Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bệnh và Thuốc Thật, Thuốc Giả

07/10/201920:23(Xem: 7478)
Bệnh và Thuốc Thật, Thuốc Giả


thuoc gia_photo 1
BỆNH VÀ THUỐC THẬT, THUỐC GIẢ

 

 

          Tật bệnh. Có bệnh phải uống thuốc đó là chuyện đương nhiên. Uống thuốc để chữa bệnh, để mau hết bệnh. Nhưng thuốc tốt, uống đúng thuốc, đúng liều lượng thì mới có khả năng lành bệnh. Đây, không còn là chuyện đương nhiên, mà là sự mong muốn, lòng khát khao. Ai cũng ước mong không có bệnh. Khi có bệnh mong được gặp thầy giỏi, uống đúng thuốc và sớm khỏi bệnh.

 

          Thời gian gần đây, xã hội đang xôn xao về việc mua bán thuốc tây giả khắp nơi, lớn nhất là vụ thuốc ung thư giả của công ty VN Pharma. Kết luận điều tra thì đã có, kết án cũng đã xong. Tuy nhiên, vụ thuốc giả lớn nhất hiện nay, vẫn có nhiều dòng nhận thức đánh giá khác nhau. Đặc biệt là: lỗi từ ai? ai chịu trách nhiệm cho vụ này? Người thì  nói thuốc đúng tiêu chuẩn, không giả, kẻ nói thuốc giả, sản xuất không đúng phương dược, lập luận đúng sai, bảo vệ chứng cứ, rồi bao nhiêu kết quả nghiên cứu khoa học mới... dẫn đến tranh cãi gay gắt. Hậu quả lớn, đau khổ lớn cho người bệnh lại chồng chất, niềm tin con người xáo trộn kéo dài. Để giải quyết hậu quả lớn lao này từ mặt nhận thức và lấy lại niềm tin của cộng đồng về lương y, thầy thuốc, lãnh đạo chuyên ngành thì chắc không bao giờ xong. Ai cũng có tâm thức, ai cũng có sở kiến và ai cũng đều có bản ngã to lớn (Tự ngã), không ai chịu thua ai.

 

             Làm thuốc giả, bán thuốc giả, quả thật là hành vi bất thiện, độc ác, đáng lên án,hết chổ nói. Nhưng con người vẫn làm, vẫn bán và vẫn lừa dối nhau, không có bi tâm. Cho đến người bệnh, kẻ nghèo khổ, thiếu thốn cũng không thoát khỏi căn bệnh trầm kha của loài người,đó là sự tham lam.

             Lòng tham là căn bệnh nan y, là độc tố cực mạnh trong thân người, cũng như thuốc giả và thuốc thiệt uống vào phá hủy thân thể và tinh thần mới ghê gớm. Độc tố tham lan truyền nhanh như một thứ vi trùng vô hình nhưng hữu hình trong sự công phá rất mạnh và hậu quả hữu hình.

            Từ lòng tham này, con người có thể làm tất cả những gì mình muốn, vượt qua nhận thức ước lệ, bộ quy tắc đạo đức con người. Có những nguyên tắc cơ bản làm người thì không được làm như thế, bởi vì con người phải có những hành vi trong tầm hạn chế của đạo đức mà xã hội loài người đưa ra. Do vượt qua những điều này, con người tự sát hại nhau, hơn thua dẫn đến tranh cãi, hận thù, hiềm khích kết quả là sân hận.

            Sân hận là một độc tố thứ hai. Sự nguy hiểm khi sân hận nổi lên từ tâm thức con người, hậu quả cũng không thua kém (một đóm lửa sân có thể thiêu đốt một rừng công đức). Nghĩa là khi sân hận nổi lên, con người không kìm chế được, có thể phá huỷ những gì mà chính con người đã cất công tạo dựng trong thời gian dài, bởi chỉ một phút sân hận.

 

           Tại sao người bệnh bị uống thuốc giả? Tại sao phải chế và bán thuốc giả? Trong khi ai cũng biết rằng đó là những hành vi độc ác và sẽ có những hậu quả không thiện lành; Tại sao phải tranh luận, bào chữa đúng sai, ai cũng quyết tâm nắm lấy ý kiến của mình và cố tình phủ nhận sự thật? Tất cả chỉ là lòng si mê.

           Ngu si là độc tố thứ ba, là một tật bệnh nguy hiểm, vi trùng si mê này có trong tất cả con người và rất khó chữa trị; Đó cũng là một loại độc dược có công năngphá hủy mọi sự tốt lànhcủa con người, phá hoại tất cả những kháng thể thiện mỹ liên quan đến chúng. Một độc dược có yếu tố quyết định cho tất cả hành vi. Ngu si là một danh từ bao hàm tất cả những danh từ mà con người dành chỉ cho những hành vi mê mờ, chúng ta thường hiểu là Vô minh.

 

            Sự si mê này dẫn theo một chuỗi dài tâm thức đen tối, được diễn tả như ngã si, ngã mạn, ngã ái, ngã kiến. Tựu trung, từ bản ngã con người, cái Ta mà ra (duy ngã độc tôn). Tại sao phải tham lam, si mê nên tham. Tại sao phải sân hận, si mê nên sân hận. Cái ta đắm say, yêu mến, đúng sai, nắm giữ quan điểm lập trường v.v... vì không hiểu rõ được dòng chảy của các pháp trong một dây truyền vô tận. Tóm lại là do không có chánh kiến.

 

           Thấy sự thật của các pháp là chánh kiến, ngược lại là tà kiến. Điểm tựa, sự phân định, hiểu được đúng sai, phải trái chính là chánh kiến, yếu tố trong chánh đạo. Người có chánh kiến thì không cần lập luận đúng sai phải trái, bởi vì người có chánh kiến thì tâm thức của họ thường xuyên vắng mặt của bản ngã, cái ta. Chánh kiến là sự thấy biết về các pháp trong một quy luật nhất định của các pháp. Đó là nhân duyên sanh. Các pháp là như vậy, thấy như vậy, sự thấy vượt qua ngoài, đứng trên sự đúng sai phải trái. Do vậy, chánh kiến phải được trau dồi, phải được tư duy và học hỏi. Cho đến khi nào, con người còn suy tưởng quá nhiều bởi sự tác động của bản ngã, thì lúc ấy vẫn còn hơn thua phải trái và còn đau khổ, bệnh tật trầm luân. Muốn vượt qua rào cản tối tăm và nguy hiểm này, con người cần phải dẹp bỏ bản ngã của mình, để suy xét tường tận, trước khi đưa ra quyết định cho một hành vi nào đó. Như vậy mới có khả năng kiểm soát được vi trùng độc hại nằm sẳn trong người. Tựa như, người bệnh ung thư và bác sĩ đang kiểm soát vi trùng ung thư cho bệnh nhân.

 

          Bệnh- Thuốc thật- Thuốc giả vẫn đang là vấn đề nóng bỏng, nhưng không phải để chúng ta tranh luận mà để mọi người ý thức, cùng lắng lòng tìm ra cách giải quyết để ngăn ngừa bệnh và chữa trị. Có như thế, vi trùng độc hại, hậu quả dẫn đến khổ đau, phiền não mới có hồi kết thúc.

 

         Xu hướng hiện nay, con người thường nghiêng về cái thấy và nghe trước mắt. Nghiêng về số đông, danh nghĩa, gọi chung là trào lưu của cơn phẫn nộ hoặc trào lưu của sự phù phiếm giả danh. Mà ít ai thấy được bản chất thật của nội hàm nhân duyên nên khó tìm ra cửa thoát trong ngôi nhà lửa phiền não. Và đâu là cánh cửa để dẫn đến bình an?

 

Huệ Giáo

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/04/2020(Xem: 7454)
Tiến sĩ Phật tử Ernest Hetenyl – Lạt ma Dharmakirti Padmavadzsra (1912-1999), là một trong những người tiên phong vĩ đại của Phật giáo châu Âu, tác giả nổi tiếng người Hungary, chuyên nghiên cứu và thực nghiệm Kim Cương thừa Phật giáo Tây Tạng, nguyên Chủ tịch Hội Phật giáo Hungary, vị lãnh đạo Hội Phật giáo Ārya Maitreya Mandala tại Đông Âu.
19/04/2020(Xem: 8624)
Đức Đạt Lai Lạt Ma: “Cầu nguyện thôi chưa đủ” Tác giả: Đạt Lai Lạt Ma https://time.com/5820613/dalai-lama-coronavirus-compassion/ Dịch giả: Trúc Lam 14-4-2020 Đức Đạt Lai Lạt Ma nói tại sao chúng ta cần chiến đấu chống virus Corona với lòng từ bi.
19/04/2020(Xem: 5799)
Sức Mạnh nơi Niềm Hy Vọng Đức Đạt-lai Lạt-ma (The Dailai Lama’s Power of Hope) Ann Curry Hình ảnh Saumya Khandelwal Hoang Phong chuyển ngữ (Trích từ một tập san lâu đời và uy tín của nước Mỹ là National Geographic, số tháng 8, 2019 Bản chuyển chuyển ngữ dưới đây được dựa vào ấn bản tiếng Pháp của tập san này)
19/04/2020(Xem: 7667)
Kể từ khi Covid-19 bùng phát đến nay ngót ngét trên dưới 4 tháng, con người phải thay đổi cách sống thường ngày. Mỗi ngày, sáng ra đi làm, chiều về nhà đều đặn như vậy không ngớt. Trước đây, có lần ta ước gì được có thêm thời gian một ngày hai ngày trong tuần để nghỉ ngơi ở nhà với gia đình, hoặc chơi với con cái, hay là để tịnh dưỡng tâm hồn…Nhiều khi lại ước gì mình nghỉ làm ở nhà mà có người lo cho mình, chứ đang làm mà nghỉ thì ai lo tiệm, ai lo trông coi nhân viên, việc đó mình mà nghỉ đi thì người khác không làm được, xin chủ nghỉ thì sợ không cho, tự động nghỉ thì sợ mất việc, nếu là chủ mà đóng cửa nghỉ thì công việc không xong…
17/04/2020(Xem: 7767)
Chúng ta, như những nhà khoa học, định nghĩa từ bi như thế nào? Đó là một thể trạng cảm xúc, một động cơ, một đặc điểm xử lý, hay một thái độ trau dồi? Trong chương giới thiệu này, chúng tôi trình bày một cơ chế định nghĩa cho từ bi, vị trí của từ bi trong phạm vi của những thuật ngữ liên hệ và kinh nghiệm tinh thần hướng độc giả đến những vấn đề then chốt được trình bày bởi những tác giả trong quyển sách này.
16/04/2020(Xem: 8190)
Trong nếp sống cộng đồng của người Việt Nam nói riêng và một vài nước Á Đông nói chung, truyền thống thờ kính chư Phật, thánh thần và những người thân trong gia đình luôn được gìn giữ cũng như thể hiện một cách rất thành kính. Phật giáo ngay từ lúc du nhập đã nhanh chóng góp phần và nâng cao thêm ý nghĩa thờ lạy ấy mà không đánh mất đi giá trị chân lý của chính mình. Ngược lại, qua việc thờ lạy luôn giúp khắc sâu thêm đạo nghĩa Tứ Ân làm trọng của mỗi một con người. Do đó, những ai không biết thờ kính tổ tiên đều không là người của xứ sở, đất nước này. Thậm chí còn bị xem là thành phần mất gốc, phàn bội nòi giống tổ tiên, ông bà mình.
16/04/2020(Xem: 7168)
Trưởng Cư sĩ Richard Reoch là cựu Giám đốc Truyền thông của Tổ chức Ân xá Quốc tế và hoạt động trong Chiến dịch Toàn cầu chống Tra tấn. Ông đã hợp tác với nhạc sĩ, ca sĩ, diễn viên người Anh Sting (Gordon Matthew Thomas Sumner CBE) và nhiều tổ chức nhân đạo, thành lập Quỹ Rừng mưa nhiệt đới (Rainforest Foundation) để bảo vệ rừng mưa Amazon, bảo vệ các bộ lạc thiểu số tại khu vực Amazon. Ông là một trong những người quan tâm đến việc bảo vệ môi trường, đặc biệt về sự biến mất quá nhanh của các khu rừng mưa trên thế giới.
15/04/2020(Xem: 6716)
Phản ứng của Bồ tát Đối với Đại dịch Viruscorona (The Bodhisattva Response to Coronavirus) Các bạn thân mến, Chúng ta có một sự lựa chọn. Như các dịch bệnh, động đất, lốc xoáy và lũ lụt, là một phần của chu kỳ sống trên hành tinh trái đất. Chúng ta sẽ trả lời như thế nào? Với lòng tham lam, hận thù, sợ hãi và thiếu hiểu biết? Điều này chỉ mang lại nhiều khổ đau. Hay với sự hào phóng, trong sáng, kiên định và tình yêu thương? Đây là thời gian dành cho tình yêu thương.
15/04/2020(Xem: 5666)
Nguyên lý của cuộc sống luôn luôn là bến bờ của hạnh phúc mà trong đó mọi sinh vật đều hướng đến bình yên theo từng nhịp thở. Nếu bạn không thở đúng nhịp đập của nội tại, thì bạn đánh mất chính mình và giá trị tồn tại của thực hữu. Thực hữu, dôi lúc, người ta hiểu mơ hồ về nó. Họ cứ cho tồn tại chính là thực hữu, nhưng không phải thế, Tồn tại là hiện tượng biểu hiện một cách có hệ thống trên phương diện kết hợp đủ các yếu tố điều kiện, còn thực hữu chính là bản chất của tồn tại. Lắm lúc không nhìn nhận đích xác, một số người trong chúng ta lại đem khái niệm sai lầm để gán ghép cho thực hữu.
12/04/2020(Xem: 7242)
Nhiều người đổ lỗi cho “đại dịch Viruscorona” (the coronavirus epidemic:https://time.com/tag/covid-19/) trên toàn cầu hóa, và nói rằng cách duy nhất để ngăn chặn nhiều dịch bệnh như thế là trừ khử toàn cầu hóa thế giới. Cách ly, hạn chế đi lại, giảm thiểu buôn bán. Tuy nhiên trong khi kiểm dịch ngắn hạn là điều cần thiết để ngăn dịch bệnh, thì sự cô lập lâu dài sẽ dẫn đến nền kinh tế bị suy sụp, lại không cung cấp bất kỳ phương dược hiệu nghiệm nào để chữa lành các loại bệnh truyền nhiễm vô cùng độc hại. Chỉ là điều trái ngược. Thực sự thuốc giải độc dành cho dịch bệnh hiểm ác không phải là sự phân biệt, mà là sự hợp tác.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]