Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

03. Lời giới thiệu của dịch giả Thượng tọa Thanissaro

17/08/201916:28(Xem: 4374)
03. Lời giới thiệu của dịch giả Thượng tọa Thanissaro

 

Lời giới thiệu của dịch giả Thượng tọa Thanissaro

 

Một trong những đặc điểm nổi bật nhất trong lời dạy của Ngài Thiền sư Ajahn Chah chính là nhấn mạnh đến vai trò Tăng đoàn, giới luật người xuất gia, và ứng dụng như một phương tiện trong thực tập Pháp. Đó không có nghĩa là từ chối việc trao tặng món quà pháp đến với người dân bình thường, mà là Ngài vẫn luôn kết nối gần gũi với tất cả mọi người ở mọi tầng lớp xã hội, từ người nông dân chân lấm tay bùn đến các Giáo sư đại học. Kết quả thu được từ việc hoằng Pháp và thiết lập Tăng đoàn bền vững, được thấy rõ ở nhiều tự viện phát triển ổn định nơi Ngài hành đạo, ở tại Thái Lan và sau này lan rộng đến các nước như Anh, Úc, châu Âu và nhiều quốc gia khác. Ngài Thiền sư Ajahn Chah đã thấy trước sự cần thiết đối với việc thành lập Tăng đoàn ở các nước phương Tây, hầu mang lại lợi ích thiết thực trong tương lai xa cho mọi người.

Tập sách này là một tuyển tập các Pháp thoại Ngài giảng cho hội chúng xuất gia ở Thái Lan. Đây là những lời khuyến tấn đối với chư Tỳ-kheo, hay chư Tăng tại tự viện Wat Pah Pong của Ngài, và một số tự viện chi nhánh. Độc giả cư sĩ nên có suy nghĩ như thế này – Những Pháp thoại này tuy không hẳn dành cho mình, không thiết thực đối với mình nhưng chúng làm công việc giới thiệu đạo Phật và phương pháp thực tập Thiền quán. Đó là những lời dạy cho hàng ngũ xuất gia, đề cập đến những vấn đề căn bản trong đời sống tu học của chư Tăng, và những thử thách trong hoàn cảnh đặc biệt. Tập sách mang lại một nguồn kiến thức về nền tảng thực tập trong đạo Phật cho người tu học. Nhiều Pháp thoại có vẻ lạ lẫm, thậm chí là khó tiếp thu đối với người bình thường, bởi tập sách chú trọng sự tuân thủ hành trì và buông xả.  

Đối với độc giả cư sĩ, cần nên nhớ rằng những Pháp thoại này đề cập đến môi trường tu tập rất khó khăn, khắc khổ, thanh bần, nghiêm túc ở vùng Đông Bắc, một góc quê của đất nước Thái Lan, nơi ấy đã sản sinh nhiều vị Đại thiền sư lỗi lạc và hầu hết theo truyền thống tu tập trong rừng vắng. Người dân vùng Đông Bắc được mài dũa trong môi trường này để hình thành nên đức tính giản dị, đơn sơ, kiên nhẫn, thong dong, giúp họ thích hợp với đời sống tu học nơi rùng núi. Trong môi trường này, nơi có những giảng đường nhỏ, ánh sáng đèn dầu lờ mờ, chư Tăng quây quanh lắng nghe Ngài Thiền sư Ajahn Chah giảng dạy đạo lý, pháp tu.

Những lời khuyến tấn khích lệ của Thiền sư thường vào cuối buổi Tụng Giới, cứ hai tuần một lần theo quy cũ của hàng xuất gia. Nội dung khuyến tấn tùy theo hoàn cảnh lúc bấy giờ hoặc nhân lúc có vị Tăng chểnh mảng trong việc thực tập, không hiểu rõ giới luật, nói chung là “không tự giác tu học”. Để khuyến khích chư Tăng sống một lối sống đặc trưng với hạnh thiểu dục tri túc, đơn giản thanh bần, các Pháp thoại luôn khơi dậy nhiệt huyết, sự tinh tấn tu tập cho chư Tăng.

Tự thân các bài Pháp thoại đều trình bày sự quán sát và lời khuyến tấn tự nhiên hơn là những lời dạy mang tính hệ thống như hầu hết người phương Tây học lại sau này. Người nghe được yêu cầu phải hết sức tập trung vào giây phút hiện tại và quán chiếu lại việc thực tập của tự thân hơn là nhớ thuộc lòng lời dạy hay học vẹt, hay phân tích chia chẻ chúng. Bằng cách này, người nghe nhận thức được những điểm thiếu sót nơi chính mình, và biết cách làm thế nào để thực tập những phương pháp thiện xảo mà vị Thầy truyền đạt cho mình để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Mặc dù tập sách này chỉ bao hàm những pháp tu căn bản cho người xuất gia, đối với một vị Tăng, Ni hay Sa-di, các độc giả cư sĩ có hứng thú cũng sẽ hết nghi ngờ đối với nhiều quan điểm trong việc tu tập theo truyền thống Phật giáo. Ít ra người đọc cũng biết được nhiều giai thoại của chính kinh nghiệm tu hành của Ngài Thiền sư Ajahn Chah. Những điều này có thể được xem là một tài liệu về tiểu sử hay hướng dẫn tu tâm của Ngài.

Từ những nội dung của tập sách này, phương pháp tu tâm không phải chỉ đơn giản là ngồi nhắm mắt hay cố gắng thực tập cho viên mãn kỹ thuật hành thiền như nhiều người suy nghĩ mà chính là một sự buông xả tối thượng, đó là lời nhắn gởi của Ngài Thiền sư Ajahn Chah vậy.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/09/2012(Xem: 5216)
Thế kỷ 21 đang chứng kiến nhiều đổi thay lớn lao trong những phát kiến khoa học. Xã hội phương tây ngày càng hướng về đời sống vật chất, hưởng thụ nhiều hơn. Đời sống tâm linh, đời sống Tôn giáo ngày càng như xa lạ đối với giới trẻ, thành tố cho một phạm trù cộng đồng nhân loại mới. Khi một xã hội, mà con người chỉ lo tìm cách giành dựt lợi nhuận, dối trá trong cư xử và tàn bạo trong cuộc cờ “mạnh được yếu thua”
21/09/2012(Xem: 11051)
"Heartwood of the Bodhi tree" (Cốt lõi của cội Bồ-đề) - Buddhadasa Bhikkhu, Hoang Phong chuyển ngữ
18/09/2012(Xem: 10494)
Qua bài viết này, người viết mong rằng sẽ góp một phần nhỏ kiến thức về ý nghĩa chân thật về Phật giáo đối với Phật tử đi chùa.
14/09/2012(Xem: 19855)
Thế giới đang sử dụng Thiền như thức ăn như nguồn sống không thể thiếu trong cuộc đời thường. Ngay ở nước Mỹ, quốc gia tân tiến bậc nhất về khoa học kỹ thuật cũng đã áp dụng Thiền như một phương thuốc trị liệu tâm lý.
14/09/2012(Xem: 6805)
Tất cả những pháp môn tu chỉ nhằm chuyển hóa tâm thức, vì chỉ có chuyển hóa tâm thức. Nhìn trên căn bản, mỗi người tu Phật cần thực hành hai phương diện. Thứ nhất, hành giả phải có khả năng rút khỏi xã hội một thời gian nhất định nào đó, có thể vài giờ, vài ngày, vài tháng hoặc vài năm... Thứ hai, có khả năng đem những kinh nghiệm từng trãi nơi tịnh tu vắng vẻ cống hiến lại cho cuộc đời, cho những người hữu duyên và cho chính cuộc sống hằng ngày mỗi chúng ta. Như hơi thở ra và hơi thở vào, cả hai đều cần thiết như nhau. mới phổ độ chúng sanh một cách chân thật.
14/09/2012(Xem: 6919)
Mấy năm trước, nhân dịp Đức Dalai Lama đến thăm thung lũng Lahoul nơi chúng tôi tu tập ở Ấn Độ; lúc đó Ngài trú lại một tuần để thăm viếng, ban lễ điểm đạo và giảng pháp. Sau buổi thuyết pháp dài mấy tiếng đồng hồ, tôi hỏi một phụ nữ Lahoul rằng: “Bác có biết Đức Dalai Lama giảng gì không?”. Bác gái trả lời: “Dạ, con không hiểu nhiều nhưng con biết Ngài giảng là, nếu ta có lòng từ bi thì đó là điều tốt”. Đúng vậy, cơ bản là như thế. Đâu có gì đáng nói hơn thế nữa phải không? Nếu chúng ta có lòng từ bi, điều đó không tốt lắm sao? Vậy từ bi nghĩa là gì?
12/09/2012(Xem: 4822)
Đã có một trong những sự phát triển sâu xa , xuất hiện từ thế kỷ 20 , tác động đến đời sống của hàng tỷ người , nhưng vẫn chưa được chú ý rộng rãi . Bên cạnh những biến đổi đầy ấn tượng về chính trị và xã hội , những phát triển về khoa học và công nghệ , cùng những hệ thống mới trong lãnh vực vận tải và truyền thông , các sử gia tương lai chắc chắn sẽ quan tâm đến sự tự do tương đối . Họ sẽ nhận thức rằng chính sự tự do tương đối đã trước hết diễn dịch rồi sau đó định hình cho cá tính của từng con người ; cuối cùng mang lại quyền tồn tại cho loài người . Tuy những yếu tố quen thuộc tạo nên tự ngã , như là tính cách sắc tộc , khu vực định cư , dòng dõi , gia đình …vẫn hiện diện , nhưng những yếu tố đó không còn quan trọng vì một chuỗi những yếu tố độc đặc mới xuất hiện trong thế kỷ 20 . Cho nên khi đã hoàn toàn chấp nhận các ý niệm dân chủ tự do như một bản chất thực nghiệm làm nền để xác định ý nghĩa của việc làm người , hiếm khi chúng ta xem xét những ý niệm đó đã làm biến đổi hình th
12/09/2012(Xem: 5784)
Phật giáo Đại thừa có rất nhiều Thần chú như Chú Đại Bi, chú Thủ Lăng Nghiêm, chú Chuẩn đề… mà Thần chú chỉ có trong Mật tông. Vậy lịch sử hình thành Mật tông như thế nào?
11/09/2012(Xem: 5191)
Người Phật tử khi đã hiểu đạo thì phải lấy hạnh khiêm tốn làm đầu, phải biết khiêm tốn thấp mình thưa hỏi đạo lý thì mới học được điều hay lẽ phải mà biết được cội nguồn của giác ngộ, giải thoát. Người Phật tử phải nên nhớ rằng muốn mình thật sự khiêm tốn thì ngay bước đầu chúng ta phải tập nhẫn nhịn đối với những việc trái ý nghịch lòng, nhẫn không có nghĩa là hèn nhát.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567