Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kiểm soát cảm xúc hiệu quả trong thời biến động

22/03/202005:37(Xem: 6718)
Kiểm soát cảm xúc hiệu quả trong thời biến động
Managing Emotions Effectively in Uncertain Times
Kiểm soát cảm xúc hiệu quả trong thời biến động
Nguyên tác: “Managing Emotions Effectively in Uncertain Times”, By Marc Brackett
Hồng Hà và Tâm Thường Định lược dịch

Cũng giống như bao người khác, chúng ta đang cảm giác căng thẳng và lo lắng tột độ và bị đe dọa bởi vi rút (virus) Corona. Việc kiểm soát cảm xúc của chúng ta càng trở trên khó khăn hơn.

Nhưng như thế nào để kiểm soát cảm xúc của mình cho hiệu quả?

Kiểm soát cảm xúc là cách chúng ta xử lý những trãi nghiệm cảm xúc qua từng giây, từng phút để có cuộc sống khỏe mạnh, xây dựng các mối quan hệ tích cực và đạt được mục tiêu mong muốn. Khi chúng ta cảm thấy thất vọng hay vui tươi, lo lắng hoặc thích thú, chúng ta làm gì để kéo dài hoặc thu ngắn những cảm xúc này? Chúng ta làm gì để giữ lại những cảm xúc này hay chuyển đến một cảm xúc khác? Quan trọng là, từ góc nhìn của trí thông minh cảm xúc (emotional intelligence), việc kiểm soát cảm giác liên quan đến việc chấp nhận rằng cảm giác đó đến và sẽ đi một cách tự nhiên, mà hầu như tất cả các cảm xúc đều như vậy. Vì thế chúng ta sẽ không cố níu giữ, phản ứng hoặc bị cuốn vào những cảm xúc đó.
Nó hữu ích khi trạng thái kiểm soát cảm xúc được chia thành hai phần: Mục đích và chiến lược.

Mục đích
Phần đầu tiên là Mục đích. Chúng ta đặt ra mục đích cho việc kiểm soát cảm xúc giống như đặt mục đích trong thể thao: chúng ta nhìn vào chiếc lưới hay khung thành mà quyết định hướng đi của bóng. Khi ta muốn bóng đi lên–giống như cảm giác phấn khích như chuẩn bị một bữa tiệc? hoặc khi ta muốn bóng đi xuống–như cảm giác lo lắng về khả năng kiểm soát môi trường sống quanh ta trong thời dịch bệnh Covid-19. Trong thể thao, chúng ta có hướng đi cụ thể cho quả bóng, ở đâu và sẽ đi đâu. Tương tự với cảm xúc, chúng ta tạo mục tiêu cụ thể bằng cách hỏi chính mình “tôi đang cảm giác gì, và tôi muốn cảm giác ra sao?”.

Chiến lược
Phần thứ hai của quản lý cảm xúc là ta quyết định sử dụng chiến lược nào. Ta biết khi nào nên đẩy bóng đi và làm cách nào ta đến được đích? Ta sẽ sút thẳng vào hay chuyền cho đồng đội. Đây là chiến lược. Chiến lược là cách thức giúp ta đạt được mục đích. Nếu chúng ta có cảm giác lo lắng về những gì đang diễn ra xung quanh, chúng ta rất muốn giảm sự lo lắng đó hoặc bình tĩnh hơn, chiến lược nào chúng ta sẽ áp dụng? Có lẽ chúng ta nên hít thở sâu vào lúc này?

Thở có chánh niệm (mindful breathing) có lẽ là một giải pháp phòng vệ tối ưu trong lúc này. Như chúng ta đã biết, thực hành mỗi ngày giúp duy trì khả năng trở về với thực tại, chấp nhận cảm xúc khi nó đến và đi, và không trở nên phản ứng thái quá hay bị cuống theo.

Một chiến lược đơn giản và hiệu quả khác là điều chỉnh suy nghĩ / tư duy của chúng ta. Việc này khá thuận tiện vì suy nghĩ diễn ra trong đầu, vì thế ta có thể thay đổi chúng bất cứ lúc nào và ở đâu. Khi chúng ta muốn ít lo lắng hơn, ta nên hỏi bản thân rằng: “có cách nào khác để nghĩ về trường hợp này? Hoặc ta có thể nghĩ điều tích cực hỗ trợ cho các suy nghĩ tiêu cực trong chính chúng ta.

Một cách khác có thể thực hành  là nghĩ trước những gì bạn sẽ nói với người bạn thân đang lo sợ. Hãy thử cách này, liệt kê 3-5 điều bạn muốn nói với người bạn đang lo lắng về dịch bệnh coronavirus. Bây giờ bạn thử ứng dụng cách này với chính mình xem sẽ như thế nào?.

Nhưng làm sao ta tiến bộ hơn ở phương pháp này?
Như trong thể thao, quản lý cảm xúc tốn thời gian và cần thực hành. Lần đầu tiên Lionel Messi ra sân cỏ, hay Wayne Gretzky bước vào sân băng, có lẽ họ họ cũng không biết phải làm gì. Có thể họ đã biết mục tiêu nhắm đến là tấm lưới. Họ chắc hẳn đã trượt rất nhiều lần trước khi trở nên chuyên nghiệp. Wayne Gretzky được biết đến từ một câu nói bất hủ: “(Nếu bạn không sút) bạn bỏ lỡ 100% cú sút bạn không nhận” đây là chiến lược của ông–đây là điều ông nói với chính mình khi ông cảm thấy thiếu động lực.

Điều nào khác có thể giúp?
  • Việc kiểm soát cảm xúc yêu cầu sức mạnh bộ não–nó gần như phụ thuộc vào những yếu tố không liên quan như chế độ ăn kiêng, tập thể dục, và giấc ngủ. Khi chúng ta ăn uống thất thường, trí não sẽ không vận hành thông suốt. Ăn quá nhiều đồ ngọt dẫn đến đường huyết tăng mạnh sau đó giảm đột ngột, sẽ ảnh hưởng đến chức năng nhận thức và tự chủ, và đặc biệt là ảnh hưởng đến một chế độ ăn uống khỏe mạnh. Vì vậy, đảm bảo bạn có một vài món ăn nhẹ lành mạnh trên bàn, hoặc lập chế độ nhắc nhở trên điện thoại để chắc chắn rằng bạn nhấm nháp mỗi 3 giờ.
  • Vận động quá ít cũng có tác động tiêu cực đến trí tuệ và tâm trạng của chúng ta. Trong một nghiên cứu về nhóm nhóm người đang chịu đựng stress, một nửa tham gia thể dục aerobic trong khi nửa còn lại thì không. Những người tập thể dục báo rằng họ cảm giác ít tiêu cực hơn nhiều so với nhóm còn lại. Thậm chí lo lắng và trầm cảm được giảm đi nhờ tập thể dục. Do vậy hãy chắc chắn rằng bạn vận động thường xuyên.
  • Giấc ngủ kém có tác hại tương tự đến cảm xúc của chúng ta. Khi chúng ta mệt mỏi, khả năng tự vệ của chúng ta giảm đi và khả năng vận hành trí nào chậm lại. Giấc ngủ giúp giữ chức năng lưu trữ. Khi chúng ta không ngủ đủ, hoặc ngủ quá nhiều, chúng ta sẽ có dấu hiệu của lo lắng và trầm cảm, mệt mỏi, và thù địch. Ngủ không đủ giấc cũng liên quan đến việc giảm sự kết nối giữa các vùng của bộ não phụ trách kiểm soát nhận thức và hành vi, và giảm khả năng sử dụng chức năng kiểm soát cảm xúc hiệu quả.
  • Làm việc bạn thích. Dành thời gian với gia đình và bạn bè, theo đuổi niềm đam mê và thú vui tiêu khiển, kết nối với đời sống tâm linh của bạn, chan hòa với thiên nhiên, đọc một cuốn sách hay, hoặc xem một cuốn phim hài hước. Bằng cách này chúng ta xây dựng khả năng nhận thức dự trữ, giúp chúng ta ổn định trong thời điểm đầy biến động về cảm xúc này. Chúng ta đã được “lập trình sẵn” tìm kiếm kết nối xã hội và hỗ trợ từ cộng đồng. Những người thiếu kết nối xã hội dẫn đến trạng thái hoang mang, trầm cảm, các bệnh về tim mạch. Cho nên, việc giữ khoảng cách trong giao tiếp nhằm giúp sự lan truyền của virus, nhưng không có nghĩa chúng ta sẽ hoàn toàn ngưng kết nối với xã hội.
Cuối cùng, trong thời điểm thử thách này, có một số việc bạn có thể làm. Và cụ thể là những việc giúp cho cái thực tại bạn và nhân loại đang đối mặt với virus.
  • Trước tiên, kiểm soát lượng thông tin bạn nhận vào.  Thi thoảng cần tạm ngưng đọc tin tức trên các trang mạng và mạng xã hội.
  • Hai là, đừng ngại khi nói “KHÔNG”. Thời điểm này việc từ chối ôm, hôn, hoặc bắt tay không có vấn đề gì. Nếu bạn không biết diễn đạt như thế nào, có thể sử dụng dấu hiệu namaste thay thế.
  • Kế đến, hãy hành động tốt nhất có thể khi giải quyết vấn đề kì thị và nỗi sợ hãi. Điều tốt đẹp nhất luôn là giành lòng trắc ẩn đến những ai ốm đau và những mạng sống bị xâm hại do virus hay do phản ứng của xã hội.
  • Cuối cùng, cố gắng giúp đỡ bạn bè, người thân, đồng nghiệp đang hoang mang, lo lắng trong tình thế hiện tại. Khi bạn giúp đỡ người khác, chúng ta không chỉ giúp họ mà còn giúp chúng ta cảm giác tốt hơn.
Marc Brackett, Ph.D., is the founding director of the Yale Center for Emotional Intelligence. Pieces of this article were excerpted from the new book Permission to Feel: Unlocking the Power of Emotions to Help Our Kids, Ourselves, and Our Society Thrive by Marc Brackett. Copyright © 2019 Marc Brackett. Reprinted with the permission of Celadon Books, a division of Macmillan Publishing, LLC.
Nguồn: https://tinyurl.com/wftfwq9


Sau đây là một bài thực tập ngắn mà chúng ta có thể thực hành để làm giảm căng thẳng và tập kiểm soát cảm xúc của mình trong thời biến động bất thường.
Chọn một chỗ yên lặng, ngồi thoải mái bất cứ tư thế nào.
Thở vào thật sâu bằng mũi và thở ra thật chậm bằng miệng.
Thở vào thầm nói, cầu mong cho tôi bình an.
Thở ra thầm nói, cầu cho người (hay bất cứ ai đó…..) bình an
Tiếp tục thực tập như vậy. Có thể 1 phút, 10 phút, hay 1 tiếng tuỳ theo thời gian của bạn cho phép.

ngoi thien 2
Managing Emotions Effectively in Uncertain Times

By Dr. Marc Brackett

When we are overly stressed and worried, like many of us have felt lately with threats like the coronavirus, it becomes even more difficult to regulate our emotions with effective strategies.
But what exactly is effective emotion regulation?
Emotion regulation is how we deal with the feelings we experience from moment to moment to have wellbeing, build positive relationships, and achieve desired goals. When we’re feeling disappointed or joyful or anxious or motivated, what do we do to feel more or less of that feeling? What do we do to hang onto that feeling or shift to feeling something different? Importantly, from an emotional intelligence perspective, emotion regulation involves accepting feelings as they come and go – which they mostly do – so we are not overly attached, reactive or overwhelmed by them.
It’s helpful to think about emotion regulation in two parts: goals and strategies.
Goals
The first part is our goal. Goals we have for our emotions are like goals in many sports: we look at the net or goalposts, and we decide where we want the ball or puck to go. When we set a goal for regulating our emotions, we are deciding where we want our emotions to go. Do we want them to go up—like feeling even more joyful about a party we’re planning? Or, do we want our emotions to go down—like feeling less anxious about our ability to control what’s happening in our environment with the coronavirus. In sports, we have a goal that includes where the ball or puck is now and where we want it to be. With our emotions, we do the same—we set a goal by asking ourselves “what am I feeling now, and how do I want to feel?”
Strategies
The second part of managing emotions is the strategy we decide to use. We know where we want the ball or puck to go, but how will we get it there? Will we hit it straight in? Or will we pass it to another player first? That is our strategy. Strategies are how we will achieve our goals. If we’re feeling anxious or worried about what’s happening around us, and we really want to feel less nervous… or calmer, what would our strategy be? Maybe we could take some deep breaths?
Mindful breathing is perhaps the ultimate prevention strategy. As we’ve learned, daily practice enhances our ability to be present, accept feelings as they come and go, and not be overly reactive or overwhelmed by them.
An additional and very effective strategy is to simply adjust our thinking. It’s convenient because our thoughts happen in our head, so we can change them pretty much anytime and anyplace. When we want to feel less anxious, we can ask ourselves, “Is there another way to think about this situation? Or we can say something positive or supportive to ourselves in our heads.
One way to help you get better at this is to consider what you might tell a close friend or loved one who is feeling anxious. Try it. List out 3-5 things you might tell a friend who is feeling worried or anxious about the coronavirus. Now, can you apply those same strategies to yourself?
But how do we get good at it?
Just like in sports, managing our emotions takes time and practice. The very first time Lionel Messi stepped onto the field or Wayne Gretzky entered the rink, they probably weren’t really sure what to do. They may have known that they wanted to aim for the net but little else. They probably missed a lot of goals and tried a lot of strategies before they became pros. In fact, Wayne Gretzky is known for his famous quote, “You miss 100 percent of the shots you don’t take.” That’s his strategy–what he says to himself when he wants to feel less discouraged.
What else can help?
  • Because emotion regulation requires brainpower—it depends on seemingly unrelated factors such as diet, exercise, and sleep. When we eat poorly, our minds don’t function properly. Too much sugar causes our blood glucose to spike and then plummet, which affects cognitive functioning and self-control, especially around healthy eating. So make sure you have some healthy snacks in your desk at work or set a reminder on your phone to ensure you nibble every three hours or so.
  • Too little physical activity also has a negative effect on our mental capacity and moods. In one study, subjects were exposed to a stressor, and then half of the participants did aerobic exercise while the others did not. The exercisers reported feeling significantly less negative than the other group. Even anxiety and depression can be reduced by exercise. So make sure you are getting in some movement!
  • Poor quality or insufficient sleep has similar effects on our emotions—when we’re tired, our defenses are down and our ability to function mentally is low. Sleep serves a restorative function. When we don’t get enough, or we get too much, we show more symptoms of anxiety and depression, greater fatigue, and hostility. Inadequate sleep is associated with reduced connections between brain regions responsible for cognitive control and behavior and the use of effective emotion regulation strategies.
  • Do things you love. Spend time with family and friends, pursue passions and pastimes, get in touch with your spiritual side, immerse yourself in nature, read a good book, or watch a funny movie. We build up cognitive reserves that way, which can help us during these emotionally challenging times. We are hardwired to seek social contact and support—people who lack it are prone to anxiety, depression, and cardiovascular disease. Social distance, which we know will help spread the coronavirus does not mean we have to socially disconnect!
Finally, in these trying times, there are a few additional things you can do. And specifically, some things to help with situations you might face with coronavirus:
  • First, control the amount of information you take in. Take breaks from reading the news and social media.
  • Second, don’t be afraid to say no. It’s okay not to hug, kiss, or shake hands right now. If you’re at a loss for words, you can use the namaste symbol.
  • Third, be your “best self” when dealing with stigma and fears. It’s always best to have compassion for compassion for those who are ill and those whose lives have been disrupted by the virus or society’s response to it.
  • And finally, try your best to support friends, family members, and co-workers who are feeling anxious or worried. When we support others, we not only help them, but we feel better ourselves.
Marc Brackett, Ph.D., is the founding director of the Yale Center for Emotional Intelligence. Pieces of this article were excerpted from the new book Permission to Feel: Unlocking the Power of Emotions to Help Our Kids, Ourselves, and Our Society Thrive by Marc Brackett. Copyright © 2019 Marc Brackett. Reprinted with the permission of Celadon Books, a division of Macmillan Publishing, LLC.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/07/2013(Xem: 9272)
Đi chùa lễ Phật, ở nhà ăn chay, tụng kinh niệm Phật, ra ngoài đời hoạt động thiện nguyện, đóng góp cho xã hội là sinh hoạt nền tảng cần có của một Phật tử chân chính. Những hoạt động trên có tác dụng rất lớn khiến bản thân thanh tịnh, tâm hồn hướng thượng, gia đình hạnh phúc, vun trồng cội phúc cho mình và cho con cháu. Song đó chỉ là những điều kiện cần nhưng chưa đủ
27/07/2013(Xem: 9660)
Mẹ tôi là một góa phụ đã bảy mươi mốt tuổi, người đã sống một mình kể từ khi Ba tôi mất cách đây mười chín năm. Sau khi Ba tôi qua đời, tôi đã di chuyển 2500 dặm để đến California, nơi tôi bắt đầu xây dựng mái ấm gia đình và lập nghiệp ở đây. Khi tôi quay về lại quê nhà cách đây năm năm, tôi tự hứa với chính mình sẽ dành nhiều thời gian cho Mẹ. Nhưng vì bận rộn công việc và ba đứa con, tôi đã không có thời gian nhiều để thăm Mẹ ngoài những dịp nghỉ lễ hay gặp mặt gia đình.
26/07/2013(Xem: 19978)
Thuyết Luân Hồi & Phật Giáo Tây Phương (Rebirth and The Western Buddhism), nguyên tác Anh ngữ của Martin Wilson, Việt dịch: Thích Nguyên Tạng
26/07/2013(Xem: 7849)
Bác đi tu từ bao giờ tôi không biết. Khi tôi có hiểu biết thì đã thấy bác là một ông thầy chùa. Khi tôi hiểu biết thêm một chút nữa thì cả gia đình bác đã có một ngôi chùa riêng. Trước đó bác tụng kinh gõ mõ trong ngôi nhà thờ của dòng họ mà bác là người vai trưởng được cai quản. Tôi phải nói là bác tôi vừa là một ông thầy chùa nhà quê, vừa… mù chữ. Có lẽ ông không biết một chữ a, b, c nào cả. Nhưng ông biết “chữ nho”. Bác tụng niệm ê a bằng “chữ nho”.
26/07/2013(Xem: 10658)
Nguyễn Du khi cho Kiều đi tu phía sau vườn của nhà Hoạn Thư, chỉ cho cô thọ tam quy ngũ giới. Nhiều Thầy của chúng ta phản đối, cho là Nguyễn Du không hiểu luật xuất gia cho nên nói như vậy, vì người xuất gia, theo luật, thấp nhất là thọ mười giới sa-di. Sự phản đối này thiếu cơ sở lịch sử về vấn đề truyền thọ giới và thọ giới ở nước ta.
25/07/2013(Xem: 8946)
Năm nay là năm 2013, đây là năm kỷ niệm chu niên lần thứ 30 của Gia Đình Phật Tử Pháp Bảo tại thành phố Sydney, tiểu bang New South Wales, Úc Đại Lợi. Những khuôn mặt của 30 năm về trước và những con người theo suốt chiều dài lịch sử vừa qua, đến nay chắc chắn đã theo luật Vô Thường biến đổi khá nhiều. Nếu làm con tính nhẩm, các em Oanh Vũ 6 tuổi của thời 1983, thì năm nay cũng đã thành một thanh niên, thanh nữ 36 tuổi
25/07/2013(Xem: 9250)
Vươn đến một đời sống thành công và hạnh phúc là niềm mơ ước muôn thưở và rất chánh đáng của mỗi con người. Làm người ai cũng mong một đời sống vui vẻ và hạnh phúc.
25/07/2013(Xem: 8552)
Khổng Tử: Trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không hiểu được đúng sự thật. Một lần Khổng Tử dẫn học trò đi du thuyết từ Lỗ sang Tề. Trong đám học trò đi với Khổng Tử có Nhan Hồi và Tử Lộ là hai học trò yêu của Khổng Tử Thời Đông Chu bên Tàu, chiến tranh liên miên, các nước chư hầu loạn lạc, dân chúng phiêu bạt điêu linh, lầm than đói khổ ... Thầy trò Khổng Tử trên đường từ Lỗ sang Tề cũng lâm vào cảnh rau cháo cầm hơi và có nhiều ngày phải nhịn đói, nhịn khát. Tuy vậy, không một ai kêu than, thoái chí; tất cả đều quyết tâm theo thầy đến cùng. May mắn thay, ngày đầu tiên đến đất Tề, có một nhà hào phú từ lâu đã nghe danh Khổng Tử, nên đem biếu thầy trò một ít gạo. Khổng Tử liền phân công Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, còn Nhan Hồi thì đảm nhận việc thổi cơm.
24/07/2013(Xem: 14038)
Ca sĩ có Pháp danh Minh Tú chỉ mới bước qua tuổi đời 26 vừa vĩnh biệt xả báo thân hôm qua (21/07/2013) tại T.p Hồ Chí Minh. Wanbi Tuấn Anh được công chúng và trong giới nghệ thuật luôn tâm đắc là người “nghệ sĩ hiền hậu”. Wanbi cũng đã từng phát tâm quy y Tam bảo và tìm hiểu giáo lý Phật pháp lúc còn đang trẻ. “Người tu học Phật pháp phải thấy rõ điều này để biết cách áp dụng lời Phật dạy vào đời sống sinh hoạt của chính mình, để mỗi ngày bớt tham, sân, si, thăng tiến trên đường đạo”.
24/07/2013(Xem: 15688)
Các văn cú Thượng Đường của 13 Thiền Sư đã Đắc Đạo như : *Ngột Am Phổ Ninh Thiền sư-Đời Nam Tống. *Hoành Xuyên Như Củng Thiền sư-Đời Nhà Nguyên. *Cao Phong Nguyên Diệu Thiền sư-Đời Nhà Nguyên. *Nguyên Sưu Hành Đoan Thiền sư-Đời Nhà Nguyên. *Đại Phương Hành Hải Thiền sư-Đời Nhà Thanh. *Thiết Bích Huệ Cơ Thiền sư-Đời Nhà Thanh. *Thiên Nhiên Hàm Thị Thiền sư-Đời Nhà Thanh. *Đại Hưu Tịnh Châu Thiền sư-Đời Nhà Thanh. *Tri Không Học Uẩn Thiền sư-Đời Nhà Thanh. *Tam Sơn Đăng Lai Thiền sư-Đời Nhà Thanh. * Cổ Lâm Trí Thiền sư-Đời Nhà Thanh. * Lữ Nham Hà Thiền sư-Đời Nhà Thanh. * Thuần Bị Quảng Đức Thiền sư-Đời Nhà Thanh. Sư Cô thỉnh Tôi duyệt văn, đọc qua bản dịch của Sư Cô và đối chiếu với Hán bản Thiền Lâm Châu Ki. Tôi phải nhìn nhận là nghiêm chỉnh và đã giữ trọn văn phong ẩn bí của Thiền Gia, lối nói thẩm sâu kỳ bí của các Tổ Thiền như đâm thủng núi thiết vi, như sợi tóc chẻ đôi thế giới! Có khi bảng lãng như xóa sạch cả hư không! Có lúc như vo tròn một quả hành tinh rút nhỏ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]