Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời Bạt: Đạt được hòa bình với Đức Đạt Lai Lạt Ma

17/06/201920:52(Xem: 5429)
Lời Bạt: Đạt được hòa bình với Đức Đạt Lai Lạt Ma

LỜI BẠT

 

Đạt được hòa bình với Đức Đạt Lai Lạt Ma

 

 

Nhân dịp kỷ niệm lần thứ năm mươi Đức Đạt Lai Lạt Ma lưu vong, quyển sách này muốn ăn mừng một chiến thắng.

 

Trong những quyển sách lịch sử chúng ta thấy rằng một quốc gia chiến thắng một cuộc chiến tranh trong khi một nước khác thua trận. Trải qua hàng thế kỷ, những cuộc xung đột đã thành công lẫn nhau; cho thấy thật đúng đắn như thế nào rằng không có cuộc chiến tranh nào đã chiến thắng mà biểu thị cho sự chấm dứt chiến tranh. Hoàn toàn mâu thuẫn. Sự đối đầu tiếp tục từ thế hệ này sang thế hệ khác, và những thành phần đầu hàng hôm qua hy vọng trở thành kẻ chinh phục ngày mai. Chí nguyện của Đức Đạt Lai Lạt Ma là gì để phá vở vòng lẩn quẩn của xung đột một cách chính xác. Từ quan điểm ấy, năm mươi năm đã trôi qua sẽ là không vô nghĩa cũng không mất mát. Trái lại, chúng sẽ đại diện cho chiến thắng trong chiến tranh.

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã giành được hòa bình; ngài đã đến cùng với chiến thắng hòa bình.

 

Chiến thắng này không được công bố trên những trang nhất của báo chí, và các quốc gia không tặng cho một sự chào mừng chiến thắng đến con người đã chiến thắng chiến trận này, người đã lấy sự ngưỡng mộ của ngài và kiểu mẫu chính trị của Thánh Gandhi. Chiến trận được tiến hành bởi Đức Đạt Lai Lạt Ma không thể được thấy như tương tự với hàng nghìn quả bom rơi xuống dân chúng bị làm con tin bởi những cuộc đụng độ giữa các chính quyền. Chiến trận của ngài không thể được nghe như những tiếng nổ vang động qua những gì thường được gọi là “sân khấu” của những cuộc khai triển quân đội. Nhưng một cuộc chiến trận đã được tiến hành và tiếp tục được tiến hành bởi một lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng, phù hợp với những quy tắc của một tiến trình được quyết định của bất bạo động, với sự kiên trì bền bỉ.

 

Trong chiến trận này, kẻ thù không phải là người có thể nghĩ nó là. Đức Đạt Lai Lạt Ma không chiến đấu chống lại người Hoa. Làm sao ngài có thể gọi người Hoa là kẻ thù? Khi ngài nói về  họ, đã trong nhiều năm ngài gọi họ là “những người anh chị em của ngài.” Một biện hộ của sự giải trừ vũ khí bên trong và bên ngoài, ngài tiến lên trường quốc tế với đôi bàn tay không. Không khủng bố, không kế hoạch đánh bom, không viện chứng máy bay tự sát (thời thế chiến thứ hai của Nhật) như sự ngưỡng mộ của ngài. Đối với thế hệ trẻ Tây Tạng, những người muốn chiến đấu với Trung Cộng chiếm đóng; ngài khuyến khích con đường bất bạo động, con đường mà ngài không bao giờ lạc lối.

 

Khi rời Tây Tạng năm 1959, Đức Đạt Lai Lạt Ma không mang theo thứ gì quý giá với ngài; đó là cái giá của chuyến bay thành công vượt qua bức tường Hy Mã Lạp Sơn. Nhưng đó không có nghĩa là ngài nghèo khó. Tước bỏ những vật chất tốt đẹp, ngài mang theo mình những kho báu của tuệ trí, từ ái và bi mẫn mà ngài đã trau dồi từ lúc thiếu thời. Trong tu viện Potala, trong bí mật của những bức tường vàng son, ngài đã thực tập để cầm nắm vũ khí đánh bại tất cả mọi vũ khí, vũ khí vốn chuẩn bị cho sự chiến thắng của hòa bình.

 

Sự chiếm đóng quân sự của Trung Cộng đối với Tây Tạng, sự vi phạm quyền con người, sự buộc tội hình sự cư dân, sự xâm lược nhân khẩu là trắng trợn, đau đớn, và không thể chịu nổi. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã không ngừng tố cáo chúng hơn năm mươi năm qua với cộng đồng quốc tế, mà sự đáp ứng của họ không tương xứng với tình hình nghiêm trọng của những sự kiện trên Nóc Nhà của Thế Giới. Việc nhìn nhận sự diệt chủng người Tây Tạng của Ủy ban Luật gia Quốc tế (viết tắt là ICJ) năm 1950 không đưa đến những lượng định chống lại Trung Cộng. Và mặc dù Đức Đạt Lai Lạt Ma đã xoay sở để huy động công luận quốc tế khắp thế giới, nhưng ngài đã không đạt được những hứa hẹn từ những cộng đồng quốc gia trên thế giới có thể làm dừng lại việc vi phạm nhân quyền ở Tây Tạng. Đó có phải nghĩa là lòng từ ái và bi mẫn bất lực chống lại những quan tâm kinh tế và sự nổ bùng sức mạnh của Trung Cộng không? Người ta có thể nghĩ như vậy vào lúc đầu, người ta có thể mỉa mai về sự quá lý tưởng của vị lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, một tu sĩ, nền thần quyền cuối cùng của thời đại khác, vốn ngài đã chuyển biến thành một chế độ dân chủ ngay trong năm đầu tiên của sự lưu vong. Nhưng một sự diễn dịch khác sẽ nổi lên nhanh chóng.

 

Trong nửa thế kỷ, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã khẩn cầu với thế giới lương tâm. Vào một thời đại của xã hội hóa và lịch sử hóa toàn cầu, khi quyền con người bị khinh thường ở Tây Tạng, có phải là đó là tính nhân bản của tất cả chúng ta bị vi phạm không? Sự chiến thắng của hòa bình đối với một chế độ độc tài không tôn trọng Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền chỉ có thể là một sự chiến thắng cho tất cả mọi người.

 

Nếu mà, nhằm để chuyển hóa thế giới, chúng ta phải bắt đầu bằng việc chuyển hóa chính mình sẽ là gì? Bằng việc giả định trách nhiệm toàn cầu? Sẽ là gì, nếu chúng ta đi theo kiểu mẫu của Đức Đạt Lai Lạt Ma, tất cả chúng ta được kêu gọi để trở thành “những người đem lại hòa bình” nhằm để giải thoát chính chúng ta bằng việc giải thoát sáu triệu người Tây Tạng, và vì thế để lại cho những thế hệ tới với một thế giới nhân bản hơn, huynh đệ hơn?

 

Chúng ta phải đi đến một loại nhận thức nào đó bây giờ, vì thế chúng ta sẽ không bị hủy diệt bằng việc ân hận vì đã từng chứng kiến thụ động một thảm kịch và vì thế, với Đức Đạt Lai Lạt Ma chúng ta có thể đạt được hòa bình.

 

-         Sofia Stril-Rever

Tu viện Kiri

Dharamsala, tháng Mười Hai 2008

 

*

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/01/2015(Xem: 22164)
Ram Bahadur Bomjan, 01 cậu trai trẻ (sinh ngày 09 -tháng 04 -1990) đã ngồi thuyền định trong suốt 06 năm,mà không dùng bất kỳ thức ăn, nước uống nào, từ ngày 17 -05 -2005 đến ngày 17 -05 -2011. Với mong muốn đem lại thông điệp Hòa Bình và Yêu Thương Của Đấng Thiêng Liêng đến Toàn Thể Nhân Loại. Mong rằng mọi người hãy truyền bá thông điệp này rộng rãi hơn, và hãy thật sự yêu thương nhau như yêu chính bản thân mình. Ngài không khác gì 01 vị Bồ Tát tái sinh. Ngày nay người ta gọi Ngài là Dharma Sangha. Quý vị có quyền đặt câu hỏi với điều này "Đây có phải là sự thật hay là trò nhảm nhí, và anh ta làm vậy để làm gì và được gì ?" Dù cho Niềm Tin của quý vị có đặt ở đâu đi nữa, chỉ mong quý vị hướng đến việc Thiện, tránh xa việc Bất Thiện.Và nếu như chúng ta đã từng lầm lỗi cũng chẳng sao, vì vốn dĩ đâu ai hoàn thiện, nhưng quan trọng là chúng ta biết sai,chịu sửa, không tái phạm , điều đó đáng quý hơn. Xin hãy truyền bá thông điệp yêu thương này đến tất cả mọi người. Mong bình an và hạnh
15/01/2015(Xem: 9836)
Mùa xuân, vạn vật sinh trưởng. Ngắm một cây thân mộc hay thân thảo, ta thấy chúng đều đang chuẩn bị sinh lực để phát triển cành nhánh, nảy lộc, đơm hoa rồi kết trái. Con người cũng vậy, bé thơ, thiếu niên rồi thanh niên... Cái cây thì nó phát triển toàn bộ. Con người cũng phát triển toàn bộ cả phần vật chất và phần tinh thần. Thân vật chất thì tương tợ nhau nhưng phần tinh thần thì nó phát triển rất phức tạp.
14/01/2015(Xem: 8130)
Tiếng Hồng chung Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang nói riêng và các chùa trong thành phố Nha trang nói chung, sớm khuya ai cũng có thể nghe được, nhưng nghe để “Trí tuệ lớn” và “Bồ-đề sinh” thì tùy theo “phiền não” của đối tượng nghe có vơi nhẹ hay không? Riêng với nhà văn Võ Hồng, qua tác phẩm “Tiếng chuông triêu mộ” cho thấy Trí tuệ và Bồ đề của ông sanh trưởng tốt. Nhưng nhân duyên như thế cũng chưa đủ, ông là giáo sư của PHV, của trường Bồ Đề, là thiện tri thức của các bậc cao Tăng ở đồi Đông và đồi Tây non Trại Thủy. Có thế mới có truyện ngắn “Cây khế lưng đồi”, có tùy bút “Con đường thanh tịnh”. Thưa thầy Võ Hồng, chừng ấy đủ rồi, đủ cho PHV đi vào lịch sử văn học, đủ cho 100 năm sau, 1000 năm sau hay nhiều hơn thế nữa, nhìn thấy PHV uy nghi như một Linh Thứu thời Phật và cũng cho thấy các bậc cao Tăng Miền Trung nói riêng xứng đáng là những Sứ giả Như Lai đầy trách nhiệm đối với sự trường tồn của Phật giáo Việt Nam.
14/01/2015(Xem: 8393)
Tháng 10 năm 2014, Đức Đạt-lai Lạt-ma có một buổi thuyết giảng tại thành phố Boston trong chuyến viếng thăm Hoa kỳ. Một Phật tử Việt Nam tại đại học MIT (Massachusetts Institute of Technology) đã tham dự và trong dịp này có mua một tấm tranh treo tường ghi lại một lời giảng của Ngài gửi sang Pháp tặng tôi. Cử chỉ ấy khiến tôi không khỏi cảm động nhưng cũng không tránh khỏi một chút áy náy, bởi vì tôi chỉ quen biết người bạn trẻ này qua mạng internet thế nhưng chưa bao giờ gặp mặt.
13/01/2015(Xem: 10939)
* Về hình thức: Gồm 1 bao lì xì + 1 thẻ kinh hình Phật mặt trước , mặt sau có câu kinh Phật. * Về vấn đề đăng ký: Mỗi chùa được tặng 1 bộ gồm 300 thẻ kinh + Bao lì xì . ( Nếu cần nhiều hơn số lượng trên xin Quí Đạo hữu hoặc Chư Tôn Đức vui lòng liên hệ đặt thêm số lượng ( ĐT: 090 921 7921 ) xin hoan hỷ thêm phí in ấn tùy theo số lượng nhiều hay ít. Quí Đạo hữu hoặc Chư Tôn Đức vui lòng gửi thông tin liên lạc và địa chỉ của Chùa ( xin nói rõ chi tiết và hướng dẫn cách gửi hàng nêu vị trí toạ lạc ở vùng sâu vùng xa.)
10/01/2015(Xem: 7182)
Tôi vẫn có nỗi lo, đúng ra, đây là nỗi sợ. Nỗi sợ đó thế này: sẽ có một lúc tôi chết bất ngờ, và rồi tức khắc dòng nghiệp thức sẽ bị kéo trở lại Việt Nam cho một kiếp kế tiếp. Bởi vì, không một ngày nào trong đời, tôi không nghĩ về Việt Nam. Không phải nghĩ về một lần hay một buổi, đôi khi suốt ngày không rời ý nghĩ về quê nhà.
07/01/2015(Xem: 17994)
Nữ sinh viên xinh đẹp thích làm ni côMột cô gái ở Trung Quốc khiến nhiều người bất ngờ khi xuống tóc đi tu dù tuổi còn rất trẻ.
06/01/2015(Xem: 9968)
1. Ngày nay nhà cửa chúng ta rộng hơn, nhưng gia đình thì lại bé nhỏ hơn trước, * 2. có nhiều tiện nghi hơn, nhưng thời giờ thì lại hiếm hoi hơn, * 3. nhiều bằng cấp hơn, nhưng ý thức thì kém hơn, * 4. nhiều kiến thức hơn, nhưng phán đoán thì yếu hơn, * 5. nhiều chuyên gia hơn, nhưng lại có thêm lắm rắc rối, * 6. nhiều thuốc men hơn, nhưng sức khỏe lại tệ hơn,
04/01/2015(Xem: 8144)
Như đã đề cập ở một bài viết trước, chúng sanh có sáu tánh là tánh tham, tánh sân, tánh si, tánh tầm, tánh tín và tánh tuệ; chúng đi suốt trong dòng sống (bhavaṅga) của mỗi người. Tuy nhiên, chúng ta xem tánh nào vượt trội thì tạm gọi là tánh ấy, chứ chúng thường trộn lẫn tánh này và tánh khác khó nhìn ra chân tướng.
04/01/2015(Xem: 7928)
Trời buổi chiều ấm nhẹ, bà Tư rời xe, cười với bạn, hẹn mai lại đến đón đi làm như thường lệ. Tới cửa nhà, thò tay vào túi xách lấy chùm chìa khoá, chả thấy đâu. Lục tung cả túi cũng không có. Chắc lúc sáng vội đi nên khi đóng cửa chỉ vặn ngang cái chốt bên trong, rồi đóng cửa đi mà quên chùm chìa khoá ở nhà. Mà sao vô nhà đây, trễ cơm tối mất. Chợt nhớ là thứ ba mỗi tuần con trai đi học về sớm, bà thở phào nhấn chuông.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]