Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Văn Hóa Ứng Xử

21/06/201913:22(Xem: 6824)
Văn Hóa Ứng Xử

chap tay
VĂN HÓA ỨNG XỬ

Thích Phước Hạnh

Nói văn hóa là nói học thức, lối sống, tín ngưỡng, phong tục tập quán, hoặc trong lao động chấp tác hằng ngày…

Văn hóa là một hệ thống có các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua qúa trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với con người, giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh mình.

Trước khi nói văn hóa ứng xử, ta phân biệt một chút văn hóa khác văn vật, khác văn hiến, khác văn minh.

Văn vật là văn hóa chỉ thiên về giá trị vật chất như: nhân tài, di tích, hiện vật…Ví dụ: ta nói đất nước Việt Nam có “Thăng Long ngàn năm văn vật”.

Văn hiến là văn hóa thiên về  giá trị truyền thống lâu đời được lưu giữ về mặt tinh thần cho đến ngày nay như “Việt Nam có  4000 năm văn hiến”.

Văn minh chỉ thiên về giá trị vật chất, trình độ khoa học kỹ thuật cao mang tính quốc tế được gắn bó nhiều hơn ở các nước phương tây đô thị.

Văn Hóa Ứng Xử là cách ứng nhân xử thế phù hợp có văn hóa.

Ở đây, ta nói “Văn Hóa Ứng Xử” là chỉ muốn nhấn mạnh đến lĩnh vực lối sống hằng ngày suốt hai mươi bốn giờ trong một ngày của mỗi người. Cách sống của con người nói lên tầm quan trọng văn hóa của một cá nhân, một gia đình, một dòng họ, một làng xã, một cộng đồng, một dân tộc, một đất nước.

Khi tiếp xúc với ai trong ngày, ta thường xưng hô cho đúng phép xã giao. Nếu không biết ứng xử đúng phép xã giao, tức khắc ta sẽ bị chê thiếu lịch sự, thiếu văn hóa, thiếu hiểu biết…

Chúng ta đang sống ở những đất nước văn minh nhất thế giới, mà không học được gì văn minh cách sống đẹp từ họ. Ví dụ: Ở nước ngoài, nét đẹp nếp sống văn minh là không chen lấn, không to tiếng nơi công cộng, không cự cãi nhau trước mặt người khác, không xả rác, không khạc nhổ, không ăn cắp vặt, đối xử thật lịch sự, sẵn sàng nói lời “xin lỗi” khi bị sai nhầm lẫn, sẵn sàng nói lời “cảm ơn” khi được thi ân giúp đỡ… 

Ta sống ở đâu thì cách sống của ta nó ứng xử theo đó. Sống ở Việt Nam thì ứng xử giống ở Việt Nam, sống ở các nước Phương Tây thì ứng xử giống ở các nước Phương Tây, ta gọi là “Nhập gia tùy tục, đáo giang tùy khúc”. Ngày nay, mặc dù đang sinh sống ở nước ngoài, một bộ phận nhỏ vẫn còn ứng xử thiếu tế nhị (nếu không muốn nói là thô lỗ). Thật đáng tiếc thay!

Tiếng Anh gặp nhau xưng hô “You and Me” hoặc “I and You”. Tiếng Pháp xưng hô “Je” (đọc là jơ: tôi), “Moi” (đọc là moa: tôi) and “Tu” (đọc là tuy: bạn), “Toi” (đọc là toa: bạn). Tiếng Việt xưng hô phong phú hơn: Tôi và Bạn, Anh và Em, Ông và Bà, Cô và Cậu, Bác và Chú… vô số cách nói.

Một hiểu lầm xuất phát từ tiếng Pháp là “Moi” và “Toi” ở trên mà người Việt dịch ra là Mầy và Tao, đọc trại từ tiếng “Moi” và “Toi” mà ra. Trong khi đó “Moi” là tôi, “Toi” là mầy, bạn (chỉ người đối diện). Vậy mà vẫn đảo ngược lại thành Mầy và Tao hoặc là Tao và Mầy hằng ngày. Tiếng “Mầy Tao” trở thành câu chào hỏi xã giao ở cửa miệng của người Việt hồi nào không hay. Thay vì xưng hô Mầy Tao khó nghe thì nên sửa lại theo cách nói được dịch ở trên hợp tai hơn.

Một thói quen thường gặp là hễ càng thân mật thì xưng hô càng tùy tiện bừa bãi, không cần biết người nghe có chấp nhận hay không. Người nghe không phải ai cũng giống nhau, có người lịch sự chẳng nói, mà có nói ra, người nói chủ quan bảo “nói cho thân mật”, người nghe chưng hửng hết ý kiến, lâu ngày trở thành thói quen không sửa được.

Ta xưng hô là cách biểu đạt tôn trọng nhau, chứ không phải xưng hô để dẫn đến thân mật tới mức phải sổ sàng, thô lỗ, tục tĩu bất chấp người nghe là ai. Khi giận, ta quát tháo mắng nhiếc người khác đã đành (không bào chữa cho tính xấu này đâu, phải biết kiểm soát cơn giận mới hay).

Đằng này, nhiều khi chẳng có chuyện gì xảy ra, nói chuyện với nhau bình thường, chẳng ai làm gì mình giận cũng nói như thế: lớn tiếng, tục tĩu, chửi thề, trước khi nói gì ra thì chửi thề trước cái đã, nói riết không thấy dơ miệng mình sao? Người bàng quan hiểu lầm đang có chuyện cãi lộn. Đó là một thói quen xấu có thể (không phải tất cả) xuất phát từ hàng xóm hoặc trong gia đình mà ra. Người nghe lâu ngày trở thành nạn nhân bị tra tấn cực hình trong cuộc sống.

Người Phương Tây có câu “Anh cho tôi biết bạn của anh là ai, tôi sẽ trả lời cho anh biết anh là ai”: người giao du hằng ngày của mình là những thành phần nào thì ta như thế đó. Hễ chơi người tốt thì ít nhiều ta sẽ tốt, hễ chơi người thô lỗ thì ta sẽ thô lỗ. Tính ta như thế thành thói quen như thế, thói quen như thế thì thành bản chất con người của ta như thế. Khi thành tính xấu rồi thì truyền tới con cháu ta cũng như thế. Có tội nghiệp cho con cháu chúng ta không?

Môi trường nào giúp ta hình thành nên thói quen tốt đẹp thì môi trường đó nên gần gũi và đáng sống với nó. Môi trường nào tiêm nhiễm những thói hư tật xấu qua lời ăn tiếng nói, qua cách hành xử thì môi trường ấy nên xét lại. Người có lòng tự trọng và yêu chuộng lối sống có văn hóa có cho vàng họ cũng không ở trong môi trường xấu như vậy.

Ta may mắn được uốn nắn từ nhỏ: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Ta học cách ăn là học cách không tham ăn, “miếng ăn là miếng tồi tàn, hễ ai đụng đến lộn gan lên đầu”, không vì miếng ăn ngon mà giành giựt, học cách nhường ăn cho người khác như em bé 11 tuổi nhường suất ăn của mình cho cụ già xếp hàng sau lưng trong trận sóng thần năm 2011 tại Nhật Bản. Ta học cách nói làm sao cho người nghe êm tai không giận, trước khi nói nên uốn lưỡi bảy lần. Ta học cách gói gém cuộc sống “khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”. Ta học cách mở lòng rộng lượng yêu thương cuộc sống này.

Môi trường nhà Phật là môi trường giáo dục cách sống đầy nhân văn, có văn hóa. Ta không được duyên học vấn ở đời thì ta nên gần gũi Tam Bảo để học “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, hoặc biết sử dụng thuật “Ái ngữ”, tức là nghệ thuật ăn nói cho hợp lòng người, không gây mất lòng người khác. Đây là đóng góp rất lớn của đạo Phật trên thế giới toàn cầu.

Người có học thức, trình độ văn hóa thì không nói lời vô văn hóa. Có người không học hành tới nơi tới chốn nhưng không bao giờ họ nói lời thô lỗ vô giáo dục, đó là nghiệp tốt của họ và chắc chắn họ được hấp thụ lời dạy của Đức Phật.

Do duyên gì đó, ta sinh ra và sống trong một môi trường xung quanh tục tĩu, muốn thoát ra mà thoát không được, đó là nghiệp xấu của mình. Câu nói “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”: gần cái gì thì giống cái đó, không thể giống cái khác được. Sống gần người có văn hóa thì đời sống của ta ít nhiều thấy yên tâm không lo lắng bị tiêm nhiễm cái xấu, ngược lại ta cảm thấy đầy sự bất an và sợ hãi.

Con người không chỉ phát triển bằng thể xác mà còn lớn khôn về mặt tinh thần văn hóa ứng xử nữa. Nếu to con lớn xác mà không có trí khôn thì hóa ra cục thịt biết đi mà thôi. Một thực thể hữu ích cho đời là phải phát triển cân bằng cả hai mặt: thể chất và tinh thần.   

Như vậy, Văn Hóa Ứng Xử là cả một nghệ thuật sống, lối sống lành mạnh giúp con người biết cách xã giao, biết cách hành xử giữa người với người, giữa người với môi trường để giảm thiểu khổ đau trong cuộc sống. Câu nào nói ra từ miệng ta ít nhiều khẳng định con người văn hóa sống của ta như thế. Sống có văn hóa, trước hết, chính ta hưởng hạnh phúc nể trọng từ người khác.Ta phải tập ứng xử ăn nói làm sao để người nghe không xem thường mình, không xem thường cha mẹ, ông bà tổ tiên của mình. Ta muốn sống có văn hóa theo Phật là để làm gương cho con em, giữ gìn thể diện quốc gia Việt Nam cho đẹp với bạn bè quốc tế, đền đáp ơn Cha Mẹ và Tam Bảo trong muôn một.


Thích Phước Hạnh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/04/2020(Xem: 7457)
Tiến sĩ Phật tử Ernest Hetenyl – Lạt ma Dharmakirti Padmavadzsra (1912-1999), là một trong những người tiên phong vĩ đại của Phật giáo châu Âu, tác giả nổi tiếng người Hungary, chuyên nghiên cứu và thực nghiệm Kim Cương thừa Phật giáo Tây Tạng, nguyên Chủ tịch Hội Phật giáo Hungary, vị lãnh đạo Hội Phật giáo Ārya Maitreya Mandala tại Đông Âu.
19/04/2020(Xem: 8628)
Đức Đạt Lai Lạt Ma: “Cầu nguyện thôi chưa đủ” Tác giả: Đạt Lai Lạt Ma https://time.com/5820613/dalai-lama-coronavirus-compassion/ Dịch giả: Trúc Lam 14-4-2020 Đức Đạt Lai Lạt Ma nói tại sao chúng ta cần chiến đấu chống virus Corona với lòng từ bi.
19/04/2020(Xem: 5803)
Sức Mạnh nơi Niềm Hy Vọng Đức Đạt-lai Lạt-ma (The Dailai Lama’s Power of Hope) Ann Curry Hình ảnh Saumya Khandelwal Hoang Phong chuyển ngữ (Trích từ một tập san lâu đời và uy tín của nước Mỹ là National Geographic, số tháng 8, 2019 Bản chuyển chuyển ngữ dưới đây được dựa vào ấn bản tiếng Pháp của tập san này)
19/04/2020(Xem: 7672)
Kể từ khi Covid-19 bùng phát đến nay ngót ngét trên dưới 4 tháng, con người phải thay đổi cách sống thường ngày. Mỗi ngày, sáng ra đi làm, chiều về nhà đều đặn như vậy không ngớt. Trước đây, có lần ta ước gì được có thêm thời gian một ngày hai ngày trong tuần để nghỉ ngơi ở nhà với gia đình, hoặc chơi với con cái, hay là để tịnh dưỡng tâm hồn…Nhiều khi lại ước gì mình nghỉ làm ở nhà mà có người lo cho mình, chứ đang làm mà nghỉ thì ai lo tiệm, ai lo trông coi nhân viên, việc đó mình mà nghỉ đi thì người khác không làm được, xin chủ nghỉ thì sợ không cho, tự động nghỉ thì sợ mất việc, nếu là chủ mà đóng cửa nghỉ thì công việc không xong…
17/04/2020(Xem: 7776)
Chúng ta, như những nhà khoa học, định nghĩa từ bi như thế nào? Đó là một thể trạng cảm xúc, một động cơ, một đặc điểm xử lý, hay một thái độ trau dồi? Trong chương giới thiệu này, chúng tôi trình bày một cơ chế định nghĩa cho từ bi, vị trí của từ bi trong phạm vi của những thuật ngữ liên hệ và kinh nghiệm tinh thần hướng độc giả đến những vấn đề then chốt được trình bày bởi những tác giả trong quyển sách này.
16/04/2020(Xem: 8193)
Trong nếp sống cộng đồng của người Việt Nam nói riêng và một vài nước Á Đông nói chung, truyền thống thờ kính chư Phật, thánh thần và những người thân trong gia đình luôn được gìn giữ cũng như thể hiện một cách rất thành kính. Phật giáo ngay từ lúc du nhập đã nhanh chóng góp phần và nâng cao thêm ý nghĩa thờ lạy ấy mà không đánh mất đi giá trị chân lý của chính mình. Ngược lại, qua việc thờ lạy luôn giúp khắc sâu thêm đạo nghĩa Tứ Ân làm trọng của mỗi một con người. Do đó, những ai không biết thờ kính tổ tiên đều không là người của xứ sở, đất nước này. Thậm chí còn bị xem là thành phần mất gốc, phàn bội nòi giống tổ tiên, ông bà mình.
16/04/2020(Xem: 7171)
Trưởng Cư sĩ Richard Reoch là cựu Giám đốc Truyền thông của Tổ chức Ân xá Quốc tế và hoạt động trong Chiến dịch Toàn cầu chống Tra tấn. Ông đã hợp tác với nhạc sĩ, ca sĩ, diễn viên người Anh Sting (Gordon Matthew Thomas Sumner CBE) và nhiều tổ chức nhân đạo, thành lập Quỹ Rừng mưa nhiệt đới (Rainforest Foundation) để bảo vệ rừng mưa Amazon, bảo vệ các bộ lạc thiểu số tại khu vực Amazon. Ông là một trong những người quan tâm đến việc bảo vệ môi trường, đặc biệt về sự biến mất quá nhanh của các khu rừng mưa trên thế giới.
15/04/2020(Xem: 6723)
Phản ứng của Bồ tát Đối với Đại dịch Viruscorona (The Bodhisattva Response to Coronavirus) Các bạn thân mến, Chúng ta có một sự lựa chọn. Như các dịch bệnh, động đất, lốc xoáy và lũ lụt, là một phần của chu kỳ sống trên hành tinh trái đất. Chúng ta sẽ trả lời như thế nào? Với lòng tham lam, hận thù, sợ hãi và thiếu hiểu biết? Điều này chỉ mang lại nhiều khổ đau. Hay với sự hào phóng, trong sáng, kiên định và tình yêu thương? Đây là thời gian dành cho tình yêu thương.
15/04/2020(Xem: 5670)
Nguyên lý của cuộc sống luôn luôn là bến bờ của hạnh phúc mà trong đó mọi sinh vật đều hướng đến bình yên theo từng nhịp thở. Nếu bạn không thở đúng nhịp đập của nội tại, thì bạn đánh mất chính mình và giá trị tồn tại của thực hữu. Thực hữu, dôi lúc, người ta hiểu mơ hồ về nó. Họ cứ cho tồn tại chính là thực hữu, nhưng không phải thế, Tồn tại là hiện tượng biểu hiện một cách có hệ thống trên phương diện kết hợp đủ các yếu tố điều kiện, còn thực hữu chính là bản chất của tồn tại. Lắm lúc không nhìn nhận đích xác, một số người trong chúng ta lại đem khái niệm sai lầm để gán ghép cho thực hữu.
12/04/2020(Xem: 7248)
Nhiều người đổ lỗi cho “đại dịch Viruscorona” (the coronavirus epidemic:https://time.com/tag/covid-19/) trên toàn cầu hóa, và nói rằng cách duy nhất để ngăn chặn nhiều dịch bệnh như thế là trừ khử toàn cầu hóa thế giới. Cách ly, hạn chế đi lại, giảm thiểu buôn bán. Tuy nhiên trong khi kiểm dịch ngắn hạn là điều cần thiết để ngăn dịch bệnh, thì sự cô lập lâu dài sẽ dẫn đến nền kinh tế bị suy sụp, lại không cung cấp bất kỳ phương dược hiệu nghiệm nào để chữa lành các loại bệnh truyền nhiễm vô cùng độc hại. Chỉ là điều trái ngược. Thực sự thuốc giải độc dành cho dịch bệnh hiểm ác không phải là sự phân biệt, mà là sự hợp tác.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]