Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tìm hiểu ý nghĩa đoạn kinh "Chữ Viết Trên Đá, Trên Đất, Trên Nước"

20/10/201908:42(Xem: 8235)
Tìm hiểu ý nghĩa đoạn kinh "Chữ Viết Trên Đá, Trên Đất, Trên Nước"

Tìm hiểu ý nghĩa đoạn kinh

"CHỮ VIẾT TRÊN ĐÁ, TRÊN ĐẤT, TRÊN NƯỚC"

Trong Tăng Chi Bộ Kinh

------------------------------------------------------------

Thích Nữ Hằng Như

         lotus_51

          Bài kinh "Viết Trên Đá, Trên Đất, Trên Nước" là bài kinh ngắn, trích trong Kinh Tăng Chi Bộ, chương Ba, phẩm Kusinàra. Kinh Tăng Chi Bộ là bộ kinh thứ Tư trong số năm bộ kinh Nikàya. Đó là: Trường Bộ Kinh, Trung Bộ Kinh, Tương Ưng Bộ Kinh, Tăng Chi Bộ Kinh và Tiểu Bộ Kinh.

          Kinh điển Phật giáo hiện nay còn lại 2 bộ kinh xưa nhất. Một bộ được ghi lại bằng tiếng Pàli gọi là Kinh Nikàya, còn một bộ xử dụng tiếng Sanskrit gọi là Kinh Àgama (A-hàm) gồm bốn Bộ là: Kinh Trường A-hàm, Trung A-hàm, Tạp A-hàm, Tăng Nhất A-hàm.

          Cả hai bộ kinh đều đã được chư tôn thạc đức như các Ngài Thích Minh Châu dịch bộ Nikàya và quý Ngài Thích Thanh Từ, Thích Tuệ Sỹ, Thích Thích Đức Thắng... dịch Bộ A-hàm từ Hán tạng.

          Ngày xưa khi Đức Phật còn tại thế, những bài giảng của Ngài được truyền khẩu chứ không có ghi chép lại.Sau khi Đức Phật nhập diệt cho đến đầu Công Nguyên có 4 kỳ kết tập kinh điển.

          - Kỳ kết tập thứ nhất: Sau khi Đức Phật nhập diệt khoảng 3 tháng, dưới triều Vua A-Xà-Thế, tôn giả Đại-Ca-Diếp (đệ nhất đầu đà) triệu tập 500 vị A-La-Hán kết tập kinh điển lần thứ nhất, mục đích để mọi người nhớ lại những lời dạy của Đức Phật mà thực hành. Tôn giả Anan (đệ nhất đa văn) trùng tu Kinh, còn tôn giả Upali (đệ nhất trì giới) trùng tu Luât. Thời đó chỉ truyền khẩu hai tạng Kinh vàLuật, chứ không có ghi lại bằng chữ viết.

          - Lần thứ nhì: Vào năm 444 trước Công Nguyên, sau khi Đức Phật nhập diệt khoảng 100 năm.Ngài Da-Xá lúc bấy giờ 165 tuổi, là vị đệ tử xuất gia thứ sáu của Đức Phật sau năm anh em Kiều Trần Như, đã triệu tập 700 vị Trưởng lão, kết tập kinh điển lần thứ hai, tụng đọc lại Kinh-Luật, chủ ý là Luật, lý do vì Ngài Da-Xá phát hiện chư tăng Bạt Kỳ mở phong trào mới xin tiền cư sĩ khi thuyết pháp. Lần kết tập này cũng đọc tụng truyền khẩu chứ không ghi chép bằng chữ viết.

          Kể từ lần kết tập kinh điển này, Giáo Đoàn Phật Giáo Nguyên Thuỷ rạn nứt làm hai. Đầu mối phân liệt này xảy ra là do nơi chư tăng Bạt-Kỳ muốn sống nương tựa vào sự cúng dường của quần chúng không còn tôn trọng luật lệ Đức Phật đã qui định. Trong khi đó, Trưởng Lão Bộ (nhóm Ngài Da-Xá) là những vị bảo thủ, quyết duy trì Giới luật của Đức Phật đưa ra.

          - Lần thứ ba: Vào khoảng năm 308 trước Công Nguyên, sau khi Đức Phật nhập diệt 236 năm, do vua A-Dục bảo trợ, tôn giả Mục-Kiền-Liên Tu-Đế chủ toạ kỳ kết tập kinh điển lần thứ ba. Lần này kết tập Kinh-Luật-Luận gọi là Tam tạng kinh điển. Kinh và Luật là lời Phật dạy, còn Luận là do chư Tổ sáng tác. Có ghi lại văn bảng bằng chữ Pali.

          - Lần thứ tư: Vào đầu Công Nguyên thứ nhất, khoảng 500 năm sau khi Đức Phật nhập diệt dưới triều đại vua Ca-Nị-Sắc, Ngài Thế Hữu chủ trì kết tập tam tạng kinh điển lần thứ Tư, Ngài Mã Minh nhuận sắc lại bản viết bằng tiếng Sanskrit.

          Đó là lý do tại sao Phật giáo có hai bộ kinh tạng Nikàya (tiếng Pali) vàÀgama (tiếng Sanskrit).Hai Bộ có nhiều điểm giống nhau và cũng có nhiều điểm khác nhau.

 

Kinh "Viết Trên Đá, Trên Đất, Trên Nước"

          Nội dung bài kinh "Viết Trên Đá, Trên Đất, Trên Nước",Đức Phật đã đề cập đến phản ứng khác nhau của ba hạng người khi nóng giận. Hạng người thứ nhất nóng giận lâu dài như chữ viết trên đá. Hạng người thứ hai nóng giận nhưng mau quên như chữ viết trên đất. Hạng người thứ ba dù bị xúc phạm nặng nề nhưng vẫn dễ hoà hợp, hoan hỷ, thân thiện, giống như chữ viết trên nước.

 

I.NGUYÊN VĂN KINH

          130.- Chữ Viết Trên Đá, Trên Đất, Trên Nước.

          " 1. Ba hạng người này, này các Tỷ kheo, có mặt xuất hiện ở đời. Thế nào là ba? Hạng người như chữ viết trên đá, hạng người như chữ viết trên đất, hạng người như chữ viết trên nước.

          Và này các Tỷ-kheo, có người luôn luôn phẫn nộ và phẫn nộ của người này tiếp tục lâu dài. Này các Tỷ kheo, ví như chữ viết trên đá không bị gió hay nước xoá mau chóng, được tồn tại lâu dài. Cũng vậy, này các Tỷ kheo, ở đây có người luôn phẫn nộ và phẫn nộ của người ấy tiếp tục lâu dài. Này các Tỷ kheo, đây là hạng người như chữ được viết trên đá.

          2. Và này các Tỷ kheo, thế nào là hạng người như chữ được viết trên đất?Ở đây, này các Tỷ kheo, có người luôn luôn phẫn nộ và phẫn nộ của người này không có tiếp tục lâu dài. Ví như, này các Tỷ kheo, chữ được viết trên đất bị gió hay nước xoá tẩy mau chóng, không có tồn tại lâu dài. Cũng vậy, này các Tỷ kheo, ở đây, có người luôn luôn phẫn nộ và phẫn nộ của người này không có tiếp tục lâu dài. Này các Tỷ kheo, đây gọi là hạng người như chữ được viết trên đất.

          3. Và này các Tỷ kheo, thế nào là hạng người như chữ viết trên nước? Ở đây, này các Tỷ kheo, có người dầu bị nói một cách kịch liệt, dầu có bị nói một cách ác độc, dầu có bị nói một cách thô lỗ, tuy vậy, vẫn dễ dàng hoà hợp, thân thiện, và hoan hỷ. Này các Tỷ kheo, ví như chữ viết trên nước được mau chóng biến mất, không có tồn tại lâu dài. Cũng vậy, này các Tỷ kheo, có người dầu bị nói một cách kịch liệt, dầu có bị nói một cách ác độc, dầu có bị nói một cách thô lỗ, tuy vậy, vẫn dễ dàng hoà hợp, thân thiện và hoan hỷ. Này các Tỷ kheo, đây gọi là hạng người như chữ viết trên nước.

          Ba hạng người này, này các Tỷ kheo, có mặt, xuất hiện ở đời."

 

II. TÌM HIỂU

          - Tỷ-Kheo: Tỷ-kheo là chữ dịch theo âm của tiếng Phạn là Bikkhu chỉ nam tu sĩ Phật giáo. Tỳ-kheo-ni dịch theo âm Bikkhuni chỉ nữ tu Phật giáo. Ngày nay các vị mới xuất gia thọ 10 giới gọi là Sa-di hay Sa-di-ni. Sau một thời gian tu tập, thọ Cụ-Túc-Giới, Tăng 250 giới, Ni 348 giới mới gọi là Tỷ-Kheo hay Tỳ-Kheo-Ni.

          - Phẫn nộ: Căm hờn, tức giận cao độ không kiềm chế được.

          - Kịch liệt: Chỉ sự "mạnh mẽ, quyết liệt" quá sức kiểm soát.

          - Ác độc: Lời nói hay hành động tàn ác, thâm hiểm gây đau đớn cho nạn nhân.

          - Thô lỗ: Lời nói thô tục, lỗ mãng trong cách giao tiếp, đối xử.

          - Hoà hợp: Hài hoà, không chống trái lẫn nhau.

          - Thân thiện: Biểu hiện sự tử tế, dễ gần gủi và có thiện cảm với nhau.

          - Hoan hỷ: Hân hoan, vui mừng sung sướng biểu lộ rõ trên nét mặt, cử chỉ, lời nói.

          - Hạng người như chữ viết trên đá:Ý nói trên đời này có hạng người khi phẫn nộ, căm giận aithì sự phẫn nộ này kéo dài khó chấm dứt. Sự phẫn nộ sân hận này khắc ghi trong tâm họ, cũng giống như chữ viết khắc trên đá, gió hay nước mưa không tẩy xoá được. Đức Phật xếp hạng người này như chữ được viết trên đá.

          - Hạng người như chữ viết trên đất:Ý nói cơn giận, cơn phẫn nộ của người này xuất hiện, nhưng không kéo dài, cũng giống như chữ viết trên mặt đất, chỉ một thời gian ngắn, chữ viết bị nước cuốn trôi hay gió thổi xoá mất. Đức Phật xếp hạng người này như chữ được viết trên mặt đất.

          - Hạng người như chữ viết trên nước:Ý nói người này dù bị những lời phỉ báng kịch liệt, ác độc hay thô lỗ nhắm vào mình, mà vẫn dễ dàng hoà hợp, hoan hỷ và thân thiện, giống như chữ viết trên nước không tồn tại. Đức Phật xếp hạng người này như chữ được viết trên nước.

 

III. BÀI HỌC VỀ SÂN HẬN

          Khi đề cập và so sánh thái độ của ba hạng người phẫn nộ này, phải chăng Đức Phật đã gởi một thông điệp nhắc nhở cho chúng ta biết rằng căn bệnh Sân là một căn bệnh nguy hiểm, được nhắc tới trong kinh, đó là một trong tam độc "Tham, Sân, Si". Nó có thể huỷ diệt đời mình và làm tổn thương đến những người liên hệ thân thiết xung quanh.

          Như vậy thế nào là Sân hận: Sân hận hay phẫn nộ được hiểu như là một trạng thái tâm nóng nảy, căm giận. Khi cơn sân hận lên tới cực điểm thì tâm trạng của người nổi sân có khuynh hướng muốn tiêu diệt, đập phá bởi không thể kiềm chế nổi.

          Nguyên nhân:

          Ban đầu có thể chỉ là một điều gì đó xảy ra không vừa ý, không thoả mãn niềm mong muốn đưa đến sự bực tức khó chịu. Nếu sự bực tức này kéo dài kèm theo những tác ý tiêu cực, thêm những tác động từ bên ngoài đưa tới như lời nói châm biếm, chê bai, hạ nhục... khiến cho người này nổi giận. Khi cơn giận gia tăng đến cực điểm người ta thường gọi trạng thái đó là giận dữ, là sân. Nếu cơn sân kéo dài đưa tới sự căm thù oán hận, gọi là sân hận.

          Những biểu lộ của cơn sân:

          Cơn sân biểu lộ qua cử chỉ hành động và sắc mặt con người như da mặt tái xanh, mắt đỏ ngầu, môi giật, tay chân run rẩy. Người nổi sân thường vận dụng toàn bộ sức lực la hét, chưởi bới thô tục, đập bàn đập ghế, xô ngã vật dụng, hoặc biểu hiện bằng cách giậm chân, nhảy đông đổng, thậm chí muốn tấn công tiêu diệt người khác.

          Người nổi sân có khi tự hành hạ thân thể mình để uy hiếp đối phương, như tự bứt tóc, bứt tai, đập đầu, đấm ngực của mình và la hét quá độ đến không thở được, ngã lăn ra bất tỉnh...

          Khi cơn sân nổi lên thường ít có người bình tĩnh, họ có những hành vi khiếm nhã làm mất đi phẩm hạnh cao quý của mình vì hận thù che mờ lý trí. Những lời nói độc địa, tàn nhẫn gây đau đớn cho đối phương và tạo nghiệp ác cho chính bản thân mình.

          Khi bàn về sự giận dữ, thiền sư Nhất Hạnh cóviết một câu thật chí lý đó là: "Nuôi cái Giận trong lòng, khác nào uống thuốc độc mà trông chờ người khác chết...".Quả thật khi căm giận, căm hờn người nào, mình chỉ muốn đối phương đau khổ chết đi. Nhưng đối phương không chết, mà cơn Sân đang hoành hành đánh gục chính bản thân mình.

          Thời bây giờ, theo khoa học não bộ, khi con người nổi giận, tín hiệu tác động vào các cơ chế trong não bộ như Dưới Đồi, Cơ Cấu Mạng Lưới, Giao Cảm thần kinh tiết ra các chất sinh hoá học như Norepinephrine, Epinephrine... Những chất này tiết ra quá nhiều sẽ làm hại tim, gan, bao tử, mất ký ức, huyết áp cao, đứt mạch máu não, hay những căn bệnh tâm thể khác...

          - Trong nhà Phật, Sân bị xem là căn bệnh, là thứ xấu xa mà người Phật tử cần phải loại trừ ra khỏi đời sống của mình. Đức Phật vẫn thường so sánh "sân hận như đám mây vô minh che lấp mặt trời trí huệ". Khi giận quá không kiềm chế được, con người ta thường hành động theo bản năng không kịp suy nghĩ, để sau đó hối hận thì chuyện đã rồi. Đức Phật cũng từng nói: "Một niệm sân khởi lên, đốt cả rừng công đức".Mình là người Phật tử, giữ giới, hành thiện, bòn từng chút công đức. Vậy mà trong cơn sân hận mình có hành động cử chỉ lời nói thô lỗ hại người, hại vật...ngay lúc đó bao nhiêu công đức của mình cháy rụi theo cơn lửa giận.

 

IV. CÔ LẬP "SÂN HẬN"

          Khi cơn giận dữ nổi lên, người ta bảo hãy uống một ly nước mát cho cơn giận hạ xuống. Nhưng mà khi chúng ta đưa ly nước cho người đang trong cơn sân hận thì chuyện gì xảy ra? Tâm lý chung, phản ứng của người đang sân sẽ hất mạnh khiến ly nước bị rơi xuống đất bể tan tành. Một số quý ông trị bệnh sân bằng cách uống rượu đến say mèm, hay hút thuốc lá hết điếu này đến điếu khác, để giúp quên đi cơn bực dọc. Chữa cháy kiểu này, không sớm thì muộn lại mắc thêm bệnh ghiền rượu, ghiền thuốc có hại cho sức khoẻ. Lại thêm một chuyện khác là có người say rượu nằm ngủ một giấc, khi thức dậy quên đi cơn giận, nhưng cũng có người rượu vào lời ra ... đưa đến những phiền não khác. Tốt nhất là nên tu tập ngừa bệnh hơn trị bệnh.

                                         

 

Tu tập như thế nào?

          Trong kinh "Trừ Khử Hiềm Hận", hiềm hận là hiềm khích, hận thù có liên hệ  mật thiết với sân hận, Đức Phật dạy 5 cách trừ khử hiềm hận là tu tập "phát huy tâm từ, tâm bi, tâm xả, vô niệm tức vô tác ý". Đồng thời phải biết rằng hiềm hận sanh ra là do Nghiệp mình đã và đang tạo,nên cần phải trừ khử nó đi.

          Dựa theo lời dạy của Đức Phật, chúng ta thực hành một số phương thức để ngăn ngừa căn bệnh sân hận nguy hiểm này.

          - Thiền Quán: Nhờ học Phật, chúng ta hiểu ai cũng có 2 mặt tốt và xấu. Mặt tốt là người nào cũng có Phật tánh. Mặt xấu là do vô minh che mờ trí huệ, nên khi cơn giận nổi lên không kiểm soát được. Vì thế khi đối mặt với người đang sân hận,chúng ta nên khởi lòng từ bi thương xót bằng cách tập "hạnh lắng nghe với tâm từ bi". Nếu cần phải nói thì nên xử dụng lời nói nhẹ nhàng trong kinh gọi là "ái ngữ".

          - Học quy luật "Tương quan nhân quả" chúng ta hiểu rằng, mình gieo Nhân nào thì trước hay sau gì mình cũng sẽ nhận Quả nấy. Căn bản thì khi mình làm việc lành thì sẽ nhận quả lành, làm ác thì sẽ nhận quả ác. Sự kiện nổi Sân là mình đang tạo Nghiệp xấu. Vì thế mình nên tu tập thiền, không tác ý gì hết, tâm an trú trong Vô Niệm, thì trừ khử được tâm Sân.

          - Thiền Định:

          Thu thúc lục căn,thực tập các chiêu thức: Dùng giác quan tu tập như nghe tiếng chuông, thư giãn lưỡi, thiền hành, nhìn xa, nhìn gần, nhìn lưng chừng giữ niệm Biết Không Lời về đối tượng, không phê phán, khen chê tức không nói thầm trong não, tâm được yên lặng. Các chiêu thức này thuộc về thiền Chỉ/Samatha.

          Hằng ngày tập giữ chánh niệm trong lúc đi, đứng, nằm, ngồi.Tập nhìn, nghe, xúc chạm "biết như thực" về đối tượng, tức biết "cái đang là" của đối tượng, an trú trong bây giờ và ở đây, tâm hoàn toàn yên lặng.

          Trạng thái tâm yên lặng vững chắc thì gọi là Định(Samàdhi). Muốn kinh nghiệm định sâu, cần toạ thiền theo pháp Thở hay pháp Không Nói. Thực tập từ thấp an trú trong trạng thái Biết không lời (Tánh Giác) lên cao là Nhận thức biết không lời (Tâm Như).

          Người tu tập kinh nghiệm Tâm Bất Động thì cô lập được lậu hoặc, tham, sân, si. Dù có bị ai gây hấn, nói những lời ác độc thì người đó vẫn dễ dàng hoà hợp, thân thiện, vui vẻ, bởi vì người đó tuy sống giữa cuộc đời nhiễu nhương bụi trần nhưng tâm người đó rỗng rang thanh tịnh, không bị gió đời lôi cuốn vào bể sân hận khổ đau. Đức Phật xếp hạng người này là hạng người  như"chữ viết trên nước."

 

V. KẾT LUẬN

          Đoạn kinh "Viết Trên Đá, Trên Đất, Trên Nước" tuy ngắn và đơn giản nhưng chứa đựng bài học sâu sắc giá trị. Chúng ta biết rằng con người sanh ra ở đời, chuyện hân hoan hay phẫn nộ là hai mặt của một đồng tiền. Hễ gặp điều vừa ý thì hân hoan vui vẻ, gặp chuyện trái lòng thì bất mãn, phẫn nộ.Đây là trạng thái tâm lý bình thường của người thế gian. Nhưng theo nhà Phật thì hành vi cũng như cấp độ sân hận của mỗi người còn tuỳ thuộc vào Nghiệp Quả đã gieo trồng từ trước.

          Như bài kinh vừa nêu trên, có hạng người nóng tánh phẫn nộ khi gặp chuyện không hài lòng, và cơn phẫn nộ này kéo dài rất lâu, như những chữ khắc sâu vào đá, mưa gió bão bùng cũng khó phai nhoà. Hạng người này tự làm khổ bản thân mình vì sự phẫn nộ lâu dài thiêu đốt tâm cang của chính mình.Và vì dễ phẫn nộ nên cũng ít có người dám đến gần kết thân. Ngay cả vợ con cũng không dám đến gần khi người này lên cơn phẫn nộ. Nếu tình trạng này lặp đi lặp lại hoài, đến một ngày nào đó, vợ chồng đi đến ly thân ly dị cũng không có gì phải ngạc nhiên.

          Một hạng người nữa cũng dễ phẫn nộ nhưng mau khắc phục cơn giận. Đây là người biết kiềm chế và nhẫn nhịn, như chữ viết trên đất mưa gió dễ thổi bay.Người này đỡ khổ hơn hạng người trên.

          Còn người không giận khi bị người khác xúc phạm nặng nềlà hạng người như chữ viết trên nước. Đâylà người có hành trì tu tập, lúc nào cũng an trú trong tâm bậc thánh nên tám gió thổi không động.

          Nói về tu tập, Đức Phật dạy chúng ta nhiều phương thức. Sau khi học hỏi và tuệ tri những điều Đức Phật dạy, chúng ta nên chọn cách tu thẳng để diệt tận gốc "tham sân si", chứ không tu ngoài cái ngọn.

          Qua giáo lý "Tứ Diệu Đế" thì nguồn gốc của khổ đau chính là Tham ái, là khao khát không bao giờ biết đủ về tài, sắc, danh, thực, thuỳ... là năm món dục mà người đời ai cũng bị dính vào. Những thứ này không được thoả mãn thì cơn Sân hận nổi lên. Như vậy Tham là nguồn gốc của Sân. Sân là nguồn gốc của Vô Minh.Là con người mà không có trí sáng suốt, tức không có trí huệ,thì mãi mãi bị luân hồi trong biển khổ.

          Nếu hành giả tu tập an trú trong Tánh Giác, tức an trú"trong bây giờ và ở đây" mọi lúc mọi thời, thì năm triền cái "Tham, Sân, Hôn Trầm, Trạo Cử, Nghi Ngờ" bị triệt tiêu, mặt trời trí huệ chắc chắn sẽ hiển lộ soi sáng con đường tâm linh, giúp chúng ta từng bước tiến gần đến mục tiêu thoát khổ giác ngộ và giải thoát.

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

THÍCH NỮ HẰNG NHƯ

October 14 - 2019

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/09/2020(Xem: 5953)
Hôm thứ Bảy, ngày 26 tháng 9 năm 2020, Ấn Độ đã công bố khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 15 triệu USD để thúc đẩy quan hệ Phật giáo giữa hai quốc gia Ấn Độ-Sri Lanka, bên cạnh việc khẳng định mở rộng quan hệ đối tác quốc phòng nhằm ổn định Ấn Độ Dương. Những quyết định này đã được công bố tại Hội nghị Thượng đỉnh ảo đầu tiên giữa Thủ tướng Chính phủ Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Chính phủ Sri Lanka Mahinda Rajapaksa. Đây cũng là Hội nghị Thượng đỉnh đầu tiên như vậy của Ấn Độ với một quốc gia láng giềng.
27/09/2020(Xem: 7046)
Colombo (News 1st); Cư sĩ Gotabaya Rajapaksa, Tổng thống nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Sri Lanka nhấn mạnh rằng, cần phải nâng cao một thế hệ được định hướng về mặt Đạo đức, và Đạo đức được hướng dẫn bởi Tôn giáo của họ, đồng thời với sự phát triển thể chất trong nước. Tổng thống Gotabaya Rajapaksa nhấn mạnh, Sri Lanka là một quốc gia giàu Đạo đức và phẩm hạnh do lòng tôn kính cao độ đối với Chính pháp Phật đà và sự đồng đạo của các tôn giáo khác được thực hành tại Sri Lanka.
27/09/2020(Xem: 6374)
Vài năm trước, dân tình xôn xao khi xuất hiện website lễ chùa online thì nay việc đi chùa đã được đưa lên... App. Khi cài ứng dụng này, mọi người có thể đến viếng, thắp nhang rất nhiều ngôi chùa trên cả nước. Đặc biệt, người dùng có thể nạp tiền vào App để... được phù hộ. Với mức nạp 20 ngàn đồng, "thí chủ" sẽ được phù hộ trong 1 ngày, nạp 50 ngàn đồng sẽ được bình an trong 1 tháng. Mua gói càng lớn thì ưu đãi càng cao! Hiện App này có hơn 5.000 lượt tải về và hàng trăm đánh giá trên Google Play.
27/09/2020(Xem: 4575)
Vào tuần trước, phát biểu tại buổi gặp gỡ với chư tôn tịnh đức Tăng già giáo phẩm lãnh đạo Phật giáo Hàn Quốc, Tổng thống Đại Hàn Dân Quốc Moon Jae-in đã thỉnh cầu sự hỗ trợ tiếp tục của cộng đồng Phật giáo tại Hàn Quốc, trong nỗ lực mở ra lộ trình đối thoại và trao đổi hơn nữa với Triều Tiên nhằm thúc đẩy con đường hướng tới hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên và sự thống nhất cuối cùng.
27/09/2020(Xem: 6785)
Thời gian vừa qua, thật hết sức ngạc nhiên khi tôi tình cờ xem được trên dòng Facebook những bức ảnh lưu niệm của bạn bè, đạo hữu khoe cho thấy họ đã ở rất gần bên Kim Các Tự, một danh lam nổi tiếng ở Kyoto, Nhật Bản. Thoạt đầu, cứ tưởng là mọi người được phước duyên xuất ngoại ngao du qua tận xứ sở hoa anh đào, được “tận mục sở thị” ngôi chùa “Gác Vàng” được dát vàng, còn mình thì cứ quanh quẩn với chùa chiền tự viện trong tỉnh, trong nước…
26/09/2020(Xem: 6485)
Hòa thượng Phó Chủ tịch Quốc hội lưu vong Tây Tạng, Acharya Yeshi Phuntsok hoan nghênh tuyên bố của 63 Nghị sĩ thuộc Liên minh Nghị viện Đa Quốc gia về Trung Quốc (IPAC) kêu gọi các chính phủ điều tra các báo cáo về lao động cưỡng bức và đàn áp sắc tộc tại Trung Quốc, đồng thời xử phạt những người chịu trách nhiệm về các hoạt động tồi tệ này.
24/09/2020(Xem: 8811)
Thông thường hàng năm vào những ngày chớm thu cũng là lúc những người con Phật từ khắp muôn phương tìm về xứ Ấn hành hương các thánh tích Phật giáo, nhưng năm nay cho đến thời điểm này Thánh địa Bồ Đề Đạo Tràng vẫn vắng hoe, thế mới biết tầm ảnh hưởng của trận dịch không hề nhỏ, sự cộng nghiệp của thế gian đã lan dần đến bên cội Bồ Đề đức Phật.
23/09/2020(Xem: 7299)
Vượt qua được đoạn dốc núi vừa dài vừa gập ghềnh lên mô xuống hụp với lởm chởm đá cục đá hòn, đất bụi sạn sỏi để lên đến được khuôn viên của chùa, đứng ngay dưới chiếc cổng mang dáng dấp kiến trúc Torii ở các đền chùa Nhật Bản, hít thở thật sâu và đều không khí trong lành của núi rừng cây cỏ mà phóng tầm mắt về hướng đông ngắm cảnh trời xanh biển rộng, thấy rõ những hòn đảo nhỏ ngoài vịnh nối nhau như bức bình phong che chắn cho thành phố Nha Trang hiền hòa, ta mới cảm nhận được sự sảng khoái an vui như vừa từ cảnh giới u minh hầm hố bước qua thiên đường tịnh lạc.
23/09/2020(Xem: 7808)
Người chồng ở Ấn Độ ‘đã mổ bụng người vợ đang mang bầu để kiểm tra em bé có phải là con trai hay không’ Một ông bố năm con bị cáo buộc dùng liềm mổ bụng người vợ đang mang thai của mình vì anh ta tuyệt vọng không biết đứa bé có phải là con trai hay không. Người đàn ông Ấn Độ 43 tuổi, được biết đến với cái tên Pannalal, đã mổ bụng của vợ mình là Anita Devi vào tối thứ Bảy tại nhà của họ ở quận Baduan của Uttar Pradesh, theo báo “The Times of India” đưa tin. Theo nguồn tin được biết một linh mục đã nói với người đàn ông rằng vợ anh ta đang mang thai con gái, đứa con gái thứ sáu liên tiếp của hai vợ chồng. Gia đình của Devi nói với cảnh sát rằng Pannalal đã tấn công vợ để muốn "biết giới tính" của đứa bé. Theo tờ báo “The Mirror” đưa tin, Devi, 35 tuổi, đang ở tháng thứ 7 của thai kỳ.
23/09/2020(Xem: 4912)
Một cách tổng quát, sự sinh hoạt của con người được thúc đẩy bởi ba thứ bản năng: sinh tồn, sợ chết và truyền giống. Bản năng sinh tồn là bản năng mạnh nhất, gây ra các tác động sớm nhất. Một đứa hài nhi khi mới lọt lòng đã biết tìm vú mẹ, đói thì khóc. Lớn lên bản năng sinh tồn tạo ra các xung năng và thúc đẩy ích kỷ, tham lam, thèm khát, tranh giành miếng ăn, của cải, đưa đến hận thu, xung đột và cả chiến tranh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]