Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những Quy Luật Chi Phối Nhân Cách Con Người

05/10/201910:17(Xem: 8187)
Những Quy Luật Chi Phối Nhân Cách Con Người


phattunu_1
NHỮNG QUY LUẬT

CHI PHỐI NHÂN CÁCH CON NGƯỜI

Thích Nữ Hằng Như

------------------------------------------------

          Trong đời sống hằng ngày, chúng ta thường nghe những lời bàn tán có tính cách phê phán như: "Nhân cách của ông A thật là hoàn hảo" hay "Tư cách người đó không ra gì...." hoặc "Sống sa đoạ quá làm mất cả nhân cách" v.v... và v.v...  Vậy nhân cách là cái gì? Thông thường, người ta giải nghĩa Nhân là người, Cách là tư cách, là phẩm chất, là giá trị, là tư cách làm người... Như vậy Nhân cách là một thứ giá trị, phẩm chất đạo đức của mỗi con người được xây dựng và hình thành trong suốt thời gian con người đó tồn tại trong xã hội.

 

SỰ THÀNH HÌNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH

TRONG ĐỜI SỐNG THẾ GIAN

          Theo Triết học Tây phương thì Nhân cách con người được thành hình do hai yếu tố.

          - Yếu tố bên ngoài :  Môi trường gia đình, trường học, xã hội là những yếu tố bên ngoài, là nguồn gốc trực tiếp cung cấp kiến thức và kinh nghiệm để hình thành Nhân cách của một con người. Người ta thường nói người giàu kiến thức sẽ có Nhân cách tốt. Điều này cũng không chắc. Vì ở đời có nhiều người kiến thức uyên thâm, địa vị cao sang trong xã hội, mà cách ăn ở của họ rất là tệ bạc, như bất hiếu với cha mẹ, coi thường vợ con, ăn chơi đàn điếm, khinh khi người nghèo khó, hiếp đáp kẻ thế cô v.v... Những người như thế bị xem là người thiếu Nhân cách. Ngược lại cũng có người không được cắp sách đến trường, sống đời nghèo khó, nhưng lại là người ăn ở có đạo đức, sống ngay thẳng không luồn cúi, nịnh bợ... được xem là người có Nhân cách cao thượng đáng quý. Cho nên Nhân cách con người còn tuỳ thuộc thêm một yếu tố khác nữa. Đó là Yếu tố bên trong thuộc về sinh lý và tâm lý của con người.

          - Yếu tố bên trong: Là bản tánh tích cực hay tiêu cực của từng cá nhân. Cũng theo Triết học Tây phương, khi con người vừa mới sinh ra đã có một "bộ gene" riêng của mình, rất hiếm người này giống người kia cho dù là anh, hay chị em sanh đôi cũng có điểm khác nhau. Do vậy, mỗi người có khí chất, tính tình và khả năng tư duy khác nhau. Cho nên con người dù sống trong một thời đại, một xã hội cùng giai tầng, giai cấp, cùng một môi trường giáo dục giống nhau, hay thậm chí cùng một gia đình nhưng mỗi người có phẩm chất giá trị riêng của mình. Yếu tố bên trong này góp phần hình thành Nhân cách đặc biệt riêng tư của mỗi cá nhân.

          - Về mặt tích cực: Người có Nhân cách tốt là người sống biết người biết ta, nhờ có kiến thức nên biết ứng xử trong mọi tình huống, biết cách làm hài lòng người khác, luôn tạo cho mình một trạng thái vui vẻ, biết lúc nào cần cố gắng, biết lúc nào nên buông bỏ, biết phân biệt phải trái, thiện ác và đặc biệt là sống phải đạo, biết khoan dung, hy sinh, độ lượng, quan tâm và thông cảm với mọi người. Người có Nhân cách đạo đức cao quý này không những nêu gương tốt cho gia đình con cái mình, mà còn là một công dân tốt đối với nhân quần xã hội. Có người sau khi mất đi còn được sử sách ghi chép lại để làm gương cho những thế hệ sau này.

          - Về mặt tiêu cực: Con người dù Nhân cách tốt cách mấy cũng không tránh được trạng thái hỷ, nộ, ái, ố... khi gặp chuyện. Vì thế Nhân cách con người cũng có lúc đổi thay, nhất là khi gặp những thất bại trong đời sống như công việc làm ăn thua lỗ, gặp chuyện buồn phiền trong gia đình, con cái hư hỏng phạm pháp tù tội, gặp nạn phân ly chia cắt với người thân yêu, chịu nhiều khổ đau hết lần này sang lần khác... Do đó, Nhân cách con người cũng có thể từ tốt chuyển thành xấu. Hơn nữa tư cách con người cũng thay đổi tuỳ theo môi trường sống bên ngoài. Nếu sanh ra và lớn lên trong một xã hội đồi truỵ thì Nhân cách con người cũng đồi truỵ theo, vì xung quanh mình ai cũng thế.

          Nhìn chung, sống ở thế gian này, người có Nhân cách tốt cũng nhiều mà thiếu Nhân cách cũng không phải là ít. Cuộc sống thì lúc nào cũng thay đổi, khi vầy khi khác. Cho nên muốn giữ Nhân Cách là phải giữ suốt đời, nếu không thì những cám dỗ đam mê ngoài xã hội (tài, sắc, danh, thực, thuỳ) sẽ lôi kéo và nhận chìm mình vào hố sâu tội lỗi, khiến cho mình mất đi cái Nhân cách cao quý mà mình đã dày công xây dựng.

                  

                                                                 NHÂN CÁCH CON NGƯỜI TRONG ĐẠO PHẬT

          Trong giáo lý nhà Phật, Nhân cách con người cũng được xem trọng. Những ai muốn quy y Tam Bảo trở thành Phật tử thì người ấy phải chịu thọ năm giới luật do Đức Phật đưa ra. Đó là:

          - Thứ nhất: Không giết người, hại vật, ngược lại nên giúp người cần giúp, cứu vật cần cứu, hoặc phóng sanh để chúng có cuộc sống tự do.

          - Thứ nhì: Không trộm cắp, lường gạt lấy của không cho.

          - Thứ ba: Không có ý hay hành động tà dâm, xâm phạm tiết hạnh với người không phải là vợ hay chồng của mình.

          - Thứ tư: Không nói dối, không nói hai chiều, tiếng bình dân gọi là "đâm bị thóc thọc bị gạo" gây chia rẻ thù oán giữa người này với người kia. Không nói những lời hung dữ độc ác khiến cho nạn nhân sợ hãi và đau khổ. Không nói chuyện phiếm cũng không nói lời ngon ngọt để tự tâng bốc mình hoặc lừa gạt tình tiền của người khác.

          - Thứ năm: Không uống rượu say cũng không xử dụng những chất ghiền nghiện làm tâm trí lu mờ, ngu si... khó tránh những hành động xấu xa, hại người.

          Là người Phật tử không phân biệt giai cấp giàu nghèo, không phân biệt người có kiến thức uyên bác, hay người học vấn kém... Nếu tuân thủ năm giới suốt đời thì đó là người Phật tử chân chánh. Những người giữ trọn năm giới sẽ là những người có đầy đủ Nhân cách. Họ là những người có đạo đức, có lòng từ bi hỷ xả, biết thương và giúp đỡ mọi người, biết tôn trọng và tuân thủ luật lệ quốc gia. Người như thế đối tự thân mình, cuộc sống chắc chắn được an vui hạnh phúc, đối với cộng đồng xã hội, họ là những thành viên tốt.

          Nếu tất cả mọi người đều giữ tròn năm giới theo lời Phật dạy, thì cộng đồng trú xứ nơi họ cư ngụ luôn được trật tự. Văn minh nơi đó được phát triển. Xa hơn nữa là tất cả mọi người trên thế giới đều được sống trong an ninh, hoà bình, thịnh vượng.

          Theo quy luật Nhân quả trong nhà Phật, thì người giữ trọn năm giới đời này, khi thân hoại mạng chung, người ấy có đủ tư cách trở lại làm người ở đời sau.

NHỮNG QUY LUẬT CHI PHỐI NHÂN CÁCH CON NGƯỜI

THEO QUAN NIỆM CỦA ĐẠO PHẬT

          Đức Phật dạy đời sống con người bị chi phối bởi hai quy luật. Đó là Lậu Hoặc và Tương Quan Nhân Quả.

          I. LẬU HOẶC: Nghĩa đen là những chất mũ rỉ ra từ thân cây. Nghĩa bóng là những tư tưởng dơ bẩn xấu xa huân tập trong tâm từ nhiều đời và bây giờ vẫn tiếp tục huân tập, gọi là Lậu hoặc hay Nghiệp. Lậu hoặc bao gồm những sợi dây trói buộc tâm con người bởi những liên hệ truyền thống gia đình, tôn giáo, văn hoá, xã hội... thuật ngữ gọi là Kiết Sử, hay những ấn tượng xúc cảm đau buồn sợ hãi, bao gồm tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến... những thứ này, nó ngủ ngầm trong tâm, thuật ngữ trong nhà Phật gọi là Tuỳ Miên. Tất cả những mớ ô nhiễm Lậu Hoặc, Kiết Sử, Tuỳ Miên, Tham, Sân, Si này tác động vào ý nghĩ, lời nói, hành động... chi phối Nhân cách của con người.

          II. TƯƠNG QUAN NHÂN QUẢ: Thêm một quy luật chi phối Nhân Cách của con người nữa là "Quy Luật Tương Quan Nhân Quả". Quy luật này được ghi nhận như sau:

                              Cái này có, cái kia có

                              Cái này sanh, cái kia sanh

                              Cái này không, cái kia không

                              Cái này diệt, cái kia diệt.

          Định luật này mô tả hễ mình làm việc gì thì mình sẽ nhận cái kết tuỳ thuộc vào việc mình đã làm, hễ "cái này có thì sẽ sinh ra cái kia". Trong nhà Phật nói rằng: "Gieo Nhân nào thì nhận Quả nấy" không cách nào tránh khỏi.

          Giáo lý nhà Phật giải thích con người sanh ra từ Nhân Quả tức là từ Nghiệp. Đời sống của con người sang giàu, hạ tiện, đẹp, xấu... là do Nghiệp mình đã gieo trồng từ nhiều đời trước. Mình gieo Nhân nào thì mình sẽ nhận Quả nấy khi đủ duyên. Kinh Tăng Chi Bộ rải rác trong nhiều phẩm, Đức Phật có nhắc nhở: "Tôn giả là chủ của Nghiệp, là thừa tự của Nghiệp, là khởi nguyên của Nghiệp, là bà con của Nghiệp, là chỗ nương tựa của Nghiệp. Phàm là Nghiệp thiện hay ác được làm, tôn giả sẽ là người thừa tự Nghiệp ấy".  Những Nghiệp tốt xấu này khi đủ duyên, nó sẽ trổ Quả. Và Quả này ảnh hưởng tới suy nghĩ, hành động tức Nhân cách của con người.

                                      

                                                                                HÀNH TRÌNH TÂM LINH

          Muốn làm một người có Nhân Cách, người Phật tử tại gia cần giữ Giới đức tức năm giới nêu trên suốt đời. Nhưng nếu muốn tiến xa hơn trên con đường Tâm Linh hành giả cần tu tập để Thân và Tâm thoát khổ. Sự kiện này rất cần thiết vì nó ảnh hưởng sâu sắc đến Nhân Cách của con người.

          - Ban đầu với trí năng tỉnh ngộ, hành giả cần nghiên cứu, học hỏi về bốn phương tiện mà Đức Phật đã dạy. Đó là Thiền Quán, Thiền Chỉ, Thiền Định và Thiền Huệ. Hành giả liễu tri:

          - Thiền Quán: Là pháp tu tập nhìn liên tục hiện tượng thế gian bằng con mắt tâm, tức tuệ tri để nhận ra bản thể của vạn pháp là Vô Thường, Khổ, Vô Ngã. Kết quả hành giả chuyển đổi Nhận thức của mình về cuộc đời, mình sẽ không quá đau khổ khi gặp chuyện bất trắc, sẽ không than thân trách phận làm khổ mình khổ người, sẽ không có những hành động hạ phẩm giá của mình khi gặp chuyện trái ý.

          - Thiền Chỉ: Thực tập các chiêu thức nhìn xa, nhìn gần, nhìn lưng chừng, nghe âm thanh, thư giãn lưỡi, thiền hành... giúp tâm được yên lặng thanh thản an vui. Cuộc sống mình có an vui, hạnh phúc thì mình mới có thể đóng góp công sức, giúp đỡ những người xung quanh một cách tích cực. Từ đó, tạo riêng cho mình một nhân phẩm tốt đẹp được nhiều người quý mến kính trọng.

          - Thiền Định: Tâm yên lặng vững chắc, cô lập Lậu hoặc, Kiết sử, Tuỳ miên. Từ trạng thái tâm hoàn toàn định tĩnh, tiềm năng giác ngộ phát sáng kiến giải nhiều điều mới lạ như: trực giác, siêu trực giác, tánh sáng tạo, từ bi hỷ xả. Ban đầu đơn sơ, nếu tu tập miên mật trí huệ tâm linh phát huy tới vô lượng.

          Người tu thiền đạt đến trạng thái này thì thân tâm người đó luôn được an lạc thảnh thơi. Họ bước ra khỏi cái vòng kiềm toả của thế gian. Mỗi cử chỉ, lời nói hay hành động của họ đều biểu hiện một phong thái thong dong tự tại, khiến cho những ai đến gần họ cũng cảm nhận được từ trường từ bi hỷ xã mà phát tâm quy ngưỡng kính phục. Đây chính là Nhân cách của một vị Thiền sư vậy!

 

                                                                        Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Thích Nữ Hằng Như

                                                                                               02/10/2019

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/05/2013(Xem: 8401)
Giới Phật tử và những người quan tâm đến Phật học ở miền Nam trước 1975, nhất là giới sinh viên Đại học Vạn Hạnh và Văn Khoa Huế, Sài gòn, chắc ai cũng quen thuộc với tên tuổi nầy qua tác phẩm Buddhism–Its Essence and Development; được chuyển ngữ sang tiếng Việt do Chân Pháp Nguyễn Hữu Hiệu, một gương mặt nổi bật của khung trời Vạn Hạnh hồi đó, với nhan đề Tinh hoa và sự phát triển của Đạo Phật.
26/05/2013(Xem: 7770)
ự gia hộ ở đây, theo người viết, mang hai ý nghĩa. Thứ nhất, khi ta tu tập theo lời Phật dạy có an lạc, thì sự an lạc này có thể nói là sự gia hộ hay sự cứu độ của Đức Phật. Thứ hai, khi ta nhận được niềm tin và cảm xúc thánh thiện từ hành động và nhân cách cao thượng của Đức Phật rồi hành động tốt đẹp trong cuộc đời, thì khi đó ta có thể nói rằng Đức Phật đã gia hộ cho ta.
26/05/2013(Xem: 11384)
Càng ngày nhu cầu học Phật của Phật tử đủ mọi lứa tuổi càng lớn, ngôi Chùa ở Billstedt trở thành quá nhỏ. Có những buổi lễ lớn Phật tử phải quỳ lạy cả ở từ sân Chùa nên đến năm 2006 Sư Bà và Ni Chúng Chùa cũng như chư Phật Tử quyết định mua hảng sửa chữa tàu tại Billbrook Hamburg để sửa thành Chùa. Một cơ duyên lành khác cho Phật tử Hamburg là sau khi hoàn tất xong thủ tục hành chánh mua xưởng sửa tàu là bắt đầu Khóa Giáo Lý Âu Châu tại Đức từ 27.07 đến 05.08. Nhân dịp này Chư Tôn Đức từ các Châu Úc, Á, Mỹ, Âu gồm có Chư Hòa Thượng Minh Tâm, Bảo Lạc, Tánh Thiệt, Trí Minh, Như Điển v.v..., chư Thượng Tọa Hạnh Tuấn, Nguyên Tạng ..., quý Sư Bà Như Tuấn, Ni Sư Diệu Phước v.v... và một số Chư Tôn Đức Tăng Ni khác đã bỏ thì gìờ rất hạn hẹp trong khuôn khổ Khóa Giáo Lý đến thăm và nhiếp tâm hiệp lục cầu nguyện cho công trình xây dựng ngôi Chùa Bảo Quang được thành tựu.
25/05/2013(Xem: 10596)
Thật chẳng có gì mỉa mai hơn khi giới thiệu một vị thầy đã thấy rõ cái giả tướng, hư vọng của đời sống và truyền trao cho đời những giáo pháp từ đơn giản, dễ hiểu, lên đến những thâm sâu, uyên áo bằng những lời chỉ dạy có giải đáp rõ ràng, mà lại được giới thiệu, bắt đầu bằng một câu chuyện thần thoại, hoang đường, có đầu mà không có kết: Một hài nhi vừa mới ra đời đã vươn dạy, đi đứng quen thuộc, tuyên bố lời dị thường, rồi sau đó không lẽ lại rùng mình ngã trở lại vào vòng tay nâng đỡ của thường nhân? hay là gì khác (chẳng thấy kể ra)? hay chỉ tan vào hư ảo như lúc nó xuất hiện?
24/05/2013(Xem: 6193)
Tất cả chúng ta vì bị vô minh che lấp nên khi có mặt trên thế gian đều không có nhận thức sáng suốt, do đó ta chỉ lo thụ hưởng sự ăn uống mà nhẫn tâm giết hại các loài vật. Có những việc cần thiết mà chúng ta không lo, chỉ cố tâm lo phần không
22/05/2013(Xem: 7697)
Mục đích Giáo dục ở nơi nào và lúc nào cũng có mục đích làm thăng hoa cuộc sống, và chủ yếu của giáo dục là truyền đạt cho thế hệ kế thừa; Giáo Dục GĐPT cũng không ngoại lệ, qua các trại huấn luyện cũng như qua tu học.
21/05/2013(Xem: 10934)
Câu hỏi của cư sĩ làm chúng tôi phải tra khảo lại các từ điển Phật học và Hán học, hơn thế nữa, chúng tôi còn nhờ Đại đức Thích Minh Nghị hiện đang du học tại Trung Hoa tra khảo giúp nơi các bộ từ điển lớn của Trung Hoa, nhưng cũng không thấy từ nguyên của bốn chữ này. Như chúng ta biết, phần lớn các thuật ngữ Hán Việt đều được người Việt tiếp thu thông qua các cuộc giao lưu văn hoá, tôn giáo Hán - Việt qua nhiều thời đại. Nhưng bốn chữ này, chúng tôi nghĩ là do các nhà sư Việt Nam sáng tạo, không hề chịu ảnh hưởng văn hoá của Phật giáo Trung Quốc hoặc Ấn Độ.
12/05/2013(Xem: 6329)
Buổi sáng sớm đầu xuân, tôi theo Scott đi thăm chi hội Phật tử tại nhà tù tiểu bang (Prison Sangha). Từ xa lộ cao tốc hiện đại, lấy lối rẽ vào con đường nhỏ xuyên qua cánh rừng thông cao dày, một nhà tù khổng lồ giữa cánh đồng mênh mông trống vắng sừng sững hiện ra.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]