Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hy Vọng Cho Một Thế Giới Hòa Bình

06/07/201916:54(Xem: 6549)
Hy Vọng Cho Một Thế Giới Hòa Bình

HY VỌNG CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH

 

His-Holiness-Dalai-Lama-112

 

Nguyên bản: Hope for a Peaceful World

Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma

Chuyển ngữ: Tuệ Uyển

 

Tôi rất vui mừng gặp gở những người trẻ Nhật Bản vì tôi luôn luôn cảm thấy rằng những người của thế hệ tôi thuộc về thế kỷ hai mươi. Thế kỷ hai mươi đã qua. Với thế kỷ hai mươi, chúng ta đã chứng kiến một thế kỷ của máu đổ và bạo động. Theo một số nhà lịch sử nào đó, trong thế kỷ vừa rồi, hơn hai trăm triệu người đã bị giết qua bạo động. Chỉ trong phần sau của thế kỷ một khát vọng cho hòa bình và bất bạo động đã bắt đầu. Có một cảm giác của phẩn uất hay mệt mõi về bạo động.

 

Trong sự quan tâm đó, các bạn những người trẻ Nhật Bản có kinh nghiệm riêng của các bạn – trong Thế Chiến thứ hai các bạn đã khổ đau vô vàn. Hai trái bom nguyên tử được những người Nhật Bản ở Hiroshima và Nagasaki trải nghiệm. Cho nên các bạn là những  người phải hướng thế giới đến hòa bình và chống lại chiến tranh, một cách đặc biệt chống lại vũ khĩ nguyên tử. Quý vị - những người trẻ tuổi, hai mươi, ba mươi, và thấp hơn – là những người của thế kỷ hai mươi mốt. Thế kỷ hai mươi mốt đã qua mười năm rồi, nhưng còn chín mươi năm nữa chưa đến. Đây là thế kỷ như thế nào là rất tùy thuộc vào quý vị. Cho nên tôi thật sự vui mừng để gặp gở quý vị, và cho sự trao đổi quan điểm này.

 

Bây giờ, tôi muốn nói với quý vị, trong những phần khác nhau của thế giới, một số người cảm thấy rằng tính người một cách căn bản là tiêu cực tự nhiên. Quan điểm của họ là bạo động là một bộ phận tự nhiên của con người, và do vậy thế giới là như vậy. Tôi nghĩ điều đó là hoàn toàn sai và hiểu sai. Ở Ấn Độ, vẫn có những bạo động đâu đó, nhưng nếu quý vị nhìn vào tổng thể, một tỉ con người dường như đang sống một cách rất hòa bình. Thế kỷ hai mươi đã có nhiều đau khổ, nhưng những con người chúng ta đang trưởng thành hơn. Có một sự thay đổi lớn trong những nhận thức của con người về chiến tranh từ đầu và cuối của thế kỷ hai mươi; cũng thế trong vấn đề môi trường. Vào đầu thế kỷ, nói chung không có khái niệm hay tỉnh thức về môi trường. Vào lúc đó, người ta chỉ thích tiêu thụ mọi thứ, mà không có bất cứ sự tỉnh thức nào về sự giới hạn của những tài nguyên quan trọng. Ngay cả khái niệm về tâm linh vào đầu thế kỷ hai mươi thậm chí người ta chỉ nói về sự phát triển vật chất. Vào cuối thế kỷ hai mươi, người ta đã bắt đầu cảm thấy rằng có một sự giới hạn về giá trị vật chất – cuối cùng, sự hòa bình của tâm thức là rất quan yếu. Cho nên, người ta đang chú ý đến tầm quan trọng của hòa bình tâm hồn. Cho dù người có tín ngưỡng  hay không tín ngưỡng, càng ngày càng có  nhiều người hơn đang nói và nghĩ về giá trị tâm linh.

 

Cũng thế, vào đầu thế kỷ hai mươi, nhiều triều đại quân chủ đã cáo chung. Đây là những thay đổi lớn trong phạm vi một thế kỷ. Do vậy, phán xét từ toàn cảnh, con người đang trở thành trưởng thành hơn và thực tế hơn, thế nên mọi thứ đang trở nên tốt đẹp hơn và tốt đẹp hơn.

 

Ngày nay, các quyền con người và quyền tự quyết là phổ quát. Tôi sinh ra trong năm 1935, chỉ ngay trước Thế Chiến Thứ Hai. Nhật Bản đã sẳn sàng xâm lược Trung Hoa, khoảng 1935 có phải không? Tôi không thể nhớ chính xác ngày tháng.

 

Thế nào đi nữa, Thế Chiến Thứ Hai đã sắp xảy ra, và ở Âu Châu Đức Quốc Xã đã phát triển, tiếp theo là Mussolini ở Ý Đại Lợi – những gì quý vị gọi là đảng Phát xít. Sau Thế Chiến Thứ Hai, rồi chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam, và v.v… - cho nên dường như là khoảng đầu cuộc đời tôi, tin tức đầy dẫy về chiến tranh. Và sự bạo động vô cùng này thất bại trong việc giải quyết những vấn nạn của loài người; trong thực tế, nó chỉ tạo thêm rắc rối. Chiến tranh, tôi nghĩ, sử dụng bạo động trong một cách tối đa, và thay vì giải quyết các vấn nạn, nó chỉ gieo thêm những hạt giống cho những rắc rối sâu xa hơn. Bây giờ, bất hạnh thay, mở đầu của thế kỷ hai mươi mốt cũng giống hệt như vậy. Sự tiết chế của Tổng Thống Bush là tuyệt vời – mục tiêu, vốn là để đem lại dân chủ cho Iraq, là thiện ý – nhưng phương pháp là bạo động, cho nên không ngờ đến những hậu quả xảy ra. Ngày nay, tôi cảm thấy con người đang trở nên trưởng thành hơn và thực tế hơn. Do những kin nghiệm của chính chúng ta, bây giờ chúng ta chú ý hơn đến những lãnh vực nào đó mà trước đây chúng ta quên lãng. Không ai biết những gì sẽ xảy ra cho con người sau vài nghìn năm, nhưng tôi nghĩ sau thế kỷ tới, và thế kỷ sau đó, và sau đó, con người và hành tinh chúng ta chắc chắn sẽ trở thành hòa bình hơn, từ bi hơn, và hạnh phúc hơn.

 

Có những khả năng ở đó. Nhưng rồi thì toàn bộ tùy thuộc vào những nổ lực của chính chúng ta và sự trong sáng của viễn tượng. Rồi thì, cũng vậy, tôi có thể nói rằng trong Thế Chiến Thứ Hai và buổi đầu của thế kỷ hai mươi, các quốc gia đang thi đua chế tạo bom nguyên tử. Trong phần sau của thế kỷ, những quốc gia quan trọng – chủ yếu là USA và Liên Bang Nga – bây giờ thật sự, đang nói một cách nghiêm chỉnh về việc giảm thiểu các đầu đạn hạt nhân và cuối cùng hoàn toàn từ bỏ vũ khí hạt nhân. Có những dấu hiệu rất, rất tích cực. Do bởi quá khứ như vậy, cho nên có một khả năng thật sự của một thế giới tốt đẹp hơn. Tôi chỉ là một con người trong sáu tỉ người. Tôi luôn luôn tin tưởng rằng mọi người có trách nhiệm để nghĩ về thế giới. Tôi là một người Tây Tạng, nhưng chúng tôi thuộc về sáu tỉ người – toàn bộ hành tinh.

 

Quý vị là người Nhật. Nhưng bây giờ thời gian để nói về Nhật Bản mà thôi đã qua. Bây giờ quý vị phải nghĩ và nói về toàn bộ thế giới, bởi vì tương lai của Nhật Bản tùy thuộc vào toàn bộ thế giới. Vào thời cổ xưa – thế kỷ mười tám hay mười chín, quý vị thấy – các quốc gia không nhiều thì ít độc lập với nhau. Họ là điều gì đó như tự cung tự cấp. Ngày nay, hoàn cảnh thế đó đã hoàn toàn thay đổi. Ngay cả Iraq là một nước hùng mạnh – nhưng tương lai của họ tùy thuộc vào toàn bộ thế giới. Và hãy nhìn vào tinh thần của Liên Hiệp Châu Âu.

 

Trong thế kỷ trước những quốc gia nhỏ bé đã đấu tranh cho chủ quyền của họ. Dân tộc của mỗi quốc gia đã sẵn sàng để hy sinh mạng sống của họ để bảo vệ chủ quyền của họ. Bây giờ,  họ đã nhận ra rằng quan tâm chung là quan trọng hơn quan tâm cá nhân. Quan tâm cá nhân được trộn lẫn rất nhiều với quan tâm chung. Do vậy, sau Thế Chiến Thứ Hai, như khái niệm mới, Liên Hiệp Châu Âu tạo ra đồng euro. Đồng mác của đức là một loại tiền tệ rất mạnh, nhưng họ sẵn sàng để hy sinh nó cho đồng tiền tệ chung. Đồng lira của Ý, như đồng Yen của Nhật, không có nhiều giá trị. Những việc này là một dấu hiệu rõ ràng rằng con người đang lo lắng hơn, và rằng họ bây giờ nhận ra rằng một quan tâm rộng rãi hơn là quan trọng hơn sự quan tâm vị kỷ. Điều này là rất quan trọng.

 

Bây giờ, Thượng đỉnh Copenhagen về sự ấm lên toàn cầu đã thất bại trong việc đem đến những kết quả cụ thể. Tại sao? Một số quốc gia quan trọng xem những quan tâm của quốc gia họ là quan trọng hơn những quan tâm của toàn cầu. Đó là tại sao nó thất bại. Một số quốc gia trẻ vẫn đang nghĩ về những quan tâm của quốc gia họ hơn là quan tâm toàn cầu. Nhưng trong thế giới rộng lớn, mọi việc đang thay đổi. Do vậy, tôi – như một con người trong sáu tỉ người , với một cảm nhận trách nhiệm toàn cầu – có hai chí nguyện. Chí nguyện thứ nhất của tôi là thúc đẩy những giá trị nội tại.

 

Giá trị nội tại có nghĩa là từ lúc sinh ra, một cách sinh học, chúng ta đã được trang bị để biểu lộ tình cảm đến người khác. Chúng ta có một cảm giác quan tâm đến sự cát tường của những người khác. Từ lúc ấu thơ, do bởi nhân tố sinh học này, chúng ta đã có được những thứ này. Điều đó là rất, rất quý giá, vì chúng ta là những tạo vật xã hội. Đời sống cá nhân lệ thuộc vào những thành viên khác của cộng đồng, do thế, một cách tình cảm, có điều gì đó đưa chúng ta lại với nhau, ban cho chúng ta với tình cảm con người và mối đồng cảm con người. Do vậy cho dù chúng ta có tin tưởng Thượng đế hay không, thì đây là những thứ được trang bị một cách sinh học. Theo những khám phá mới nhất của khoa học, nhiệt tình là rất quan trọng cho một thân thể khỏe mạnh. Đôi khi họ nói rằng tâm-khỏe-thân-khỏe. Điều này là đúng. Sân hận và sợ hãi liên tục thật sự ăn thủng vào hệ thống miễn nhiễm của chúng ta, theo một số nhà khoa học. Một tâm tĩnh lặng hơn và thấu cảm hơn tự động mang đến sự hòa bình nội tại. Một tâm tĩnh lặng là rất cần yếu cho một thân thể khỏe mạnh. Vì vậy, những thứ này tôi diễn tả như các giá trị nhân bản. Bất cứ nơi đâu tôi đến, tôi  luôn luôn cố gắng để làm rõ ràng điều này. Tiền bạc là quan trọng, nhưng sự giàu có nội tại này là quan trọng hơn sự giàu có bên ngoài. Đây là chí nguyện thứ nhất của tôi.

 

Chí nguyện thứ hai là điều này – tôi là một Phật tử. Tất cả những truyền thống tôn giáo quan trọng, mặc dù triết lý khác nhau, có cùng tiềm năng và cũng như cùng thông điệp – một thông điệp của từ ái, bi mẫn, tha thứ, bao dung và kỷ luật tự giác. Do vậy, tất cả những truyền thống tôn giáo, có cùng loại tiềm năng để giúp nhân loại và mang đến những giá trị nhân bản nội tại này. Những sự tiếp cận và triết lý khác nhau là cần thiết nhằm để làm lợi lạc, ảnh hưởng hay tác động những loại khác nhau đến những con người khác nhau, vì những con người khác nhau có nhiều khuynh hướng khác nhau. Chỉ một triết lý đơn giản là không đủ - chúng ta cần các triết lý và tiếp cận đa dạng. Như vậy là hữu dụng  hơn cho những con người đa dạng, cho đến khi mà mục tiêu căn bản là giống nhau – cố gắng để là một loại con người thấu cảm hơn, chân thật hơn. Chân thật và thấu cảm là những mục tiêu của tất cả mọi truyền thống tôn giáo quan trọng. Những phương pháp khác nhau là cần thiết. Trong chính Phật giáo, có nhiều triết lý khác nhau và những nhận thức khác nhau về thực tại. Chính tự Đức Phật đã giảng dạy những triết lý mâu thuẩn. Tại sao? Vì trong chính những đệ tử của Ngài, có những con người khác nhau và nhiều thiên hướng khác nhau. Chỉ một quan điểm triết lý là không đủ cho những con người đa dạng. Vì thế rõ ràng chúng ta cần những cung cách khác nhau để tiếp cận. Nhưng những khác biệt này chỉ là bề mặt. Cốt lõi là giống nhau – để mang đến sự an bình nội tại. Do vậy, có một nền tảng chung và một mục tiêu chung, vốn có thể được sử dụng và để cố gắng mang đến một mối quan hệ gần gũi hơn giữa những truyền thống tôn giáo khác nhau. Cho nên, đây là chí nguyện thứ hai của tôi – để thúc đẩy sự hòa hiệp giữa những truyền thống tôn giáo khác nhau.

 

Thế nên điều đó gần như một sự giới thiệu của chính tôi.

 

*

Ẩn Tâm Lộ, Friday, July 5, 2019

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/03/2014(Xem: 6800)
Đây là vị đệ tử cư sĩ của Đức Phật, vị ấy sống tại gia. Vị ấy đã thiết lập niềm tin vững chắc trong sự tỉnh thức của Đức Phật. Vị ấy sống tự rèn luyện từ hành động và lời nói, cử chỉ của mình. Vị ấy sống biết hổ thẹn, xấu hổ, thấy lổi của mình trong những việc nhỏ nhặt. Vị ấy sống nuôi dưỡng tâm từ đối với tất cả loài hữu tình. Vị ấy sống rộng lượng, biết hy sinh và cho đi.
16/03/2014(Xem: 8092)
Berzin sinh tại Paterson, New Jersey, Hoa Kỳ. Ông nhận bằng cử nhân năm 1965 tại Khoa Nghiên cứu Đông phương học, Đại học Rutgers liên kết với Đại học Princeton], nhận bằng Thạc sĩ năm 1967, bằng Tiến sĩ năm 1972 của Khoa Ngôn ngữ học Viễn đông (Hoa ngữ) và Khoa Nghiên cứu Ấn Độ và Phạn ngữ, Đại học Harvard.
16/03/2014(Xem: 7785)
Như những con người, tất cả chúng ta giống nhau; xét cho cùng tất cả chúng ta thuộc cùng một hành tinh. Tất cả chúng sinh có cùng bản chất tự bẩm sinh là muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau. Tất cả chúng ta yêu mến chính mình và khao khát điều gì đấy tốt đẹp.
15/03/2014(Xem: 14653)
“Con người thường trở thành cái mà họ muốn. Nếu tôi cứ nghĩ rằng tôi không thể làm được điều ấy, thì chắc chắn rút cuộc tôi sẽ không làm được gì. Trái lại nếu tôi tin, tôi có thể làm thì sớm muộn gì tôi cũng sẽ thành tựu như ý muốn”. Thánh Ghandi *
15/03/2014(Xem: 8526)
Nhà tâm lý học Paul Ekman thừa nhận rằng ông chỉ hơi thích thú với Đạo Phật khi ông được mời đến Dharamsala, Ấn Độ, trong năm 2000 cho một cuộc đối thoại của Đức Đạt Lai Lạt Ma với những nhà khoa học, được bảo trợ bởi Viện Tâm Thức và Đời Sống. Nhưng Ekman, một khoa học gia chức năng nổi tiếng là một chuyên gia hàng đầu về những biểu hiện trên mặt, đã mê mẫn về đề tài được bàn thảo: những cảm xúc tàn phá. Sự tiếp xúc với Đức Đạt Lai Lạt Ma đã chuyển hóa đời sống của ông, đến một mức độ mà ông ngạc nhiên vô cùng.
15/03/2014(Xem: 7747)
Bốn pháp tế độ phát xuất từ cụm từ saṅgāha vattha nghĩa là sự thu phục, nhiếp hóa, cảm hóa, tế độ. Đây là 4 pháp, 4 nguyên tắc sống mà tiền thân chư Phật, tức chư Bồ-tát thường áp dụng để nhiếp hóa, cảm hóa chúng sanh, hướng dẫn chúng sanh trên con đường phước thiện, đạo đức. Bốn pháp này liên hệ hữu cơ, gắn bó thiết cốt với nhau, như một cái bàn có bốn chân, thiếu một thì cái bàn sẽ khập khiễng. Cũng vậy, bốn pháp tế độ mà thiếu một thì sự cảm hóa chúng sanh sẽ giảm hẳn hiệu năng. Vậy 4 pháp ấy là gì?
15/03/2014(Xem: 6924)
Thật cần yếu để học hỏi và thành đạt trong sự học vấn. Rèn tâm là một tiến trình làm cho quen thuộc. Trong phạm vi Phật Giáo, việc làm quen thuộc, hay thiền tập, liên hệ đến sự chuyển hóa tích cực tâm, đấy là, sự loại trừ những phẩm chất khiếm khuyết và việc trau dồi những phẩm chất tích cực của nó.
14/03/2014(Xem: 33309)
Nhiều người đến với đạo Phật để tìm cách giải trừ phiền não, khổ đau, họ đọc tụng kinh chú, ăn chay, niệm Phật, làm công quả, cúng dường, bố thí, nhưng không biết diệt trừ bản ngã. Trải qua bao nhiêu năm trong đạo vẫn chấp vào cái Ta, kiêu căng, ngạo mạn, khoe khoang, chạy theo danh lợi, đến khi cái ngã bị trái ý, tổn thương thì giận dữ, sân si tạo khẩu nghiệp mắng chưởi, mạ nhục kẻ khác.
14/03/2014(Xem: 11477)
Đọc Kim Dung, thấy có một nhân vật Hoà thượng tên là "Nói Không Được" rất thú vị. Thú vị không vì tính cách của ông mà vì cái tên của ông. Thật ra, trong nguyên bản gọi là Hoà thượng Bất Khả Thuyết. "Bất Khả Thuyết" hay "Nói Không Được" ta đã gặp nhiều khi học Phật, không chỉ là Bất khả thuyết mà còn Bất khả tư nghì, Bất khả đắc, Bất khả thủ, Bất khả...
13/03/2014(Xem: 7064)
Tâm linh là sự khát khao của những tâm hồn hướng thượng, vật dục là sự thèm khát của những ai thích thụ hưởng cảm thọ vật thể.. Những dân tộc có nền văn hóa sâu đậm, thâm thúy, cho dù dân tộc đó già cổi hay non trẻ, cũng đều có chiều kích tâm linh đáng kính
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]