Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những điều học được từ Kinh Pháp Hoa

01/12/201907:54(Xem: 9371)
Những điều học được từ Kinh Pháp Hoa

Day 2_Khoa tu Phap Hoa tai TVQD (1)Day 2_Khoa tu Phap Hoa tai TVQD (82)

Những điều học được từ
Kinh Pháp Hoa

Kính bạch Thầy, hơn một tuần qua con ở nhà theo dõi khóa tu thọ trì trọn bộ Kinh Pháp Hoa tại Tu Viện Quảng Đức (xem hình), nhân dịp này con có dịp ôn lại tất cả bài đã học để vào một cuộc thi sát hạch cuối khoá và con đã đùng hết thì giờ trong ngày để trì tụng trọn bộ kinh Pháp Hoa và đã suy nghiệm như sau . Kính dâng Thày sự học hỏi của con như một sự trình pháp và thương xót cho hoàn cảnh con không thể về dự chung với đạo tràng với các bạn để cùng nhau tu tập. Kính, đệ tử Huệ Hương.



 Không biết đây là lần thứ mấy tôi được hữu duyên trì tụng trọn bộ Kinh Pháp Hoa, nhưng mỗi lần được đọc lại là một niềm hỷ lạc vô bờ mênh mang dâng lên trong tâm thức . 

                   

Bát Nhã, Pháp Hoa , Niết Bàn tư tưởng,

Ba mươi năm...*** Phật thuyết rất lâu xa...

Trộm nghĩ đời người một lần  ....được học qua,

Đại Phước ấy...vài kiếp sau ... còn ảnh hưởng!

Trì tụng trọn bộ giúp tăng trưởng dưỡng, 

Lời kinh nghĩa rộng thấm ...mỗi sát na....

Tự đối trị phiền não nằm trong ngũ uẩn ta 

Vọng tưởng (Ta Bà )....dường như  tan biến ....

Dần hiểu được thế nào Phật tri kiến !

 Nhu hoà, nhẫn nhục,liễu ngộ Tánh Không, 

Phổ Hiền khuyến phát ... nhớ nghĩa lý thông 

Tâm sanh Phước nhờ ngộ nhập Phật Trí 

                         ( Thơ của Huệ Hương)

*** 22 năm thuyết Bát Nhã, 8 năm Pháp Hoa, Đại Niết Bàn .

Càng ngạc nhiên hơn vì tôi cũng vừa học Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật kinh xong , trong đầu lại cứ vang vang tất cả đều " bất khả đắc " thế mà tôi vẫn sung sướng chép đi chép lại một đoạn trong Phẩm Pháp Sư để biết rằng mình vừa được khai mở Tri kiến Phật mời các bạn cùng đọc lại với tôi nhé .

" Dược Vương nên biết, sau khi Như Lai diệt độ, người nào có thể biên chép thọ trì đọc tụng, cúng dường vì người khác mà nói thời được Như Lai lấy y trùm đó lại được các Đức Phật hiện tại ở phương khác hộ niệm cho. Người đó có sức tin lớn, có sức căn lành và sức chí nguyện phải biết người đó cùng Như Lai ở chung, được Đức Như Lai lấy tay xoa đầu......" trang 293 phẩm 10 Pháp Sư Quyển thứ Tư

Tiếp đến trang 294, Phật lại khai mở như sau : 

" Dược Vương, có rất nhiều người tại gia cùng xuất gia làm đạo Bồ Tát, nếu chẳng có thể thấy, nghe, đọc tụng , biên chép, thọ trì, cúng dường được kinh Pháp Hoa này, phải biết người đó chưa khéo tu đạo Bồ Tát . Nếu có người đặng nghe kinh điển này mới là hay khéo tu Đạo Bồ Tát . Có chúng sanh nào cầu Phật Đạo, hoặc thấy hoặc nghe kinh  Pháp Hoa này , nghe xong liền hiểu, thọ trì, nên biết người đó đặng gần Đạo Vô Thượng Chánh  Đẳng Chánh Giác .

.........Bồ Tát nào nếu chưa hiểu, chưa có thể tu tập kinh Pháp Hoa này, phải biết người đó cách đạo  Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác còn xa . Còn nếu được suy ngẫm, tu tập kinh này thời biết chắc đang gần Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác .. vì sao? 

Vì Đạo Vô Thượng Chánh  Đẳng Chánh Giác .của Bồ Tát đều thuộc kinh này , kinh mở môn PHƯƠNG TIỆN, bày TƯỚNG CHÂN THẬT. 

Tạng kinh Pháp Hoa này, xa kín nhiệm sâu không có người đến được, nay Phật vì giáo hoá để thành tựu Bồ Tát mà chỉ bày cho " .

Lại nữa may mắn tôi có đọc qua lời bàn của Ngài Đạo Tuyên về kinh Pháp Hoa như sau, mời các bạn cùng chiêm  nghiệm nhé .

" Phải nói Kinh Diệu Pháp Liên Hoa là ÁO TẠNG THÂM SÂU, là CĂN NGUYÊN NHẤT HOÁ . Bổn ý Như Lai xuất hiện trên thế gian là thuyết kinh này để Khai, Thị ,  Ngộ,  Nhập Phật tri kiến rốt ráo thành Phật, nhưng vì e ngại có nhiều người căn cơ thấp kém   không thể hiểu và nghe nỗi kinh này nên trước hết Phật chỉ thuyết TỨ THỜI QUYỀN PHÁP sau đó phải chờ đợi 40 năm sau mới nói kinh này hầu khai " Thời Quyền tạm  9 cõi cùng quy về một lẽ Thật của Đạo ." 

Diệu chỉ Bất khả tư nghì.

Pháp chỉ pháp quyền thật của 10 giới.

Diệu Pháp thì rất khó hiểu. Nhưng Liên Hoa là thí dụ thì lại dễ thông vì chỉ có Hoa sen là hoa và quả đồng thời nên có thể dùng để thí dụ cho QUYỀN và THẬT nhất thể ( 9 cõi là Quyền ở và Cõi Phật là Thật ) . Nếu thấu được QUYỀN THẬT NHẤT THỂ thì hiểu được Chúng Sinh và Phật Nhất Như , minh tâm kiến tánh, sớm  Giác Ngộ thành Phật ".

 Cố HT Thích Thông Bửu ( Đại đệ  tử Bồ Tát Thích Quảng Đức ) trong Giảng Luận Kinh Pháp Hoa ) " Ai liễu nghĩa được Phẩm Tựa là đã nắm bắt được chìa khoá vào nhà Pháp Hoa vì Ngài cho rằng một điều rất rõ ràng cho người hiểu Đạo là "MỌI SỰ TẠO TÁC LÀNH DỮ TRONG CUỘC SỐNG HẰNG NGÀY CỦA CHÍNH MÌNH, NÓ LUÔN LUÔN HIỆN HỮU " và Ngài đã chỉ thêm " Giáo nghĩa  trọng tâm của Pháp hoa là Giáo nghĩa của Tứ diệu Đế và duyên khởi đã được Hành ở cấp độ rốt ráo theo Lục Độ Ba La  Mật với đại nguyện độ sanh" và như thế " Ý nghĩa KHAI, THỊ , NGỘ, NHẬP PHẬT TRI KIẾN đã hiển lộ như sau : Đó chính là Tri kiến giải thoát ở cuối đường Ba La Mật " và Ngài cũng chỉ rõ hoài bảo của Như Lai đã được tóm gọn trong 28 phẩm qua cuốn kinh Pháp Hoa này. 

** Từ Phẩm  Phương Tiện đến Phẩm Pháp Sư ( KHAI ).  :Phật muốn mở bày ra ra cho chúng ta thấy rõ điều mà Phật đã đạt được Giác Ngộ .

** Phẩm Hiện Bảo Tháp  (THỊ ) làm cho thấy như thật bằng cách diễn bày những biểu tượng và ngôn ngữ cho ta thấy rõ điều Phật đã đạt được ..

** Phẩm Đề Bà Đạt Đa đến Phẩm Như Lai Thọ lượng ( NGỘ ) tự mình giờ đây sau khi đã được chỉ bày, mở bày rồi phải thấy cho được điều  đó .

** Phẩm Thường Bất Khinh đến Phẩm Phổ Hiền khuyến phát ( NHẬP) nghĩa là giờ đây tự mình phải hành cho đến viên mãn Lục độ Ba La Mật để thành tựu trí tuệ Vô Ngã, phải tự mình viên mãn với Tâm Đại Từ Đại Bi và nhất là phải phá cho được SẮC, THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC, ngũ uẩn của chính mình ( qua 6 phẩm sau cùng từ Dược Vương Bổn Sự Bồ Tát đến Phổ hiền khuyến phát ) để thực sự bước vào Nhà Như Lai.

Ngoài ra theo Cố HT Thích Chơn Thiện , phẩm Hiện bảo Tháp đã nói lên Sự Thật "Tâm tịnh thì Quốc Độ tịnh vấn đề là chỉ có chuyển hoá tâm thức từ các vọng tưởng thành Chánh tưởng VÔ NGÃ , khi ấy những khái niệm đố đãi phân biệt sẽ được tế nhìn chuyển thành Chánh kiến và là thái độ nhận thức tu tập của Nhất thừa .

Cũng cần chú ý thêm rằng Đức Phật luôn nhấn mạnh rằng " Kinh Pháp Hoa giáo hoá cho chúng sanh hiểu rõ về THỰC TƯỚNG CÁC PHÁP : Tất cả Pháp chỉ có một Thực tướng . Đó là Vô tướng . 

Như thị của mười như thị chính là Thực Tướng ( 10 Như Thị Pháp thảy đều như nhau, chẳng  có cái nào làm chủ cái nào)  và Thực tướng này chỉ có Phật mới chứng đắc mà thôi . Thực tướng là Tướng Chân Không, là Tánh Phật, là Phật Tri kiến, là biết mình có Viên Ngọc Minh Châu vô giá : Phật Tánh .

Do vậy ĐỌC KINH PHÁP HOA LÀ PHẢI NẮM CHẮC cái SỰ THẬT nằm sau CÁC NGÔN TỪ . 

        Nội dung và tinh thần của Kinh  Pháp Hoa rất là Thánh Diệu .

          Việc thực hành giáo lý kinh cũng thánh diệu . 

Chúng ta sống đời sống hằng ngày một cách bình thường nhưng do hiểu giáo pháp của Kinh nên tin tưởng nó và thực hành nó. Chắc chắn chúng ta sẽ cố gắng tiến đến được một trạng thái tâm thức vượt ngoài ảo tưởng và khổ đau .

Cũng như Giáo lý của Đức Phật luôn nhấn mạnh rằng " Chúng ta không thể nhận thức tất cả các sự vật trên đời một cách đúng đắn,  nếu chúng ta không trọn vẹn có cái khả năng biết Sự Dị Biệt lẫn Sự Tương Đối  .

Các bậc Danh Tăng đã từng nghiên cứu Kinh Pháp Hoa đều  kết luận: Kẻ trì tụng Kinh này nếu hiểu được Đạo thì chỉ cần Tụng niệm toàn bộ kinh Pháp Hoa trong một thời gian dài rồi tuỳ Văn, Tư, Tu tín giải mà Lập Hạnh thì tự nhiên được sự  thư thái, thanh tịnh của Lục Căn và có thể nói ta sẽ thấy được Phật hằng thường tại Linh Sơn . 

Nhất là khi đọc đến lời phó chúc của Đức Phật trong phẩm Chúc Luỵ ta phải cúi lạy tri ân công đức của Ngài đối với chúng ta biết là dường nào. Vì chỉ có Đức Phật mới ban bố cho chúng sanh 3 thứ trí tuệ mà chỉ có nơi Ngài đó là: 

Phật trí: Trí tuệ của Chân Lý

Như Lai trí : Trí tuệ của lòng từ bi 

Tự nhiên trí: Trí tuệ của lòng tin 

Và tôi đã nhận được những bài kệ khắc ghi vào tâm thức 

1- Kệ giúp ta thể hội được sự hiện hữu thực sự của Đức Phât và đat được bình an của Tâm

    Người giữ được Kinh  này 

    Là kẻ thấy được Ta

   Cũng thấy Phật Đa Báo 

   Và phân thân của Ta

   Lại thấy ngày nay Ta

   Giáo huấn các Bồ Tát.

2- Tâm và Hành vi của người thọ trì Kinh Pháp Hoa hoà hợp với Tâm của Chư Phật đó là ĐAI CÚNG DƯỜNG .

    Người giữ được kinh  này 

    Khiến Ta và phân thân

   Cùng với Phật Đa Bảo

    Đang tại cõi Tịch Diệt 

   Thảy đều hoan hỷ 

   Cũng thấy và cúng dường 

   Phật 10 phương hiện tại 

   Quá khứ và vị lai

    Khiến Chư Phật hoan hỷ.

3 - Năng lực ta khi dốc lòng thọ trì và tu hành Kinh Pháp Hoa 

      Người giữ được kinh này 

      Sẽ vui giảng không cùng 

      Ý nghĩa của các Pháp 

      Cùng từ ngữ, hữu của

      Như gió thổi trên không 

     Thảy thảy nào chướng ngại  .

4- Một  người bình thường phải tu tập Giáo lý của Đức Phật suốt một thời gian dài cũng ít nhất là 4-8 lần tái sinh, mới có thể chứng đắc nhưng thật ra thời gian này so với quan điểm Sự sống Vĩnh cữu thì có là bao 

     Người giữ được kinh này 

      Không lâu sẽ chứng đắc

     Thấy các Pháp bi yếu 

     Mà Chư Phật chứng đắc

     Như ngồi tại đạo tràng . 

Cố HT Thích Chơn Thiện có lời bình giảng  như sau: ( trong Pháp Hoa giảng luận )

“ Như vậy là từ phẩm Tựa đến phẩm  Như Lai thần lực, Đức Thế Tôn đã diễn nói hết những gì có thể diễn nói để giúp cho thính chúng NGỘ NHẬP PHẬT TRI KIẾN ( Phật Trí) và phần còn lại thuộc về thính chúng mà thôi bởi vì đây là con đường của mỗi chúng sinh phải tư đối trị:: LOẠI TRỪ HẾT TOÀN BỘ CÁC THỨ NGĂN CHE PHẬT TRÍ TA mà tất cả những thứ này đều nằm trong thân ngũ uẩn ta ( SẮC, THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC ) mà ta sẽ được học trong 6 phẩm cuối từ phẩm Dược Vương Bổn Sự đến phẩm Phổ Hiền khuyến phát .

Kính xin ghi nhận lời kết được tóm tắt hết ý nghĩa bộ kinh mà tôi đã học được sau khi thọ trì và trì tụng như trước khi vào cuộc thi cuối năm học hay làm luận án khi ra trường cao học đó là :  

Đức Thế Tôn đã mở bày và chỉ rõ “Sự Thật Chỉ có Nhất Thừa” chính là con đường Ngộ nhập Phật Trí và chúng ta hãy tự mình làm hiển lộ Tháp Đa Bảo của tự tâm, hãy tự làm hiển hiện vô lượng Hoá Phật, vô lượng Bồ Tát của nguồn Tâm và con đường vào Diệu Pháp ấy chính là Tứ Diệu Đế, Duyên Khởi, và Lục độ Ba La Mật đã được Đức Phật dùng phương tiện thiện xảo trong nhiều năm thuyết pháp tuỳ vào căn cơ chúng sinh

Thật là đại phước cho những ai được thọ trì Kinh Pháp Hoa vì chắc chắn người ấy sẽ đạt được Phật Đạo vì Giáo Lý kinh Pháp Hoa là giáo lý thâm sâu và thiêng liêng nhất như bài kệ kết thúc sau đây:

   Như Lai nhập diệt rồi

   Biết kinh Phật đã dạy 

   Nhân duyên và trình tự 

   Người ấy giảng nghĩa thật

   Như ánh sáng Nhật Nguyệt 

   Có thể xua bóng tối 

   Người ấy tại thê gian 

  Xua ám cho chúng sinh 

  Khiến vô lượng Bồ Tát 

  Sau cùng trú Nhất Thừa

  Do đó người có Trí

  Sau khi ta diệt độ 

  Nghe được những lợi lac

  Của công đức này đây

  Cần thọ trì Kinh này 

  Người ấy trong Phật Đạo 

  Quyết định chẳng nghi ngờ.

Nam Mô Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Pháp Hoa Hội Thượng Phật Bồ Tát

Melbourne 01/12/2019

Huệ Hương

Nam Mô Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Pháp Hoa Hội Thượng Phật Bồ Tát
Melbourne 01/12/2019
Huệ Hương




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/04/2016(Xem: 11220)
Jimmy Phạm thừa nhận anh từng cảm thấy xấu hổ với nguồn gốc Việt của mình, và luôn khẳng định mình là người Úc khi ai đó hỏi anh đến từ đâu. Nhưng giờ đây, mặc cảm ấy biến mất, nhường chỗ cho sự phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp xã hội Koto, nơi đổi thay cuộc đời hơn 1000 trẻ bụi đời Việt Nam.
18/04/2016(Xem: 5976)
Đức Phật dạy chúng ta trí tuệ và yêu thương. Học là một chuyện còn ứng dụng lại là một chuyện khác. Có khi chúng ta đọc làu làu kinh Phật nhưng thực hành chưa được là bao. Chuyện là chúng tôi có Vườn Yêu Thương. Triết lý cũng rất giản đơn và do thầy Hùng - người lập ra công ty sách Thái Hà của chúng tôi đưa ra: “Chút điều xấu cùng ngăn cùng giữ. Chút điều lành cùng thử cùng làm”.
16/04/2016(Xem: 8162)
Rohith Vemula không bao giờ có thể thoát ra khỏi những sự trói buộc của nhóm “sinh đẻ hạ cấp" của mình. Anh đã là một "Dalit" - một thuật ngữ dịch nôm na là giới "bị đổ vỡ, hư hỏng vứt đi" - một nhóm của những tầng lớp thấp nhất được gọi là "Hạ tiện". Những điều ghi chép trong nhật ký cá nhân và các cuộc phỏng vấn với bạn bè của anh ta đã mở ra cho thấy một cuộc sống đầy ngập những khó khăn của việc lớn lên trong sự nghèo khó, và những phấn đấu với một xã hội mà, đối với anh, dường như chống lại sự tiến bộ của một sinh viên như anh. Cái đòn sau cùng làm anh gục ngã là khi trường đại học Hyderabad Central University thu hồi lại học bổng rất khó khăn mới đạt được của anh sau khi có một nhóm những sinh viên khác, phần lớn thuộc đẳng cấp cao, báo cáo là anh đang tham dự trong những hoạt động "phản quốc" - - như trường hợp, biểu tình phản đối việc xử tử hình một tên khủng bố mà anh đã tin là bị xử oan .
07/04/2016(Xem: 7620)
Từ nhỏ tôi đã được gieo vào não câu nói “Một người làm quan - Cả họ được nhờ”. Nghe cũng có lý. Bởi bác A gần nhà tôi là một quan chức và bác ấy lôi vào nhà nước rất nhiều người họ hàng. Họ làm rất nhàn, toàn chơi, mà bổng lộc rất nhiều, tiền nong rủng rỉnh, đi đâu cũng khoe, tự hào ra mặt. Mẹ tôi bảo “Đấy con phải học đi, học thật giỏi vào để sau này cả họ được nhờ như nhà bác ấy”.
04/04/2016(Xem: 7859)
Mở bất kỳ Kinh Nhật Tụng nào trong các chùa Bắc Tông, chúng ta đều thấy có các nghi thức cầu an, cầu siêu. Nhiều người nghĩ rằng các pháp đều có nhân quả, phải tự mình mình tu, chớ nên cầu xin bất kỳ ai, vì có ai cho phước mình đâu. Về lý luận, nói như thế có phần tích cực là khuyến tu, nhưng Kinh Phật sơ thời cũng vẫn có các lời dạy cầu an, cầu siêu – tuy là nhiều dị biệt với thời chúng ta.
04/04/2016(Xem: 8986)
Dòng đời cứ cuồn cuộn hay lặng lẽ mãi miết TRÔI, và mọi cảm nhận tiếp thụ của con người vẫn cứ lan CHẢY bất tận theo thời gian, tưởng chừng chẳng phút giây dừng nghỉ, và nếu có chăng thì chỉ trong một thoáng xa xôi mơ hồ đâu đó, rồi cũng lao vào vòng xoay của bao ý niệm trong cuộc sống đầy vật vã, tranh đấu, bon chen, toan tính.v.v... như bánh xe càng đi tới là càng quay tròn trở lại.
31/03/2016(Xem: 9917)
Bài này tôi muốn tặng Phật-tử Xuân Trường và các bạn đồng tu là những người đã trải nghiệm cuộc đời khi tu hành ở Tây Tạng và phật-tử Phạm Oanh đang muốn kiểm nghiệm cuộc tu hành qua Kinh Diệu-Pháp Liên-Hoa cùng các bạn đồng tu ở Làng Phổ-Đà Liên-Hoa Tịnh-Độ thành phố Hải phòng và các bạn đồng tu xa gần.
31/03/2016(Xem: 8359)
Ngày đức Phật Thích Ca đản sinh là một ngày lễ trọng đại đối với một số quốc gia ở Châu Á có đông dân theo đạo Phật. Đón mừng Phật Đản, khắp nơi có những lễ hội được tổ chức rất trọng thể trang nghiêm, những hoạt động Phật sự tăng cường ráo riết, và các chương trình văn hoá -văn nghệ cũng diễn ra hết sức sôi nổi với sự đầu tư công phu và hoành tráng. Ngành Bưu chính của các nước này cũng không chịu thõng tay đứng bên lề để ngắm nhìn ngày hội lớn của tăng ni Phật giáo đồ, mà từ nhiều năm qua cứ đến những dịp đón ngày Rằm tháng Tư âm lịch là các bộ tem về đề tài “Kính Mừng Phật Đản” được phát hành rộng rãi làm náo nức bao người tôn Phật -kính Pháp- trọng Tăng.
31/03/2016(Xem: 7905)
Ông có xem biến cố mà chúng ta hiện nay thường gọi là "11 tháng 9" là chưa từng có không, một sự kiện đã làm thay đổi triệt để sự hiểu biết của chúng ta không? Trước tiên, xin bà cho phép tôi nói là tôi sẽ trả lời câu hỏi này của bà trong ba tháng sau biến cố[1]. Tuy thế, khi đề cập đến những kinh nghiệm của tôi liên hệ đến biến cố này, có lẽ cũng là điều hữu ich.
29/03/2016(Xem: 8021)
Ai đã từng trải qua nhiều khắc khoải, khổ đau trong cuộc sống mà vẫn có lòng tốt và sự nhiệt tình, là nấc thang thăng tiến của các bậc hiền Thánh trong dòng đời nghiệt ngã, là kho tàng quý báu cho người biết chịu khó, kiên trì, bền chí, và cố gắng đứng lên sau khi thất bại; ngược lại, nó là hố sâu vực thẳm cho những kẻ hay ỷ lại, cầu cạnh vào người khác, mà không chịu cố gắng nỗ lực vươn lên làm mới lại chính mình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]