Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Góp Ý Về Nhu Cầu Bảo Tồn Phật Giáo Việt Nam Tại Mỹ

01/11/201923:59(Xem: 8732)
Góp Ý Về Nhu Cầu Bảo Tồn Phật Giáo Việt Nam Tại Mỹ

lat ma zopa

GÓP Ý VỀ NHU CẦU BẢO TỒN

PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI MỸ

Bài của Thị Phước Phạm Nam Sơn

 


Phật Giáo Viện Nam tại Mỹ đã không ngừng phát triểnđể duy trì những sinh hoạt tôn giáo của người Việt tại hải ngoại. Tuy nhiên gần đây sinh hoạt của các chùa Việt Nam tại Mỹmỗi ngày phải mỗi thu hẹp lại khi những thế hệ tị nạn lần lần Mỹ hóa; cũng như hầu hết các chùa được thành lập bởi các dân định cư như Trung Hoa, Nhật, Đại Hàn đến Mỹ trước đây đều không còn tồn tại đến ngày nay ngoại trừ những ngôi chùa đã được chuyến hóa để hòa hợp với xã hội Mỹ hoặc đã được thành lập sau này.

Trong bài viết này, chúng tôi xin được góp ý về nhu cầu chuyển hóa Phật Giáo Việt Nam tại Mỹ để có thể bảo tồn và phát triển hàng trăm ngôi chùa mà người Việt tị nạn đã dày công xây dựng tại quốc gia này trong hơn 40 năm qua. Chúng tôi cũng xin được trình bày những gì đã học hỏi được từ những thành công của Phật Giáo Tây Tạng và những phương thức sinh hoạt cho người trẻ không thông thạo tiếng Việt và người Mỹ tại Chùa Ngàn Phật ở North Carolina.

 

Phật Giáo Việt Nam tại Mỹ đã không ngừng phát triển để duy trì những sinh hoạt tôn giáocủa người Việt tại hải ngoại. Để đáp ứngnhu cầu tâm linh của người Việt tị nạn, trong hơn 40 năm qua, nhiều chùa đã được xây dựng ở khắp các tiểu bang trên nước Mỹ và nhiều trang mạng về Phật Pháp rất phong phú đã được thành lập. Đây là niềm tự hào rất lớn.Tuy nhiên vì thế hệ đầu tiên của người tỵ nạn Việt Nam đang nhanh chóng qua đi, nên chúng tôi thường băn khoăn tự hỏi không biết tương lai của Phật Giáo Việt Nam ở Mỹ nói riêng và ở hải ngoại nói chung rồi sẽ ra sao? Dựa vào sự thành công của Phật Giáo Tây Tạng ở Mỹ, song song với việc đáp ứng nhu cầu tâm linh của người Việt tị nạn, Phật GiáoViệt Nam ở Mỹ hiện đang có điều kiện để bảo tồn và tiếp tục phát triển bằng cách mở cánh cửa tu tập cho con em chúng ta không thông thạo tiếng Việt; vàtạo cơ hội cho những người đã cho chúng ta nhận nước Mỹ là quê hương thứ hai, hưởng được lợi lạc của Phật Pháp.

Các cơ sở Phật GiáoViệt Nam đã phát triển rất nhanh ở Mỹ phần lớn nhờ vào sự tích cực đóng góp của người Việt tị nạn đã có sẵn tín tâm với Tam Bảo,và đây là một thuận duyên. Tuy nhiên, thuận duyên này theo thời gian có thể trở thành nghịch duyên nếu chúng ta không biết đầu tư cho tương lai. Thí dụ như có những ngôi chùaViệt Nam ở Mỹ mặc dù đã được xây dựng rất tốn kém và kiên cố, có thể tồn tại hàng trăm năm,nhưng mọi sinh hoạt đều nhắm vào người Việt tị nạn nên khi những thếhệtị nạn qua đi thì những chùa này sẽ khó tồn tại được, và thuận duyên trong thời gian phát triển lúc ban đầu lại trở thành một nghịch duyên để tồn tại trong tương lai.

Khế lý và khế cơ là hai yếu tố căn bản của nền giáo dục Phật học. Khế lý là phải phù hợp với căn bản đạo Phật. Khế cơ là phải phù hợp với hoàn cảnh, tâm lý, trường hợp, và nguyện vọng củangười ta đang muốn giúp đỡ. Nếu các chùa Việt Nam chỉ sinh hoạt bằng tiếng Việt và phương pháp giảng dạy không hợp với thế hệ trẻ, thì rất dễ hiểu là tại sao có rất nhiều trường hợp con cháu của người Việt tị nạn không muốn theo cha mẹ về chùa. Thí dụ như trường hợp gia đình chúng tôi. Chúng tôi có bốn đứa con, một gái, ba trai. Khi các cháu còn nhỏ, hàng tuần chúng tôi thường đẫn các cháu đi chùa để chúng huân tập thói quen đi chùa. Mặc dù chúng tôi rất muốn con cháu chúng tôi theo đạo Phật, nhưng bây giờ các con và những đứa cháu lớn của chúng tôi không chịu đi chùa vì chúng không hiểu tiếng Việt và không hợp với các sinh hoạt ở chùa. Con gái lớn của chúng tôi tuy sanh trưởng ở Mỹ nhưng hiểu và viết được tiếng Việt rất khá vì trước đây cháu có đi học lớp Việt ngữ. Tuy nhiên khả năng Việt ngữ của cháu, cũng như hầu hết các con em chúng ta thuộc thế hệ thứ 2 chứ đừng nói chi đến thế hệ thứ 3, chỉ đủ để nói chuyện trong gia đình là đã làm cha mẹ mãn nguyện lắm rồi, chứ nghe quý Thầy giảng Phật Pháp tại chùa, hay nghe các bài giảng tiếng Việt có rất nhiều trên các trang mạng, các cháu không thể hiểu hết được. Hầu hết bạn bè của chúng tôi đều lâm vào hoàn cảnh tương tự, và họ cho chúng tôi biết là ở thành phố lớn gần chỗ chúng tôi ở có rất nhiều người trẻ đã bỏ đạo Phật qua đạo kháchay trở thành người không có tín ngưỡng vì lý do này.

Nói chung thì gần đây sinh hoạt của các chùa Việt Nam tại Mỹ mỗi ngày phải mỗi thu hẹp lại khi những thế hệ tị nạn lần lần Mỹ hóa. Với tình trạng này, Phật Giáo Việt Nam tại Mỹ cần phải được chuyển hoá để có thể tồn tại và tiếp tục phát triển bằng cách mở cánh cửa tu tập cho con em chúng ta không thông thạo tiếng Việt và cho người Mỹ chứ đừng bỏ qua cơ hội hôm nay vì sợ là sau này sẽ trở tay không kịp. Một trong những bài học đáng suy ngẫm là hãng Kodakvìlợi nhuận rất lớn trên toàn thế giới từ kinh doanh giấy và phim dựa trên hóa chấttrong nhiều thập kỷ là một thuận duyên, nên đã bỏ qua cơ hội đầu tư vào nhiếp ảnh kỹ thuật số(Digital Camera là một công nghệ mà chính hãng Kodak đã phát minh ra) là một nghịch duyên. Hãng Kodak đã chờ quá lâu mới đầu tư vào nhiếp ảnh kỹ thuật số, và thất bại chiến lược này là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự phá sản của hãng Kodak khi nhiếp ảnh kỹ thuật số phá hủy mô hình kinh doanh dựa trên phim của hãng. Cũng như vậy, nếu chúng ta không tích cực chuyển hóa thay đổi phương thức hoằng Pháp để đáp ứng nhu cầu tâm linh của con cháu chúng ta và người Mỹ ngay bây giờ, thì những thế hệ tương lai của người Việt ở Mỹ sẽ không thừa hưởng được nền giáo dục Phật Pháp và những ngôi chùa mà người Việt tị nạn đã dày công xây dựng tại quốc gia này trong hơn 40 năm qua.

Chúng ta hãy học hỏi từ Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh và Hòa Thượng Thích Thiên Ân là những vị Thầy tiên phong và rất thành công trong trong việc giảng dạy Phật Pháp cho người Mỹ. Hiện nay một số chùa ở Mỹ đang có những thời khóa giảng dạy và những sinh hoạt bằng Anh Ngữ, và một số trang mạng Phật pháp có thêm phần Anh Ngữ. Điều này thật đáng quý và đáng trân trọng.

Chúng tôi có thiện duyên được học hỏi từ nhiều Thầy Tây Tạng và nhất là từ Lama Zopa Rinpoche là một trong những vị Thầy tiên phong trong quá trình chuyển hóa Phật Giáo Tây Tạng. Phần dưới của bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu đến quý Phật tử để dùng làm tài liệu tham khảo về những yếu tố đưa đến sự thành công của tổ chức Phật Giáo Tây Tạng FPMT(https://fpmt,org), và sự góp sức chuyển hóa Phật Giáo Tây Tạng của Lama Yeshe và Lama Zopa. Tổ chức FPMT (Foundation for the Preservation of the Mahayana Tradition, tạm dịch là Tổ Chức Bảo Tồn Truyền Thống Đại Thừa) là một thành công của phái Gelugpa trong việc hoằng dương Phật Pháp trên thế giới nói chung và tại Mỹ nói riêng.

Trong tài liệu tham khảo này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu tại sao hai Thầy tị nạn Tây Tạng không có khả năng tài chánh, nhưng nhờ vào sự góp sức của các Phật tử tại gia mà có thể thành lập được tổ chức FPMT có tầm vóc quốc tế mà hiện nay có tới 164 ngôi chùa (Trung Tâm Tu Học Phật Pháp) ở 40 quốc gia trên thế giới.Cũng như những năm trước, năm 2017 các Phật tử trên khắp thế giới đã cúng dườnggần 6 triệu dollars cho Tổng Hành Dinh của tổ chức này để lo cho các chương trình từ thiện, giúp đỡ chư Tăng Ni, dịch kinh, đúc tượng, v.v.

Với tâm nguyện tạo điều kiện tu tập cho con em chúng ta không thông thạo tiếng Việt và cho người Mỹ, tháng 8 năm 2016, chúng tôi đã giúp quý Thầy thành lập Chùa Ngàn Phật ở Greensboro, North Carolina (https://www.chuanganphat.org/language/vi/). Đến tháng 10 năm 2016, Chùa Ngàn Phật được chính phủ Mỹ chính thức chấp nhận là một tổ chức bất vụ lợi (nonprofit organization).

Chùa đang xúc tiến xây một chánh điện rộng đủ để thờ 1,000 tôn tượng đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật cho chư Tăng Ni, Phật tử và mọi loài chúng sanh có nhân duyên với Phật Pháp được chiêm ngưỡng, đảnh lễ, cúng dường. Trong 13 năm qua, nhiều Phật tử ở North Carolina và các tiểu bang khác đã đến Raleigh để chính tay đúc một ngàn tượng Phật này để cầu nguyện cho thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc, và là món quà của người Việt tị nạn, tượng trưng cho những vị Phật tương lai, gởi đến cho thế hệ trẻ ở Mỹ.

Ngoài những sinh hoạt cho người Việt như những chùa Viêt Nam khác trong vùng, Chùa Ngàn Phật đang áp dụng những phương thức sinh hoạt nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh cho người trẻ không thông thạo tiếng Việt, và mở cánh cửa tu tập để người địa phương đến với chúng tatrong khi vẫn gìn giữ được những truyền thống tốt đẹp của Phật Giáo Việt Nam.Hàng tuần tại Chùa Ngàn Phật có ba ngày tu học, Chủ Nhật, Thứ Hai và Thứ Ba bằng tiếng Việt và bằng Anh Ngữ.

pdf-icon
GÓP Ý VỀ NHU CẦU BẢO TỒN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI MY_PHẠM NAM SƠN_PD_THỊ PHƯỚC

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/03/2020(Xem: 6226)
Theo báo cáo của một nhóm nhà Khảo cổ, cùng với sự hỗ trợ của Cục Chính trị và Quân đội Pakistan đã phát hiện tại tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, Pakistan, có đến khoảng 110 địa điểm di tích có liên quan đến Phật giáo thời cổ đại. Khoảng 30.000 nghệ thuật chạm khắc cổ xưa và chữ khắc có thể biến mất mãi mãi do việc xây dựng đập Diamer-Basha.
24/03/2020(Xem: 9049)
Cho đến hôm nay, đã hơn một ngày tuần sơ thất của cố ca sĩ Thái Thanh ( 1934 – 2020 ). Bà tên thật là Phạm Thị Băng Thanh( Để gần gũihơn xin phép được gọi bằng Bà), sinh ngày 5/8/1934, từ trần ngày 17/3/2020 tại Quận Cam, California, Hoa kỳ, hưởng thọ 86 tuổi. Tiếc rằng trong cáo phó của gia đình không có thông tin ngày giờ tẩn liệm và nơi an táng hoặc hỏa táng. Dù biết rằng bà ra đi giữa cơn đại dịch Covid 19, gia đình cũng tùy thuận miễn phúng viếng, nhưng những chi tiết đó giúp cho những người ái mộ phương xa có đủ thông tin để tưởng niệm và nhất tâm cầu nguyện cùng gia đình. Bài viết này cũng cố trông đợi cho đến ngày sơ thất hôm nay ( nếu gia đình có tổ chức cúng theo nghi thức PG ) mới có thể nói lên một vài cảm nhận về tiếng hát của bà, đặc biệt có ít nhiều liên quan đến Phật giáo chúng ta.
22/03/2020(Xem: 6840)
Kiểm soát cảm xúc là cách chúng ta xử lý những trãi nghiệm cảm xúc qua từng giây, từng phút để có cuộc sống khỏe mạnh, xây dựng các mối quan hệ tích cực và đạt được mục tiêu mong muốn. Khi chúng ta cảm thấy thất vọng hay vui tươi, lo lắng hoặc thích thú, chúng ta làm gì để kéo dài hoặc thu ngắn những cảm xúc này? Chúng ta làm gì để giữ lại những cảm xúc này hay chuyển đến một cảm xúc khác? Quan trọng là, từ góc nhìn của trí thông minh cảm xúc (emotional intelligence), việc kiểm soát cảm giác liên quan đến việc chấp nhận rằng cảm giác đó đến và sẽ đi một cách tự nhiên, mà hầu như tất cả các cảm xúc đều như vậy. Vì thế chúng ta sẽ không cố níu giữ, phản ứng hoặc bị cuốn vào những cảm xúc đó.
21/03/2020(Xem: 5826)
Nam Mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát Kính gửi chư Tôn Đức và quý vị hảo tâm Từ thiện. Được sự thương tưởng và hỗ trợ của quí vị chúng tôi vừa thực hiện xong 14 giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận khu vực Bồ Đề Đạo Tràng & Nalanda tiểu bang Bihar India. Đây là Public Well Hand-pump nên cả làng có thể xài chung, người dân nghèo bớt đi rất nhiều nỗi nhọc nhằn trong mùa hạ vì phải đi lấy nước ngoài sông xa. Kính mời quí vị xem qua một số hình ảnh tường trình.
21/03/2020(Xem: 5865)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm . Thêm lần nữa, được sự thương tưởng của quý chư Tôn đức, Phật tử thiện hữu, tuần lễ vừa qua (15/3 2020) chúng tôi lại có dịp lên đường gieo hạt Từ tâm. Dẫu biết rằng việc làm của chúng ta cũng chỉ là việc ''lấy muối bỏ bể'' trong nỗi nghèo khó mênh mông của xứ này, nhưng thiết nghĩ điều đó không quan trọng, quan trọng là Tấm lòng san sẻ mà thôi.
20/03/2020(Xem: 7922)
Bát Chánh Đạo chỉ là một phần trong giáo lý của Đức Phật. Chỉ cần áp dụng tám bước này vào đời sống sẽ mang đến cho ta và mọi người được hạnh phúc. Qua bài Chuyển Pháp Luân của Đức Phật giảng tại vườn nai cho năm anh em ông Kiều Trần Như nghe. Trong đó Bát Chánh Đạo là chủ đề đầu tiên mà Đức Phật mở bài. Từ sự quan sát cuộc đời của Ngài qua những kinh nghiêm sống trong hai giai đoạn: Hưởng thụ lợi lạc, đam mê ái dục, danh lợi, quyền lực, trong cung điện. Sáu năm tu khổ hạnh mà không thấy kết quả gì.
05/03/2020(Xem: 9082)
“Tham” là tham lam. Ham muốn thái quá. Đắm say, thích thú muốn có nhiều những thứ mình ưa thích như tiền tài, sắc đẹp, danh vọng v.v… Lòng ham đó chẳng hề biết chán, càng được thời càng ham. Tham cho mình, rồi tham cho cả bà con quyến thuộc, quốc gia, xã hội của mình. Cũng vì lòng tham, mà nhân loại tranh giành giết hại lẫn nhau. Kẻ tham hay ghen ghét những người thành tựu.
01/03/2020(Xem: 8912)
Với nhiều lý do đó tôi đã rất hân hoan đi mời các bạn tham dự buổi tiệc chay này từ trước một tháng ngay vừa khi thông báo lên . Thế nhưng đâu ai có thể đoán được mọi chuyện gì trong tương lai có thể xảy đến ...dù chỉ vài ngày trước đó nên chi tôi chỉ cầu nguyện thầm cho buổi lễ thật thành công hầu đem lại niềm khích lệ cho những bậc trưởng thượng đang ra sức dựng xây Đạo Pháp nơi hải ngoại . Hy vọng ai ai cũng đều nghĩ đó là duyên phước như tôi thì ngày hôm đó theo tôi nghĩ ......sẽ có rất nhiều người tham dự, vì thực đơn tiệc chay hôm ấy quá tuyệt vời mà các chị trong ban trai soạn vừa bật mí như sau:
29/02/2020(Xem: 6632)
Ngày nay, chúng ta sống ở trên thế gian này hoàn cảnh rất không tốt, rất không bình thường. Ngày qua tháng lại chúng ta điều trải qua ba bữa ăn đắng uống độc trong thịt, trong rau…có rất nhiều độc tố.
27/02/2020(Xem: 6541)
Ai cũng biết cuộc đời ngắn ngủi, thời gian không chờ đợi một ai bao giờ. Là một Tăng Ni trẻ phải biết tận dụng thời gian để học tập, quyết không để thời gian trôi qua một cách lãng phí vô ích. Tăng Ni trẻ phải biết tận dụng thời gian trong việc tu học, nâng cao đời sống tâm linh. Quỹ thời gian của một đời người không nhiều, phải nỗ lực nuôi dưỡng và gieo hạt giống từ bi rộng rãi trên toàn xã hội.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]