Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Văn Hóa Ứng Xử

21/06/201913:22(Xem: 5165)
Văn Hóa Ứng Xử

chap tay
VĂN HÓA ỨNG XỬ

Thích Phước Hạnh

Nói văn hóa là nói học thức, lối sống, tín ngưỡng, phong tục tập quán, hoặc trong lao động chấp tác hằng ngày…

Văn hóa là một hệ thống có các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua qúa trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với con người, giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh mình.

Trước khi nói văn hóa ứng xử, ta phân biệt một chút văn hóa khác văn vật, khác văn hiến, khác văn minh.

Văn vật là văn hóa chỉ thiên về giá trị vật chất như: nhân tài, di tích, hiện vật…Ví dụ: ta nói đất nước Việt Nam có “Thăng Long ngàn năm văn vật”.

Văn hiến là văn hóa thiên về  giá trị truyền thống lâu đời được lưu giữ về mặt tinh thần cho đến ngày nay như “Việt Nam có  4000 năm văn hiến”.

Văn minh chỉ thiên về giá trị vật chất, trình độ khoa học kỹ thuật cao mang tính quốc tế được gắn bó nhiều hơn ở các nước phương tây đô thị.

Văn Hóa Ứng Xử là cách ứng nhân xử thế phù hợp có văn hóa.

Ở đây, ta nói “Văn Hóa Ứng Xử” là chỉ muốn nhấn mạnh đến lĩnh vực lối sống hằng ngày suốt hai mươi bốn giờ trong một ngày của mỗi người. Cách sống của con người nói lên tầm quan trọng văn hóa của một cá nhân, một gia đình, một dòng họ, một làng xã, một cộng đồng, một dân tộc, một đất nước.

Khi tiếp xúc với ai trong ngày, ta thường xưng hô cho đúng phép xã giao. Nếu không biết ứng xử đúng phép xã giao, tức khắc ta sẽ bị chê thiếu lịch sự, thiếu văn hóa, thiếu hiểu biết…

Chúng ta đang sống ở những đất nước văn minh nhất thế giới, mà không học được gì văn minh cách sống đẹp từ họ. Ví dụ: Ở nước ngoài, nét đẹp nếp sống văn minh là không chen lấn, không to tiếng nơi công cộng, không cự cãi nhau trước mặt người khác, không xả rác, không khạc nhổ, không ăn cắp vặt, đối xử thật lịch sự, sẵn sàng nói lời “xin lỗi” khi bị sai nhầm lẫn, sẵn sàng nói lời “cảm ơn” khi được thi ân giúp đỡ… 

Ta sống ở đâu thì cách sống của ta nó ứng xử theo đó. Sống ở Việt Nam thì ứng xử giống ở Việt Nam, sống ở các nước Phương Tây thì ứng xử giống ở các nước Phương Tây, ta gọi là “Nhập gia tùy tục, đáo giang tùy khúc”. Ngày nay, mặc dù đang sinh sống ở nước ngoài, một bộ phận nhỏ vẫn còn ứng xử thiếu tế nhị (nếu không muốn nói là thô lỗ). Thật đáng tiếc thay!

Tiếng Anh gặp nhau xưng hô “You and Me” hoặc “I and You”. Tiếng Pháp xưng hô “Je” (đọc là jơ: tôi), “Moi” (đọc là moa: tôi) and “Tu” (đọc là tuy: bạn), “Toi” (đọc là toa: bạn). Tiếng Việt xưng hô phong phú hơn: Tôi và Bạn, Anh và Em, Ông và Bà, Cô và Cậu, Bác và Chú… vô số cách nói.

Một hiểu lầm xuất phát từ tiếng Pháp là “Moi” và “Toi” ở trên mà người Việt dịch ra là Mầy và Tao, đọc trại từ tiếng “Moi” và “Toi” mà ra. Trong khi đó “Moi” là tôi, “Toi” là mầy, bạn (chỉ người đối diện). Vậy mà vẫn đảo ngược lại thành Mầy và Tao hoặc là Tao và Mầy hằng ngày. Tiếng “Mầy Tao” trở thành câu chào hỏi xã giao ở cửa miệng của người Việt hồi nào không hay. Thay vì xưng hô Mầy Tao khó nghe thì nên sửa lại theo cách nói được dịch ở trên hợp tai hơn.

Một thói quen thường gặp là hễ càng thân mật thì xưng hô càng tùy tiện bừa bãi, không cần biết người nghe có chấp nhận hay không. Người nghe không phải ai cũng giống nhau, có người lịch sự chẳng nói, mà có nói ra, người nói chủ quan bảo “nói cho thân mật”, người nghe chưng hửng hết ý kiến, lâu ngày trở thành thói quen không sửa được.

Ta xưng hô là cách biểu đạt tôn trọng nhau, chứ không phải xưng hô để dẫn đến thân mật tới mức phải sổ sàng, thô lỗ, tục tĩu bất chấp người nghe là ai. Khi giận, ta quát tháo mắng nhiếc người khác đã đành (không bào chữa cho tính xấu này đâu, phải biết kiểm soát cơn giận mới hay).

Đằng này, nhiều khi chẳng có chuyện gì xảy ra, nói chuyện với nhau bình thường, chẳng ai làm gì mình giận cũng nói như thế: lớn tiếng, tục tĩu, chửi thề, trước khi nói gì ra thì chửi thề trước cái đã, nói riết không thấy dơ miệng mình sao? Người bàng quan hiểu lầm đang có chuyện cãi lộn. Đó là một thói quen xấu có thể (không phải tất cả) xuất phát từ hàng xóm hoặc trong gia đình mà ra. Người nghe lâu ngày trở thành nạn nhân bị tra tấn cực hình trong cuộc sống.

Người Phương Tây có câu “Anh cho tôi biết bạn của anh là ai, tôi sẽ trả lời cho anh biết anh là ai”: người giao du hằng ngày của mình là những thành phần nào thì ta như thế đó. Hễ chơi người tốt thì ít nhiều ta sẽ tốt, hễ chơi người thô lỗ thì ta sẽ thô lỗ. Tính ta như thế thành thói quen như thế, thói quen như thế thì thành bản chất con người của ta như thế. Khi thành tính xấu rồi thì truyền tới con cháu ta cũng như thế. Có tội nghiệp cho con cháu chúng ta không?

Môi trường nào giúp ta hình thành nên thói quen tốt đẹp thì môi trường đó nên gần gũi và đáng sống với nó. Môi trường nào tiêm nhiễm những thói hư tật xấu qua lời ăn tiếng nói, qua cách hành xử thì môi trường ấy nên xét lại. Người có lòng tự trọng và yêu chuộng lối sống có văn hóa có cho vàng họ cũng không ở trong môi trường xấu như vậy.

Ta may mắn được uốn nắn từ nhỏ: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Ta học cách ăn là học cách không tham ăn, “miếng ăn là miếng tồi tàn, hễ ai đụng đến lộn gan lên đầu”, không vì miếng ăn ngon mà giành giựt, học cách nhường ăn cho người khác như em bé 11 tuổi nhường suất ăn của mình cho cụ già xếp hàng sau lưng trong trận sóng thần năm 2011 tại Nhật Bản. Ta học cách nói làm sao cho người nghe êm tai không giận, trước khi nói nên uốn lưỡi bảy lần. Ta học cách gói gém cuộc sống “khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”. Ta học cách mở lòng rộng lượng yêu thương cuộc sống này.

Môi trường nhà Phật là môi trường giáo dục cách sống đầy nhân văn, có văn hóa. Ta không được duyên học vấn ở đời thì ta nên gần gũi Tam Bảo để học “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, hoặc biết sử dụng thuật “Ái ngữ”, tức là nghệ thuật ăn nói cho hợp lòng người, không gây mất lòng người khác. Đây là đóng góp rất lớn của đạo Phật trên thế giới toàn cầu.

Người có học thức, trình độ văn hóa thì không nói lời vô văn hóa. Có người không học hành tới nơi tới chốn nhưng không bao giờ họ nói lời thô lỗ vô giáo dục, đó là nghiệp tốt của họ và chắc chắn họ được hấp thụ lời dạy của Đức Phật.

Do duyên gì đó, ta sinh ra và sống trong một môi trường xung quanh tục tĩu, muốn thoát ra mà thoát không được, đó là nghiệp xấu của mình. Câu nói “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”: gần cái gì thì giống cái đó, không thể giống cái khác được. Sống gần người có văn hóa thì đời sống của ta ít nhiều thấy yên tâm không lo lắng bị tiêm nhiễm cái xấu, ngược lại ta cảm thấy đầy sự bất an và sợ hãi.

Con người không chỉ phát triển bằng thể xác mà còn lớn khôn về mặt tinh thần văn hóa ứng xử nữa. Nếu to con lớn xác mà không có trí khôn thì hóa ra cục thịt biết đi mà thôi. Một thực thể hữu ích cho đời là phải phát triển cân bằng cả hai mặt: thể chất và tinh thần.   

Như vậy, Văn Hóa Ứng Xử là cả một nghệ thuật sống, lối sống lành mạnh giúp con người biết cách xã giao, biết cách hành xử giữa người với người, giữa người với môi trường để giảm thiểu khổ đau trong cuộc sống. Câu nào nói ra từ miệng ta ít nhiều khẳng định con người văn hóa sống của ta như thế. Sống có văn hóa, trước hết, chính ta hưởng hạnh phúc nể trọng từ người khác.Ta phải tập ứng xử ăn nói làm sao để người nghe không xem thường mình, không xem thường cha mẹ, ông bà tổ tiên của mình. Ta muốn sống có văn hóa theo Phật là để làm gương cho con em, giữ gìn thể diện quốc gia Việt Nam cho đẹp với bạn bè quốc tế, đền đáp ơn Cha Mẹ và Tam Bảo trong muôn một.


Thích Phước Hạnh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/06/2013(Xem: 5310)
Một vị giảng sư thành công là vị có kỹ năng và phương pháp. Với kỹ năng và phương pháp, vị giảng sư từng bước xây dựng cho mình sự tin tưởng nơi thính chúng, rèn luyện khả năng khơi gợi sự đồng cảm của thính chúng và khả năng trình bày mọi vấn đề hợp với luận lý. Vị giảng sư cần chuẩn bị cho mình một tư thế để luôn luôn thuyết phục được thính chúng đi đúng con đường của Đức Phật đã dạy hầu đem lại an lạc và hạnh phúc cho họ cũng như xây dựng một xã hội an lạc hài hòa.
10/06/2013(Xem: 10773)
Mục đích có được thân người quý báu này không phải chỉ để tạo hạnh phúc cho chính mình, mà còn để làm vơi bớt khổ đau, đem lại hạnh phúc cho người. Đó là mục đích đời sống.
08/06/2013(Xem: 13110)
Mục đích có được thân người quý báu này không phải chỉ để tạo hạnh phúc cho chính mình, mà còn để làm vơi bớt khổ đau, đem lại hạnh phúc cho người. Đó là mục đích đời sống. Bạn có cái thân quý báu thoát được tám nạn[1] và có đủ mười tiện nghi để phục vụ kẻ khác. Ai cũng mong hạnh phúc, không ai muốn đau khổ. Hạnh phúc mà ta cần không chỉ là hạnh phúc tạm thời, mà là hạnh phúc tuyệt đối, thứ hạnh phúc tối thượng của giác ngộ. Khi đi phố chẳng hạn, người ta mua những thứ tốt nhất, bền nhất; cũng vậy, ai cũng muốn có hạnh phúc lâu dài nhất, cao quý nhất. Tùy theo sự hiểu biết của mình và mức hạnh phúc có thể đạt đến, người ta cố gắng đạt hạnh phúc tối thượng theo quan điểm mình.
07/06/2013(Xem: 9477)
Tháng 12 năm 2004, một cơn động đất dữ dội kéo theo những ngọn sóng thần khủng khiếp đã tàn phá không biết bao nhà cửa và giết chết khoảng hai trăm (200) ngàn người dọc theo bờ biển các nước Thái Lan, Nam Dương và Tích Lan. Ngoài vô số người chết và bị thương, thiệt hại về tài sản và hoa màu cũng không phải nhỏ; và cho đến giờ này các nước vẫn còn đang tái thiết những thiệt hại của 10 năm về trước. Chưa hết, mùa thu năm 2005, cơn bão Katrina đã tàn phá nhiều thành phố dọc theo vịnh Mễ Tây Cơ của Hoa Kỳ và chính cơn bão nầy cũng giết chết và làm bị thương rất nhiều người mà cho đến ngày nay chính phủ Hoa Kỳ vẫn chưa thể tái thiết trở lại. Trước những tai họa chung đó, nhà Phật gọi chúng là cộng nghiệp
05/06/2013(Xem: 8586)
Kiêu mạn (Màna) hay tâm lý kiêu căng tự mãn thường xem nhẹ người khác là một chứng bệnh của những con người nông nổi, ham thích danh vọng, nặng về cái tôi, ít rung cảm hay đồng cảm trước những cảm nhận khó khăn của người khác.
05/06/2013(Xem: 16761)
Từ “Công văn” trước đây được dùng trong công việc hành chánh của nhà nước gồm những văn kiện của các Bộ, Ty, Sở đối với chính quyền thuộc địa, hay dưới các chế độ quân chủ chuyên chế. Cho tới ngày nay không ai rõ từ này đã ảnh hưởng vào trong sinh hoạt Phật giáo từ lúc nào.
05/06/2013(Xem: 6485)
Như chúng ta biết, theo Thiền tông, khi gần nhập Niết Bàn, Đức Phật truyền y bát cho Tôn giả Đại Ca Diếp người chuyên tu hạnh đầu đà. Có phải chăng qua việc này, Đức Phật muốn khẳng định rằng ...
05/06/2013(Xem: 7152)
Mới đó mà đã mười năm! Tôi nhớ lại khoảng tháng 8 năm 2000, trong một buổi Trai Tăng tại nhà Mai, em họ tôi, Thầy Tâm Phương đã nói với tôi: “ Cuộc sống của con hiện ra sao ? nếu có thời gian, con phát tâm về Chùa phụ với Ban Trai Soạn lo cho Chư Tôn Đức trong ngày lễ khai móng xây cất chánh điện vào ngày 10 tháng 12 tới”. Tôi đã nhận lời mời của Thầy.
05/06/2013(Xem: 14077)
Tôi vẫn thích thú và nhớ mãi cái thuở mới chân ướt chân ráo vào Chùa sinh hoạt, nhận lãnh công việc “gõ đầu trẻ” cho đám học sinh trường Việt ngữ Bồ Đề của Tu Viện Quảng Đức do Thầy Tâm Phương thành lập ...
05/06/2013(Xem: 10743)
Gần 1.000 suất quà đã được chuyển tới cho các trẻ nghèo ở xã Sín Chải, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên để giúp các em chống chọi với cái giá lạnh vùng cao đang chuẩn bị tràn về. Chúng tôi tới thăm các em nhỏ Điện Biên vào một ngày đầu tháng 11, khi cái nắng hanh hao cuối thu ở đồng bằng đang dần lụi tắt cũng là lúc cái giá lạnh vùng cao đang lăm le xâm chiếm và chế ngự khắp các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. Nghĩ tới đó thôi, trước mắt chúng tôi đã hiện ra hình ảnh những đứa trẻ nhỏ cởi trần hoặc áo đứt cúc, dép tổ ong sờn rách hoặc đi chân đất… hay một nhóm nhỏ vài ba em cùng nhau quay quần quanh những niêu cơm đen đen, bé xíu, lạnh tanh và đạm bạc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567