Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trần Gian Là Quán Trọ

15/11/201921:12(Xem: 6673)
Trần Gian Là Quán Trọ

buddha_227
TRẦN GIAN là QUÁN TRỌ

Thích Nữ Hằng Như

-------------------------------------

 

I. DẪN NHẬP

          Cuộc sống của con người và vạn vật chung quanh biến đổi từng giờ từng phút theo không gian và thời gian. Không hề có bất kỳ sự kiện hay sự vật nào tồn tại vĩnh viễn. Giáo lý nhà Phật gọi tình trạng đó là Vô thường.

          Đời sống của con người được tính kể từ khi mới lọt lòng Mẹ cho đến khi chấm dứt cuộc sống. Cuộc sống thay đổi theo thời gian, từ một đứa bé nằm nôi bú sữa Mẹ, được Cha Mẹ bồng ẳm nuôi dưỡng, cho ăn cho học tới ngày lớn khôn,  dựng vợ gả chồng. Sau đó, ra riêng thành lập một gia đình mới và tiếp tục sống với trách nhiệm mới. Nhìn chung, cuộc sống của con người thọ dài hay ngắn, không ai biết trước. Có người tuổi thọ 100 năm, cũng có người chết khi còn rất trẻ.

          Đời sống con người bao gồm thể xác và tinh thần. Về thể xác thì hít thở, ăn uống, ngủ nghỉ, làm vệ sinh, hoạt động tình dục, vui chơi, làm việc kiếm tiền mưu sinh v.v... Đời sống tinh thần bao gồm suy nghĩ, lo buồn vui vẻ, hạnh phúc, tức bực, giận hờn, chán ghét... nghĩa là đầy đủ những sầu, bi, hỷ, nộ, ái, ố. Những sinh hoạt đó còn tồn tại thì gọi là người sống. Khi những sinh hoạt đó không còn, nghĩa là khi con người không còn hít vào thở ra, tim hoàn toàn ngừng đập, nằm yên một chỗ, mắt không còn thấy, tai không còn nghe, thân thể cứng đờ lạnh ngắt, hồn lìa khỏi xác, không còn biết gì nữa hết, thì đó là người đã chết. Chết là chấm dứt cuộc sống. Chấm dứt cuộc đời.

          Đối diện trước một xác chết, sẽ có người than thầm: "Đời thật vô thường, mới đó bây giờ đã chết". Thực ra, đâu phải chờ tới lúc tắt thở, cuộc đời con người mới Vô thường, mà cuộc đời con người vốn Vô thường từ khi mới sanh ra đời. Nó Vô thường từng giây từng phút về cả tinh thần lẫn thể xác.

 

II. ĐỜI SỐNG VÔ THƯỜNG

          1) Thân Vô thường: Như tấm thân của chúng ta đây cái gì cũng Vô thường. Nếu không Vô thường thì mãi mãi chúng ta sẽ không được sinh ra đời vì bào thai trong bụng mẹ không phát triển. Hoặc khi ra đời rồi thì chúng ta sẽ không bao giờ lớn, mãi mãi là đứa bé nằm nôi. Nếu không Vô thường thì tại sao giác quan của chúng ta ngày một hư hoại. Theo thời gian đôi mắt long lanh trong sáng của chúng ta trở nên lờ đờ, nhìn xa nhìn gần gì cũng không rõ phải cần đeo kính. Đôi tai bây giờ nghểnh ngảng ai nói gì cũng không nghe rõ phải cần đeo máy nghe. Nếu không Vô thường tại sao chúng ta đi đứng không còn vững, phải nhờ vào cây gậy chống đỡ. Nếu không Vô thường thì tại sao hôm qua khoẻ mạnh, hôm nay khò khè khó thở, mình mẩy đau nhức. Tấm thân của con người Vô thường từng giây từng phút vậy đó! Khi còn trẻ trung chúng ta không để ý, vì Vô thường rón rén đến rồi rón rén biến đi. Khi quá nửa đời người, Vô thường tấn công chúng ta ngày một mạnh mẽ, rõ ràng và ở lại lâu hơn, nếu chúng ta không nhờ vào thuốc men trị liệu.

          2. Tâm Vô thường: Tâm con người thay đổi nhanh chóng nhất. Lúc vui lúc buồn, lúc giận lúc hờn, lúc thích lúc không thích. Chính vì thay đổi liên miên như vậy mà trong nhà Phật gọi Tâm này là tâm sinh diệt. Sinh là khởi ý thích rồi không thích nữa là diệt. Trạng thái Tâm thay đổi hoài như vậy gọi là Tâm Vô thường.

          3. Thế gian Vô thường: Những người xung quanh cũng giống như chúng ta, bản thân họ cũng thay đổi từng giờ từng phút như chúng ta. Không gian và cảnh vật xung quanh cũng thế. Sáng nắng chiều mưa. Ngày nóng đêm lạnh. Cây cối cảnh vật cũng bị Vô thường chi phối, nên người ta chia cột thời gian thành bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông.

          Còn đối với những sự kiện sự vật ảnh hưởng đến đời sống của con người như công danh, sự nghiệp, tiền tài, nhà cửa xe cộ cũng đổi thay. Sự thành công, không ở hoài với chúng ta. Sự thất bại, không phải lúc nào cũng bám lấy chúng ta. Về vấn đề tình cảm, tình yêu nam nữ của con người cũng thế, nó không thơ mộng đẹp đẽ như thuở ban đầu. Tuy có nhiều cặp vợ chồng gắn bó với nhau đến tuổi già bóng xế, nhưng tình yêu ban đầu cũng đã thay đổi thành tình nghĩa, trách nhiệm đối với nhau. Đó cũng là hình thức của Vô thường, là có đổi thay.

          Cộng đồng xã hội, nơi quốc gia chúng ta cư ngụ không phải lúc nào cũng bình yên vô sự. Vũ trụ thiên nhiên cũng thế. Núi non rừng rậm sông biển, có năm nào mà không nổi cơn thịnh nộ. Nào động đất, lũ lụt, cháy rừng , lấy đi không ít mạng sống con người con vật. Nên nói thế gian Vô thường là thế!

 

III. TRẢI NGHIỆM ĐỜI SỐNG

          Người ta nói đời sống con người Vô thường, vì đời sống không phải lúc nào cũng bằng phẳng êm xuôi, mà xen lẫn nhiều lần gặp chông gai trở ngại. Thật sự là như vậy, có ai sống ở đời mà không trải qua sự thăng trầm, lúc vui sướng khoẻ mạnh,  lúc ốm đau phiền não.

          Sống ở đời, ai cũng có mục đích để theo đuổi. Mục đích đó là đi tìm hạnh phúc cho riêng mình. Hạnh phúc là cái gì? Hạnh phúc có phải là sự hài lòng về mặt thân và tâm? Là sự cầu toàn được hưởng thụ mọi thứ dục lạc trên thế gian này? Cái thứ dục lạc mà trong nhà Phật gọi là tài, sắc, danh, thực, thuỳ. Để đạt được những thứ đó, thì đời sống của họ là những chuỗi ngày đầu tắt mặt tối làm việc để kiếm tiền. Tiền mới thoả mãn được những mong ước của con người. Không tiền thì chịu thua! Nhưng mà tiền càng nhiều thì lòng ham muốn lại càng gia tăng. Đó là bị hành khổ, bị nô lệ tiền, nô lệ vật chất, nô lệ dục vọng, mà con người không chịu nghĩ tới, cứ lao đầu làm việc kiếm tiền. Kiếm được  tiền cũng khổ mà không kiếm được tiền thì càng khổ hơn. Đời sống chỉ là một sự lặp lại, ngày này qua ngày khác như thế, và tiếp tục mãi theo thời gian. Cứ như vậy, cho đến khi một biến cố lớn trong cuộc đời xảy ra, đó là lúc đời người chấm dứt. Hoặc giả vì "lực bất tòng tâm" khi sức khoẻ không còn, bệnh hoạn triền miên mới đành buông tay. Buông mà lòng oằn oại. Buông mà tâm xót xa tiếc nuối.

          Ngẫm lại một cuộc sống như thế có giá trị gì khi cả một đời lặn ngụp trong việc kiếm tiền? Tiền bạc vật chất cũng vô thường mà! Nó có đó rồi mất đó. Mất mát do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như: Thiên tai, hoả hoạn, quốc hữu hoá (như việc "đổi tiền" ở Việt Nam sau năm 75), hoặc bị trộm cướp, hay chính con cái của mình tiêu xài phá sản. Thử hỏi đời sống như vậy, đem lên bàn cân, được bao nhiêu hạnh phúc, bao nhiêu khổ đau?

          Ngoài những người mải mê với cuộc sống hiện thực, mải mê chạy theo vật chất, tiền bạc, thoả mãn dục vọng, còn có hạng người vừa biết hưởng thụ cuộc sống vừa biết lợi dụng thời gian sống ở trên đời này để học hỏi trui rèn đạo đức và đời sống tâm linh. Họ học gì ở cuộc đời này? Họ cũng học cách sống để được hạnh phúc. Hạnh phúc đối với họ là cuộc sống vừa đủ, vui vẻ, thoải mái. Biết thời gian Vô thường, họ sẽ không phí phạm thời giờ của mình vào những việc vô bổ. Họ biết rằng qua một ngày họ sẽ mất đi một ngày. Cho nên sống vui vẻ một ngày, tu tập một ngày, là họ được lời một ngày.

          Họ biết đồng tiền là Vô thường cho nên khi kiếm được đồng tiền thì họ biết cách xử dụng nó vào những việc thích hợp. Muốn có đồng tiền phải làm việc vất vả, cho nên đồng tiền cũng có giá trị của đồng tiền. Không có nó, lấy gì trả tiền nhà, tiền xe, tiền xăng, tiền điện, tiền nước, tiền thuốc men, tiền cơm gạo ... Tuy nhiên, không vì thế họ so đo keo kiệt. Họ hiểu tiền bạc, của cải là thứ ngoài thân, khi chết đi sẽ không mang theo được thứ gì, cho nên ngoài việc xử dụng đồng tiền cho cuộc sống hằng ngày, nếu có ai cần giúp thì mở rộng lòng trao tặng bố thí. Khi mang niềm vui hạnh phúc đến cho người nào đó, thì cũng chính là lúc mình đang tạo niềm vui hạnh phúc cho chính mình.

          Sống ở đời sức khoẻ của con người bị coi như là chiếc xe ở trên đỉnh đồi bắt đầu xuống dốc từ tuổi 40. Going downhilll. Người ta nói từ tuổi 40 tới 50 sức khoẻ xuống chầm chậm, nhưng từ 50, 60 trở lên thì sức khoẻ của con người xuống nhanh lắm. Nhanh như xe chạy xuống dốc không cần đạp gas. Nếu không chịu rà thắng mà còn nhấn gas, thì xe sẽ chạy vù vù đưa con người ra thẳng nghĩa địa hay vô thẳng nhà xác.

          Quá nửa đời người rồi, nếu là người biết sống, thì xem như mình đã dành khá nhiều thời gian và tâm huyết cho sự nghiệp, cho gia đình, cho con cái, cho xã hội. Bây giờ thời gian còn lại thật ngắn ngủi, nếu để ý quan tâm đến bản thân, đến sức khoẻ của mình, cũng như sống vui vẻ thoải mái thì có gì là sai quấy?

         

IV. KẾT LUẬN  "TRẦN GIAN LÀ QUÁN TRỌ"

          Sinh Lão Bệnh Tử là quy luật ở đời không ai có thể cưỡng lại. Tất cả mọi thứ trên đời này có sinh có diệt. Đã không cưỡng lại được thì chúng ta đành chấp nhận quy luật vô thường vậy! Chấp nhận rồi thì chúng ta biết chắc rằng tuy hiện tại còn đang sống, nhưng sẽ có một ngày mình vĩnh viễn rời khỏi thế gian này, cho nên hãy xem "trần gian như là quán trọ". Quán trọ là nơi chúng ta tạm trú, những gì của quán trọ không thuộc về chúng ta. Khi hợp đồng ký kết mãn hạn, tức khi chúng ta hết căn phần, thì trả lại tất cả những gì mà chúng ta tạm mượn khi còn sống ở cõi đời này, mà ra đi. Đi một cách nhẹ nhàng không gây phiền toái cho bất cứ những ai còn ở lại.

          Trong thời gian còn tạm trú ở trần thế này mình cần sống vui vẻ thoải mái. Không cần phải hối hả làm gì. Cứ sống chậm chậm, từ từ, để thưởng thức cuộc sống, để thực tập những bài học tâm linh, chuẩn bị hành trang cho chuyến đi xa sau này của mình. Muốn sống hạnh phúc vui vẻ thì ngay bây giờ chúng ta hãy tập sống với lòng từ ái thương yêu, giúp đỡ mọi người trong khả năng. Tập sống bình đẳng, không phân biệt giàu nghèo, không khen chê, phán xét, hay thù ghét ai. Tập làm việc lành tránh việc ác. Xa lìa những thú vui vừa có hại cho sức khoẻ vừa dễ gây tội ác như rượu chè, cờ bạc, hút sách.

          Nếu nuôi mục đích cao cả hơn là thoát khỏi Sinh Lão Bệnh Tử, tức vượt thoát luân hồi sanh tử, thì phải tu học thông suốt Chân lý chứng ngộ của Đức Phật Thích Ca, phải thực tập thiền Định hầu đoạn trừ sạch sẽ lậu hoặc, kiết sử, tuỳ miên để thường an trú trong Phật tánh, tức Nhận Thức Biết không lời. Trong trạng thái tâm định sâu lắng đó, tiềm năng giác ngộ sẽ phát huy từ thô sơ đến viên mãn. Muốn trải nghiệm được trạng thái này chúng ta phải bắt đầu tu tập, hành trì Chánh pháp để sớm thể nhập vào đời sống Thiền. Sống Thiền là sống thư giản, sống chân thật, giữ chánh niệm từng phút giây, không để tâm phóng dật buông lung với những ý nghĩ bất chánh, lời nói bất chánh và hành động bất chánh.

          Thời gian thực sự không chờ đợi ai. Chúng ta còn chần chờ gì mà không bắt đầu thay đổi phương thức sống để quãng đời còn lại của chúng ta được an nhàn hạnh phúc?

 

THÍCH NỮ HẰNG NHƯ

14-11-2019

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/11/2017(Xem: 11037)
Tứ Diệu Đế, 3 Chuyển 12 Hành ------------------------------------------------- Thich-Nu-Hang-Nhu Thích Nữ Hằng Như NGUỒN GỐC Dựa theo "Tiến Trình Tu Chứng và Thành Đạo của Đức Phật", chúng ta biết rằng sau khi Đức Phật từ bỏ pháp tu từ hai vị đạo sĩ Alàra Kàlama và Uddaka Ramàputta đã dạy Ngài bốn tầng Định Yoga là: "Không Vô Biên Xứ, Thức Vô Biên Xứ, Vô Sở Hữu Xứ và Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ", đồng thời từ bỏ luôn pháp tu khổ hạnh kéo dài 6 năm, là một pháp tu đã khiến Ngài suýt mất mạng mà không đạt được thượng trí và Niết Bàn. Sau đó Đức Phật tự chọn pháp Thở để tu tập.
25/11/2017(Xem: 15643)
Tiệc Chay Gây Quỹ Xây Dựng Đoàn Quán Gia Đình Phật Tử Quảng Đức, Thứ Bảy, 25-11-2017, 6pm, xin trân trọng kính mời
24/11/2017(Xem: 5291)
Trong tuần lễ mùa Tạ Ơn tại Hoa Kỳ, ý nghĩa ban đầu cũng đã nhạt dần. Và nhiều phần đã biến đổi.Lễ Tạ Ơn đầu tiên tại Hoa Kỳ thực hiện vào tháng 10/1621, tức là cách nay 396 năm. Lúc đó, bữa tiệc Lễ Tạ Ơn Đầu Tiên kéo dài 3 ngày, với 90 thổ dân da đỏ (chữ bây giờ, gọi lịch sự là Người Mỹ Bản Xứ, Native American) và 53 người Pilgrim
23/11/2017(Xem: 11652)
Các đối tượng vật chất mà chúng ta nhìn thấy là tương đối chứ không có một thực tại khách quan; chúng là những biểu hiện của tâm. Chúng có mặt trong những hiện khởi cảm giác của tâm. Không có thực tại riêng biệt nằm ở đâu đó bên ngoài.
21/11/2017(Xem: 12951)
Hàng năm, từ trung tuần tháng 12 dương lịch, các tự viện khắp nơi đều hoan hỷ chuẩn bị tổ chức các khóa tu để cúng dường lễ vía Đức Phật A Di Đà, vị Phật đã phát 48 đại nguyện cứu độ chúng sanh, vị Phật gần gũi trong tâm tưởng Phật tử khắp năm châu bốn biển, bất luận mầu da, tiếng nói, bất luận giầu nghèo, sang hèn, bất luận nam nữ, già trẻ ….
21/11/2017(Xem: 7694)
Mưa nhẹ trong đêm. Lắng tai thật kỹ mới nghe được tiếng rơi tí tách bên ngoài qua khung cửa kiếng đóng kín. Hàng cây cao rũ lá ướt trên các nhánh khô gầy đầu thu. Đèn đường lặng soi trên những vũng đọng. Côn trùng im tiếng. Không có tiếng đập cánh của chim đêm. Không có tiếng chân người dẫm xào xạc trên lá. Cũng không có tiếng động cơ nào của xe cộ trên đường. Hơi thở nhẹ như tơ trời. Nhẹ như hư không.
14/11/2017(Xem: 11661)
Dưới đây là bài phỏng vấn Giáo sư Trung Quốc Ji Zhe (汲 喆/Cấp Triết) về tình trạng Phật giáo ngày nay tại quê hương của ông. Bài phỏng vấn được đăng trên nhật báo "Le Monde" của Pháp ngày 9 tháng 9 vừa qua với tựa: "Đức Phật mặc áo màu đỏ" (Bouddha en habit rouge), và đồng thời cũng được đưa lên trang mạng của tờ báo này, nhưng lại mang tựa khác: "Tại Trung Quốc, chính quyền công cụ hóa Phật giáo đổi mới" (En Chine, le pouvoir instrumentalise le renouveau bouddhiste).
10/11/2017(Xem: 8678)
Trong các tổ chức, cộng đồng, quốc gia trên thế giới, nơi nào cũng có phép tắc luật lệ riêng mà thành viên thuộc các tổ chức đó hay người dân thuộc cộng đồng hay quốc gia đó bắt buộc phải tuân thủ. Mục đích của luật lệ là nhằm giữ cho cộng đồng có được trật tự, ngăn ngừa giảm thiểu những tai ương tội ác do kẻ xấu cố tình gây ra.
05/11/2017(Xem: 7701)
Hành Trình Về Con Đường Giáo Dục Của Phật Giáo, Nếu nói về việc học, việc tu của chư Tăng Ni Phật Giáo thì tự ngàn xưa Đức Phật đã là một bậc Thầy vĩ đại đảm trách làm một Hướng đạo sư cho mọi người quy về. Trên từ những vị xuất gia, dưới đến vua, quan và thứ dân, ai ai cũng một lòng quy ngưỡng về giáo lý thậm thâm vi diệu ấy. Mục đích chính của việc tu tập là thoát ly khỏi cảnh giới khổ đau nầy, để trở về với bản lai diện mục thanh tịnh, giải thoát của mỗi người. Đức Phật cũng đã từng nói rằng: “Ta chỉ là một Đạo Sư”, nghĩa là một kẻ dẫn đường. Kẻ dẫn đường ấy chính là Thầy của chúng ta và bất cứ ai trong đời nầy dẫn được ta đi vào Đời hay vào Đạo đều là Thầy của chúng ta cả.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]