xuất “Cao Ly Đại Tạng Kinh”. Việc sản xuất “Cao Ly Đại Tạng Kinh” là sự kiện lớn nhất trong 500 năm lịch sử Koryeo”.

Tổ chức UNESCO cũng đã công nhận Tàng Kinh Các là Di sản Văn hóa Thế giới. Đầu tiên, những mộc bản Đại Tạng Kinh Cao Ly được cất giữ trong nhà kho trên Đảo Ganghwa. Từ năm 1398 đến nay, Đại Tạng Kinh Cao Ly được bảo quản tại chùa Haein (Hải Ấn Tự). Chùa Haein vốn được xem như là một nơi lý tưởng để bảo quản Đại Tạng Kinh Cao Ly, bởi vì ngôi danh lam cổ tự này nằm sâu bên trong miền nam Hàn Quốc, vượt ra ngoài phạm vi tấn công của các thế lực thù địch từ phương Bắc và phương Nam.

Tàng Kinh Các có 108 cột trụ, biểu tượng cho 108 trần lao phiền não. Thông qua việc cất giữ Tam tạng kinh điển trong ngôi nhà phiền não này, nói lên sự giác ngộ nằm ngay trong những lời giáo huấn ấy. Trong khi các công trình khác nổi tiếng vì kiểu dáng kiến trúc tuy đơn sơ, mộc mạc mà ấn tượng, thì trái lại, điểm nổi bật quan trọng nhất của Tàng Kinh Các chính là thiết kế của nó. Thiết kế của Tàng Kinh Các đã đảm bảo cho sự bảo quản những bản gỗ khắc Đại Tạng Kinh Cao Ly được tồn tại lâu dài vì nó không những có hệ thống thông gió tốt, thích nghi với mọi độ ẩm, mà còn duy trì bên trong một nhiệt độ lý tưởng đối với một ngôi nhà ở miền núi.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học hiện nay, mặc dù Tàng Kinh Các là một công trình kiến trúc gỗ, có diện tích 1204 mét vuông, không gắn máy điều hòa nhiệt độ hay máy sưởi, nhưng không khí bên trong của nó luôn duy trì ở nhiệt độ khá ổn định, nhiệt độ chênh lệch trung bình là 20C. Thậm chí, khi nhiệt độ bên ngoài Tàng Kinh Các thay đổi hơn 100C thì nhiệt độ bên trong của nó cũng không thay đổi quá 50C. Quả thật, Tàng Kinh Các xứng đáng cho các nhà khoa học hiện nay nghiên cứu.

Kết cấu của Tàng Kinh Các đặt trên các tảng đá hoa cương. Mặt ngoài của công trình kiến trúc này không có gì đáng chú ý, ngoại trừ 2 cửa sổ gắn các song gỗ lắp đăt bên trên và bên dưới mỗi vách tường. Chính các cửa sổ gỗ này hiện đang giữ bí mật bảo quản những bản gỗ khắc Đại Tạng Kinh. Tại mỗi bức tường của Tàng Kinh Các đều lắp đặt 1 cửa sổ bên trên và 1 cửa sổ bên dưới. Kích cỡ của các cửa sổ ấy thì đều khác nhau. Tại hướng Nam, cửa sổ bên dưới của mặt tiền Tàng Kinh Các rộng gấp 4 lần cửa sổ bên trên; và cửa sổ bên trên của mặt hậu rộng gấp 1.5 lần cửa sổ bên dưới. Tại hướng Bắc, cửa sổ bên dưới của mặt tiền Tàng Kinh Các rộng gấp 4.6 lần cửa sổ bên trên; và cửa sổ bên trên của mặt hậu rộng gấp 1.5 lần cửa sổ bên dưới.

Tỷ lệ kích cỡ chính xác này chứng tỏ rằng, khi xây dựng Tàng Kinh Các, các kiến trúc sư ngày xưa đã am hiểu rất rõ về các luồng gió tự nhiên và tác dụng của các luồng gió ấy đối với việc bảo quản những bản khắc Đại Tạng Kinh trong mọi điều kiện khí hậu nóng lạnh khác nhau. Sự sắp xếp các cửa sổ như đã nói trên khiến cho các luồng không khí tự nhiên có thể lưu thông ra vào Tàng Kinh Các đạt ở mức độ tối đa. Và cũng chính nhờ sự thiết kế này mà các luồng không khí tự nhiên thổi qua cửa sổ lớn, chạy đều khắp bên trong Tàng Kinh Các trước khi đi xuyên qua các cửa sổ đối diện thoát ra bên ngoài. Tường và nền của Tàng Kinh Các được xây dựng bằng đất bùn đã làm giảm bớt nhiệt độ và hạn chế độ ẩm trong suốt mùa  hè nóng bức. Các nhà khoa học đã phát hiện các lớp than, muối và vôi nằm bên dưới nền đất bên trong Tàng Kim Các. Những chất này sẽ hút hơi ẩm dư thừa trong suốt mùa có gió mùa, và nhả hơi ẩm ra trong suốt mùa đông khô ráo khi độ ẩm xuống thấp.
Hàn quốc Có 8352 bản Cao Ly Bát vạn Đại Tạng kinh.jpg

Các kệ dùng để xếp những bản gỗ khắc Đại tạng kinh trên đó là những tấm ván dày, rắn chắc, và vuông vức. Các bản khắc Đại tạng kinh được xếp thành 2 lớp bên trên và dưới mỗi kệ, trông giống như những cuốn sách. Vì các kệ dày hơn chính các bản gỗ khắc Đại tạng kinh nên những luồng gió có khả năng lưu thông một cách tự nhiên khi các bản gỗ khắc Đại tạng kinh được xếp thẳng đứng, đồng thời giúp kiểm soát độ ẩm và nhiệt độ. Tình trạng tuyệt hảo của Cao Ly Đại Tạng Kinh là một thách thức đối với khoa học hiện đại. Mặc dù toàn bộ công trình kiến trúc của Tàng Kinh Các được xây dựng bằng chất liệu gần gũi với môi trường nhưng nó vẫn đáp ứng mục đích sử dụng của nó tốt hơn bất cứ một công trình kiến trúc hiện đại nào.

Trong thập niên 60 của thế kỷ XX, cựu Tổng thống Nam Hàn Park Chung Hee (Phác Chính Hy-박정희-朴正熙) đã chỉ thị xây dựng một công trình kiến trúc hiện đại để bảo quản Đại Tạng Kinh Cao Ly nhằm đề phòng khả năng xảy ra hỏa hoạn, nhưng dự án xây dựng công trình kiến trúc đó đã bị phá sản hoàn toàn vì nấm mốc đã bắt đầu tràn vào tấn công các bản gỗ khắc Đại tạng kinh. Công trình kiến trúc thế kỷ XIII được đánh giá là một công trình kiến trúc thích hợp cho việc cất giữ và bảo quản Đại Tạng Kinh Cao Ly, vốn là một Quốc bảo của Hàn Quốc. Không có bất kỳ mối mọt nào tấn công Cao Ly Đại Tạng Kinh. Đây là điều gây kinh ngạc cho phần đông người Hàn Quốc. Trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh trong nước cũng như qua 7 vụ hỏa hoạn lớn tại chùa Hải Ấn, thế nhưng Đại Tạng Kinh Cao Ly vẫn thoát khỏi những tai ương hiểm họa ấy.

Việc xuất bản Cao Ly Đại Tạng Kinh tự nó đã là một điều kỳ diệu. Cao Ly Đại Tạng Kinh có trọng lượng nặng 280 tấn. Mỗi bản gỗ khắc Đại tạng kinh dày 4 cm. Nếu chồng tất cả những bản gỗ khắc Đại tạng kinh này lên nhau, nó sẽ cao 3200 mét, cao hơn cả núi Baekdu (Bạch Đầu sơn-백두산-白頭山),  một ngọn núi cao nhất Hàn Quốc mà cũng chỉ cao 2744 mét. Tổng cộng có 52.382.960 chữ được khắc trên các bản gỗ khắc Đại tạng kinh. Nếu một người đọc Đại Tàng Kinh Cao Ly trung bình mỗi ngày từ 4 đến 5 nghìn chữ thì họ phải mất 30 năm mới đọc xong bộ Đại tạng kinh này.

Đại Tạng Kinh Cao Ly còn được giới chuyên môn đánh giá là có nét chữ khắc đẹp nhất trong nghệ thuật khắc chữ. Nét đẹp của các chữ được khắc trên các bản gỗ khắc Đại tạng kinh Cao Ly vượt xa các bản khắc Đại tạng kinh thế kỷ XVII và thế kỷ XVIII. Mặc dù có tới hơn 30 nghệ nhân khắc chữ, nhưng nét đẹp của mỗi chữ được chạm khắc trên các bản gỗ khắc Cao Ly Đại Tạng Kinh trông giống hệt như chỉ có một người khắc.

Cổ nhân đã bỏ ra 16 năm để xuất bản Đại Tạng Kinh Cao Ly. Để gia công những bản gỗ khắc Đại tạng kinh, người Triều Tiên chọn những cây lâu năm, chí ít cũng từ 40 đến 50 năm, cưa chúng thành từng lóng trong suốt mùa đông. Những lóng cây được cưa trong suốt mùa đông thì rất nặng và chắc, không dễ gì bị cong vênh. Để giúp cho gỗ được giữ nguyên dạng và không bị mục nát, những lóng gỗ ấy phải trải qua một tiến trình xử lý phức tạp và tốn mất nhiều thời gian.

Trước hết là việc chọn loại gỗ. Người Koryeo đã lựa chọn gỗ anh đào trên núi là nguyên liệu làm Đại Tàng Kinh. Gỗ anh đào không những dễ tìm khắp nơi trên toàn quốc mà còn dễ khắc chữ. Tuy nhiên, trước khi khắc chữ, gỗ anh đào phải được gia công. Ngâm gỗ vào nước biển trong 3 năm. Sau đó, vớt gỗ lên và phơi gỗ dưới bóng râm trong 3 năm. Làm như vậy thì gỗ mới không bị nứt và trở thành gỗ dễ khắc chữ. Sau đó, xẻ gỗ thành những tấm gỗ rộng 70cm, dài 42cm. Tiếp theo là quá trình khắc chữ trên gỗ. Quá trình này cần kỹ thuật cấp cao và tấm lòng chân thành. Cứ khắc một chữ là cúi lạy ba lần. Người Koryeo sản xuất Đại Tạng Kinh với tấm lòng chân thành. Mặc dù 30 người khắc chữ nhưng mặt chữ đẹp tuyệt y như một người khắc chữ và Cao Ly Đại Tạng Kinh được đánh giá là cũng có giá trị cao về mặt nghệ thuật.

 Sau khi khắc chữ xong, bọc 4 góc của tấm gỗ bằng đồng để đề phòng việc tấm gỗ bị cong vặn. Do lòng thành tâm và do làm công đức nên Cao Ly Đại Tàng Kinh không có một chữ nào bị lỗi và bị sót. Sự kỳ công như thế là rất hiếm có trong lịch sử ấn hành Đại Tạng Kinh và được xem là một điều kỳ diệu.

Ngày xưa, các bản gỗ khắc Đại tạng kinh sau khi được khắc xong, cổ nhân phủ thêm những lớp sơn Nam bên ngoài. Lớp sơn Nam này không những chống mối mọt mà còn chống thấm nước và ngăn ngừa các hóa chất xâm thực. Vì lớp sơn bám chặt vào gỗ, nên lớp sơn Nam này đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc bảo quản những bản gỗ khắc Đại Tạng Kinh.

Sau cùng, để tránh cong vênh, cổ nhân dùng những nẹp gỗ hình chữ nhật viền thêm vào xung quanh các cạnh của bản gỗ khắc kinh và dùng những hoa văn bằng đồng trang trí vào 4 góc của bản gỗ khắc Đại tạng kinh. Các nhà khoa học hiện đại đã rất ngạc nhiên khi khám phá ra rằng, đồng được dùng để trang trí trên các bản gỗ khắc kinh ấy là gần như loại đồng nguyên chất, có tỷ lệ đồng chiếm 99.6%. Kỹ thuật có khả năng phân kim ở một trình độ như thế là thuộc loại hiếm có vào thế kỷ XIII. Ngay cả những cây đinh được dùng để đóng những hoa văn trang trí bằng đồng ấy cũng là loại đồng gần như nguyên chất, có tỷ lệ đồng chiếm từ 94.5% đến 96.8 %. Nếu chế tạo đinh thép có hàm lượng các-bon thấp, và chứa tỷ lệ măng-gan từ 0.33 % đến 0.38%, và nếu có pha thêm bất cứ kim loại nào khác vào trong chúng thì những đinh thép này cũng đã bị gỉ sét.
Hàn quốc Có 8352 bản Cao Ly Bát vạn Đại Tạng kinh 3.jpg

Theo Yonhap (Thông tấn xã Korea) báo cáo rằng: “Số lượng bảng kinh còn đang tranh cải, Đại Tạng kinh đã được lưu giữ như Quốc bảo, được nghiên cứu, điều tra và triển khai chuẩn mực, do đó các kết quả dữ liệu trong chế độ thực dân Nhật Bản thống trị thì trong năm 1915 đã được bảo lưu cho đến nay

Theo một quan chức Quản lý Di sản Văn hóa Hàn Quốc cho biết: “Đại Tạng kinh bản với số lượng lớn, các bên ghi nhận rằng số lượng có sai biệt. Cục Di sản Văn hóa Hàn Quốc có kế hoạch từ năm 2000 đến 2010 dựa trên phiên bản cơ sở dữ liệu xây dựng Tổ đình Hải Ấn Tự (Haeinsa), các cơ quan chức năng đã phối hợp chặt chẽ với chư tôn thiền đức Thiền phái Tào Khê tập trung vào việc mã số hóa toàn bộ Cao Ly Đại Tạng kinh”.

Năm 2000, sau 9 năm miệt mài lao động, việc kỹ thuật số hóa Đại tạng kinh Cao Ly đã được hoàn thành tốt đẹp. Một dự án chuyển bản gỗ khắc Đại tạng kinh sang bản khắc đồng Đại tạng kinh hiện vẫn đang được tiếp tục tiến hành. Bản khắc đồng Đại tạng kinh này sau khi được hoàn thành có thể tồn tại cả 10.000 năm sau.

Hinh 1: Đại lão Hòa thượng Tinh Vân, Tông Trưởng khai sơn Thánh địa Phật Quang Sơn, đọc Cao Ly Đại Tạng kinh mộc bản

Hình 2: Đại lão Hòa thượng Tinh Vân, Tông Trưởng khai sơn Thánh địa Phật Quang Sơn, tham quan chiêm bái Pháp bảo Cao Ly Đại Tạng kinh

Hình 3: Bộ Cao Ly Đại Tạng Kinh “高麗大藏經” đã được Phật giáo Hàn quốc xuất bản

Hinh 4: Bộ Cao Ly Đại Tạng Kinh “高麗大藏經” do Phật Quang Sơn, Đài Loan cúng


Thích Vân Phong (Theo Nhân gian xã – Ký giả: Trần Bích Vân)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/06/2011(Xem: 7102)
Chuyến bay Cathay Pacific Đài Bắc – Hong Kong từ từ hạ cánh. Từ trên cao nhìn xuống, Hong Kong là một thành phố có vô số tòa nhà cao tầng chen chúc mọc. Đồng hồ phi cảng chỉ đúng 11:30 sáng ngày 25 tháng 4. Đoàn xuất sĩ Làng Mai gồm 30 người được Tăng thân Hong Kong đón đưa về tu viện mới ở đảo Lantau. Tổng cộng có một chiếc xe hơi nhỏ và ba chiếc xe buýt 20 chỗ ngồi: một chiếc cho quý thầy, một chiếc cho quý sư cô và một chiếc chở hành lý, còn chiếc xe hơi thì chở Sư Ông (Sư Ông Làng Mai) và thị giả. Ba chiếc xe buýt nối đuôi nhau chạy theo xe Sư Ông hướng về chùa Liên Trì, làng Ngong Ping, đảo Lantau, Hong Kong.
08/06/2011(Xem: 11094)
Ngày nay, y theo lời dạy của Đức Từ Phụ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, khắp nơi nơi, Chùa chiền, Tu viện, Thiền viện hằng năm đều trang trọng tổ chức chu toàn cho tứ chúng được hội tụ về tham dự mùa an cư, sau đại lễ Phật đản.
03/06/2011(Xem: 6809)
Nghiệp là một khái niệm chủ yếu trong giáo lý Phật giáo mang nhiều khíacạnh tâm lý và triết học siêu hình thật sâu sắc và phức tạp, thế nhưng lại thườngđược hiểu một cách quá máy móc và đơn giản. Bài viết dưới đây sẽ cố gắng trìnhbày khái niệm căn bản này dưới các góc nhìn bao quát, khoa học và triết học hơn.
02/06/2011(Xem: 14632)
AYYA KHEMA sinh năm 1923 trong một gia đình người Do Thái tại Berlin. Bà trốn khỏi Đức sang Tô Cách Lan (Scotland) năm 1938, cùng với 200 trẻ em khác. Sau đó được đoàn tụ với cha mẹ bà tại Trung Hoa. Khi chiến tranh thứ hai bùng nổ, bà và gia đình bị đưa vào các trại giam tù binh của Nhật, và cha bà đã mất tại đó. Sau bà lập gia đình, có được một con trai và một con gái.
30/05/2011(Xem: 9662)
Tôi tin rằng tất cả mọi người có cùng bản chất tự nhiên. Ở những mức độ tinh thần cảm xúc, chúng ta giống nhau. Tất cả chúng ta đều có khả năng để trở thành những con người hạnh phúc cùng dễ thương và chúng ta cũng có khả năng để trở nên những con người rất tệ hại và tai hại. .. Một khi chúng ta chấp nhận một truyền thống tôn giáo, thì điều ấy phải trở thành một bộ phận trong đời sống hằng ngày của chúng ta.
30/05/2011(Xem: 7183)
Không biết trong đầu óc chúng ta có một trung tâm thần kinh của sự công bằng hay không, nhưng mọi người bình thường đều yêu thích, đam mê sự công bằng. Ai trong chúng ta cũng thấy lịch sử nhân loại là một vận động đi tìm và tiến đến sự công bằng. Những cuộc cải cách, những cuộc cách mạng, thậm chí những cuộc chiến tranh cho đến những thiết chế chính trị, kinh tế, xã hội đều để tiến bộ về phía công bằng. Pháp luật, kinh tế, xã hội, chính trị được xem là tiến bộ hơn khi chúng tạo được nhiều công bằng hơn.
29/05/2011(Xem: 8518)
Bất cứ trong một đoàn thể nào cũng không tránh khỏi chuyện thị phi; nếu trong môi trường thị phi mà vẫn giữ được bình tĩnh, hài hòa, đây mới thật sự là người trưởng thành.
28/05/2011(Xem: 6199)
Từ khi ra thăm bốn cửa thành, Thái tử Tất Đạt Đa đã cảm nhận những nỗi thiết tha thống khổ của nhân loại khiến Ngài quyết tâm đi tìm một chân lý để cứu giúp chúng sinh còn đang lặng hụp trong biển đời sinh tử trầm luân.
28/05/2011(Xem: 7993)
Chữ niệm nghĩa là nhớ. Chữ Hán viết phần trên là chữ kim, nghĩa là nay, phần dưới chữ tâm, nghĩa là lòng mình. Niệm là điều ta đang nhớ tới, đang nghĩ tới. Mà điều ta nhớ và nghĩ có thể là tà, có thể là chính, vì vậy nên có tà niệm và chánh niệm.
26/05/2011(Xem: 12847)
Nhận lời mời của quý vị, hôm nay có duyên cùng quý vị bàn về tam quy y trong Phật pháp tại Bờ biển Vàng (Golden coast) Queensland- Australia. Ðối với Phật pháp đây là đề tài rất quan trọng, là chỗ nhập môn tu học của chúng ta. Trước khi nói đến tam quy, đầu tiên phải có nhận thức chính xác về Phật pháp.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]