Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 3: Như Một Đạt Lai Lạt Ma

17/06/201920:49(Xem: 5228)
Phần 3: Như Một Đạt Lai Lạt Ma

Phần 3: Như Một Đạt Lai Lạt Ma


6-    Năm 1959 Đức Đạt Lai Lạt Ma gặp gở thế giới


TÔI LÀ NGƯỜI DUY NHẤT CÓ THỂ ĐẠT ĐƯỢC SỰ ỦNG HỘ RỘNG RÃI

 

 

Lúc Mười Sáu Tuổi, Tôi Trở Thành Lãnh Tụ Thế Quyền Của Tây Tạng

 

THÁNG MƯỜI NĂM 1950, trong chiến dịch của họ ở miền Đông Tây Tạng, Quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Cộng đã gây ra những thất bại nặng nề vào quân đội của chúng tôi, vốn rất ít ỏi và vũ khí thô sơ hơn họ rất nhiều. Khi chúng tôi biết rằng thành phố Chamdo đã rơi vào quân Trung Cộng, sự lo âu của chúng tôi gia tăng mãnh liệt. Đối diện với hiểm họa lù lù trước mắt, dân chúng Lhasa được động viên để yêu cầu tôi được lãnh trách nhiệm và được bổ nhiệm vai trò lãnh đạo thế quyền.

 

Những tuyên bố được dán trên những bức tường của thành phố, chỉ trích chính phủ dữ dội và yêu cầu tôi nắm lấy vận mạng của đất nước trong tay tôi. Tôi nhớ là mình đầy lo lắng khi tin tức đến tai tôi. Tôi chỉ mới mười sáu tuổi, và chưa hoàn tất việc tu học của tôi. Điều gì nữa, tôi không biết gì về những sự thay đổi xảy ra ở Trung Hoa và đã dẫn đến việc xâm lược quê hương tôi. Tôi không được tiếp nhận bất cứ sự huấn luyện nào về chính trị.  Cho nên tôi đã chống lại, viện cớ không có kinh nghiệm và tuổi tác của tôi, vì thông thường một Đức Đạt Lai Lạt Ma chỉ giảm bớt trách nhiệm của vị nhiếp chính vào tuổi mười tám chứ không phải mười sáu.

 

Rõ ràng rằng những thời gian dài của nhiếp chính là một điểm yếu của hiến pháp chúng tôi. Tự tôi đã có vài năm có thể quán sát những căng thẳng giữa những bè phái khác nhau trong chính quyền và hệ quả tai hại của họ đối với việc quản lý đất nước. Hoàn cảnh đã trở thành thảm  họa dưới sự đe dọa xâm lược của Trung Cộng. Hơn thế nữa, chúng tôi cần thống nhất, và như một Đức Đạt Lai Lạt Ma, tôi là người duy nhất có thể đạt được sự hổ trợ phổ quát của đất nước.

 

hanh-trinh-tam-linh-cua-toi-015

                                                                                                   Hộ Pháp Kuten

 

Nội các của tôi đã quyết định tham khảo ý kiến nhà tiên tri của quốc gia. Vào cuối buổi lễ, một vị tu sĩ Hộ Pháp Kuten, thường tuyên bố những điều trong lúc xuất thần, lảo đảo dưới sức nặng của khôi giáp, đã đi đến tôi là đặt trên đùi tôi một kata, một khăn choàng nghi lễ trắng, mà trên ấy ông đã viết những chữ "thu la bap - thời của ngài đã đến."

 

Vị tiên tri đã nói. Tôi phải lãnh trách nhiệm và chuẩn bị không thể chậm trể để lãnh đạo đất nước tôi, vốn đang đi vào chiến tranh.

 

***

 

Vào ngày 17 tháng Mười Một năm 1950, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã chính thức trở thành vị lãnh tụ thế quyền của Tây Tạng. Vào ngày 1 tháng Mười năm 1949, Mao Trạch Đông với chiến thắng quân Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch đã tuyên bố thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ở Bắc Kinh. Bắt đầu ngày 1 tháng Giêng năm 1950, Mao cho biết ý định sẽ "giải phóng" Tây Tạng, mà người Tàu thường gọi một cách truyền thống là "Ngôi Nhà của Những Kho Tàng Phương Tây" hay Tây Tạng. Trong ngôn ngữ tuyên truyền, "sự giải phóng" là một vấn đề chấm dứt "chủ nghĩa đế quốc phương Tây" và "chính phủ phản động" của chế độ thần quyền cuối cùng trên thế giới. Tuy nhiên, vào lúc ấy chỉ có bảy người ngoại quốc ở Tây Tạng.

 

Vào ngày 7 tháng Mười năm 1950, năm mươi nghìn quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Cộng đã vượt sông Dương Tử, biên giới phía Đông giữa Tây Tạng và Trung Hoa. Mặc cho sự chống cự mãnh liệt của 8,500 binh sĩ Tây Tạng và những trở ngại thiên nhiên đáng kể, đội quân Trung Cộng đã tiến không ngừng. Nó chỉ dừng lại cách thủ đô Lhasa vài trăm cây số.

 

Chính quyền Tây Tạng đã được kêu gọi gửi một phái đoàn đến Bắc Kinh để thương thảo với nhà cầm quyền Trung Cộng về những điều kiện của cuộc "giải phóng hòa bình."

 

Chúng Tôi Đã Tin Tưởng Một Cách Sai Lầm Rằng

Cô Lập Sẽ Bảo Đảm Cho Sự Hòa Bình Của Chúng Tôi

 

SỰ ĐE DỌA CHO NỀN tự do của Tây Tạng đã không thoát khỏi sự chú ý của thế giới. Chính quyền Ấn Độ, được sự hổ trợ của Anh Quốc, chống lại quyền lực của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa vào tháng Mười Một năm 1950, tuyên bố rằng sự xâm lược đất nước chúng tôi đe dọa hòa bình. Nhưng tất cả đều là rỗng tuếch. Chúng tôi sẽ phải trả cho cái giá về sự cô lập của tổ tiên chúng tôi.

 

Địa lý cắt rời đất nước chúng tôi với thế giới còn lại. Trước đây ở Tây Tạng, nhằm để đến những biên giới của Ấn Độ hay Nepal, người ta phải dự định một hành trình dài đăng đẳng, khó khăn, hàng tháng từ Lhasa xuyên qua những đường đèo cao ngất của Hy Mã Lạp Sơn vốn không thể vượt qua hầu như suốt cả năm.

 

Cô lập, thế thì, là một biểu hiện đặc trưng của đất nước chúng tôi, và chúng tôi cẩn thận củng cố nó bằng việc chỉ cho phép hiện diện một con số nhỏ những người ngoại quốc. Trong quá khứ, Lhasa thậm chí được gọi là "Tử Cấm Thành". Thật đúng rằng, theo lịch sử những mối quan hệ của chúng tôi với những dân tộc láng giềng - Mongolia, Mãn Châu, và Trung Hoa - là đối nghịch. Trên tất cả, mặc dù, chúng tôi muốn sống trong hòa bình, trong tâm linh của tôn giáo chúng tôi. Chúng tôi đã nghĩ rằng chúng tôi có thể tiếp tục cách sống hòa bình này bằng việc duy trì nó tách biệt với thế giới. Đây là một sai lầm. Và ngày nay, tôi làm cho nó có bổn phận là để cửa rộng mở với tất cả mọi người.

 

***

Đức Đạt Lai Lạt Ma hối tiếc một cách đúng đắn rằng, vì thiếu sự quan tâm trong chính trị ngoại giao và thiếu kinh nghiệm trong những mối quan hệ quốc tế, Tây Tạng quên lãng việc làm cho sự độc lập của mình được biết một cách chính thức trong cộng đồng những quốc gia trên thế giới. Sự kiện Tây Tạng độc lập[1] đã được tuyên bố dưới thời Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 trong cuộc cách mạng Trung Hoa lần thứ nhất năm 1911 (Tân Hợi), và trục xuất Trú Trát Đại Thần (đại diện của hoàng đế) cùng với một đội quân trú phòng nhỏ Trung Hoa.

 

Vào đầu thế kỷ 20, trong thực tế Tây Tạng đầy đủ tiêu chuẩn của một quốc gia có chủ quyền. Nó sở hữu một lãnh thổ và những biên giới xác định  và một chính quyền thực hiện thẩm quyền trọn vẹn và duy trì những mối liên hệ quốc tế. Năm 1947, trong Hội Nghị Quan Hệ Á Châu ở New Delhi, phái đoàn Tây Tạng đã ngồi cùng với lá cờ của họ, cùng với đại diện của 32 quốc gia. Nhưng chính sách ngoại giao của Tây Tạng đã chỉ giới hạn sự tiếp xúc với những quốc gia có cùng biên giới: Anh quốc, và sau này Ấn Độ độc lập, Nepal, Bhutan, và Trung Hoa. Vị thế độc lập thật sự này không được hợp pháp hóa qua sự nhìn nhận của quốc tế.

 

Sự độc lập của Tây Tạng trong mối quan hệ với Trung Hoa tự nó mâu thuẩn để giải thích do bởi sự phức tạp và thường bị hiểu sai vì chính trị và tôn giáo vốn bị làm rối rắm trong mỗi nước. Trong quá khứ vốn từng là một quốc gia chiến đấu ở Mông Cổ, Trung Hoa, và những thị quốc trong Đường Tơ Lụa, mà Tây Tạng đã bao gồm, vào lúc quân đội đạt đến tột đỉnh trong thế kỷ thứ 8, những dân tộc Ấn - Âu, Thổ Nhĩ Kỳ, và Trung Hoa, và ngay cả chiếm cứ kinh đô Tràng An của Trung Hoa. Mặc dù bị chinh phục bởi những người Mông Cổ vào thế kỷ thứ 10, nhưng Tây Tạng chưa bao giờ bị sáp nhập vào trong đế quốc của họ.

 

Một mối quan hệ thầy - trò bảo hộ tâm linh được thiết lập giữa những Đức Đạt Lai Lạt Ma và những vị vua khả hản của Mongolia, và vào thế kỷ 13, khi người Mông Cổ thành lập triều Đại Nguyên ở Trung Hoa, mối quan hệ như vậy cũng đã được thiết lập giữa Thiên Tử Hoàng Đế và Đức Đạt Lai Lạt Ma. Hoàng đế Đại Nguyên được các vị Đạt Lai Lạt Ma xem như hóa thân của Mạn Thù Thất Lợi trên trái đất, vị Bồ tát của Tuệ Trí, và quyền lực bảo hộ thế tục được giao cho hoàng đế. Đức Đạt Lai Lạt Ma, dòng truyền thừa hóa thân từ đức Quán Thế Âm, vị Bồ tát của từ bi Giác Ngộ, thi hành thẩm quyền tâm linh được tôn trọng cả ở Trung Hoa và Mongolia.

 

Trong phạm vi của mối quan hệ đặc biệt như vậy, vào thế kỷ 18 quân đội Đại Thanh Trung Hoa đã can thiệp để tái lập vị trí của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 7, khi Tây Tạng bị phân chia bởi một cuộc nội chiến. Hai vị Trú trát đại thần ở lại Lhasa, nhưng họ được yêu cầu phải báo cáo với chính quyền của Đức Đạt Lai Lạt Ma, và họ chưa bao giờ thi hành bất cứ đặc quyền nào nhân danh Đại Thanh Trung Hoa.

 

Sau này, trong thế kỷ 20, Tây Tạng trở thành một chiếc cọc của Trung Á khi nó bị căng thẳng bởi sự tham lam của cả Nga và Anh. Trước tiên Anh Quốc cố gắng ký kết những thỏa thuận thương mại với Trung Hoa về Tây Tạng và để vẽ lại một cách đơn phương những biên giới của vương quốc Hy Mã Lạp Sơn. Nhưng người Tây Tạng chống lại hiệu lực của những hiệp ước này.

 

Năm 1904, một đội quân thám hiểm của Anh cố gắng để áp đặt quyền ưu tiên của Anh Quốc bằng vũ lực, và Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 phải rời khỏi thủ đô bị chiếm đóng. Anh Quốc và vị nhiếp chính ký Hiệp Định Lhasa, bồi thường chiến tranh và cho Anh Quốc đặc quyền thương mại.  Hiệp định này thiết lập một sự thừa nhận thực tế về chủ quyền của Tây Tạng trong mối quan hệ với quốc gia Trung Hoa. Nó được củng cố  vào năm 1906 bằng một văn kiện mà Anh Quốc ký với Trung Hoa, vốn chấp nhận rõ ràng hiệp định Anh - Tạng.

 

Tuy thế, năm 1907, để củng cố quyền lợi của họ, Anh Quốc thương thảo lại với người Trung Hoa và đã kết thúc bằng hiệp định Bắc Kinh, mà trong ấy họ đồng ý không thương thảo với Tây Tạng ngoại trừ qua sự trung gian của Trung Hoa. Trong sự mâu thuẩn trắng trợn với những thỏa ước trước, hiệp định mới rõ ràng nhìn nhận "quyền bá chủ" của Trung Hoa đối với Tây Tạng. Vì vậy, một sự thật tương phản được hợp thức hóa, hình thành một căn bản để sau này người Trung Hoa cho rằng Tây Tạng là một phần của Trung Hoa.

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma lấy làm tiếc về những mâu thuẩn trong Hiệp Định Bắc Kinh, mà những hậu quả của nó thành ra rất nghiêm trọng cho đất nước của ngài: "quyền bá chủ là một thuật ngữ mơ hồ và cũ kỷ. Có lẻ nó là thuật ngữ gần nhất của chính trị phương Tây để diễn tả những mối quan hệ giữa Tây Tạng và Trung Hoa từ 1720 đến 1890, tuy thế, nó rất là không chính xác, và việc sử dụng nó đã làm lạc hướng toàn bộ những thế hệ các chính khách phương Tây. Nó đã không quan tâm đến mối quan hệ tâm linh qua lại, hay việc nhìn nhận rằng mối quan hệ ấy là một vấn đề cá nhân của các Đức Đạt Lai Lạt Ma và những hoàng đế Mãn Châu. Có nhiều mối quan hệ Đông phương cổ xưa như vậy mà vốn không thể diễn tả được trong những thuật ngữ chính trị có sẳn ở phương Tây. Những cuộc phản kháng của người Tây Tạng sau đó ở trước Liên Hiệp Quốc đã không thành công trong việc gạt bỏ thẩm quyền của Trung Hoa và việc thừa nhận chủ quyền của người Tây Tạng.

 

Tôi Xác Nhận Sự Kêu Gọi Của Nội Các Tây Tạng Với Liên Hiệp Quốc

 

NGÀY 7 THÁNG MƯỜI MỘT NĂM 1950, nội các và chính quyền Tây Tạng đã kêu gọi Liên Hiệp Quốc, yêu cầu họ can thiệp cho chúng tôi. Tôi đã chấp nhận những thuật ngữ của lá thư:

 

Chú ý của thế giới đã được đoàn kết lại nơi mà sự gây hấn đang bị chống lại bởi lực lượng quốc tế. Tương tự thế những gì đang xảy ra ở một vùng xa xôi Tây Tạng lại đang trôi qua mà không được đề cập đến. Chính là trong niềm tin tưởng rằng sự xâm lược sẽ không tiếp diễn mà không được kiểm soát và sự tự do không được bảo vệ ở bất cứ nơi nào trên thế giới mà chúng tôi có trách nhiệm báo cáo đến Tổ Chức Liên Hiệp Quốc, qua quý vị, những gì mới xảy ra gần đây trong vùng biên giới của Tây Tạng.

 

Như quý vị đã biết, vấn nạn Tây Tạng có tầm vóc trong thời gian gần đây. Vấn nạn này không phải của do chính Tây Tạng tạo ra nhưng chính phần lớn là sự hậu quả tham vọng không bị cản trở của Trung Hoa nhằm đưa những quốc gia yếu kém vùng ngoại biên ở dưới sự thống trị tàn bạo của nó.

 

***

 

Chiến lược của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa là nhằm làm cho phương Tây tin rằng họ cam kết chân thành giải quyết hòa bình vấn đề Tây Tạng. Những quốc gia hàng đầu vốn đang bận tâm với hiểm họa chiến tranh hạt nhân; với Đại Hàn đang ở trọng điểm sự quan tâm của họ, và Liên Xô đã tuyên bố ủng hộ Trung Hoa Mao-ít. Quốc gia thành viên duy nhất đã ra lời kêu gọi chống lại sự xâm lược của lực lượng ngoại nhập vào Tây Tạng là El Salvador, tháng Mười Một năm 1950. Thủ Tướng Jawaharlal Nehru của Ấn Độ, người vốn quan tâm đến việc duy trì quan hệ hữu nghị của ông với người láng giềng khổng lồ ở phía Bắc, đã từ chối can thiệp, Anh Quốc cho thấy sự dửng dưng của họ, và Hoa Kỳ chọn sự thận trọng vì sợ làm suy sụp những mối quan hệ của họ với Xô Viết.

 

Tuy nhiên, trên đất nước Tây Tạng, quân đội Trung Cộng đang gây ra những hành vi bạo động ở miền Đông Tây Tạng. Chính phủ Tây Tạng đã gởi một phái đoàn đến Bắc Kinh để đàm phán. Nhưng những sự thảo luận đã đi đến dừng lại đột ngột, và bị đe dọa với một cuộc diễn hành quân sự ở Lhasa, vào ngày 23 tháng Ba năm 1951, những phái viên Tây Tạng đã ký một Thỏa Ước cho sự Giải Phóng Tây Tạng một cách Hòa Bình, cũng được gọi là Thỏa Ước Mười Bảy Điểm, vốn được sắp xếp sự sáp nhập xứ sở của họ bởi Trung Hoa.

 

Theo những Hội Đồng Luật Gia Quốc Tế, văn kiện này là vô giá trị dưới luật lệ quốc tế bởi vì nó được ký kết dưới sự đe dọa của vũ khí.

 

Đất Mẹ Một Sự Dối Trá Hổ Thẹn

 

TÔI THƯỜNG NGHE TIN TỨC từ đài phát thanh Bắc Kinh bằng Tạng ngữ. Một đêm nọ chỉ có mình tôi, đột nhiên nghe một giọng chát chúa tuyên bố rằng Thỏa Ước Mười Bảy Điểm cho sự Giải Phóng Tây Tạng Hòa Bình mới vừa được ký kết giữa những đại diện của chính quyền Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa và cái gọi là chính quyền khu vực Tây Tạng.

 

Tôi đã không thể tin tưởng tai tôi. Tôi muốn nhảy lên và gọi mọi người, nhưng tôi như bị dán chặc vào chỗ ngồi của tôi. Người tuyên bố giải thích rằng "trong thế kỷ vừa qua, những lực lượng gây hấn của đế quốc đã xâm lược Tây Tạng gây ra đủ loại ngược đãi và kích động ở đó. Kết quả của việc này," ông ta nói là "dân tộc Tây Tạng bị ngập sâu vào những khổ đau nô lệ tràn trề." Thân thể tôi như bị bệnh khi tôi nghe những dối trá không thể có và những sáo ngữ tuyên truyền kỳ quái.

 

Nhưng những điều tồi tệ nhất chưa đến. Đài phát thanh tuyên bố rằng, theo điều đầu tiên của Thỏa Ước, dân tộc Tây Tạng sẽ trở về "đất của mẹ họ". Rằng Tây Tạng có thể trở về đất mẹ là một sự dối trá xấu hổ! Tây Tạng chưa bao giờ là một phần của Trung Hoa. Trái lại, nó có thể đòi hỏi những phần lãnh thổ rộng lớn của Trung Hoa. Những dân tộc của chúng tôi là khác biệt chủng tộc, và hoàn toàn triệt để như vậy. Chúng tôi không nói cùng một ngôn ngữ, và chữ viết của chúng tôi không có gì chung với chữ viết Trung Hoa.

 

Điều đáng báo động nhất là phái đoàn Tây Tạng không có quyền ký kết nhân danh tôi. Nhiệm vụ duy nhất của họ là đàm phán; tôi đã giữ ấn triện quốc gia với tôi.

 

***

hanh-trinh-tam-linh-cua-toi-016

                                                                     Takster Rinpoche và Đức Đạt Lai Lạt Ma

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma bị đối diện với một tình trạng khó xử. Anh trai của ngài, Takster Rinpoche, đã rời tu viện Kumbum và tiếp xúc với nhà ngoại giao ở Calcutta. Ông tin chắc rằng người Mỹ sẽ không dung thứ sự bành trướng của chủ nghĩa Trung Cộng và họ sẽ chiến đấu cho Tây Tạng. Biết rằng quân đội Hoa Kỳ đang tham dự ở Đại Hàn, Đức Đạt Lai Lạt Ma nghi ngờ người Mỹ sẽ mở chiến trận thứ hai ở Tây Tạng. Điều gì hơn thế nữa, nhận biết rằng Trung Hoa là một đất nước nhiều dân số,  ngài sợ rằng một cuộc xung đột quân sự, ngay cả được hổ trợ bởi sức mạnh bên ngoài, sẽ cực kỳ lâu dài và đẫm máu. Để tránh sự tắm máu với một kết quả không lường được, Đức Đạt Lai Lạt Ma trẻ tuổi quyết định gặp gở những lãnh tụ Trung Cộng. Nghĩ rằng họ cũng là những con người, ngài hy vọng có thể thảo luận mọi việc với họ và đạt đến một thỏa thuận.

 

Cá Tính Của Mao Gây ấn Tượng Với Tôi

 

MẶC DÙ PHẠM VI của những mối quan hệ khó khăn với Trung Hoa, nhưng năm 1954, và 1955 tôi đã đi đến quốc gia ấy. Đó là một cơ hội tốt để khám phá một thế giới khác biệt. Điều gì hơn nữa, trong cuộc du hành này tôi đã gặp nhiều người Tây Tạng trong các tỉnh Kham và Amdo, thế nên tôi đã thu thập nhiều kinh nghiệm và hiểu biết mới. Tôi cũng đã gặp nhiều lãnh tụ, đáng chú ý là Mao Trạch Đông. Lần đầu tiên tôi gặp ông trong một cuộc biểu tình công cộng. Khi tôi đi vào phòng của ông, tôi chú ý trước nhất là ánh đèn pin, Mao đang ngồi giữa ánh sáng ấy, rất tĩnh lặng và thư thái. Ông không giống như một người đàn ông thông thái đặc thù. Khi tôi bắt tay ông, mặc dù, tôi cảm thấy giống như tôi đang ở trong một năng lực điện từ mạnh. Thái độ của ông rất thân thiện, cung cách tự nhiên, mặc dù nghi thức.

hanh-trinh-tam-linh-cua-toi-017

 Đức Ban Thiền Lạt Ma - Mao - Đức Đạt Lai Lạt Ma

 

Tất cả, tôi có ít nhất hơn chục lần gặp gở với ông, hầu hết là trong những buổi hội họp đông đảo, nhưng một vài lần cá nhân.  Trong những hoàn cảnh như vậy, cho dù là yến tiệc hay hội nghị, ông luôn luôn để tôi ngồi bên cạnh ông, và ngay cả một lần sớt thức ăn cho tôi.

 

Tôi thấy ông ta thật ấn tượng. Về thể chất mà nói, ông rất khác thường. Ông có nước da thẩm màu, nhưng làn da dường như lấp lánh, giống như ông có thoa kem.

Bàn tay ông rất đẹp và có cùng ánh sáng lạ ấy, với những ngón tay hoàn hảo và những ngón tay cái to sắc xảo. Tôi chú ý rằng ông dường như hơi khó thở, và thường khò khè. Có lẻ điều ấy tác động đến cung cách nói năng của ông, là luôn luôn chậm chạp và chính xác. Ông dường như từng phần từng câu ngắn, chắc chắn là vì cùng lý do ấy. Chuyển động và tư thái của ông cũng rất chậm chạp. Phải cần vài giây để chuyển đầu ông từ trái sang phải, tạo cho ông không khí trang nghiêm và tự tin.

 

Cuộc phỏng vấn cuối cùng của chúng tôi xảy ra vào mùa xuân năm 1955, trong phòng của ông, một ngày trước khi tôi khởi hành. Tôi đã đi thăm vài tỉnh của Trung Hoa vào lúc ấy và tôi đã sẳn sàng để nói với ông trong tất cả sự chân thành rằng tôi bị hấp dẫn một cách mạnh mẽ trong những chương trình phát triển khác nhau cho Tây Tạng. Nhưng ông ta đến gần tôi và thì thầm, "Thái độ của ông là đúng đắn vì ông đang học hỏi. Nhưng hãy tin tôi, tôn giáo là thuốc độc vốn có hai khuyết điểm nghiêm trọng: nó làm giảm thiểu dân số, vì tăng và ni thệ nguyện độc thân, và nó làm ngăn trở tiến trình. Nó đã sinh ra hai nạn nhân, Tây Tạng và Mông Cổ."

 

Với những lời này, tôi bị ngập tràn với một cảm giác cháy bỏng trên mặt tôi và một sự sợ hãi mãnh liệt.

 

***

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã rời Trung Hoa mà không có bất cứ ảo tưởng nào. Nhưng ngài quán chiếu một cách thẳng thắn rằng những người đang gặp khó khăn luôn luôn có xu hướng bám víu với sự hy vọng mong manh nhất, thế nên ngài lại cố gắng để tìm một nền tảng chung với kẻ chiếm đóng, mà sự hiện diện của họ đã được củng cố với sự vắng mặt của ngài.

 

Sau khi ký Thỏa Ước Mười Bảy Điểm, Quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Cộng đã tiếp tục mở rộng sự chiếm đóng của họ, chiếm cứ Lhasa và trung tâm Tây Tạng. Đảng Trung Cộng tiếp tục phá hoại những tỉnh phía Đông Tây Tạng, vốn được chuyển giao dưới thẩm quyền của những địa phương khác nhau của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, vì trong năm 1955 Mao đã quyết định bao gồm những tỉnh này trong "dòng thác xã hội chủ nghĩa hóa vĩ đại."

 

Giữa những năm 1950 và 1959, phí tổn bồi dưỡng cho quân chiếm đóng và những vùng đất tập thể hóa đầu tiên gây ra nạn đói, trong khi lao động bị buộc phải xây dựng những đường xá chiến lược. Khi, bắt đầu "Đại Nhảy Vọt" của năm 1958, cải cách dân chủ kéo theo việc buộc tố cáo những lãnh tụ Tây Tạng và những lạt ma tôn kính, đưa đến những cuộc nổi dậy lan tỏa phổ biến. Nhà đương cục Trung Cộng củng cố quân đội chiếm đóng với những đội quân tăng cường khi lực lượng kháng chiến vũ trang chống lại kẻ chiếm đóng trở nên cực đoan hơn ở miền Đông Tây Tạng của các tỉnh Kham và Amdo.

 

10 Tháng Ba 1959, Ngày Đồng Khởi  ở Lhasa

 hanh-trinh-tam-linh-cua-toi-018

Dân chúng Lhasa tụ tập tháng Ba năm 1959

 

SAU BUỔI CẦU NGUYỆN  và điểm tâm [ngày 10 tháng Ba năm 1959], tôi ra ngoài đi vào ánh sáng của một buổi sáng tĩnh lặng và cất bước dạo quanh khu vườn. Bầu trời trong như pha lê, và những tia nắng sáng ngời trên những ngọn núi trông xuống tu viện Drepung từ xa xa. Chẳng bao lâu chúng rọi xuống cung điện và tỏa chiếu trên điện mùa hè Norbulingka, Công Viên Trân Bảo, nơi tôi đang tản bộ. Đó là một mùa xuân tươi mát, vui vẻ, với từng cụm cỏ mới và những chồi non đơm đầy trên cây dương và cây liễu. Những lá sen đang vươn lên trên mặt hồ nước và mở ra dưới ánh nắng. Đột nhiên tôi nhảy lên khi tôi nghe những tiếng la từ xa.

 

Tôi cho vài người lính canh ra xem lý do tại sao có những tiếng kêu gào này. Khi trở lại, họ giải thích với tôi rằng rất nhiều dân chúng đang tràn ra đường hướng đến Norbulingka để bảo vệ tôi khỏi quân Trung Cộng. Họ tiếp tục tràn ra đường suốt buổi sáng. Một số tụ họp thành nhóm với nhau tại những cổng ra vào khác nhau của công viên, trong khi những người khác đang bắt đầu đi tuần tra chung quanh. Đến giữa trưa khoảng ba chục nghìn người đã tập họp ở đấy. Tình cảnh phải được xoa dịu.

 

Tôi e ngại rằng, trong sự bùng nổ của cơn giận dữ, đám đông có thể đánh nhau với quân trú phòng Trung Cộng. Đồng thời những lãnh đạo dân cử kêu gọi Trung Cộng hãy trả Tây Tạng lại cho người Tây Tạng. Mọi người đòi hỏi sự chấm dứt chiếm đóng và tái thiết lập quyền hành của Đạt Lai Lạt Ma. Nghe những tiếng la ó của họ, tôi nhận ra sự phẩn nộ của những người biểu tình, và tôi biết rằng tình hình hiện tại đã trở thành không thể kiềm chế.

 

Tôi cảm thấy như bị kẹt giữa hai ngọn núi lửa. Một phía là đồng bào tôi đang tự động nổi dậy chống lại nhà đương cục Trung Cộng. Về phía kia, một lực lượng chiếm đóng hùng hậu và hung bạo đang đứng đấy, sẳn sàng ra tay. Nếu chiến sự xảy ra, hàng nghìn cư dân Lhasa sẽ bị tàn sát và toàn bộ đất nước sẽ bị ở dưới chế độ thiết quân luật không thể nguôi ngoai với đàn áp và tội phạm không thể tránh khỏi.

 

***

 

Ngày 10 tháng Ba năm 1959, khi quân Trung Cộng đóng chốt chung quanh Lhasa, hướng đại bác vào cung điện mùa hè của Đức Đạt Lai Lạt Ma, hàng nghìn người Tây Tạng tự động tự động tập họp hình thành một bức tường với thân thể của họ. Đám đông không giải tán trong  những ngày tiếp theo, và vào ngày 17 tháng Ba khi quân Trung Cộng tấn công, đàn ông, đàn bà, người già và trẻ con đã dâng hiến thân mạng của họ cho Đức Đạt Lai Lạt Ma.

 

Trong những mặt trận đường phố, hai mươi nghìn người Tây Tạng chống lại bốn mươi nghìn quân Trung Cộng, cuộc Lhasa đồng khởi 1959 tiếp tục trong ba ngày và ba đêm trước khi bị trấn áp. Ở Lhasa, bị tàn phá bởi súng cối và tiểu liên, những người sống sót nói rằng thi thể của người, chó, và ngựa chất đầy những đường nhỏ hẹp máu chảy tuôn tràn. Vào buổi sáng ngày 18 tháng Ba năm 1959, bình minh vươn dậy trên tiếng kêu của sự chết chóc, tiếng rên xiết của những người bị thương và mùi tanh của máu chảy lan tràn.

 

Có khoảng mười nghìn người bị chết, và bốn nghìn người biểu tình bị bắt. Những vụ bắt bớ và những vụ xử tử nhanh chóng tiếp tục trong một thời gian dài sau sự kiện này.

 hanh-trinh-tam-linh-cua-toi-019

 Trên đường tị nạn

 

Trước ngày xảy ra vụ tàn sát, giả dạng như một người lính, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đào thoát. Dưới sự bảo vệ của Những Chiến Binh Tự Do - những kháng chiến quân đến từ Kham - ngài đã lên đường đi tị nạn tại Ấn Độ, với hy vọng rằng sự ra đi của ngài có thể tránh được sự tàn sát những người trung thành với ngài. Nhưng mong ước của ngài đã không thành.

 

*

 

 THIẾU NHI CỦA TÔI, CÁC CHÁU LÀ TƯƠNG LAI CỦA TÂY TẠNG

 

  

Bị Buộc Phải Lưu Vong

 

CHÚNG TÔI PHẢI TRÔNG thật là thảm não khi được chào đón bởi những binh lính biên phòng Ấn Độ. Có tám mươi người chúng tôi, thân thể tất cả đều kiệt lực qua hành trình và về tinh thần bị choáng ngợp bởi thử thách.

 

Khi chung tôi đến Tezpur, hàng trăm thông điệp, thư từ, và điện tín đang chờ tôi. Mọi người từ khắp nơi trên thế giới gởi cho tôi những lời chào mừng và động viên. Tôi tràn ngập lòng biết ơn, nhưng cũng với một cảm giác cấp bách. Ưu tiên là việc chuẩn bị một tuyên bố súc tích cho nhiều người đang chờ đợi một lời từ tôi để gởi đến các phương tiện truyền thông. Thế nên tôi thuật lại những sự kiện một cách thẳng thắn và trong những thuật ngữ vừa phải. Thế rồi, sau một bửa ăn trưa nhẹ, chúng tôi lên xe lửa đi Mussoorie.

 

hanh-trinh-tam-linh-cua-toi-020

Thủ tướng Ấn Độ Nehru và Đức Đạt Lai Lạt Ma tại  Birla House, Mussoorie, Ấn Độ, 1959

 

Hàng trăm hay ngay cả hàng nghìn người đổ đến để xem chúng tôi khi chúng tôi du hành ngang qua, vẩy tay chào chúng tôi và mong chúng tôi được hậu đãi. Ở một vài nơi người ta thậm chí còn dọn đường rầy để chúng tôi có thể di chuyển nhanh hơn. Tin tức lan truyền một cách nhanh chóng khắp hang cùng ngỏ hẻm ở Ấn Độ, và dường như là mọi người đều biết về sự hiện diện của tôi trên chuyến xe lửa ấy. Hàng nghìn người liên tiếp đổ đến hoan nghênh tôi với những lời hô vang "Đức Đạt Lai Lạt Ma Ki Jai! Đức Đạt Lai Lạt Ma Zindabad!" (Đức Đạt Lai Lạt Ma trường thọ! Cầu cho Đức Đạt Lai Lạt Ma sống lâu!

 

Tôi rất xúc động. Trong ba thành phố lớn mà tôi đi qua - Siliguri, Benares, và Lucknow - tôi phải rời xe lửa và tham gia vào những buổi tụ hội không chuẩn bị trước với những đám đông mênh mang chào mừng tôi bằng việc tung hoa. Toàn bộ hành trình dường giống như một giấc mơ lạ thường. Khi nghĩ lại việc ấy, tôi biết ơn vô vàn với người dân Ấn Độ vì sự ân cần tử tế dạt dào vào thời điểm ấy của đời tôi.

 

Vài ngày sau đó, một thông cáo từ cơ quan truyền thông của Trung Cộng đến, lên án tuyên bố Tezpur của tôi như  "một tài liệu đầy sai trái của biện luận, dối trá và lẫn tránh." Theo sự diễn dịch của Trung Cộng về những sự kiện, tôi đã bị bắt cóc bởi những kẻ nổi loạn ở Lhasa, hành động được trả lương bởi "những đế quốc xâm lược."

 

Tôi bị choáng váng khi thấy rằng Trung Cộng đang cáo buộc những đế quốc tưởng tượng, chẳng hạn như người Tây Tạng ở Ấn Độ, Chính  phủ Ấn Độ, và "phe nhóm quyền lực" của tôi, thay vì thừa nhận sự thật rằng đồng bào tôi đang đòi hỏi tự do đã nổi lên chống lại họ.

 

***

 

Trong năm 1959, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã gặp thế giới và thế giới đã gặp Tây Tạng. Nhưng truyền thông quốc tế chỉ nhấn mạnh về bản chất huyền bí của văn hóa Tây Tạng, với những tiêu đề vốn nổi bật một sự pha lẫn về sự dị thường và tôn giáo và  hạ thấp những vấn đề chính trị về sự chiếm đóng bất hợp pháp của Trung Cộng ở Tây Tạng ở phía sau. Vì vậy, Paris Match, trong số ngày 28 tháng Tư năm 1959, vinh danh "Joan of Arc[1] của Tây Tạng" người được cho là có sự hướng dẫn kỳ diệu Đức Đạt Lai Lạt Ma trong hành trình của ngài qua những đường đèo cao nhất trên thế giới. Tạp chí này không tiếc lời ca ngợi sức mạnh siêu nhiên của vị đạo sư trẻ tuổi, người được họ so sánh với một nhà huyển thuật triệu hồi sự bảo vệ của những linh thức nhân từ vốn ngài biết thuần hóa như thế nào.

 

Tuy nhiên, hoàn cảnh chỉ trở nên tệ hại hơn ở Tây Tạng. Biết rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tìm cách đến Ấn Độ, Mao được nói là đã la lên, "Chúng ta đã thua trận!" Nhưng tốc độ của cái được gọi là cải cách dân chủ chỉ tăng tốc trong tất cả mọi vùng của Tây Tạng, không chỗ nào được loại trừ. Chính quyền Trung Cộng đã xóa bỏ tầng lớp cai trị của Tây Tạng; tất cả những người đối kháng bị tàn sát, các lạt ma bị bắt giữ, và những kho tàng tôn giáo và nghệ thuật của các tu viện bị cướp bóc. Ở trung tâm Tây Tạng, trong 2,500 tu viện chỉ còn sót lại 70 ngôi mà thôi.

 

Quân chiếm đóng Trung Cộng đã làm hàng chục nghìn người chết trong vài năm, nhiều lời nhân chứng đều nói giống nhau: người Tây Tạng không chỉ bị đưa ra xử bắn mà thiêu sống, dìm chết, bóp cổ, treo cổ, chôn sống, xé đôi, phanh thây làm tư, chặt đầu.

 

Giữa năm 1959 và 1960, có tám mươi nghìn người theo chân Đức Đạt Lai Lạt Ma trên con đường lưu vong. Sự hổ trợ của Nehru cần thiết để được thành công nếu đời sống của những người Tây Tạng bây giờ tị nạn ở Ấn Độ được tổ chức thành một cộng đồng. Tuy nhiên, Nehru mặc dù muốn giúp đở người Tây Tạng một cách chân thành, lại nóng lòng muốn duy trì những mối quan hệ tốt đẹp với Trung Hoa Mao-ít.

 

Ưu Tiên Của Tôi Là Chấm Dứt Sự Tắm Máu

 

VÀO NGÀY 24 THÁNG BA 1959, Pandit Jawaharlal Nehru tự thân đến để gặp tôi ở Mussoorie. Chúng tôi nói chuyện với nhau khoảng vài giờ đồng hồ, trong sự hiện diện của một người thông dịch duy nhất. Tôi hiểu để kể cho ông nghe chi tiết về những gì xảy ra từ khi tôi trở lại từ Bắc Kinh đến Tây Tạng, theo sự cố vấn lập đi lập lại của ông. Tôi tiếp theo tuyên bố rằng tôi sẽ hành động đối với người Trung Cộng như ông đề nghị, với công lý và trung thực, bình phẩm họ khi họ không có lý do để làm như vậy, trong khi vẫn cố gắng để bảo toàn những thuật ngữ của Thỏa Ước Mười Bảy Điểm.

 

Ở những điểm nào đó trong sự đối thoại của chúng tôi, Nehru đấm vào bàn với nắm tay của ông. "Làm sao có thể như thế!" ông la lên một hay hai lần như vậy. Tôi tiếp tục, mặc dù rõ ràng là ông hơi bị sốc. Để kết luận, tôi nói với ông rất chắc chắn rằng quan tâm chính của tôi có hai phần: "Tôi quyết định giành lại sự độc lập của Tây Tạng, nhưng bây giờ, ưu tiên của tôi là làm chấm dứt sự tắm máu." Với những lời này, Nehru không thể kiềm chế được nữa. "Điều đó là không thể," ông nói trong một giọng đầy cảm xúc. "Ngài nói ngài muốn độc lập và đồng thời ngài không muốn một cuộc tắm máu. Không thể được!" Làn  môi dưới của ông rung lên dữ đội khi ông nói.

 

Tôi đã bắt đầu nhận ra rằng vị thủ tướng tự thấy mình ở trong một vị trí cực kỳ phức tạp và lúng túng. Trong quốc hội Ấn Độ, một cuộc tranh luận căng thẳng mới về vấn đề Tây Tạng đã tiếp theo sau tin tức về sự đào thoát của tôi. Trong nhiều năm Nehru đã bị bình phẩm bởi nhiều chính trị gia về vị thế của ông đối với tôi. Tôi hiểu rằng tương lai của tôi và tương lai của đồng bào tôi rất bấp bênh hơn là tôi tưởng.

 

***

hanh-trinh-tam-linh-cua-toi-021

Một lớp học chưa có mái che do Viện Giáo Dục Tây Tạng tị nạn  phụ trách năm 1960 ở Mussoorie, Đức Đạt Lai Lạt Ma đang quán sát lúc ngài 25 tuổi.

 

Sự ủng hộ chính trị dè dặt của Nehru đồng hành cùng với một cam kết kiểu mẫu về việc tổ chức giáo dục cho trẻ em Tây Tạng. Nhiều trẻ em Tây Tạng đã đến Ấn Độ với gia đình, những người vốn mất mát tất cả mọi thứ, và Nehru, nhận ra thảm kịch của họ, đề nghị Đức Đạt Lai Lạt Ma thành lập những trường học đặc biệt cho họ cũng như để bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa Tây Tạng. Một tổ chức độc lập cho sự giáo dục của người Tây Tạng, trong Bộ Giáo Dục của Ấn Độ, được thành lập, và việc xây dựng trường học được tiến hành với sự tài trợ của chính phủ.

 

Trẻ Em Của Hy Vọng

 

KHÔNG BAO LÂU SAU sự đào thoát ồn ào của chúng tôi đến Ấn Độ, tôi đã đưa ra những ngôn từ sau đây để động viên cộng đồng tị nạn mới của chúng tôi:

 

"Các thiếu nhi của tôi, chúng tôi muốn làm cho các cháu trở thành những thành viên tận tụy, hữu dụng của cộng đồng chúng ta. Các cháu phải hành động với cả trái tim của các cháu vì đồng bào, tôn giáo, và vấn đề Tây Tạng.

 

"Các cháu thiếu nhi của tôi, các cháu là những con người. Các cháu không phải là cây cỏ cũng không phải là bông hoa, vốn bị tàn phai trong nắng nóng hay bị tan hoang bởi mưa đá và bảo giông. Không giống như cây cỏ, các cháu có thể nắm lấy vận mạng các cháu trong tay. Bất cứ các khổ đau thân thể nào các cháu có thể chịu đựng, thì các cháu nên luôn luôn giữ một ý thức trong sáng và một tâm hồn vững vàng, cứng rắn.

 

"Hồng Quân Trung Cộng đã làm mỗi chúng ta đau khổ vô vàn. Chúng ta không nên lãng quên những tàn bạo này. Các cháu phải làm việc cần mẫn để thu thập kiến thức và đấu tranh với những vũ khí của công lý và luật lệ. Ngày và đêm, các cháu phải cố gắng để có được sự tu dưỡng rộng lớn hơn nhằm để phục vụ tôn giáo của các cháu và đồng bào của các cháu. Đó là trách nhiệm cá nhân của các cháu.

 

"Các cháu thiếu nhi, các cháu nên tiếp tục công việc đã được bắt đầu bởi những người lớn. Không nên đứng qua một bên và không làm gì, giống như chúng ta đang chờ đợi mưa rơi xuống từ bầu trời. Tất cả chúng ta phải làm việc năng nổ. Trẻ cũng như già, chúng ta hãy cố gắng để nhận ra mục tiêu chung của chúng ta.

 

"Các cháu thiếu nhi của tôi, càng nhìn các cháu, tôi càng cảm thấy hạnh phúc hơn. Các cháu đại diện cho sự hy vọng của một tương lai tốt đẹp hơn, và các cháu sẽ xoay sở để vượt thắng những khó khăn đang nằm phía trước. Các cháu là ngưỡng cửa của sự tồn tại; các cháu phải trở nên mạnh mẽ hơn mỗi ngày, đừng lãng phí thời gian quý báu của các cháu. Các cháu là tương lai của Tây Tạng."

 

***

hanh-trinh-tam-linh-cua-toi-022

 Đức Đạt Lai Lạt Ma và thiếu nhi Tây Tạng

 

Tháng Tư năm 1960, một năm sau khi lưu vong, phát ngôn viên một trại ở Jammu đã đến gặp Đức Thánh Thiện với một tin tức báo động. Trong một cuộc chuyển tiếp của một nhóm tị nạn ở Ladakh, một trận bảo tuyết đã bùng lên. Bị tấn công với cơn lạnh thêm vào sự thiếu dinh dưỡng và thiếu sự chăm sóc y tế, trẻ em đã bị giết chết rất nhiều.

 

Vận mạng của trẻ em là một ưu tiên tuyệt đối của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ở Tây Tạng Trung Cộng đã bắt đầu một cuộc vận động "học tập yêu nước", tách rời trẻ em khỏi cha mẹ của chúng và ngay cả lưu đày những thành phần thông minh nhất sang Trung Hoa. Đối với những người tị nạn trẻ tại Ấn Độ, họ bị đe dọa với nạn đói và bệnh tật. Toàn bộ một thế  hệ đang ở trong hiểm họa.

 

Quyết định của Đức Đạt Lai Lạt Ma là ngay lập tức. Ngài yêu cầu những thành viên trong gia đình ngài và những viên chức trong đoàn tùy tùng của ngài lãnh trách nhiệm săn sóc những trẻ em bệnh tật hoặc suy dinh dưỡng bằng việc tạo nên cơ quan vì mục tiêu đó với sự giúp đở của chính phủ Ấn Độ. Một phái viên được gửi tới những người tị nạn với thông điệp sau:

 

"Sự sống của đồng bào là rất gian khó. Tôi đã quyết định thành lập một cơ sở để chào đón con em của chúng ta. Nếu đồng bào giao phó chúng cho tôi, như vậy sẽ đơn giản hóa đời sống của đồng bào và con em của chúng ta sẽ được học hỏi để sống độc lập và kỳ vọng ở chính chúng.

 

"Điều gì hơn thế nữa, chúng sẽ trở thành những người Tây Tạng thật sự, những kẻ thừa kế sự tự do mà chúng ta mới tìm được. Chúng sẽ không bao giờ quên cha mẹ chúng, tổ tông chúng, anh chị em chúng, đồng bào chúng những người đã hy sinh cho chúng. Dĩ nhiên, tôi không áp đặt việc này; cha mẹ và con cái có thể thực  hiện lựa chọn của họ một cách tự do."

hanh-trinh-tam-linh-cua-toi-023

Trong những năm đầu thập niên 1960, Đức Đạt Lai Lạt Ma thường gặp gở những thiếu nhi Tây Tạng vào buổi chiều tại Swarg Ashram, nơi thường trú cũ của ngài.  

 

Khi phát ngôn viên vừa dứt lời, có một thời khắc im lặng. Sau đó, người cha của một đứa bé gái bốn tuổi lên tiếng. Ông đã không chấp nhận sự truyền thụ vốn ngăn chặn người Tây Tạng trở thành người Tây Tạng trong chính xứ sở của họ và buộc họ lên án dân tộc họ, quê hương họ, và tôn giáo họ. Cho nên với đứa con gái của ông trên vai, ông và vợ đã theo chân Đức Đạt Lai Lạt Ma vượt Hy Mã Lạp Sơn. "Tôi nghĩ," ông kết luận, "đó là một cơ hội tuyệt vời cho chúng tôi trong việc cống hiến sự chăm sóc và giáo dục con em chúng ta."

 

Một bà cụ tật nguyền của một cậu bé Tây Tạng đứng lên và nói, "tôi đã cầu nguyện để thấy bằng chính mắt tôi sự chết của những kẻ đã thi hành sự diệt chủng như vậy trên quê hương chúng ta. Bất hạnh thay, tôi đã quá già; tôi nghĩ tôi sẽ chết ở đây. Nhưng có cháu ngoại trai tôi và tất cả những trẻ em khác. Thế nên tôi cầu nguyện chúng có thể được chăm sóc để chúng có thể chuẩn bị báo thù cho tất cả những người chúng ta đã chết một cách mau chóng.

 

Cha của một trẻ em khác cũng tuyên bố, "Tôi cầu nguyện để thấy Tây Tạng được tự do trước khi tôi chết. Đức Đạt Lai Lạt Ma muôn năm!" Những người tị nạn lập lại, "Đức Đạt Lai Lạt Ma muôn năm!" Và những trẻ em yêu cầu cha mẹ chúng để chúng đi với Đức Đạt Lai Lạt Ma, đến cơ sở đã được thiết lập cho chúng.

 

Năm 1960, cùng lúc đoàn tùy tùng của Đức Đạt Lai Lạt Ma lãnh trách nhiệm với các trẻ em, chính phủ Ấn Độ mở trường tiểu học và trung học dưới thẩm quyền của sự quản lý tự trị. Cùng năm ấy một viên chức bộ nội vụ của Tây Tạng, trong sự phối hợp với những thẩm quyền Ấn Độ và quốc tế, lãnh trách nhiệm trông nom sự hòa nhập của người tị nạn, những người bây giờ lan tõa khắp Ấn Độ trong khoảng năm mươi trại.

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng tổ chức một bộ Văn Hóa và Tôn Giáo để tái tạo những đại tu viện và những trường đại học của chúng trong vùng đất lưu vong.

 

Trong triều đại ngắn ngủi của ngài ở chính Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tiến hành hiện đại hóa xã hội phong kiến Tây Tạng. Trong lưu vong, ngài giới thiệu dân chủ với chính quyền của ngài bằng việc áp dụng một hiến pháp tạm thời phân quyền, bình đẳng mọi công dân trước luật pháp, tự do bầu cử, và chính trị đa nguyên.

 

Việc dân chủ hóa này, cùng với việc bắt đầu của sự thế tục hóa cơ cấu chính trị Tây Tạng, là câu trả lời tuyệt vời nhất đối với sự tuyên truyền của Trung Cộng cáo buộc rằng ngài muốn tái lập quyền lực cá nhân của ngài.

 

Tôi Là Người Đề Xướng Chế Độ Dân Chủ Thế Tục

 

MẶC DÙ CHƯA TỪNG  CÓ một xã hội Phật Giáo nào phát triển một hệ thống dân chủ trong chính quyền của nó, nhưng cá nhân tôi vô cùng ngưỡng mộ sự dân chủ thế tục. Khi Tây Tạng vẫn còn tự do, chúng tôi nuôi dưỡng một sự cô lập mà thiên nhiên đã cho chúng tôi, suy nghĩ sai lầm rằng chúng tôi có thể bảo đảm cho sự hòa bình bên trong và bảo vệ cung cách ấy. Không chú ý đến những thay đổi mà thế giới đang trải qua, chúng tôi hầu như không lưu tâm rằng Ấn Độ, một trong những người láng giếng gần gũi nhất của chúng tôi, đã trở thành một nền dân chủ lớn nhất trên thế giới sau khi giành độc lập thắng lợi một cách hòa bình. Sau này, chúng tôi phải đau khổ để biết rằng, trên trường quốc tế cũng như tại quê hương, tự do phải được chia sẻ và thụ hưởng trong sự sống chung với những người khác. Người ta không thể sử dụng độc quyền của tự do.

 

Mặc dù người Tây Tạng bên ngoài quê  hương Tuyết Sơn đã bị biến thành người tị nạn, nhưng chúng tôi có tự do để thực hành những quyền của chúng tôi. Những anh chị em của tôi bên trong Tây Tạng không có cùng những quyền để sống ngay trên chính quê hương của họ. Đó là tại sao những người tị nạn chúng tôi có trách nhiệm dự đoán và tưởng tượng về một Tây Tạng của tương lai. Trải qua nhiều năm chúng tôi đã đưa vào thực hành một kiểu mẫu dân chủ chân thật trong những cung cách đa dạng. Sự thật là chữ dân chủ đã quen thuộc với tất cả những người Tây Tạng tị nạn và họ minh chứng cho điều này.

 

Tôi đã chờ đợi từ lâu lúc chúng tôi có thể định nghĩa một hệ thống chính trị được áp dụng cho cả truyền thống chúng tôi và sự đòi hỏi của thế giới hiện đại, một nền dân chủ có gốc rể trong bất bạo động và hòa bình. Chúng tôi gần đây đã đưa ra những thay đổi sẽ củng cố nền dân chủ của chính phủ chúng tôi trong lưu vong. Với vài lý do, tôi đã quyết định rằng tôi sẽ không là lãnh tụ, hay ngay cả là một phần trong chính quyền, ngày Tây Tạng giành lại được nền độc lập của nó. Vị lãnh tụ tiếp theo của chính quyền Tây Tạng nên được bầu ra trong một cuộc phổ thông đầu phiếu. Có nhiều thuận lợi cho một sự cải cách như vậy vốn sẽ cho phép chúng tôi trở thành một nền dân chủ chân thật và hoàn toàn. Tôi hy vọng rằng, cảm ơn cho những sự thay đổi này, đồng bào tôi sẽ có thể biểu lộ một cách rõ ràng về những quyết định liên quan đến tương lai của Tây Tạng.

 

Tiến trình của chúng tôi về dân chủ hóa đã ảnh hưởng đến mọi người Tây Tạng trên toàn thế giới. Tôi nghĩ rằng những thế hệ tương lai sẽ nhìn vào những sự chuyển biến như những hoàn thành chính yếu của kinh nghiệm chúng tôi trong lưu vong. Giống như sự truyền bá Phật Giáo vào Tây Tạng đã trui rèn xứ sở chúng tôi. Tôi tin chắc rằng sự dân chủ hóa xã hội chúng tôi sẽ củng cố sức sống của đồng bào Tây Tạng và cho phép thể chế chính quyền chúng tôi phản chiếu khát vọng và ngưỡng mộ thân thương nhất của họ.

 

Tự Do, Bình Đẳng Và Huynh Đệ Cũng Là Những Nguyên Tắc Của Phật Giáo

 

Ý TƯỞNG RẰNG CON NGƯỜI có thể sống một cách tự do như những cá nhân, những kẻ bình đẳng trong nguyên tắc và vì thế có trách nhiệm với nhau là tuyệt hảo trong liên đới với Phật Giáo. Như những Phật tử, những người Tây Tạng chúng tôi quý trọng đời sống con người như tặng phẩm quý giá nhất, tin tưởng rằng triết lý và giáo lý Phật Giáo là con đường để đến sự tự do tối thượng - một mục tiêu có thể đạt đến được bởi những người nam và nữ bình đẳng như nhau.

 

Đức Phật thấy rằng mục tiêu của đời sống là hạnh phúc. Ngài cũng thấy rằng, trong khi si mê đưa chúng sanh vào thất bại và khổ đau vô tận, thì tuệ giác giải thoát họ. Nền dân chủ hiện đại căn cứ trên nguyên tắc tất cả mọi người là bình đẳng, rằng mỗi chúng ta có quyền để sống một cách tự do và hạnh phúc. Đạo Phật cũng nhận ra rằng con người có quyền quyết định vận mệnh của mình, rằng tất cả những thành viên của gia đình nhân loại có quyền bình đẳng và bất khả xâm phạm. Sự tự do này không chỉ ở trên bình diện chính trị mà cũng ở trên trình độ căn bản, nơi mọi người phải được tự do với sợ hãi và nghèo khổ. Cho dù giàu hay nghèo, có học hay không, đến từ bất cứ xứ sở nào, theo bất cứ tôn giáo nào, lý tưởng nào chúng ta tán thành, thì mỗi chúng ta ở trên tất cả những thứ ấy và là một con người như tất cả những người khác. Không chỉ chúng ta muốn hạnh phúc và cố gắng để xa rời khổ đau, mà chúng ta có quyền chính đáng để theo đuổi những mục tiêu này.

 

Hiến chế được Đức Phật thiết lập là Tăng Già (Sangha), hay cộng đồng tu sĩ, và  nó vốn tuân thủ những quy luật của dân chủ. Trong một tình huynh đệ như thế, các cá nhân là bình đẳng, bất chấp tầng lớp xã  hội hay đẳng cấp bẩm sinh. Sự phân biệt vi tế duy nhất nằm dựa trên sự thâm niên trong thụ giới.

 

Sự tự do cá nhân, trong kiểu mẫu của sự Giải Thoát và Giác Ngộ, là mục tiêu chính yếu của cộng đồng, và nó được hoàn thành bằng việc tu dưỡng tâm thức trong thiền tập. Những mối quan hệ hàng ngày căn cứ trên sự bố thí, tôn trọng, và chú ý đến người khác. Bằng việc hướng dẫn đời sống mà không có một chỗ ở nhất định, tu sĩ tự tách rời khỏi sự sở hữu, mà không sống trong sự cô lập hoàn toàn. Tập quán khất thực chỉ củng cố tính tỉnh giác về sự lệ thuộc của họ. Trong cộng đồng, những quyết định được hiện thực bằng bỏ phiếu, và những bất đồng được giải quyết bằng đồng thuận. Vì vậy, Tăng Già là một mẫu mực trong dạng thức của sự bình đẳng xã hội, chia sẻ tài vật, và tiến trình dân chủ.

 

***

 

Trong chuyến du hành sang Trung Hoa năm 1954, Đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố sự nhiệt tình của ngài với chủ nghĩa Mác-xít, vốn cho phép nền kinh tế xã hội chủ nghĩa gần với lý tưởng Phật Giáo hơn là chủ nghĩa tư bản. Trong triết lý Mác-xít, ngài thấy những nguyên tắc bình đẳng và công bằng xã hội thân thiết với Đạo Phật: "Tâm trí tôi có thể đỏ đẹp hơn những nhà lãnh đạo Trung Cộng. Ở Trung Hoa chế độ Cộng Sản đang thống trị mà không có lý tưởng Cộng Sản," ngài tuyên bố một lần nữa năm 2008, trong việc biểu lộ giấc mơ của ngài về một sự tổng hợp giữa Phật Giáo và chủ nghĩa Mác-xít vốn có thể có hiệu quả cao nhất trong chính trị.

 

Tôi Yêu Hình Ảnh Những Thanh Gươm Biến Thành Những Lưỡi Cày

 

Vào ngày 17 tháng Mười năm 2007, trong mái vòm của điện Capitol ở thủ đô Hoa Sinh Tân, Hoa Kỳ, một lần nữa trong năng lực của ngài như một con người, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nhận Huân Chương Vàng Quốc Hội Hoa Kỳ, gần hai mươi mốt năm sau khi nhận giải Nobel Hòa Bình ở Oslo, Na Uy.

 

hanh-trinh-tam-linh-cua-toi-024

 Tổng thống Bush trao Huân chương vàng Quốc hội Hoa Kỳ  cho Đức Đạt Lai Lạt Ma

 

Ngài bước lên bục trong y áo tu sĩ truyền thống: chiếc y vàng nghệ rộng phủ trên bộ đồ màu đỏ sậm, để  hở vai bên phải. Chung quanh ngài, những bức tượng trang nghiêm được tạc bằng đá cẩm thạch để nhớ lại thời gian oai hùng của Thomas Jefferson và những vị cha già khai sinh nước Mỹ, và những bích họa kỷ niệm những chiến trận mà trong ấy George Washington, Lafayette, và những nhà yêu nước khác đã chiến đấu vì sự độc lập của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

 

Tổng thống George W. Bush đã làm thính chúng xúc động khi ông đề cập rằng lúc còn là một cậu bé, Đức Đạt Lai Lạt Ma "đã giữ một mô hình tượng Thần Tự Do bên cạnh ngài". Những năm sau này, trong lần thăm đầu tiên Hoa Kỳ, ngài đã đến Công viên Battery ở thành phố New York để ngài có thể thấy bức tượng thật sự cao lớn ngay trước mắt.

 

Tổng thống tiếp tục với chủ đề quyền tự do, nhắc lại tổ tiên ông đã giành được nền độc lập qua một cuộc cách mạng và rằng ''Jefferson đã xem việc tự do thờ phụng là một trong những phước lành lớn nhất của Hoa Kỳ." Theo tổng thống, "Sự tự do này không thuộc vào một đất nước, nó thuộc về cả thế giới."

 

Tổng thống đã nói nhân danh chính quyền Hoa Kỳ. Để bảo vệ tự do, đất nước của ông đã nhờ đến sức mạnh. Nói như một cảnh sát viên thế giới và như nguyên thủ của một quốc gia quân sự hùng mạnh nhất thế giới, George W. Bush đã biện giải về một nền hòa bình bị đe dọa bởi khủng bố.

 

Tuy nhiên, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói như một con người và biện hộ cho một con đường của hòa bình tiến tới hòa bình.

 

***

 

Có một thông điệp tuyệt vời trong Thánh Kinh vốn thôi thúc chúng ta biến những thanh gươm thành những lưỡi cày. Tôi yêu hình ảnh này của một vũ khí làm thành một khí cụ để phục vụ cho nhu cầu căn bản của con người. Đó là biểu tượng của một thái độ giải trừ vũ khí nội tại và ngoại tại. Trong tinh thần của thông điệp cổ xưa này, dường như quan trọng đối với tôi với ngày nay là việc nhấn mạnh tính cấp bách của một chính sách dài lâu là: phi quân sự hóa toàn hành tinh.

 

***

 

Hòa bình không phải được ra lệnh, cũng không phải được áp đặt bằng sức mạnh. Kết quả của từ bi, hòa bình "chín muồi từ trái tim con người và chiếu soi trên thế giới," Đức Đạt Lai Lạt Ma nói với chúng ta như vậy.

 

Loài Người Thích Cung Cách Hòa Bình Hơn

 

TÔI BẢO ĐẢM RẰNG mọi  người đều đồng ý với nhu cầu cho việc chiến thắng bạo động, nhưng nhằm để loại trừ nó một cách  hoàn toàn, trước nhất nó phải được phân tích.

 

Ở một quan điểm cực đoan thực tiển, chúng ta chú ý rằng bạo lực đôi khi có thể hữu dụng. Một vấn nạn được giải quyết một cách nhanh chóng hơn bằng sức mạnh. Nhưng một sự thành công như vậy thì thường đạt được bằng sự hy sinh những quyền lợi và sự cát tường của kẻ khác. Bất cứ vấn nạn nào được giải quyết bằng cách ấy lại gây ra một vấn nạn khác.

 

Nếu một lý trí vững chắc được đặt vào việc phục vụ cho một nguyên nhân, thì bạo lực là vô ích. Khi người ta bị thúc đẩy bởi một mong ước vị kỷ và không thể có được những gì người ta muốn qua lý luận hợp lý, thì người ta viện đến sức mạnh. Ngay cả trong khuôn khổ của sự tranh cải gia đình hay sự bất đồng thân hữu, nếu bạn tự hổ trợ bạn với một lý luận có căn cứ, thì bạn sẽ bảo vệ một cách không mệt mõi vị thế của bạn, từng điểm một. Tuy nhiên, nếu bạn thiếu những động cơ hợp lý, thì bạn sẽ mau chóng bị tràn ngập bởi sân hận, là thứ vốn không bao giờ có dấu hiệu của sự mạnh mẽ, mà là của sự yếu kém.

 

Cuối cùng, thật quan trọng để thẩm tra động cơ của chúng ta, cũng như của những kẻ đối nghịch. Bạo động và bất bạo động có thể có nhiều hình thức, vốn khó để phân biệt nếu chúng ta chỉ nhắm đơn thuần vào quan điểm ngoại tại. Một động cơ tiêu cực sản sinh một hành vi bạo động sâu sắc, ngay cả khi nó dường như thân hữu và tế nhị. Trái lại, một động cơ chân thành tích cực nhất thiết là bất bạo động trong thực tiển, ngay cả nếu những hoàn cảnh áp đặt một mức độ nghiêm trọng nào đó. Trong bất cứ trường hợp nào. Tôi có cảm giác rằng chỉ sự quan tâm từ bi cho người khác thì mới có thể biện minh cho phương sách với sức mạnh.

 

Tôi đã từng nghe nhiều người phương Tây nói rằng về lâu về dài những phương pháp bất bạo động của sự phản kháng thụ động được Thánh Gandhi bênh vực là không thích hợp cho mọi người và chúng thì thích đáng hơn ở phương Đông. Hãy năng động hơn. Những người phương Tây yêu cầu những kết quả tức thời, bất cứ tình cảnh nào, ngay cả với giá của sinh mạng họ. Tôi nghĩ thái độ này không phải luôn luôn là tuyệt hảo nhất. Trái lại, sự thực hành bất bạo động là lợi ích trong bất cứ trường hợp nào. Nó đơn giản đòi hỏi sự quyết tâm. Mặc dù những phong trào tự do ở Đông Âu đạt được mục tiêu nhanh chóng của họ, sự phản kháng bất bạo động, chính bản chất của nó, thường đòi hỏi sự kiên nhẫn.

 

Với điều này trong tâm, tôi cầu nguyện cho những ủng hộ viên của phong trào dân chủ ở Trung Hoa duy trì sự hòa bình, mặc cho sự đàn áp dã man và những khó khăn trước mắt của họ. Tôi chắc chắn rằng họ sẽ duy trì sự bình lặng. Đại đa số những người Trung Hoa trẻ, những thành viên của phong trào đều sinh ra và lớn lên trong một chế độ Cộng Sản rất khắc nghiệt. Nhưng trong mùa xuân 1989, họ đã tự động đưa vào thực hành sách lược phản kháng thụ động rất thân thiết với Mahatma Gandhi. Tôi thấy trong điều này một sự biểu hiện rõ ràng rằng, như một phương sách cuối cùng, loài người thích cung cách của hòa bình, mặc dù tất cả những chỉ dấu là đối nghịch lại.

 

***

 

Gandhi là một kiểu mẫu chính trị đầu tranh bất bạo động, và ảnh của ông hiện diện trong nhiều văn phòng hành chính Tây Tạng. Một nhân vật vĩ đại của hòa bình và hòa giải, Mahatma, nhân cách vĩ đại được vinh danh sau khi chết đồng thời như Đức Đạt Lai Lạt Ma trong lúc được trao giải Nobel hòa bình. Bằng việc làm như vậy, Hội đồng Nobel muốn sửa chửa lỗi lầm của họ vì đã không trao danh hiệu này cho Gandhi trước đây.

 

Để giành độc lập cho Ấn Độ từ sức mạnh thuộc địa của Anh, Gandhi đã tổ chức không chỉ phản kháng bất bạo động mà cũng là bất tuân dân sự, bất hợp tác với những kẻ chiếm đóng, và tuần hành chống đối. Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma bị phiền trách vì đã giới hạn di sản bất bạo động của Gandhi, ngài chỉ ra rằng phạm vi không cho phép người Tây Tạng sao chép lại ở Tây Tạng phương pháp vốn đã giành lại tự do cho Ấn Độ khỏi sự thống trị của Anh Quốc. Gandhi trong thực tế có thể tự bảo vệ cho ngài trước một tòa án của luật lệ, và mặc dù chế độ thuộc địa của Anh Quốc ở Ấn Độ rất khắc nghiệt, nhưng vẫn tôn trọng những quyền cá nhân, vốn không phải là trường hợp của nhà đương cục Trung Cộng. Do vậy, Đức Đạt Lai Lạt Ma biện hộ cho việc nuôi dưỡng tinh thần đấu tranh của Gandhi trong khi áp dụng nó trong hoàn cảnh của Tây Tạng.

 

Gandhi  Sẽ Làm Gì ở Vị Trí Của Tôi?

 

CHUYẾN THĂM NEW DELHI lần đầu tiên của tôi là đến Rajghat, nơi hỏa táng của Mahatma Gandhi. Tôi tự hỏi nếu ngài vẫn còn sống thì ngài sẽ cho tôi một lời khuyên bảo khôn ngoan như thế nào. Tôi nghĩ ngài chắc chắn sẽ dùng tất cả sức mạnh của ngài, tất cả ý chí của ngài, và toàn bộ cá tính của ngài vào một cuộc vận động bất bạo động vì sự tự do của đồng bào Tây Tạng. Điều đó làm tôi thư thái trong quyết định của tôi là luôn luôn đi theo tấm gương của ngài, cho dù bất cứ chướng ngại nào có thể sinh khởi. Và hơn thế nữa, tôi quyết tâm không liên kết bản thân tôi với bất cứ hành vi bạo động nào.

 

***

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma không bao giờ dao động với quyết định ban đầu của ngài để trả lời với sự hung hãn của Trung Cộng bằng bất bạo động. Kể từ lúc bắt đầu cuộc chiếm đóng, ngài đã cố gắng để mở ra một cuộc đối thoại với Bắc Kinh và bảo vệ quyền lợi của Tây Tạng trong phạm vi của Thỏa Ước Mười Bảy Điểm, mặc cho sự bất công trắng trợn của nó. Trong năm 1958, khi quân kháng chiến của những người Khampa trở nên triệt để hơn ở miền Đông Tây Tạng, ngài yêu cầu họ giao nộp vũ khí. Những Chiến Sĩ Tự Do này đã thề chiến đấu đến chết cho Tây Tạng. Vì họ không thể phá vở lời thề này cũng không thể bất tuân Đức Đạt Lai Lạt Ma, cho nên nhiều người đã tự sát.

 

Đến ngày nay, vị lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng đã kiên trì con đường bất bạo động. Trong những cuộc bạo động ở Lhasa năm 1987 và 1988, ngài vui mừng khi thấy những tu sĩ đã cầm những súng trường của Trung Cộng đập vở chúng thay vì quay lại chống lại những kẻ chiếm đóng, như vậy là nói không với ngôn ngữ của vũ khí.

 

Tháng Ba năm 2008, khi những cư dân của Lhasa nổi dậy và cam kết bạo động chống lại Trung Cộng, chính quyền Bắc Kinh buộc tội Đức Đạt Lai Lạt Ma xúi giục những hành động này. Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời rằng trong trường hợp ấy họ có thể lấy lại giải Nobel Hòa Bình của ngài, và  ngài thách thức nhà cầm quyền Trung Cộng đến Dharamsala để điều tra và chứng minh cho những lời tố cáo của họ.

 

 hanh-trinh-tam-linh-cua-toi-025

 Biểu tình ở Lhasa năm 2008

 

Nhưng ngài ân hận sự kiện là cùng lúc những tu sĩ tham gia những cuộc chống đối một cách hòa bình lại bị trấn áp tàn bạo, một người Tây Tạng trẻ đã tổ chức ăn trộm, đốt phá và cướp giật. Trong khi thừa nhận rằng những hành động của họ xảy ra do bởi thất vọng và do bị đối xử như những công dân hạng hai ngay trên quê hương của họ, ngài lên án việc sử dụng bạo lực và tuyên bố nếu đồng bào của ngài xa rời con đường bất bạo động thì ngài có thể không còn là phát ngôn viên cho họ nữa.

 

Bình luận vào việc lựa chọn bất bạo động từ quan điểm chính trị, Samdhong Rinpoche xác nhận rằng phương pháp này đã sản sinh ra những kết quả bất ngờ trong hình thức của sự thông cảm quốc tế cho vấn đề Tây Tạng. Nếu chiến trận quân sự được Đức Đạt Lai Lạt Ma động viên, nó sẽ không thành công, và bây giờ Tây Tạng có thể đã chìm vào sự lãng quên.

 

*


7-    Tôi kêu gọi tất cả mọi người trên thế giới

TÔI TỐ CÁO SỰ HÁN HÓA TÂY TẠNG

  

Tôi Thỉnh Cầu Thế Giới Đừng Quên Rằng

Hàng Nghìn Người Tây Tạng Đã Bị Tàn Sát

 

NGÀY 10 THÁNG BA NĂM 1959, dân tộc Tây Tạng tuyên cáo sự độc lập của Tây Tạng, sau gần chín năm dưới sự chiếm đóng. Bất hạnh thay, một chính quyền ngoại bang vẫn hiện diện ở Tây Tạng, nhưng tôi tự hào rằng tinh thần của người Tây Tạng không bị nghiền nát và vẫn không dao động trong giải pháp của nó để chiến đấu cho đến khi chúng tôi giành lại nền độc lập. Tôi biết rằng cuộc tranh đấu vốn đã bắt đầu vài năm trước chống lại những kẻ chiếm đóng vẫn đang tiếp diễn chống lại những kẻ xâm lược và áp chế, những kẻ núp dưới cái tên và hình ảnh của "kẻ giải phóng." Tôi tuyên bố một cách chắc chắn rằng thế giới văn minh đang hiểu hơn ngày qua ngày vấn đề những kẻ cho rằng họ hành động nhân danh tự do đã nghiền nát sự tự do của những láng giềng yếu thế như thế  nào.

 

Thế giới đã trở nên thức tỉnh hơn về những sự kiện khủng khiếp đã xảy ra ở Tây Tạng, cảm ơn hai báo cáo minh bạch của Ủy Ban Công Lý Quốc Tế. Những tài liệu này chỉ ra rằng nhà đương cục Trung Cộng cực kỳ coi thường những quyền con người căn bản của dân tộc chúng tôi, những người đã bị tàn sát hàng nghìn nhân mạng đơn thuần chỉ bởi vì họ muốn xác nhận sự tự do của họ để sống và giữ gìn di sản văn hóa và tôn giáo của họ. Tài liệu cũng nhấn mạnh rằng Trung Cộng đã tạo tội diệt chủng vì đã giết hại nhiều người Tây Tạng với mục đích tiêu diệt tôn giáo Tây Tạng và đã trục xuất hàng nghìn trẻ em sang Trung Hoa.

 

Sự thông cảm đối với những sự kiện này khuấy động toàn thế giới được thấy bởi nghị quyết của Liên Hiệp Quốc trong năm 1959 kêu gọi chấm dứt những yêu sách quá đáng đang cướp mất của người dân Tây Tạng những quyền con người căn bản và quyền tự trị lịch sử của họ. Tôi xác nhận rằng chúng tôi bị tước quyền sở  hữu, không phải quyền tự trị, mà là độc lập. Đối với người Trung Cộng, lời kêu gọi này đã rơi vào những lỗ tai điếc. Mọi thứ chỉ trở nên tồi tệ hơn, được thấy bằng dòng người tị nạn liên tục tràn vào như thác lũ không ngớt từ Tây Tạng.

 

Vấn đề được thảo luận tại buổi họp toàn thể của đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Tôi đã kêu gọi tất cả những ai ủng hộ chúng tôi và đến chính đại hội đồng là Trung Hoa [được khuyến nghị] chấm dứt sự xâm lược của nó bằng việc tái lập nền độc lập của Tây Tạng. Biện pháp nửa vời sẽ không giúp ích gì nhiều. Chúng tôi biết ơn đến những quốc gia liên đoàn những nước đã ủng hộ vấn đề của chúng tôi - Malaysia, Thái Lan và El Salvador. Tôi kêu gọi Ấn Độ, cường quốc láng giềng của chúng tôi, tiếp tục đón tiếp hàng nghìn người tị nạn Tây Tạng, sử dụng anh hưởng của họ để hổ trợ cho vấn đề của chúng tôi.

 

Tôi nhận biết rằng người Tây Tạng ở quê hương Tuyết Sơn đang chịu thống khổ bởi sự thống trị của ngoại bang. Tôi kêu gọi họ hãy giữ lòng can đảm và quyết tâm để giành lại nền độc lập  nguyên vẹn của họ. Về phần tôi, tôi muốn chỉ ra rằng tôi vẫn vui lòng dù ở rất xa quê hương và những đồng bào yêu dấu dũng cảm của tôi. Tôi muốn nói rằng tôi chia sẻ niềm hy vọng và nổi khổ đau của họ.

 

Với hàng nghìn người đồng hương của tôi ở Ấn Độ, Nepal, Bhutan, và Sikkim, tôi muốn nói rằng tất cả chúng ta cùng mang một trách nhiệm nặng nề trong việc chuẩn bị cho ngày chúng ta có thể trở về quê hương và xây dựng lại một Tây Tạng độc lập, hạnh phúc hơn và to đẹp hơn. Tây Tạng mới sẽ cần hàng nghìn người nam nữ có học vấn, lành nghề, có thể dân chủ hóa đất nước mà không phản bội lại di sản văn hóa và tôn giáo của chúng tôi hay phủ nhận tâm hồn của chúng tôi.

 

Trong thời gian Trung Cộng chiếm đóng, trước khi tôi phải rời Tây Tạng, Nội các chính phủ và tôi đã cố gắng để giới thiệu cải cách ruộng đất và những thay đổi khác đến Tây Tạng, nhưng như mọi người đã biết, những nổ lực của chúng tôi đã bị Trung Cộng cắt ngang. Những người Trung Cộng ngày nay đang áp đặt cái gọi là cải cách vốn như một thòng lọng xiết cổ dân tộc chúng tôi. Tôi đã nghiên cứu chúng rất kỷ lưỡng và đi đến kết luận rằng, như chúng được áp dụng, dân tộc Tây Tạng, sẽ bị khiến phải chịu một tình trạng thần phục tinh thần và kinh tế.

 

Những sự cải cách như vậy không phù hợp với Hiến Chương Liên Hiệp Quốc cũng như Tuyên Ngôn Nhân Quyền Quốc Tế. Những cải cách tôi vạch ra phải giới thiệu một sự phân chia công bằng lợi ích quốc gia trong khi bảo tồn sự tự do của tri thức, đạo đức và tôn giáo. Về chủ đề này, tôi sẽ lập lại những gì tôi tuyên bố trước đây và bây giờ ở Dalhousie: "Để làm Tây Tạng trở thành một quốc gia thịnh vượng, mạnh mẽ, và cường tráng, những ưu đãi đặc biệt và những vùng rộng lớn phong phú, cho dù chúng thuộc quyền sở hữu của những tu viện hay những gia đình quý tộc, phải được sinh lợi, và mọi người nên học hỏi để sống với những người giản dị và giúp đở họ." Tôi cũng tuyên bố rằng: "Những việc thay đổi là cần thiết trong từng khu vực. Cấu trúc của chính quyền cũng phải cải cách một cách sâu rộng, để mọi người có thể liên kết một cách gần gũi với những chính sách của chính phủ và chính quyền các cấp của đất nước. Bổn phận và trách vụ của việc thi hành cải cách chính trị và thể chế tôn giáo tùy thuộc vào tất cả chúng ta."

 

Thế giới quan tâm một cách đúng đắn về những vụ sát hại xảy ra ở Congo. Tôi cũng lên án những vụ tấn công này, cho dù họ gây ra ở Congo, Algeria, hay bất cứ nơi đâu. Tuy thế, tôi vẫn muốn yêu cầu thế giới đừng quên hàng nghìn người dân Tây Tạng đã bị tàn sát, và đang bị tàn sát, đơn giản chỉ bởi vì họ từ chối chấp nhận sự thống trị của ngoại bang. Đại nghĩa của sự thật và công lý phải được phổ biến, và vào cuối của màn đêm khủng khiếp và khổ đau này, bình minh của một ngày trong sáng sẽ trổi dậy cho Tây Tạng và dân tộc chúng tôi.

 

Tôi tiếp tục biểu lộ sự biết ơn sâu xa của tôi với Ấn Độ, Bhutan, Sikkim, và Nepal cho lòng mến khách và ân cần mà những láng giềng này đã chào đón chúng tôi. Tôi cũng muốn cảm ơn nhiều nhiều tổ chức quốc tế và Ấn Độ cũng như những cá nhân đã rộng lòng hổ trợ và giúp đở chúng tôi. Vì một số lượng lớn người tị nạn tiếp tục đổ đến, tôi kêu gọi mọi người hãy tiếp tục ủng hộ chúng tôi một cách hào phóng như từ trước đến nay.

 

***

 

Ngày 10 tháng Ba năm 1961, Đức Đạt Lai Lạt Ma quyết định kỷ niệm cuộc đồng khởi ở Lhasa, để vinh danh sự hy sinh của hàng nghìn người Tây Tạng vốn đã bảo vệ ngài chống lại sự đe dọa của Trung Cộng. Vì vậy, phong tục tụ họp trang nghiêm vào ngày 19 tháng Ba mỗi năm được thiết lập, được đánh dấu bằng một bài nói chuyện tóm tắt những sự kiện của năm trước.

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma biết rằng lời nói của ngài, thốt ra từ đại bản doanh của chính quyền lưu vong Tây Tạng ở Dharamsala sẽ được tiếp nhận và lắng nghe vượt khỏi Hy Mã Lạp Sơn và được đọc và đọc lại một cách hào hứng trên Quê Hương Tuyết Sơn bởi những người đặt trọn niềm hy vọng vào ngài. Ngài cũng biết rằng mỗi lời ngài nói ra sẽ được chính quyền Trung Cộng phân tích, và như những năm đã qua ngài đã nghe ngày càng nhiều tiếng vang về những lời tuyên bố của ngài ở phương Tây, nơi mà công luận đã động viên cho Tây Tạng.

 

Samdhong Rinpoche liên hệ vấn đề những tài liệu những bài nói chuyện về ngày 19 tháng Ba hoạt động như thế nào và sau đó Đức Đạt Lai Lạt Ma bàn luận, như được chứng thực bằng những bài viết nháp, vốn đầy những tẩy xóa và tu chỉnh.

 

Từ lúc bắt đầu lưu vong, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã kêu gọi lương tâm thế giới; năm 1963 ngài đã lấy làm ân hận rằng "cộng đồng các quốc gia đang biến thành một lỗ tai điếc ." Ngày 9 tháng Chín năm 1959, từ lưu vong, ngài đã đệ trình vấn đề Tây Tạng đến Liên Hiệp Quốc, tố cáo việc xâm phạm nền độc lập của xứ sở ngài trên cấp độ chính trị và vi phạm những quyền con người, cưỡng bức lao động, tàn sát, những vụ xử tử nhanh chóng, và đàn áp tôn giáo trên cấp độ con người. Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã chấp nhận nghị quyết tóm tắt vào ngày 21 tháng Mười năm 1959, cảm ơn Ái Nhĩ Lan, Malaysia, và Thái Lan, với đại đa số cường quốc cho thấy không ủng hộ cho Tây Tạng trong phạm vi của cuộc Chiến Tranh Lạnh.

 

 Ủy ban Luật gia Quốc tế của Liên Hiệp Quốc đã có thể chứng minh rằng Tây Tạng đã là một quốc gia độc lập thật sự trước năm 1950. Trích dẫn từ Công Ước Về Việc Ngăn Ngừa Và Trừng Phạt Tội Diệt Chủng được Liên Hiệp Quốc chấp nhận năm 1948, Ủy Ban đã viết một bản báo cáo chứng minh rằng Trung Cộng phạm tội diệt chủng được tố cáo bởi Đức Đạt Lai Lạt Ma.

 

Năm 1960, Đức Đạt Lai Lạt Ma đưa ra một lời kêu gọi mới đến Liên Hiệp Quốc. Lần thứ hai, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu và chấp nhận một nghị quyết đề cập đến sự vi phạm quyền con người ở Tây Tạng. Sau đó, năm 1965, một nghị quyết thứ ba được chấp nhận tố cáo sự vi phạm tiếp tục những quyền căn bản ở Tây Tạng bởi Trung Cộng. Ấn Độ, cho đến lúc này vốn tiết chế về vấn đề Tây Tạng, đã bỏ phiếu cho nghị quyết nhằm đòi hỏi Trung Cộng tôn trọng luật lệ quốc tế.  Nhưng nghị quyết này vẫn không có kết quả vì không có tính chất bắt buộc về phần những quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc.

 

Cuộc tranh luận sau đó được đưa từ Đại hội đồng đến Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, mà vào năm 1991 đã chấp nhận một nghị quyết tố cáo sự vi phạm dai dẳng nhân quyền và tự do ở Tây Tạng. Tuy thế, sau ngày đó, vấn đề nhân quyền ở Tây Tạng không còn được thêm vào nghị trình của những buổi họp toàn thể.

 

Một ý kiến nào đó về sự khó khăn của vấn đề được bảo vệ bởi Đức Đạt Lai Lạt Ma có thể đạt được khi chúng tôi xét thấy rằng cho đến bây giờ không có quốc gia nào nhìn nhận chính quyền Tây Tạng lưu vong, mặc dù một vài xứ đã nói rằng họ ủng hộ quyền thành viên của Quốc Hội Tây Tạng Lưu vong trong Liên Minh Nghị Viện Thế Giới.

 

Nhân Danh Loài Người, Tôi Kêu Gọi Tất Cả Mọi Người Trên Thế Giới

 

VÀO NGÀY 10 THÁNG BA, chúng tôi trang nghiêm kỷ niệm ngày người dân Tây Tạng, vô tội và không vũ khí, đồng thời đứng lên chống lại sự xâm chiếm của chủ nghĩa đế quốc Trung Cộng. Bao năm đã trôi qua từ ngày kỷ niệm ấy, nhưng cảnh tượng ghê gớm của thảm kịch khủng khiếp ấy vẫn bao trùm mãnh đất thiêng liêng của chúng tôi. Sự chuyên chế và áp bức tiếp tục, và lời nói không thể diễn tả hết nổi khổ đau của chúng tôi.

 

Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã hai lần kêu gọi chấm dứt thái độ vô nhân đạo chống lại người Tây Tạng. Về phần tôi, nhiều lần tôi đã đưa ra lời kêu gọi cho một giải pháp công bằng không thiên vị cho thảm kịch này. Nhưng như Ủy Ban Luật Gia Quốc Tế mới đây đề cập, "không một nghị quyết của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc hay bất cứ lời kêu gọi nào đến lương tâm con người có bất cứ ảnh hưởng nào đối với những chính sách của Trung Cộng."

 

Ủy Ban, được thành lập bởi những luật gia xuất sắc danh tiếng quốc tế cũng tuyên bố rằng "hầu hết những tự do được đề cập trong Tuyên Ngôn Nhân Quyền Quốc Tế kể cả những quyền căn bản, dân sự, tôn giáo, xã hội và kinh tế được bảo đảm bởi luật lệ, đều không được nhìn nhận bởi nhà đương cục Trung Cộng tại Tây Tạng." Nhưng không chỉ từ vụ vi phạm hiển nhiên nhân quyền ở Tây Tạng và những quyền tự do căn bản mà vốn người Tây Tạng đang chịu khổ đau nhất ngày hôm nay. Nó thậm chí tệ hại hơn thế nữa. Nhà đương cục Trung Cộng đã phủ nhận trong thi hành thực tế sự kiện rằng người Tây Tạng là những con người vốn sở hữu những giác quan và cảm nhận của con người. Vì vậy, người Tây Tạng đã bị trục xuất ra khỏi đất đai của họ nhằm dành chỗ cho những di dân Trung Hoa. Chúng xuất phát một cách có hệ thống từ một nguồn gốc duy nhất là lợi nhuận. Trong tâm trí người Trung Cộng, cuộc sống của người Tây Tạng không có giá trị gì. Đúng là nhà cầm quyền Trung Cộng đã phủ nhận một cách kịch liệt những thực tế này. Nhưng những chứng cớ đáng ngạc nhiên về điều này đã hiện hữu. Hàng nghìn người Tây Tạng bất chấp hiểm nguy và giá rét của một hình trình dài đăng đẳng và hiềm nghèo để tìm nơi ẩn náo trong những quốc gia lân cận. Chắc chắn rằng nếu đời sống của họ nếu ngay cả có hơi chịu đựng được thì họ sẽ không từ bỏ tổ ấm và nhà cửa của họ cho một tương lai không chắc chắn.

 

Trong tình cảnh hiện tại, người Tây Tạng và những người yêu chuộng hòa bình khác nên kêu gọi lương tâm thế giới và chống đối mãnh liệt việc đối xử tàn bạo và vô nhân đạo đối với người Tây Tạng của những kẻ xâm lược Trung Cộng.

 

Tôi muốn kêu gọi tất cả những người Tây Tạng  hãy củng cố niềm tin của họ và một lần nữa, làm mọi thứ có thể trong năng lực của họ để tái lập hòa bình và tự do trên mãnh đất quê hương thân thương của họ.

 

Nhân danh loài người, tôi yêu cầu tất cả mọi người trên thế giới hãy đến để giúp đở những người không may và bất hạnh ở Tây Tạng.

 

Tôi cũng nhấn mạnh sự cực kỳ nguy hiểm của tình trạng hiện tại. Tất cả chúng ta đều biết rằng quân đội Trung Cộng đã vi phạm một cách thô bạo sự toàn vẹn lãnh thổ của Ấn Độ, mặc dù những nổ lực của chính quyền Ấn Độ là để duy trì mối liên hệ hữu nghị với Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Sự tấn công này chứng tỏ rằng, nếu cần có một sự minh chứng nào, thì cho đến khi nào Trung Cộng vẫn còn chiếm cứ Tây Tạng, thì một sự đe dọa cho hòa bình và tiến bộ vẫn bao phủ đối với những quốc gia Á châu và Đông Nam Á châu. Tình hình nghiêm trọng hơn đối với sự thử nghiệm vũ khí hạt nhân của Trung Cộng. Cho đến lúc này, những cường quốc nguyên tử đã kiềm chế rất nhiều bởi họ hoàn toàn nhận ra rằng việc sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ là một thảm họa cho toàn nhân loại. Nhà cầm quyền Trung Cộng cũng tiếp nhận một sự tiết chế như vậy chứ một khi họ đã sở hữu những trái bom hoàn toàn sẳn sàng để cho nổ? Tôi sợ rằng chúng ta không thể mong đợi một sự điều chỉnh hợp lý như vậy về phần của một chính quyền mà mục tiêu điên rồ của họ biết không có thượng đế và hoàn toàn không có chỗ cho tôn trọng. Đó là tại sao tôi chân thành hy vọng và cầu nguyện rằng các dân tộc trên thế giới biết trước một hiểm họa đe dọa toàn thể chúng ta.

 

***

hanh-trinh-tam-linh-cua-toi-026

 Tendzin Choegyal

 

Trong bài nói chuyện ngày 10 tháng Ba năm 1965, Đức Đạt Lai Lạt Ma phát biểu trước đồng bào ngày và cả thế giới. Quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Cộng đã chiếm cứ Tây Tạng cho là do bởi tập quán và xã hội tiềm tàng của họ. Chế độ phong kiến thần quyền bị Mao chê bai để biện minh cho việc làm của ông về sự khai hóa, và tuyên truyền một cách chính thức về những người Tây Tạng hiện tại như nguyên sơ, vô văn hóa, và dã man. Mới đây, với tính hiện thực trong sáng pha lẫn buồn thảm, Tendzin Choegyal, em trai của Đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố rằng đối với người Trung Cộng, "giết một người Tây Tạng ít quan trọng hơn giết một con chuột cống."

 

Đúng là Trung Cộng đã thiết lập những chương trình văn minh hiện đại ở Tây Tạng, nhưng những nổ lực này độc quyền cho những di dân người Hán, họ tập trung ở thành thị, nơi họ là đa số, với cái giá của những người Tây Tạng là ở những vùng thôn quê và du mục, những người khó để kiểm soát do bởi cách sống của họ gắn bó với sự tự trị của họ.

 

Đe dọa hạt nhân được Đức Đạt Lai Lạt Ma cảnh báo ngày 10 tháng Ba năm 1965, đã chỉ lớn thêm mà thôi, nó phô ra một nguy hiểm thật sự - cả chiến lược và sinh quyển - cho Á châu và thế giới. Trong những năm 1990, với việc thiết lập ở vùng Đông Bắc Học Viện Thứ Chín, một trung tâm nghiên cứu nguyên tử năng kỷ thuật cao, thì Tây Tạng đã trở thành một căn cứ quân sự của Trung Hoa, vốn chứa một phần tư hỏa tiển liên lục địa với những đầu đạn hạt nhân đủ loại ở cao nguyên Tây Tạng.

 

Nóc Nhà của Thế Giới cũng phục vụ như một nơi chất chứa chất thải nguyên tử. Tân Hoa Xã thừa nhận rằng trong năm 1995 những chất ô nhiễm phóng xạ được chôn bên cạnh bờ Hồ Kokonor và một đầm lầy mà nước của nó đổ vào sông Tsang Chu, chảy dần xuống hạ lưu thành Sông Hoàng Hà chảy xuyên Trung Hoa. Hậu quả, một số lớn của những trường hợp ung thư đã được chú ý trong những người du mục, cùng với một tỉ lệ bất thường của dị tật bẩm sinh trong thú vật trong vùng, nơi những vùng đất chăn thả súc vật truyền thống đã bị phong tỏa.

 

Vận Động Tiến Trình Hán Hóa ở Tây Tạng

 

NHỮNG NĂM CHIẾM ĐÓNG của quân Trung Cộng tương ứng với một danh sách dài những bất hạnh và khổ đau thầm lặng. Những nông dân và chủ những đàn thú bị cướp đoạt thành quả lao động của họ. Với một đồng lương rẻ mạt, những đám đông người Tây Tạng bị cưỡng bức xây dựng những con đường quân sự và công sự cho Trung Cộng. Một con số không thể đếm những đồng bào chúng tôi là nạn nhân của những tòa án và thanh trừng công cộng, nơi mà tất cả những loại xỉ nhục và tàn bạo đã giáng xuống cho họ. Những tài sản phong phú, được tích lũy qua nhiều thế kỷ, đã bị tước đoạt đem về Trung Hoa. Một cuộc vận động dai dẳng Hán hóa dân số Tây Tạng tiếp tục diễn ra, bằng sức mạnh thay thế ngôn ngữ Tây Tạng bằng tiếng Hán và thay đổi tên tuổi Tây Tạng với những chữ và âm thanh Hán. Quá nhiều kiểu mẫu Trung Hoa cho "khu tự trị Tây Tạng."

 

Sự ngược đãi Phật Giáo và văn hóa Tây Tạng đạt đến một mức độ mới của sự mãnh liệt với sự đến của cái gọi là Cách Mạng Văn Hóa và phụ phẩm của nó, Hồng Vệ Binh. Những tu viện, chùa đền, và ngay cả những nhà cửa tư nhân bị lục soát, cướp phá, và tất cả những mục tiêu tôn giáo bị phá hủy. Trong vô số những đồ vật đã bị phá hủy, tôi sẽ kể ra một thí dụ về bức tượng Quán Thế Âm từ thế kỷ thứ bảy. Hai đầu của bức tượng bị cắt ra và làm cho biến dạng, được bí mật đem ra khỏi Tây Tạng và mới đây được trình bày với truyền thông ở Delhi. Không chỉ bức tượng ấy vốn là một biểu tượng tôn kính qua hàng thế kỷ, nhưng cũng cấu thành một vật thể lịch sử, quan trọng, và không thể thay thế thân thiết của người dân Tây Tạng. Sự phá hoại đó là một mất mát lớn lao và là một nguồn buồn thương sâu xa đối với chúng tôi. Nguồn gốc của những phương pháp hoang dã như vậy bởi những đám đông thanh thiếu niên học sinh cuồng nhiệt gây ra một hành động rồ dại bôi bẩn vô nghĩa được Mao Trạch Đông xúi giục nhân danh cái gọi là Đại Cách Mạng Văn Hóa Vô Sản. Nó là một bằng chứng hùng hồn cho những biện pháp cực đoan mà trong ấy những lãnh tụ Trung Cộng đã thất bại trong việc xóa sổ những vết tích văn hóa của chúng tôi. Nhân loại và lịch sử chắc chắn sẽ lên án những cuộc tàn sát dã man người Tây Tạng và di sản văn hóa thân thiết với con tim của họ mà Trung Cộng đã gây ra.

 

Quán sát với nổi buồn thương sâu sắc sự nghèo khốn và khổ đau kinh khủng của đồng bào tôi ở Tây Tạng, chúng tôi làm mới quyết tâm vững chắc của chúng tôi để dành lại sự tự do của chúng tôi. Trong thời gian lưu vong, chúng tôi đã làm mọi nổ lực để chuẩn bị ngày chúng tôi trở lại cho một Tây Tạng Tự Do. Với mục tiêu này, chúng tôi đã vạch rõ và ban hành một hiến pháp tạm thời cho Tây Tạng, căn cứ trên những nguyên tắc của công lý, bình đẳng và dân chủ liên đới với những giáo huấn của Đức Phật Thế Tôn. Nó được tất cả mọi người Tây Tạng tiếp nhận một cách nồng nhiệt, đặc biệt là những đại biểu dân cử Tây Tạng lưu vong. Chúng tôi cũng đã phát động những chương trình đa dạng cho sự tái hòa nhập và giáo dục, cảm ơn sự đồng cảm và hổ trợ chân thành của chính phủ Ấn Độ. Một cách trung thực, đồng bào chúng tôi và tôi biết ơn sâu sắc sự giúp đở của chính phủ Ấn Độ, vốn thậm chí được mở rộng đến việc bảo vệ cho những chương trình văn hóa và tôn giáo của chúng tôi. Chúng tôi cũng cảm ơn những người Ấn Độ và những tổ chức quốc tế khác đã hổ trợ chúng tôi một cách không mệt mõi. Chúng tôi tiếp tục cần sự giúp đở của họ, và chúng tôi hy vọng vững chắc rằng chúng tôi sẽ được chu toàn như trước đây. Chúng tôi cũng biết ơn chính phủ Ấn Độ và các nước khác đã bảo vệ cho vấn đề Tây Tạng tại Liên Hiệp Quốc. Tuy thế, với sự kiện rằng thậm chí những quyền căn bản nhất của đồng bào chúng tôi bị Trung Cộng coi thường, một chính quyền vốn Liên Hiệp Quốc đã hơn một lần kêu gọi điều chỉnh, thì chúng tôi tin rằng hòa bình sẽ không thể thực hiện được ngoại trừ Tây Tạng dành lại được tự do và được chuyển hóa thành một vùng phi quân sự."

 

***

Tháng Sáu năm 1966, Mao phát động Hồng Vệ Binh, với sứ mệnh đập tan "Bốn Thứ Cũ": tư tưởng cũ, truyền thống cũ, văn hóa cũ, và phong tục cũ. Cách Mạng Văn Hóa được công bố tại Tây Tạng ngày 25 tháng Tám năm 1966, và mệnh lệnh được ban cho để phá hủy văn hóa Tây Tạng trong tất cả mọi hình thức.

 

Hai mươi nghìn Hồng Vệ Binh, được tổ chức thành nhóm thi đua, lục soát và cướp phá Lhasa. Các tu viện bị làm xúc phạm và sở hữu bị cướp đoạt. Để chế nhạo niềm tin và lòng sùng kính, kinh điển tôn giáo được dùng để nhét vào giày hay giấy vệ sinh, những bản gỗ in kinh được dùng lót sàn nhà, và những đối tượng nghi lễ làm bằng kim loại quý bị nung chảy. Những kho tàng nghệ thuật tôn giáo Tây Tạng bị đem về Trung Hoa được đem bán đấu giá trên thị trường cổ vật quốc tế.

 

Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã tuyên bố không nhập nhằng rằng: "Tư tưởng Cộng Sản và tôn giáo là hai năng lực không thể cùng tồn tại. Những khác biệt giữa hai thứ là như ngày và đêm." Tất cả sự thực hành tôn giáo bị cấm đoán, và sự tàn phá có hệ thống các tu viện bắt đầu. Trong tất cả những tu sĩ nam và nữ, đại diện gần một phần tư dân số, hơn mười một nghìn người bị tra tấn đến chết, và phân nữa bị buộc phải hoàn tục hay bị ép phải giao hợp nơi công cộng.

 

Dân chúng Tây Tạng phải khổ nhục tự phê và tập họp học tập cải tạo, nơi những công nhân phải đối diện với chủ nhân của họ, nông dân với chủ đất của họ, học sinh với giáo viên của họ, và tu sĩ với trụ trì của họ. Việc thú tội bị giằng xé với họ bằng những phương pháp cự kỳ bạo động, đôi khi kết quả tóm lược bằng những vụ xử tử.

 

Những năm từ 1966 đến 1979, đối với người Tây Tạng, tiêu biểu cho thời kỳ khốc liệt trong sự chiếm đóng của Trung Cộng. Như Đức Đạt Lai Lạt Ma xót xa, đặc tính Tây Tạng bị tấn công thậm chí đến ngôn ngữ của nó. Những nhà chuyên môn tạo ra một "ngôn ngữ Hoa-Tạng hữu nghị" vốn bóp méo Tạng ngữ với những sự từ ngữ Trung Hoa.

 

Năm Trăm Người Tây Tạng Đã Bỏ Mình Trong Khi Đào Thoát Khỏi Quê Hương Bị Chiếm Đóng Của Họ

 

KỶ NIỆM NGÀY 10 THÁNG BA đã trở thành thiêng liêng với tất cả những người Tây Tạng, và đó là một ngày quan trọng trong lịch sử đấu tranh của dân tộc chúng tôi, những người muốn giải phóng họ khỏi những kẻ áp bức. Chính ngày này, những người Tây Tạng dũng cảm đã cố gắng giải thoát họ khỏi gông xiềng của những lãnh đạo Trung Cộng. Trong năm 1950, Trung Cộng đã chiếm đóng xứ sở chúng tôi bằng vũ lực, thực hiện một tuyên bố mơ hồ đã lỗi thời về quyền bá chủ. So sánh tính hơn hẳn của lực lượng Trung Cộng, sự phản kháng của chúng tôi bị lên án trước, và nó đưa đến một sự tàn sát ở  mức độ lớn của hàng nghìn công dân chúng tôi. Nhưng tinh thần của một dân tộc vốn tin tưởng trong phẩm giá con người và trong sự tự do của tất cả mọi xứ sở, lớn cũng như nhỏ, không thể bị gục ngã bởi một kẻ xâm lược vô cùng hùng mạnh. Vào ngày nguy kịch ấy, cả nước chúng tôi sát cánh bên nhau coi thường quân Trung Cộng, và chúng tôi đã tái xác nhận lại đặc tính của của đất nước tôi trong một hình thức rõ ràng cho thế giới bên ngoài. Sự đấu tranh của dân tộc chúng tôi đang tiếp tục đến ngày hôm nay cả bên trong lẫn bên ngoài Tây Tạng.

 

Đối với những đồng bào vẫn còn ở bên trong Tây Tạng, chiến trận là cả hình thức vật thể lẫn đạo đức. Trung Cộng đã sử dụng mọi thủ đoạn có thể, cùng với sức mạnh, để phá vở sự đề kháng của người Tây Tạng. Sự thật là họ đã không thành công được Trung Công thừa nhận và được chứng minh bởi nhiều người Tây Tạng đã đào thoát đến Ấn Độ và những xứ sở láng giềng mỗi năm, mặc dù sự kiểm soát nghiêm nhặt được quân Trung Cộng áp đặt ở biên giới.

 

Năm 1968, gần năm trăm người Tây Tạng đã bỏ mình khi họ đang cố gắng để đào thoát sang Ấn Độ. Họ biết rằng cơ hội cho sự thành công của họ hầu như không có, nhưng họ muốn đối đầu với hiểm nguy này. Có thể hiểu được không một dân tộc có thể tiến tới những cực đoan tự sát như vậy khi đáng lẻ họ phải hài lòng với chế độ mà họ đang sống, theo những người Cộng Sản Trung Hoa?

 

Trong mỗi năm đi qua, Trung Cộng đã cố gắng một cách thành công trong việc nhồi sọ hàng nghìn trẻ em Tây Tạng, buộc chúng phải rời khỏi cha mẹ và đưa chúng sang Trung Hoa. Ở xứ sở ấy, chúng bị tách rời hoàn toàn khỏi nền văn hóa Tây Tạng, được dạy những lý thuyết của Mao, và buộc phải đả kích và nhạo báng lối sống Tây Tạng. Nhưng trái với mong đợi của Trung Cộng, đại đa số những trẻ em ấy bây giờ phản kháng chế độ đã đặt ách thống trị lên Tây Tạng. Cho nên đến khi nào con người còn có khả năng để suy nghĩ, và đến khi nào người ta còn tìm kiếm sự thật, thì người Trung Cộng sẽ không thể thành công trong việc tẩy não thiếu nhi Tây Tạng. Không nghi ngờ gì số phận dành trước cho những dân tộc thiểu số bị sáp nhập sẽ chứng minh với những người Hán yêu nước. Tuy nhiên, xa vời với việc giải quyết để đạt đến những mục đích của họ, người Trung Cộng chỉ đang nuôi dưỡng ngọn lửa quốc gia. Đó là tại sao mà ngay cả những người cộng sản Tây Tạng trẻ tuổi đã gia nhập với toàn bộ đất nước chống lại người Trung Cộng.

 

Văn hóa và niềm tin tôn giáo của đất nước chúng tôi đã là những mục tiêu chính cho sự đàn áp của Trung Cộng. Việc tàn phá những trường đại học tu viện, những trung tâm văn hóa, và những học viện tương tự khác đã bắt đầu vào lúc khởi đầu của việc Trung Cộng xâm lược mới đây được làm mãnh liệt với Cách Mạng Văn Hóa và việc thành lập Hồng Vệ Binh. Tăng, ni, và những học giả đã bị đuổi khỏi tu viện và những tổ chức văn hóa. Số lớn dân chúng địa phương đang bị bắt buộc để xây dựng những mạng lưới đường xá chiến lược ở Tây Tạng, vốn đã trở thành một căn cứ quân sự khổng lồ với biên giới của những nước láng giềng. Việc này tạo thành một sự gia tăng hiểm họa đến hòa bình của những khu vực này.

 

Đối với chúng tôi những người may mắn đào thoát khỏi được Trung Cộng đã lãnh lấy trách nhiệm cao quý cho vấn đề mà rất nhiều đồng bào chúng tôi đã hy sinh mạng sống của họ. Dân tộc chúng tôi trong lưu vong đang cố gắng một cách tận tâm để chuẩn bị cho một ngày về của một Tây Tạng Tự Do. Vì vậy, thiếu nhi Tây Tạng, những người tôi xem như ngưỡng cửa của một Tây Tạng tự do, độc lập trong tương lai, đang tiếp nhận những cơ hội tốt nhất để phát triển và làm lớn mạnh một cách tinh thần và đạo đức để trở thành những người đàn ông và đàn bà có gốc rể sâu sắc trong nền văn hóa, niềm tin và lối sống của họ, trong khi vẫn duy trì sự gần gũi với nền văn minh hiện đại và được làm phong phú bởi những thành tựu vĩ đại của văn hóa thế giới. Vì vậy, họ sẽ là những công dân lành mạnh, sáng tạo, có thể phục vụ đất nước chúng tôi và nhân loại. Mong ước của chúng tôi không chỉ có thể cống hiến cho sự phồn thịnh của đất nước đã đùm bọc chúng tôi mà cũng để hành động trong một cách mà nền văn hóa Tây Tạng đáng tin cậy có thể bén rể và rộ nở bên ngoài Tây Tạng, cho đến khi chúng tôi có thể trở lại nơi ấy. Ngày trở lại là một hy vọng sẽ luôn luôn đồng hành với chúng tôi, và là một mục tiêu mà đối với nó chúng tôi phải làm việc không mệt mõi.

 

***

 

Năng lực của người Tây Tạng để thoát khỏi hoàn cảnh của họ, như được đề cập bởi Đức Đạt Lai Lạt Ma vào ngày 10 tháng Ba năm 1968, ngày nay đã thay đổi. Những sự kiện của tháng Chín năm 2006 là một thảm họa nhắc nhở điều này: lính biên phòng Trung Cộng đã tấn công một nhóm bảy mươi lăm người Tây Tạng đang cố gắng vượt biên đến Nepal qua ngọn đèo Nangpa La Pass, cao 5,700 bộ, tại chân núi Cho Oyu.

 

Đội kiểm soát đã nhắm và bắn ngay khi thấy trên một cánh đồng tuyết, Kelsang Namtso, một sư cô Tây Tạng mười bảy tuổi, ngã gục, mình ghim đầy đạn. Những người đồng hành đã không thể mang xác sư cô đi, vì sợ bị bắt. Ngày hôm sau một vài lính biên phòng Trung Cộng đã trở lại và vất xác sư cô vào kẻ nứt của những tảng băng tuyết, dưới sự chứng kiến của những người leo núi Đan Mạch.

 

Trong loạt súng bắn, Kunsang Namgyal, một thanh niên hai mươi tuổi, đã bị thương và bị bắt bỏ tù cùng với ba mươi người Tây Tạng khác  nữa, kể cả mười bốn trẻ em mất mạng.

 

Sự kiện có chứng nhân: từ trại của họ, những người leo núi thuộc những quốc tịch khác nhau đã quay phim cảnh những người lính nổ súng, rượt đuổi và bắt  những người chạy trốn. Những hình ảnh ấy nhanh chóng được đưa lên Internet và màn ảnh truyền hình, kích động cho những cuộc phản đối ở vài quốc gia.

 

Xa cách với những máy ảnh, bên dưới sự im lìm được nhà đương cục Trung Cộng bao phủ, những  người Tây Tạng đã và đang trải nghiệm những thảm kịch như vậy trong nửa thế kỷ với quê hương bị chiếm đóng của họ. Để cho con em họ có một nền giáo dục Tây Tạng và cho phép chúng thoát khỏi áp lực Hán hóa, những người cha mẹ đã đặt những đứa con nhỏ trong vòng tay của những đứa lớn hơn vốn được phó thác cho những người buôn lậu. Họ đã làm một sự hy sinh trong việc chia ly với chúng để con cái họ có thể lớn lên và tự hào là một người Tây Tạng.

 

Những đứa trẻ chạy trốn phải leo lên những ngọn núi cao nhất của thế giới, xuyên qua những hàng rào của băng và tuyết gần bảy đến tám nghìn mét. Để băng qua những đường đèo, chúng phải lội trong thời tiết mà nhiệt độ có thể xuống đến hai mươi độ dưới không, mà không có sự bảo hộ của những áo quần thích hợp, không có sự dinh dưỡng tương xứng, và trong hiểm họa có thể bất thình lình bị phát giác bởi những binh lính Trung Cộng. Một số bị chết vì lạnh, một số bị chết vì đói. Trong sự vắng vẻ băng giá ấy, chúng ngả xuống và không thể đứng dậy được. Những đứa khác đến  nơi mà không ai biết đến những nổ lực của chúng.

 

Tenzin Tsendu, một thi sĩ và chiến sĩ tự do, là tác giả của Đường Biên Giới, một tác phẩm gợi lên thử thách của một bà mẹ Tây Tạng đồng hành cùng với con cái bà đến tự do trong lưu đày:

 

Chúng tôi len lõi trên đường trong đêm và lẫn tránh ban ngày,

Trong hai mươi ngày chúng tôi đến những ngọn núi tuyết phủ đầy.

Biên giới vẫn còn nhiều ngày phía trước với bước chân,

Đường sỏi đá cào rách thân thể chúng tôi, nặng quằn với nổ lực và đớn đau.

Trên đầu chúng tôi một quả bom rơi xuống

Những đứa con tôi la lên trong kinh hoàng

Và rút tựa vào ngực tôi.

Tôi cũng quá kiệt lực rơi xuống như chẳng có chân tay,

Nhưng tâm hồn tôi thì vẫn đề phòng ….

Chúng tôi phải tiến lên phía trước hay chúng tôi sẽ chết ở nơi này.

Đứa con gái đây, đứa con trai kia.

Đứa cỏng trên lưng,

Chúng tôi đến những cánh đồng tuyết.

Chúng tôi leo lên những triền núi như quỷ dữ

Mà những bờ tuyết phủ đã chôn vùi thân thể của những khách qua đường dám mạo hiểm đến đây.

Giữa những cánh đồng tuyết trắng của chết chóc này,

Một đống xác chết đông lạnh

Đã đánh thức làn sóng can đảm của chúng tôi.
những giọt máu vung vải trên tuyết.

Những chiến sĩ phải băng qua con đường của họ,

Trên quê hương của chính chúng tôi họ đã ngã vào vòng tay của loài quỷ đỏ.

Chúng tôi cầu nguyện đến Trân Bảo Toại Nguyện (ngọc ước như ý).

Hy vọng trong tim chúng tôi, lời cầu nguyện trên môi chúng tôi,

Chúng tôi hầu như không còn gì để ăn

Và chỉ còn băng tuyết để thấm môi,

Chúng tôi leo núi với nhau, đêm qua đêm.

Nhưng một đêm, con gái tôi than rằng bàn chân nó đang cháy bỏng.

Nó đã ngã xuống và đã đứng lên trên chân tê cóng.

Da nó rách bươm và với những vết cắt sâu rướm máu,

Nó cuộn tròn và run rẩy vì đau.

Ngày kế tiếp, nó đã mất cả đôi chân.

Bị tấn công bởi thần chết khắp mọi phía,

Tôi là bà mẹ bất lực;

"Amala, hãy cứu anh em tôi,

Tôi sẽ nghỉ ngơi trong chốc lát."

Cho đến khi tôi không còn nghe tiếng rên rỉ của nó mất từ xa,

Tôi nhìn lại phía sau tôi, qua làn nước mắt và sự tra tấn của nổi đau này.

Đôi chân mang tôi đi, nhưng tim tôi vẫn ở với nó, đứa con gái tôi.

Trong một thời gian dài sau đó, trong lưu vong, tôi tiếp tục thấy nó

Vẩy tay băng giá với tôi.

Đứa con lớn nhất của tôi, nhưng chỉ mới là thanh thiếu niên,

Lìa quê hương là một thử thách.

Mỗi đêm tôi thắp một ngọn đèn bơ cho nó,

Và anh em nó cùng cầu  nguyện với tôi.


TÂY TẠNG THÁNH ĐỊA HÒA BỈNH CỦA THẾ GIỚI

 

Sự cống hiến của dân tộc chúng tôi với hòa bình thế giới

 

THẾ GIỚI ĐÃ TRỞ THÀNH ngày càng liên hệ hổ tương với nhau cho nên nền hòa bình lâu dài trên trình độ của quốc gia, khu vực và toàn cầu chỉ có thể nếu chúng ta chú ý quan tâm đến tất cả mọi dân tộc. Trong thời đại của chúng ta, thật thiết yếu rằng tất cả chúng ta, mạnh cũng như yếu, cùng chung đóng góp cho nhau. Như lãnh đạo của dân tộc Tây Tạng và như một tu sĩ Phật giáo, tôi chân thành với ba chí nguyện của một tôn giáo căn cứ trên từ ái và bi mẫn. Trên tất cả, tôi là một con người, vì số phận của tôi cùng chia sẻ hành tinh này với tất cả mọi người, những người anh chị em của tôi. Khi thế giới ngày càng nhỏ hơn, chúng ta cần nhau hơn bao giờ hết. Đây là sự thật cho tất cả mọi thành phần của thế giới, kể cả lục địa mà tôi đã sinh ra.

 

Ngày nay, ở Á Châu cũng như những nơi khác, căng thẳng cao độ. Có những xung đột đang xảy ra ở Trung Đông, và Đông Nam Á, và ở quê hương tôi, Tây Tạng. Mở rộng ra, những vấn nạn này là triệu chứng bên dưới những căng thẳng vốn tồn tại trong sự tác động của những không gian quyền lực.

 

Nhằm để giải quyết những xung đột khu vực, chúng ta phải tính đến nhưng quan tâm tương ứng của tất cả mọi quốc gia và dân tộc lớn cũng như nhỏ. Không có giải pháp toàn cầu vốn bao gồm nguyện vọng của những dân tộc quan tâm trực tiếp nhất, sự lượng định hay biện pháp nửa chừng chỉ có thể tạo thêm những vấn nạn. Người Tây Tạng thâm tâm muốn đóng góp cho hòa bình, cả trên trình độ khu vực lẫn thế giới, và họ nghĩ rằng họ ở trong một vị thế đặc biệt để làm việc đó. Một cách truyền thống, chúng tôi là một dân tộc bất bạo động, những người yêu hòa bình. Kể từ khi Phật giáo được du nhập vào Tây Tạng hơn một nghìn năm trước, người Tây Tạng đã thực hành bất bạo động và tôn trọng tất cả mọi hình thức của sự sống. Chúng tôi đã mở rộng vị thế đứng đầu này cho những mối quan hệ quốc tế của quốc gia chúng tôi. Vị trí chiến lược cao độ của Tây Tạng trong trung tâm của Á Châu, giữa những cường quốc lớn của lục địa, một cách lịch sử ban cho chúng tôi một vai trò quan yếu trong việc duy trì hòa bình và ổn định. Một cách chính xác vì lý do này mà trong quá khứ, những đế quốc Á Châu đã cẩn thận tránh xa Tây Tạng bằng những thỏa thuận  hổ tương. Giá trị của Tây Tạng như một quốc gia trái đệm độc lập được nhận thức như một thành phần cho sự ổn định của khu vực.

 

Khi nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa mới thành lập xâm lược Tây Tạng năm 1950, thì một nguồn gốc xung đột mới đã xuất hiện. Điều này đã xảy ra tiếp theo, khi cuộc đồng khởi của toàn dân Tây Tạng chống lại Trung Cộng và sự đào thoát của tôi sang Ấn Độ năm 1959, căng thẳng giữa Trung Hoa và Ấn Độ gia tăng, và đưa đến kết quả trong cuộc chiến tranh biên giới trong năm 1962. Năm 1987, một lần nữa, những đội quân đông đảo đã tập trung cả hai bên biên giới Hy Mã Lạp Sơn, và căng thẳng một lần nữa diễn ra  nguy hiểm một cách cao độ.

 

Vấn đề thật sự không phải là đường biên giới giữa Ấn Độ và Trung Hoa, mà là sự chiếm đóng bất hợp  pháp của Trung Cộng ở Tây Tạng, vốn đã cho phép Trung Hoa thâm nhập trực tiếp vào lục địa Ấn Độ. Nhà cầm quyền Trung Cộng đã cố gắng để hạ thấp vấn đề bằng việc tuyên bố rằng Tây Tạng luôn luôn là một phần của Trung Hoa. Điều này không đúng. Tây Tạng đã là một quốc gia hoàn toàn độc lập khi nó bị xâm lược bởi Quân Giải Phóng Nhân Nhân năm 1950.

 

Kể từ khi những hoàng đế Tây Tạng thống nhất Tây Tạng hàng nghìn năm trước, xứ sở chúng tôi đã có thể bảo vệ nền độc lập của nó, cho đến giữa thế kỷ 12. Tây Tạng trong quá khứ đã mở rộng sự ảnh hưởng của nó đối với những lân bang và dân tộc láng giếng, và những thời gian sau nó bị ở dưới sự thống trị của những nhà thống trị ngoại bang cường thịnh: những Đại hản của Mông Cổ, những Gurkha của Nepal, những hoàng đế Mãn Châu,và người Anh hiện diện ở Ấn Độ.

 

Dĩ nhiên, không phải hiếm những quốc gia chịu ảnh hưởng hay can thiệp ngoại bang. Điều được gọi là những mối quan hệ chư hầu là thí dụ thuyết phục nhất cho điều này – những quốc gia lớn tiến hành ảnh hưởng của họ đối với những đồng minh  hay lân bang yếu kém hơn. Như nghiên cứu được đưa ra bởi những thẩm quyền hợp pháp cao nhất cho thấy, trong trường hợp của Tây Tạng, sự khuất phục thỉnh thoảng của xứ sở chúng tôi đối với những ảnh hưởng ngoại bang không bao giờ bao hàm việc đánh mất sự độc lập của nó. Và Tây Tạng từ mọi quan điểm là một nhà nước độc lập, không thể phá hủy được vào thời điểm xâm lược của quân đội Cộng Sản Bắc Kinh.

 

Sự xâm lăng của Trung Cộng bị lên án bởi hầu hết các quốc gia của thế giới tự do, cấu thành một sự xâm lược trắng trợn đối với công pháp quốc tế. Khi quân đội chiếm đóng Tây Tạng tiếp tục, thế giới nên nhớ rằng, ngay cả nếu người Tây Tạng đánh mất tự do của họ, theo luật pháp quốc tế, thì Tây Tạng ngày nay vẫn là một quốc gia độc lập bị chiếm đóng một cách bất hợp pháp.

 

Tôi không đang cố gắng để đi vào sự liên hệ trong một cuộc tranh luận chính trị hay hợp pháp đối với vị thế của Tây Tạng. Mong ước của tôi chỉ đơn thuần là để nhấn mạnh sự kiện rõ ràng và không thể chối cải rằng như những người Tây Tạng, chúng tôi là một dân tộc khác biệt với nền văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo, và lịch sử riêng của chúng tôi. Tây Tạng nên giữ vai trò của nó như một quốc gia trái độn, vì thế bảo vệ và bảo đảm sự thúc đẩy hòa bình ở Á Châu.

 

Mặc dù sự hủy diệt gây ra cho dân tộc chúng tôi trải qua những thập niên vừa rồi do quân đội xâm lược Trung Cộng tiến hành, nhưng tôi luôn luôn cố gắng để đi gần đến một giải pháp thông qua những sự thảo luận trực tiếp, thẳng thắn với nhà cầm quyền Bắc Kinh. Năm 1982, theo sau những sự thay đổi trong giới lãnh đạo Trung Cộng, và cảm ơn những sự tiếp xúc trực tiếp với chính quyền Bắc Kinh, tôi đã gửi những đại diện của tôi để khởi đầu những việc nói chuyện về tương lai của đất nước và dân tộc tôi.

 

Chúng tôi bắt đầu đối thoại với lòng nhiệt thành cởi mở và thái độ tích cực để đem vào xem xét những nhu cầu chính đáng của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Tôi hy vọng rằng thái độ này sẽ là hổ tương và rằng một giải pháp cuối cùng sẽ được tìm ra để có thể hài lòng và bảo tồn những nguyện vọng và quan tâm của đôi bên. Bất hạnh thay, Trung Cộng đã tiếp tục đáp ứng những nổ lực của chúng tôi trong một cung cách phòng thủ, đem sự báo cáo chi tiết của chúng tôi về những thực tế rất khó khăn ở Tây Tạng chỉ đơn thuần như những sự chỉ trích chế độ.

 

Nhưng đó chưa phải là tệ hại nhất. Trong ý kiến của chúng tôi, chính quyền Trung Cộng đã cho phép cơ hội cho sự đối thoại thật sự qua đi. Thay vì đối diện với những vấn nạn thật sự của sáu triệu dân Tây Tạng, họ đã cố gắng để co cụm toàn bộ vấn đề Tây Tạng thành vị thế cá nhân của chính tôi.

 

Trong nguyện ước chân thành nhất của tôi, và của dân tộc Tây Tạng, để tái lập ở Tây Tạng vai trò lịch sử vô giá của nó bằng một lần nữa biến toàn bộ xứ sở, kể cả ba tỉnh U-Tsang, Kham, và Amdo, thành một vùng ổn định, hòa bình, và hợp tác. Trong truyền thống tinh khiết nhất của Phật giáo, Tây Tạng vì thế sẽ cống hiến những sự phụng sự và lòng hiếu khác của nó đến tất cả những người bảo vệ hòa bình, tính tốt đẹp của con người, và quan tâm cho môi trường mà tất cả chúng ta cùng chia sẻ.

 

*

 

Đó là năm 1987, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã phát biểu tại Ủy Ban Nhân Quyền Quốc Hội Hoa Kỳ. Sau khi Mao chết, Đặng Tiểu Bình đã ban hành một chính sách mới hạn chế nới lỏng ở Tây Tạng, bắt đầu năm 1979, Đảng Cộng Sản Trung Quốc dã tổ chức một Hội Nghị Chuyên Đề Đầu Tiên về Tây Tạng vào mùa xuân năm 1980 và gửi Hồ Cẩm Đào, tổng bí thư đảng cộng sản, đánh giá hoàn cảnh Tây Tạng, bị sốc bởi tình trạng nghèo đói cùng cực của xã hội Tây Tạng, khi trở lại ông đề nghị những sự cải cách cấp tiến để thoát khỏi sự kiểm soát tập thể, cho phép sự tự trị rộng rãi hơn, và giảm thuế. Nó quyết định giảm thiểu cán bộ Trung Cộng xuống còn hai phần ba, để lại sự quản lý Tây Tạng cho người của chính họ, những người chịu trách nhiệm cho sự hồi sinh nền văn hóa của họ. Những tù nhân chính trị, bị giam giữ từ năm 1959, được thả ra, và Đảng Cộng Sản Trung Quốc mời những người lưu vong, đặc biệt là Đức Đạt Lai Lạt Ma, trở về quê hương để “tham gia vào việc tái thiết xã hội.”

 

Chính phủ lưu vong Tây Tạng đã gửi ba phái đoàn điều tra đến Tây Tạng năm 1979 và 1980. Sự viếng thăm của họ đã khơi dậy niềm hân hoan cùng khắp vốn đã vượt khỏi bất cứ sự nhiệt thành nào mà Trung Cộng có thể tưởng tượng. Những người anh chị em của Đức Đạt Lai Lạt Ma đã hiện diện, và những người đồng bào của họ đã đổ xô tới để chạm vào họ và nước mắt tưới ướt áo của họ, vốn được mang theo như thánh tính. Những mãnh áo quần của họ là quý giá, vì chúng đến từ những người gần gũi với lãnh đạo tinh thần của họ, cho sự tôn kính không được cần che dấu của họ. Hai mươi năm tuyên truyền và đàn áp tàn bạo không làm lay chuyển lòng tin của họ, làm thất vọng nhiều cho những lực lượng quân sự của Trung Cộng. Lần viếng thăm lần thứ hai đã bị cắt ngắn vì đám đông ở Lhasa đã trở thành không thể kiểm soát.

 

Tháng Chín 1980, Đức Đạt Lai Lạt Ma đề nghị gửi năm mươi giáo viên từ cộng đồng lưu vong đến giảng dạy ở Tây Tạng. Ngài đề nghị mở một văn phòng liên lạc ở Bắc Kinh để tái lập niềm tin, nhưng Trung Cộng đã lập lờ.

 

Tháng Ba 1981, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã lưu ý điều này trong một lá thư gửi Đặng Tiểu Bình, trong khi vẫn nhấn đi nhấn lại rằng những giáo viên phải được cho phép nhanh chóng để hướng đến sứ mệnh giáo dục của họ ở Tây Tạng. Vài tháng sau đó, vào tháng Bảy, Hồ Diệu Bang đã trả lời, yêu cầu Đức Đạt Lai Lạt Ma trở lại Lhasa, nơi ngài có thể tiếp tục vị trí chính trị và những điều kiện đời sống như trước 1950.

 

Với phạm trù mới này Đức Đạt Lai Lạt Ma đã ám chỉ khi ngài đề cập đến những đại diện được chính phủ lưu vong gửi năm 1982 và 1984 đến Bắc Kinh. Nhưng sự thất vọng đã tràn ngập họ, vì chính quyền Trung Cộng đã tuyên bố không khoan nhượng rằng họ chỉ muốn thảo luận một vấn đề duy nhất: “sự trở về mẫu quốc không điều kiện của Đức Đạt Lai Lạt Ma.”

 

Thời điểm cởi mở, vốn được cho phép cho sự hồi sinh của lối sống và tôn giáo Tây Tạng đã không kéo dài. Năm 1984, một Hội Nghị Chuyên Đề lần thứ hai về Tây Tạng đặt nghi vấn vào sự lãnh đạo của Hồ Diệu Bang, phê phán ông về việc cho phép tinh thần quốc gia Tây Tạng sống lại. ông bị mất chức lãnh Đạo Đảng Cộng Sản, và một lần nữa, những chính sách của Trung Cộng trở nên khắc nghiệt hơn. Đây là khi Đức Đạt Lai Lạt Ma, tại lời mời của Quốc Hội Hoa Kỳ, quyết định đưa vấn đề Tây Tạng vào môi trường quốc tế - hợp đồng cùng với một thông điệp về hòa bình cho thế giới.

 

 

*

 

Tôi đề nghị Tây Tạng trở thành thánh địa bất bạo động của thế giới

 

TÔI ĐỀ NGHỊ RẰNG TOÀN BỘ TÂY TẠNG, kể cả những tỉnh miền đông của Kham và Amdo, được chuyển biến thành một khu vực của bất bạo động, một thuật ngữ Ấn giáo mệnh danh một tình trạng của bất bạo động và hòa bình.

 

Sự thành lập một khu vực như vậy của hòa bình sẽ là sự tiếp tục vai trò lịch sử của Tây Tạng, một quốc gia hòa bình, trung lập và là vùng trái độn giữa những cường quốc của lục địa. Đó cũng là giữ gìn đề xuất Nepal trở thành một khu vực hòa bình, một chương trình vốn được Trung Hoa chấp nhận công khai. Khu vực hòa bình Nepal sẽ có một tác động mạnh mẽ hơn nếu nó bao gồm cả Tây Tạng và những quốc gia lân bang.

 

Việc thành lập một khu vực hòa bình ở Tây Tạng sẽ bắt buộc một sự triệt thoái lực lượng và sự đồn trú quân sự của Trung Cộng. Nó cũng cho phép  Ấn Độ rút lui lực lượng quân sự và những trại binh  khỏi những vùng biên giới ở Hy Mã Lạp Sơn. Một thỏa thuận quốc tế có thể bảo đảm nhu cầu hợp pháp cho việc bảo vệ và xây dựng những mối quan hệ của lòng tin giữa dân tộc Tây Tạng, Ấn Độ, Trung Hoa, và những dân tộc khác trong vùng. Đó sẽ là một thuận lợi cho mọi người, nhất là Trung Hoa và Ấn Độ. Sự an ninh sẽ được tái củng cố, và việc đó sẽ làm nhẹ bớt gánh nặng của họ liên hệ đến việc duy trì những sự tập trung quân sự lớn lao trên những vùng tranh chấp biên giới ở Hy Mã Lạp Sơn.

 

Trong suốt lịch sử, những mối liên hệ giữa Trung Hoa và Ấn Độ không bao giờ bị căng thẳng. Chỉ khi quân đội Trung Cộng xâm lược Tây Tạng, do thế tạo nên một vùng biên giới chung lần đầu tiên mà những mối căng thẳng xuất hiện giữa hai cường quốc, đưa đến kết quả của cuộc chiến biên giới năm 1962. Kể từ đó, nhiều sự kiện nguy hiểm đã xảy ra. Việc tái lập những mối quan hệ tốt đẹp giữa hai quốc gia đông dân nhất thế giới sẽ trở nên bớt căng nếu họ được tách rời ra, như trong quá khứ, bởi một khu vực trái độn rộng rãi, thân hữu.

 

Để cải thiện những mối quan hệ giữa dân tộc Tây Tạng và Trung Hoa, bước đầu tiên là việc phục hồi lòng tin. Sau sự diệt chủng hàng thập niên mới đây – trong phạm vi của hơn một triệu người Tây Tạng, hay một phần sáu dân số, đã mất sự sống của họ, trong khi tối thiểu một con số như vậy cũng bị mòn mõi trong những trại tập trung do bởi niềm tin tôn giáo và lòng yêu mến tự do của họ - chỉ có một sự rút lui quân đồn trú Trung Cộng mới có thể khởi đầu một tiến trình hòa giải thật sự. Lực lượng chiếm đóng đông đảo ở Tây Tạng nhắc người Tây Tạng mỗi ngày sự áp bức và khổ đau mà tất cả đang chịu đựng. Việc rút quân đội sẽ là một dấu hiệu mạnh mẽ cho chúng tôi hy vọng rằng trong tương lai một mối quan hệ thân hữu và tin tưởng có thể được thiết lập với người Trung Hoa.

 

*

 

Việc chuyển hóa Tây Tạng thành một khu vực hòa bình cống hiến đến văn  hóa bất bạo động (ahimsa) được Đức Đạt Lai Lạt Ma đề xuất trong phát biểu trước ủy Ban Nhân Quyền Quốc Hội Hoa Kỳ năm 1987, khi ngài trình bày Dự Án Năm Điểm Hòa Bình. Vị lãnh đạo tinh thần đã phát triển lập luận rằng nền hòa bình ở Tây Tạng có thể bảo đảm hòa bình trên thế giới, phù hợp với nguyên tắc độc lập thân yêu của ngài. Bài phát biểu này đã đánh dấu một chuyển hướng quan trọng trong sự phân tích về tình hình Tây Tạng của Đức Đạt Lai Lạt Ma và chính phủ lưu vong Tây Tạng.

 

Cho đến 1979, chính phủ trung ương Tây Tạng và người Tây Tạng đã cố gắng để khôi phục nền độc lập của Tây Tạng bằng việc kêu gọi Liên Hiệp Quốc, mà không có nhiều thành công, để nhìn nhận chủ quyền lịch sử của quốc gia họ, vốn, mâu thuẩn với những gì mà cơ quan tuyên truyền Trung Cộng xác nhận, là không bao giờ là một phần của Trung Hoa. Trong khi biết rằng thế giới đã trở thành ngày càng liên hệ hổ tương hơn trong chính trị, quân sự, và kinh tế, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã quyết định đặt mọi nổ lực vào việc giải quyết vấn đề Tây Tạng qua đối thoại và đàm phán.

 

Năm 1979, Đặng Tiểu Bình đã ra lệnh rằng bất cứ điều gì về Tây Tạng cũng có thể thảo luận ngoại trừ độc lập. Trong những cuộc gặp gở với các thành viên chính phủ lưu vong, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nghiên cứu về việc khả dĩ hài lòng những nguyện vọng của dân tộc Tây Tạng trong khi vẫn chấp nhận ý kiến rằng Tây Tạng có thể sẽ trở thành một tỉnh của Trung Hoa, cung ứng một vị thế thật sự của tự quản và tự trị có được. Tình trạng không thể đảo ngược làm cho có sự tự trị hiệu quả này là hủy bỏ cơ quan hành chính của đất nước, bị áp đặt một cách tùy tiện bởi sự chiếm đóng, thành năm khu vực kết hợp vào những tỉnh của Trung Hoa. Chính quyền Dharamsala đề nghị rằng tất cả những vùng được hợp nhất vào một thực thể quyền lực là tự trị một cách dân chủ. Những chừng mức như thế cho phép bảo tồn tôn giáo và văn hóa Tây Tạng bằng việc cho người Tây Tạng quyền lực để quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của chính họ. Trung Cộng tiếp tục có trách nhiệm về quốc phòng, ngoại giao, giáo dục, và kinh tế. Như vậy sẽ có được sự tiến bộ về một sự ổn định lâu dài bằng tính toàn vẹn lãnh thổ của nó. Dân tộc Tây Tạng sau đó sẽ không có lý do gì để đòi hỏi sự độc lập của họ.

 

Những điểm này hình thành căn bản của chính sách được gọi là “Trung đạo”, được nghĩ là lợi ích hổ tương cho cả hai phía và để phụng sự hòa bình trên thế giới. Nó vẫn được ủng hộ bởi Đức Đạt Lai Lạt Ma trong trong những đàm phán của ngài với chính phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Ngài đã đưa ra một sự giải thích hoàn chỉnh về điều này một năm sau bài phát biểu ở Hoa Kỳ khi ngài tuyên bố tại Quốc Hội Châu Âu ở Strasbourg.

 

 

*

 

Nhân danh di sản tâm linh của dân tộc tôi

 

CHÚNG ĐANG SỐNG NGÀY NAY trong một thế giới rất hổ tương. Một quốc gia đơn lẻ không thể tự giải quyết những vấn nạn. Nếu chúng ta không nhận ra trách nhiệm toàn cầu, thì chính sự sống còn của chúng ta bị đe dọa. Đó là tại sao tôi luôn luôn tin tưởng trong sự cần thiết cho sự hiểu biết tốt đẹp hơn, sự hợp tác gần gũi hơn, và sự tôn trọng rộng rãi hơn giữa các quốc gia trên thế giới. Quốc Hội Châu Âu là một thí dụ truyền cảm. Nổi lên từ những hổn độn của chiến tranh, những kẻ thù ngày hôm qua, trong một thế hệ mà thôi, đã học hỏi để cùng tồn tại và hợp tác.

 

Tây Tạng đang trải qua một thời điểm rất khó khăn. Người Tây Tạng, đặc biệt những ai đang chịu đựng sự chiếm đóng của Trung Cộng, ngưỡng mộ tự do và công lý cũng như đến một tương lai mà chính họ có thể tự quyết định, cũng như bảo vệ hoàn toàn cá tính đặc biệt của họ và sống trong hòa bình với những láng giềng của họ. Trong hơn một nghìn năm, dân tộc Tây Tạng đã thừa kế những giá trị tâm linh, bảo vệ sinh uyển khu vực cũng như duy trì sự cân bằng mong manh của sự sống trên cao nguyên. Ngưỡng mộ bởi thông điệp bất bạo động và từ bi của Đức Phật, được bảo vệ bởi những ngọn núi, chúng tôi đã cố gắng để tôn trọng tất cả những hình thức của sự sống và đã từ bỏ chiến tranh như công cụ của chính sách quốc gia.

 

Suốt khắp lịch sử chúng tôi, ngược lại hai nghìn năm, chúng tôi đã từng độc lập. Không khi nào từ khi lập quốc vào năm 127 trước Dương Lịch chúng tôi đã nhường lại chủ quyền của mình cho một cường quốc ngoại bang. Như là trường hợp của tất cả mọi quốc gia. Tây Tạng đã trải qua những thời điểm khi những lân bang của nó – Mông Cổ, Mãn Thanh, Trung Hoa, Anh quốc, và Nepal – đã cố gắng để khuất phục nó. Đây là những hồi đoạn ngắn mà dân tộc Tây Tạng không bao giờ đồng ý để diễn giải như một sự đánh mất chủ quyền quốc gia. Trong thực tế, có những lúc khi những vị vua Tây Tạng chinh phục những phần lãnh thổ rộng lớn của Trung Hoa và những lân bang khác. Nhưng điều đó không có nghĩa là những người Tây Tạng chúng tôi bây giờ đòi hỏi những vùng lãnh thổ này.

 

Năm 1949 Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa xâm lược Tây Tạng bằng vũ lực. Kể từ đấy, Tây Tạng chịu đựng một giai đoạn tối tăm nhất trong lịch sử của nó. Hơn một triệu người dân chúng tôi đã bị giết chết như kết quả của cuộc xâm lược. Hàng nghìn tu viện đã biến thành đống gạch vụn. Một thế hệ đã lớn lên thiếu thốn học vấn, phát triển kinh tế, và bản sắc quốc gia. Mặc dù những lãnh tụ Trung Cộng đã đưa những cải cách nào đó có hiệu lực, nhưng họ cũng đưa đông đảo người Hoa di chuyển đến cao nguyên Tây Tạng. Chính sách này đã khiến sáu triệu người Tây Tạng biến thành điều kiện của một tộc dân thiểu số.

 

Tôi đã cấm dân tộc tôi dùng đến phương thức bạo động trong những nổ lực của họ nhằm chấm dứt đau khổ cho họ. Tuy nhiên, tôi thật tin rằng một dân tộc có mọi quyền đạo đức để phản kháng chống lại bất công. Bất hạnh thay, những phản kháng ở Tây Tạng đã bị trấn áp một cách bạo động bởi công an và quân đội Trung Cộng. Tôi sẽ luôn luôn khuyến khích bất bạo động, nhưng ngoại trừ Trung Cộng từ bỏ những phương pháp tàn bạo của họ, chứ người Tây Tạng không thể bị quy trách nhiệm cho một sự gia tăng đau đớn hơn của hoàn cảnh.

 

Mọi người Tây Tạng hy vọng và cầu nguyện cho một sự hồi phục hoàn toàn của nền độc lập của quốc gia họ. Hàng nghìn người dân chúng tôi đã hy sinh mạng sống của họ, và toàn bộ đất nước chúng tôi đã đau khổ trong cuộc chiến đấu này. Nhưng người Trung Cộng đã thất bại hoàn toàn trong việc nhận ra những nguyện vọng của dân tộc Tây Tạng, và họ cương quyết trong chính sách đàn áp tàn bạo của họ.

 

Tôi đã suy nghĩ trong một thời gian dài về một giải pháp thực tiển vốn có thể chấm dứt thảm kịch của đất nước chúng tôi. Với chính phủ lưu vong, tôi đã chào mời những ý kiến của nhiều bạn hữu và những người quan tâm. Vào ngày 21 tháng Chín năm 1987, trước ủy Ban Nhân Quyền Quốc Hội ở thù đô Hoa Sinh Tân, Hoa Kỳ, tôi đã tuyên bố Kế Hoạch Năm Điểm Hòa Bình mà trong đó tôi kêu gọi cho một sự chuyển hóa ở Tây Tạng thành một khu vực hòa bình, một thánh địa nơi con người và thiên nhiên có thể sống chung với nhau trong hòa hiệp. Tôi cũng kêu gọi cho một sự tôn trọng nhân quyền và lý tưởng tự do, cho việc bảo vệ môi trường, và cho việc chấm dứt sự di chuyển người Hoa đến Tây Tạng.

 

Điểm thứ năm trong Kế Hoạch Hòa Bình kêu gọi cho những sự đàm phán nghiêm túc giữa người Tây Tạng và Trung Cộng. Chúng tôi đã chủ động bày tỏ những tư tưởng này, vốn, là chúng tôi hy vọng, có thể giải quyết cho vấn đề Tây Tạng. Toàn bộ Tây Tạng, được biết với cái tên Chokha Sum (kể cả những tỉnh U-Tsang, Kham và Amdo) nên trở thành một thực thể tự quản, dân chủ, và tuân thủ luật pháp, với người dân đồng ý hoạt động cho lợi ích chung và bảo vệ môi trường, trong sự phối hợp với Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Chính quyền Trung Hoa sẽ vẫn chịu trách nhiệm về chính sách ngoại giao. Chính quyền Tây Tạng, về phần nó, sẽ phát triển và duy trì những mối quan hệ qua phòng ngoại giao của nó và những lãnh vực thương mại, giáo dục, văn hóa, tôn giáo, du lịch, khoa học, thể thao, và những hoạt động phi chính trị khác.

 

Vì sự tự do cá nhân là cội nguồn thật sự cho việc phát triển bất cứ xã hội nào, nên chính quyền Tây Tạng sẽ cố gắng để bảo đảm sự tự do này bằng việc tuân thủ hoàn toàn Tuyên Bố Nhân Quyền, dưới sự hiểu biết về những quyền tự do ngôn luận, hội họp hòa bình, và tôn giáo.Vì tôn giáo đại diện cho bản sắc của nguồn gốc quốc gia Tây Tạng, và vì những giá trị tâm linh là trung tâm của nền văn hóa giàu đẹp của Tây Tạng, cho nên nhiệm vụ đặc biệt của chính quyền Tây Tạng là bảo đảm và phát triển nó.

 

Chính quyền Tây Tạng nên thông qua những luật lệ nghiêm khắc để bảo vệ những hệ động thực vật hoang dã. Việc khai thác những tài nguyên thiên nhiên sẽ được kiểm soát một cách cẩn thận. Việc sản xuất, thử nghiệm, và tàng trử vũ khí nguyên tử và bất cứ vũ khí nào khác sẽ bị cấm chỉ, cùng với việc sử dụng năng lượng và kỷ thuật nguyên tử vốn sản sinh chất thải độc hại. Đó sẽ là nhiệm vụ của chính quyền Tây Tạng để chuyển hóa Tây Tạng thành một khu bảo tồn thiên nhiên rộng lớn nhất hành tinh chúng ta. Một hội nghị hòa bình khu vực sẽ được kêu gọi để bảo đảm Tây Tạng trở thành một thánh địa thật sự của hòa bình và phi quân sự. Nhằm để tạo nên một không khí tin tưởng thuận lợi cho những cuộc đàm phán hiệu quả, chính quyền Trung Hoa nên lập tức chấm dứt việc vi phạm nhân quyền ở Tây Tạng và từ bỏ chính sách di dân người Hoa đến Tây Tạng.

 

Đó là những ý kiến mà tôi sẽ tiếp tục duy trì trong tâm tôi. Tôi cũng cảnh giác rằng nhiều người Tây Tạng thất vọng với vị thế trung bình này. Không nghi ngờ gì, sẽ tiếp tục có nhiều cuộc thảo luận trong cộng đồng của chúng tôi, cả ở trong và ngoài Tây Tạng. Đó là một bước cần yếu và không thể tránh khỏi trong bất cứ một tiến trình thay đổi nào. Tôi tin tưởng rằng những phản chiếu này trình bày một phương cách thực tiển nhất để tái lập một bản sắc Tây Tạng đặc thù và để khôi phục những quyền căn bản của Tây Tạng, trong khi vẫn cho phép những lợi ích của Trung Hoa tồn tại. Tuy nhiên, tôi muốn nhấn mạnh rằng, bất cứ sự đàm phán với Trung Cộng kết quả ra thế nào, thì người Tây Tạng nên có những tiếng nói cuối cùng trong bất cứ quyết định nào. Vậy thì, bất cứ đề xuất nào cũng sẽ bao gồm một chương trình cho một tiến trình hợp pháp hoàn toàn để định rõ những nguyện ước của người Tây Tạng bằng một cách của một trưng cầu dân ý quốc gia.

 

Tôi không mong cầu đảm nhận một vai trò năng động trong chính quyền Tây Tạng. Tuy nhiên, tôi sẽ tiếp tục hoạt động tối đa như tôi có thể cho sự cát tường và hạnh phúc của dân tộc Tây Tạng, cho đến khi nào vẫn cần thiết.

 

Chúng tôi đã sẵn sàng trình bày một sự đề xuất tới chính phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa căn cứ trên những cân nhắc này. Một đoàn đám phán đại diện chính phủ lưu vong Tây Tạng đã được chỉ định. Chúng tôi đã sẵn sàng để gặp gở và thảo luận những chi tiết của một đề xuất như vậy với chính quyền Bắc Kinh, với mục tiêu đi đến một giải pháp công bằng.

 

Chúng tôi được khuyến khích bởi sự quan tâm sâu sắc vấn đề của chúng tôi đánh thức nhiều chính phủ và lãnh tụ chính trị ngày càng gia tăng. Chúng tôi vững lòng trong vị thế của chúng tôi qua những thay đổi gần đây ở Trung Hoa, vốn đem đến một số lãnh đạo mới thực tế hơn và rộng rãi hơn đạt được quyền lực.

 

Chúng tôi cầu nguyện rằng chính phủ và các lãnh tụ Trung Hoa sẽ xem xét những ý tưởng mà tôi đã mở rộng một cách nghiêm túc trong chi tiết. Chỉ đối thoại và một khát vọng để phân tích thực tế Tây Tạng với lòng trung thực và sáng suốt mới có thể đưa đến một giải pháp khả thi. Chúng tôi hy vọng chúng tôi có thể tiến hành thảo luận với chính quyền Bắc Kinh trong khi giữ sự quan tâm phổ quát nhân bản trong tâm. Vì vậy, đề xuất của chúng tôi sẽ được thực hiện với một nguyện ước cho sự hòa giải và chúng tôi hy vọng cho một thái độ giống như vậy của phía Trung Hoa.

 

Lịch sử đặc thù của quê hương chúng tôi và di sản tâm linh sâu sắc của nó thích nghi tuyệt vời để điền vào vai trò một thánh địa hòa bình trong trái tim của Á Châu. Vị thế lịch sử của nó như một khu vực trái độn trung lập, đóng góp cho sự ổn định của toàn thể lục địa, xứng đáng để được khôi phục lại. Hòa bình và an ninh ở Á Châu, và khắp toàn thế giới, vì vậy sẽ được tái củng cố. Trong tương lai, sẽ không cần thiết nữa để duy trì Tây Tạng như một xứ sở bị chiếm đóng, bị áp chế bằng vũ lực, không sản xuất và bị đánh dấu bởi khổ đau. Nó có thể trở thành một thiên đường tự do nơi mà con người và thiên nhiên sẽ sống trong cân bằng hài hòa và là một mô thức sáng tạo cho một giải pháp của nhiều khu vực xung đột căng thẳng trên thế giới.

 

Những lãnh đạo Trung Hoa nên nhận ra rằng, trong những vùng lãnh thổ chiếm đóng, thực dân thống trị là lỗi thời. Một liên hiệp chân thật của vài quốc gia là có thể trong một phạm vi rộng lớn chỉ có thể trên căn bản của một sự tuân thủ đồng thuận tự do, khi kết quả nhằm mục đích thỏa mãn cho tất cả mọi thành phần được quan tâm. Liên hiệp Âu Châu là một thí dụ hùng hồn cho điều này.

 

*

 

Tháng Chín năm 1987, khi Đức Đạt Lai Lạt Ma trình bày Dự Án Năm Điểm Hòa Bình của ngài với ủy Ban Nhân Quyền Quốc Hội Hoa Kỳ, ngài yêu cầu “Trung Hoa tham dự nghiêm chỉnh trong những cuộc đàm phán để giải quyết vấn đề vị thế của Tây Tạng tương lai.”

 

Tháng Sáu năm 1988, phát biểu tại Quốc Hội Âu Châu ở Strasbourg, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã mở rộng dự án của ngài, vốn bao gồm một thỏa thuận để từ bỏ đòi hỏi cho nền độc lập của Tây Tạng trong ủng hộ một khu tự trị hiệu quả. Sự nhượng bộ lớn này nhằm mục tiêu mang đến việc tạo nên một thực thể chính trị dân chủ của sự tự quản cho tất cả ba tỉnh của Tây Tạng, vốn vẫn bị sáp nhập vào Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, với việc chính phủ Trung Hoa tiếp tục quản lý chính sách ngoại giao và quốc phòng của Tây Tạng. Đề xuất Strasbourg được căn cứ trên ý kiến sáng tạo, trong tâm linh lối sống của dân tộc Tây Tạng, một thánh địa ở Tây Tạng cống hiến cho nền hòa bình thế giới và đặt nền tảng trong sự phát triển tâm linh và sự thúc đẩy những giá trị nhân bản của từ ái, bi mẫn, bất bạo động, bao dung, và tha thứ. Theo Samdhong Rinpoche, Đức Đạt Lai Lạt Ma từ bỏ đòi hỏi nền độc lập vì ngài quan tâm về việc cho phép một sự hồi sinh thật sự của di sản tâm linh và văn hóa Phật giáo, được xem là di sản của toàn nhân loại trên thế giới, trước khi nó quá trể.”

 

Những chính phủ Cộng Hòa Nhân Trung Hoa tuyên bố rằng đề xuất Strasbourg chỉ là một đòi hỏi cho nền độc lập che dấu dưới khu tự trị và rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma đang theo đuổi ý tưởng tách rời Tây Tạng khỏi “mẫu quốc”. Những viên chức chính quyền lăng mạ ngài bằng việc gọi ngài là một “lãnh tụ của bè đảng ly khai.” Và trong năm 1988, ở Lhasa, những cuộc phản đối hòa bình của nam nữ tu sĩ bị đàn áp một cách dã man, đã làm khơi dậy một sự phẫn nộ quốc tế. Tháng Ba năm 1989, những sự phản đối mới đã bị dập tắt bởi quân đội. Hơn một trăm người bị giết chết , và ba  nghìn người bị bắt giam. Thiết quân luật được ban hành và và duy trì trong hơn một năm cho đến tháng Năm 1990.

 

Những sự kiện này đưa đến một sự khơi dậy chưa từng có của công luận ở các thủ đô phương Tây. Vấn đề Tây Tạng không còn là vấn nạn nội tại mà chính quyền Trung Cộng muốn giảm thiểu nó như vậy, vì bây giờ nó được thế giới quan tâm. Đức Đạt Lai Lạt Ma trở thành như một phát ngôn viên đáng tin không chỉ cho dân tộc ngài mà cho lương tâm thế giới bằng cách gợi ý rằng, Tây Tạng, ngày nay là một vùng đất của khổ đau và diệt chủng, được chuyển hóa thành một thánh địa của hòa bình.

 

 

*

 

 

Vũ khí của tôi là sự thật, lòng can đảm và quyết tâm

 

NGÀY NAY KHI NGHĨ ĐẾN tương lai của Tây Tạng, tôi không kềm được xúc động cho phong trào dân chủ bị đập nát ở Quãng Trường Thiên An Môn vào tháng Sáu 1989 với một sự bạo động tàn ác nhất. Nhưng tôi không tin rằng những sự phản kháng như vậy là vô ích. Trái lại, tâm linh của tự do được khơi lại trong những người Hoa, và Trung Hoa không thể lãng quên tác động của tâm linh tự do này vốn phất phới qua nhiều vùng trên thế giới.

 

Những thay đổi lạ lùng đang xảy ra ở Đông Âu, những sự kiện thiết lập phong độ cho một sự đổi mới xã hội và chính trị khắp thế giới. Tương tự thế, Namibia lấy lại nền độc lập từ Nam Phi, và chính quyền Nam Phi thực hiện bước đầu tiên để xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc. Thật đáng hào hứng để ghi nhớ rằng những thay đổi này xuất phát từ những vận động phổ thông xác thực và chúng được liên kết với những khát vọng không kềm chế được của con người cho tự do và công lý. Những thay đổi lịch sử này cho thấy rằng nhu cầu của lý trí, can đảm, quyết tâm, và không thể triệt tiêu được cho tự do sẽ thành công một ngày nào đó.

 

Đó là tại sao tôi đang thúc giục những lãnh đạo Trung Cộng đừng đi ngược lại làn sóng thay đổi, mà hãy thẩm tra các vấn nạn của dân tộc Tây Tạng và Trung Hoa với khả năng sáng tạo và tâm tư cởi mở. Tôi tin rằng sự đàn áp sẽ không bao giờ nghiền nát quyết tâm của một dân tộc để sống trong tự do và nhân phẩm. Các lãnh tụ Trung Cộng nên nhìn vào các vấn nạn nội tại của Trung Hoa và vấn đề Tây Tạng với một con mắt mới mẻ và tình trạng tươi mát của tâm hồn. Trước khi nó quá trể, họ phải lắng nghe tiếng vọng của lý trí, bất bạo động, và sự tiết độ được nói lên bởi dân tộc Tây Tạng.

 

Mặc cho yêu sách tuyên truyền của Trung Cộng, hàng triệu thường dân không phải người Hán, sống trong những khu vực hiện tại dưới sự cai trị của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, đang chịu đựng tất cả những loại phân biệt. Tự chính Trung Cộng thừa nhận rằng, mặc cho bao năm dưới chế độ cộng sản, những vùng này vẫn tiếp tục lạc hậu và nghèo nàn. Tuy nhiên, tác động nghiêm trọng nhất của chính sách nhà nước đối với những dân tộc của các vùng này là sự di chuyển nhân khẩu đã được áp đặt cho họ. Hầu như khắp nơi, những người Hán mới nhập cư đã trở thành đa số. Mãn Châu đã hoàn toàn bị đồng hóa. Nội Mông, chỉ hai triệu sáu người Mông Cổ còn lại, bị bao vây bởi mười tám triệu người Hán mới đến. Hơn năm chục phần trăm dân số Tân Cương là người Hán ngày nay, trái lại ở Tây Tạng sáu triệu người Tây Tạng là thiểu số với bảy triệu rưởi người Hán nhập cư.

 

Một cách tự nhiên, những dân tộc không phải là người Hán thì khởi loạn. Ngoại trừ những lãnh đạo Trung Cộng có biện pháp để xoa dịu họ, chắc chắn rằng những vấn nạn nghiêm trọng sẽ sinh khởi trong tương lai. Tôi tin rằng thật khẩn thiết để Trung Hoa hãy cố gắng giải quyết những vấn đề này qua đối thoại và thỏa hiệp. Chính quyền Trung Cộng phải nhận ra rằng những vấn đề này trong những vùng không phải người Hán dưới ách thống trị của nó không phải đơn thuần là kinh tế. Chúng ở gốc rễ của chính trị, và như vậy, chúng chỉ có thể giải quyết bằng những quyết định của một mệnh lệnh chính trị.

 

Để mang đến một giải pháp hòa bình và hợp lý cho vấn đề Tây Tạng, tôi đã thố lộ Dự Án Năm Điểm Hòa Bình và đã trình bày Đề Án Strasbourg. Ngay cả sau khi ban hành tình trạng thiết quân luật ở Tây Tạng, chúng tôi đề nghị những cuộc gặp gở sơ bộ xảy ra ở Hồng Công, nhằm để thảo luận những bước tiếp theo nhằm giảm căng thẳng và tạo điều kiện cho những lần đàm phán thật sự. Kém may mắn thay, những lãnh tụ Trung Cộng, cho đến hôm nay, đã không trả lời một cách tích cực những nổ lực chân thành của chúng tôi.

 

Trung Cộng đã phủ nhận và lên án kịch liệt vị trí của tôi trong quá khứ và lịch sử của Tây Tạng. Họ muốn tôi thay đổi vị thế của tôi. Nhưng thật không thể điều chỉnh sự thật của những sự kiện. Trong tâm tư hẹp hòi của họ, những người Trung Cộng không muốn hiểu ý chính của thông điệp mà tôi đã cố gắng gởi cho họ trong Dự Án Năm Điểm Hòa Bình của tôi, trong Đề Án Strasbourg, hay trong bài nói chuyện quan tâm đến những mối quan hệ tương lai của Tây Tạng và Trung Hoa, là thứ mà tôi sẵn sàng để thẩm tra với một tâm hồn cởi mở qua đối thoại.

 

Giống như chúng tôi đấu tranh cho nhân quyền, tự do và tương lai cát tường của sáu triệu người Tây Tạng, vì thế chúng tôi phải tái củng cố những tổ chức dân chủ của chúng tôi và tiến trình của dân chủ hóa. Như tôi đã tuyên bố nhiều lần, quan tâm đến tự do và dân chủ là cần yếu cho việc phát triển một Tây Tạng hiện đại. Năm 1963, tôi đã chấp nhận Hiến Pháp Dân Chủ của Tây Tạng, và chúng tôi đã có được những kinh nghiệm đáng kể trong việc thể hiện chức năng của những tổ chức dân chủ. Thật vẫn cần thiết để dân chủ hóa xa hơn, cả Hội Nghị Đại Biểu Nhân Dân Tây Tạng và trong Cơ Quan Hành Chính Tây Tạng. Đó là tại sao tôi đã thu thập những ý kiến và đề nghị của dân tộc chúng tôi. Tôi cảm thấy đó là trách nhiệm của mỗi người Tây Tạng để tạo nên một cộng đồng lưu vong hoàn toàn tự do và dân chủ.

 

Tôi chú ý với đau buồn rằng sâu xa từ việc thẩm tra vấn đề Tây Tạng từ một nhận thức mới, nhà cầm quyền Trung Cộng tiếp tục sử dụng sức mạnh quân sự đông đảo của họ để đàn áp nhiều cuộc biểu tình của người Tây Tạng. Mặc cho tàn bạo như vậy, dân tộc Tây Tạng ở Tây Tạng tiếp tục quyết tâm không hề lay chuyển. Đó là trách nhiệm của mỗi người Tây Tạng để đấu tranh cho tự do và nhân quyền. Nhưng sự đấu tranh của chúng tôi phải nên căn cứ trên bất bạo động.

 

Một sự kiện quan trọng là Giải Nobel Hòa Bình mà tôi được trao tặng. Mặc dù nó không thay đổi vị thế của tôi là một nhà tu giản dị, nhưng tôi vui mừng vì nó cho dân tộc Tây Tạng của tôi, vì giải thưởng ấy đã mang đến một sự thừa nhận xứng đáng cho sự đấu tranh của họ vì tự do và công lý. Nó tái khẳng định niềm tin của chúng tôi rằng với vũ khí của sự thật, lòng can đảm và quyết tâm, thì chúng tôi sẽ thành công để đem đến tự do cho quê hương chúng tôi. Mối quan hệ giữa Tây Tạng và Trung Hoa nên được căn cứ trên nguyên tắc của bình đẳng, tin tưởng, lợi ích hổ tương. Nó cũng nên được căn cứ trên việc nhắn nhủ rằng chủ quyền của Tây Tạng và Trung Hoa nên được giải nghĩa một cách thông tuệ trên một trụ đá được làm năm 823 sau Dương Lịch. Theo điều khoản được khắc trên trụ đá ở Lhasa, dân tộc Tây Tạng sẽ sống hạnh phúc trong Tây Tạng rộng lớn, và người Trung Hoa trong Trung Hoa rộng lớn.”

 

 

*

 

Tháng Ba 1990, “một tâm linh của tự do phất phới khắp thế giới” ở Âu Châu, với việc sụp đổ của bức tường Bá Linh, và sự tan rã của Liên Bang Sô Viết, và ở Trung Hoa với những cuộc biểu tình ở Quảng Trường Thiên An Môn, nhưng ở Tây Tạng Thiết Quân Luật vẫn đang thi hành. Nó không được gở bỏ cho đến vài tháng sau, trong tháng Năm. Nhưng phạm vi này không biểu thị sự chấm dứt đàn áp, mà sự tàn bạo của nó chỉ có gia tăng, như một báo cáo của Hội Ân Xá Quốc Tế đã đề cập năm 1990.

 

Bắt đầu năm 1992, những toán đặc biệt chịu trách nhiệm với việc lục soát nhà riêng khắp Tây Tạng. Những người có hình ảnh, sách vở, hay giáo huấn của Đức Đạt Lai Lạt Ma bị bắt giữ và bị tra tấn dã man, rồi bỏ tù. Nhiều người trong họ đã biến mất.

 

Năm 1994, Bắc Kinh thông qua một loạt các lượng định để loại trừ sự chống đối của người Tây Tạng. Hội thảo chuyên đề thứ ba về Tây Tạng bảo đảm cho “việc thống nhất Tây Tạng vơi mẫu quốc và chiến đấu chống lại chủ nghĩa ly khai.” Trong những vận động tuyên truyền hùng biện về “chống lại – Dalai” và “chống ly khai”, đó là một vấn đề của “một cuộc đấu tranh sống và chết” và sự gửi gắm là “mưa không mệt mỏi thổi xuống vì an toàn công cộng.” Một sự leo thang bạo động sau đó suốt khắp Tây Tạng, làm hồi tưởng những thời gian tệ hại nhất của cuộc Cách Mạng Văn Hoa; tháng Bảy 1996, Đảng Cộng Sản phóng ra ba cuộc vận động chính trị lớn được gọi là “Học Tập Yêu Nước,” “Văn Minh Tâm  Linh” và “Đánh Mạnh.” Với nhiều tuyên truyền, hai cuộc vận động đầu khởi động nhằm mục tiêu xóa bỏ tôn giáo, văn hóa và ngôn ngữ Tây Tạng: “ Chúng ta phải dạy những người Phật tử để cải tạo chính họ và để trả lời cho nhu cầu ổn định Tây Tạng và để đón nhận mô thức xã hội chủ nghĩa.” Để giám sát các tu sĩ nam nữ, xem như những yếu tố nguy hiểm, những người hướng đến hoạt động nhân danh Đức Đạt Lai Lạt Ma, Ủy Ban Hành Chính Dân Chủ Và Yêu Nước được thành lập trong mọi tu viện. Năm 1989, chính sách này đưa đến việc trục xuất hơn mười nghìn nam nữ tu sĩ, và phụ tá bí thư của Đảng Cộng Sản tuyên bố rằng ba mươi lăm nghìn tu sĩ nam nữ đã được cải tạo, cảm ơn cuộc vận động học tập cải tạo yêu nước. Nhà cầm quyền đã xóa bỏ tất cả dấu vết của “chủ nghĩa hoạt động chính trị Tây Tạng.”

 

Với cuộc vận động “Đánh Mạnh”, sự bóp nghẹt này bao gồm những hành động như nói chuyện với người ngoại quốc, sở hữu những ấn phẩm của chính phủ lưu vong Tây Tạng hay hình ảnh của Đức Đạt Lai Lạt Ma, và tham gia trong những cuộc biểu tình hòa bình. Người dân bị ép phải đưa những thông tin của hàng xóm, đồng nghiệp, hay cha mẹ của họ, dưới hình phạt phải mất nhà cửa hay nghề nghiệp của họ. Can phạm bị bỏ tù, và những lời thú tội của họ bị cưởng bức từ việc tra tấn. Nhiều người đã chết như một kết quả của sự đối xử tàn ác. Năm 1999, một ủy ban của các bác sĩ tìm cách bảo vệ nhân quyền đã xác minh rằng ở Tây Tạng việc tra tấn được sử dụng ngày càng nhiều hơn như thay thế cho bản án tử hình. Một sự chết dần mòn hay một sự thoái hóa cuộc sống con người là kết quả từ sự thi hành này.

 

Trong những thập niên từ 1900 đến 2000, những trung tâm thẩm vấn và giam giữ mọc lên khắp Tây Tạng. Cảm ơn những lời khai của các tù nhân chính trị, một số tìm cách mua lại những khí cụ tra tấn từ những kẻ canh gác của họ bằng vàng, những kỷ thuật tra tấn được kê ra thứ tự bởi những tổ chức liên kết với Liên Hiệp Quốc, chẳng hạn như ủy Ban Quốc Tế Về Công Lý, Những Nhóm Hành Động Về Giam Giữ Tùy Tiện, và báo cáo đặc biệt về tra tấn.

 

Bên cạnh việc xem thường nhân quyền, nhà cầm quyền Trung Cộng đã khởi xướng một chính sách mới di chuyển đông đảo người Hán đến Tây Tạng với việc phát động một chương trình được gọi là “Phát Triển Phía Tây.” Chương trình ấy chỉ tăng tốc từ đầu thiên niên kỷ khi nó tạo điều kiện để phát triển cơ sở hạ tầng cho việc vận chuyển những di dân mới, giống như con đường sắt nối Bắc Kinh và Lhasa, khánh thành vào ngày 1 tháng Bảy, 2006.

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã gọi đây là một chính sách của “xâm lược nhân khẩu học” vốn biến người Tây Tạng không hơn gì một dân tộc thiểu số ngay trên mãnh đất tổ tiên họ nhằm gắn kết Tây Tạng một lần và mãi mãi về sau vào Trung Hoa: “Một sự xâm lược nhân khẩu học thật sự đang xảy ra, và đây là một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng. Ngày nay, dân số của Lhasa, theo báo cáo điều tra dân số mới nhất, là hai phần ba người Hán. Đây cũng là trường hợp của những thành phố chính ở Tây Tạng nơi mà người Tây Tạng đã trở thành thiểu số. Người Tây Tạng ở Ấn Độ thì Tây Tạng hơn người Tây Tạng ở Tây Tạng.”

 

Tháng Tư 2000, Nghị viện Châu Âu đã bỏ phiếu cho một nghị quyết quan tâm sâu sắc cho mối hiểm họa rằng “sự di chuyển ồ ạt người Hán đến Tây Tạng đặt vấn đề cho di sản văn hóa và tâm linh Tây Tạng.” Những dân biểu khuyến cáo Trung Cộng bắt đầu một cuộc đối thoại “vô điều kiện” với Đức Đạt Lai Lạt Ma trên căn bản Dự Án Năm Điểm và chấm dứt sự vi phạm dai dẳng và trầm trọng những tự do căn bản của dân tộc Tây Tạng.”

 

 

*

 

Tây Tạng vẫn đau khổ vì những sự vi phạm nhân quyền trắng trợn, không thể tưởng tượng

 

TÔI TIẾP TỤC DÂNG NHỮNG LỜI CẦU NGUYỆN CỦA TÔI, đảnh lễ tất cả những người đàn ông và đàn bà can đảm ở Tây Tạng, những người chịu vô vàn thử thách và hy sinh thân mạng của họ cho vấn đề của dân tộc chúng tôi. Tôi bày tỏ lòng đoàn kết với những người Tây Tạng, những người đang chịu đựng đàn áp và đối xử tàn ác. Tôi chào mừng cả những người Tây Tạng ở trong nước và ngoại quốc, những người ủng hộ vấn đề của chúng tôi, và tất cả những người bảo vệ công lý.

 

Trong sáu thập niên, người Tây Tạng khắp Tây Tạng, được biết với cái tên Chokha Sum (kể cả những tỉnh U-Tsang, Kham, và Amdo)đã bị áp  lực phải sống liên tục trong tình trạng sợ hãi, đe dọa và nghi ngờ, đối tượng để Trung Cộng trấn áp. Tuy thế, dân tộc Tây Tạng đã có thể duy trì niềm tin tôn giáo của họ, dân tộc tính vững chắc, và văn hóa đặc thù của họ, trong khi vẫn giữ lòng ngưỡng mộ lâu đời của họ cho tự do tồn tại. Tôi ngưỡng mộ lớn lao cho những phẩm chất này trong dân tộc chúng tôi và cho lòng can đảm bất khuất của họ. Họ làm cho tôi cảm thấy tự hào và toại nguyện vô cùng.

 

Nhiều chính phủ và tổ chức phi chính phủ, và cá nhân khắp thế giới, trung thành với lý tưởng hòa bình và công lý, đã kiên trì ủng hộ cho vấn đề Tây Tạng. Trong mấy năm gần đây, các chính phủ và dân tộc của nhiều quốc gia đã thực hiện những động thái quan trọng biểu lộ sự đoàn kết của họ một cách rõ ràng, và tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn đến họ.

 

Vấn nạn rất phức tạp của Tây Tạng liên hệ với những chủ đề khác như chính trị, xã hội, nhân quyền, tôn giáo, văn hóa, dân tộc tính, kinh tế, và môi trường thiên nhiên. Đó là tại sao một sự tiếp cận toàn cầu phải được chấp nhận và thực hiện để giải quyết nó bằng việc đưa vào sự quan tâm của tất cả mọi phía liên hệ hơn là chỉ một nhóm đơn lẻ. Cho nên chúng tôi đã kiên định trong cuộc đấu tranh của chúng tôi ủng hộ cho một chính sách lợi ích hổ tương của Trung Đạo, và chúng tôi đã thực hiện những nổ lực bền bĩ để đưa vào thực hành trong mấy năm nay.

 

Từ 2002, những đại diện của tôi đã tiến hành sáu buổi đàm phán với đối tác của họ ở Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa để tiếp cận những vấn đề quan trọng này. Những buổi thảo luận toàn diện này đã giúp để xoa dịu những nghi ngờ nào đó và giúp chúng tôi giải thích những nguyện vọng của chúng tôi. Tuy nhiên, khi đi đến kết thúc, không có kết quả cụ thể nào. Trong mấy năm sau cùng này, Tây Tạng đã trải nghiệm một sự gia tăng đàn áp tàn bạo. Mặc cho những sự kiện bất hạnh này, quyết tâm và chí nguyện của tôi là theo đuổi chính sách Trung Đạo và tiến hành đối thoại với chính quyền Trung Cộng duy trì không đổi.

 

Một mối quan tâm lớn của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa là nó thiếu tính hợp pháp ở Tây Tạng. Phương pháp tốt nhất mà chính quyền Trung Cộng có thể sử dụng để làm mạnh vị thế của họ ở Tây Tạng phải là theo đuổi một chính sách có thể làm hài lòng người Tây Tạng và chiếm được lòng tin của họ. Nếu chúng tôi có thể hòa giải với người Trung Cộng bằng việc đi đến một thỏa thuận, thế thì như tôi đã tuyên bố nhiều lần, tôi sẽ cố gắng để hổ trợ dân tộc Tây Tạng cho việc ấy.

 

Ở Tây Tạng hiện tại, do bởi vô số hành động được tiến hành mà không có tầm nhìn xa về phần của chính quyền Trung Cộng, môi trường tự nhiên bị tổn hại nghiêm trọng. Hơn thế nữa, do bởi chính sách di chuyển cư dân, nhân số không phải Tây Tạng đã gia tăng ồ ạt, làm giả thiểu người Tây Tạng bản địa thành một dân tộc thiểu số tầm thường ngay chính trên quê hương của họ. Điều gì nữa, ngôn ngữ, phong tục, và truyền thống Tây Tạng, vốn phản chiếu bản chất và đặc tính chân thật của dân tộc chúng tôi, đang trên tiến trình biến mất. Kết quả là người Tây Tạng thấy họ dần dần bị đồng hóa thành vào trong dân số của Trung Hoa.

 

Ở Tây Tạng, việc đàn áp tiếp tục với nhiều vi phạm trắng trợn, không thể tưởng tượng về nhân quyền, phủ nhận tự do tôn giáo, và chính trị hóa tôn giáo. Tất cả những việc này xuất phát từ việc thiếu tôn trọng dân tộc Tây Tạng của chính quyền Bắc Kinh. Đây là những chướng ngại quan trọng mà chính quyền Trung Cộng đang thiết lập phương pháp cho chính sách thống nhất đất nước của họ. Những chính sách này tách rời người Tây Tạng khỏi người Hán. Đó là tại sao tôi kêu gọi chính quyền Bắc Kinh chấm dứt chính sách này ngay lập tức.

 

Mặc dù những khu vực cư trú của người Tây Tạng được mệnh danh là những vùng tự trị, quận tự trị, làng tự trị, nhưng chúng tự trị trên danh nghĩa và trong thực tế chúng không thụ hưởng bất cứ thứ gì tự trị. Trái lại, chúng được cai trị bởi những người không biết gì về hoàn cảnh khu vực và bị thống trị bởi những gì mà Mao Trách Đông gọi là “chủ nghĩa dân tộc đại Hán”. Trong thực tế, những vùng được gọi là tự trị không được ban cho bất cứ lợi ích gì rõ ràng với sự quan tâm về dân tộc tính. Đây là những chính sách sai lầm, không tương ứng với thực tế, làm nên vô vàn tổn hại, không chỉ về những dân tộc tính khác biệt, mà cũng về sự thống nhất và ổn định của quốc gia Trung Hoa. Thật quan trọng cho chính quyền Bắc Kinh để tuân theo khuyến cáo của Đặng Tiểu Bình, “hãy tìm kiếm sự thật căn cứ trên các sự kiện,” đúng nghĩa của nó.

 

Chính quyền Trung Cộng chỉ trích kịch liệt tôi khi tôi đưa lên vấn đề lợi ích của dân tộc Tây Tạng trước cộng đồng quốc tế. Cho đến khi chúng tôi tìm ra một giải pháp lợi ích hổ tương, thì tôi có trách nhiệm đạo đức và lịch sử để tiếp tục phát biểu một cách tự do nhân danh cho tất cả những người Tây Tạng. Trong bất cứ trường hợp nào, mọi người biết rằng tôi đã về hưu bán phần vì đội ngũ lãnh đạo mới của cộng đồng Tây Tạng lưu vong đã được bầu cử tự do.

 

Trung Hoa đang phát triển và đang trở thành một cường quốc, cảm ơn cho tiến trình kinh tế quan trọng. Chúng ta hoan nghênh điều này với một tâm tích cực, hơn nữa đó là cơ hội cho Trung Hoa đóng một vai trò quan trọng trên trường quốc tế. Thế giới đang chờ đợi với nhẫn nại để thấy những lãnh đạo Trung Cộng ngày nay sẽ áp dụng những khái niệm của họ về “xã hội hòa hiệp” và “phát triển hòa bình” như họ binh vực như thế nào. Phải có tiến trình trong việc tôn trọng luật pháp, trong sự minh bạch, và trong tự do ngôn luận và báo chí. Vì Trung Hoa là một đất nước với nhiều dân tộc, họ cũng nên được hưởng những quyền bình đẳng và tự do để bảo vệ bản sắc dân tộc tương ứng. đó là một điều kiện cho sự ổn định của quốc gia.

 

Ngày 6 tháng Ba, 2008, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tuyên bố, “Sự ổn định của Tây Tạng liên quan đến sự ổn định của đất nước, và sự an ninh của Tây Tạng liên quan đến sự an ninh của quốc gia.” Ông thêm rằng chính quyền Trung Hoa nên bảo đảm sự cát tường của những người Tây Tạng và cải thiện những hành động của nó đối với tôn giáo và những nhóm thiểu số, trong khi duy trì sự hòa hiệp và ổn định của xã hội. Tuyên bố của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tương hợp với thực tế và chúng tôi yêu cầu nó được áp dụng.

 

Năm 2008, dân tộc Trung Hoa tự hào và nôn nóng chờ đợi khai mạc thế vận hội Olympic. Ngay từ đầu tôi ủng hộ ý tưởng Trung Hoa tổ chức thế vận hội. Vì một sự kiện thể thao quốc tế như vậy, đặc biệt là Olympic, đưa những nguyên tắc của tự do bày tỏ, bình đẳng và hữu nghị ngay phía trước. Trung Hoa nên chứng minh tính hiếu khách của họ bằng việc ban cho những quyền tự do này. Trong việc gửi đi những vận động viên, tôi cảm thấy rằng cộng đồng quốc tế nên nhắc nhở nhiệm vụ của Trung Hoa. Vài quốc hội, các cá nhân, và những tổ chức phi chính phủ khắp thế giới đã đưa ra nhiều sáng kiến, nhấn mạnh cơ may của vận hội này đã cho Trung Hoa khởi đầu một sự thay đổi tích cực. Thế vận hội không nghi ngờ gì nữa đã có một tác động lớn lao trong tâm trí của mọi người trong cộng đồng người Hoa. Cho nên thế giới nên tìm những phương cách để hành động một cách hăng hái nhằm để ủng hộ sự thay đổi tích cực ở Trung Hoa, ngay cả sau khi chấm dứt Thế vận hội.

 

Tôi muốn bày tỏ sự tự hào của tôi và chấp nhận về sự chân thành, can đảm, và quyết tâm của dân tộc Tây Tạng ở Tây Tạng đã biểu lộ.  Tôi khuyến khích một cách năng động người Tây Tạng tiếp tục hành động một cách hòa bình, tôn trọng luật pháp. Tôi thúc giục tất cả mọi dân tộc thiểu số ở Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, kể cả người Tây Tạng, có thể hưởng thụ những quyền hợp pháp của họ.

 

Tôi cũng muốn cảm ơn chính phủ và nhân dân Ấn Độ đặc biệt tiếp tục sự hổ trợ vô song của họ cho người tị nạn Tây Tạng và vấn đề Tây Tạng, và để biểu lộ lòng biết ơn của tôi với tất cả mọi chính phủ và tất cả mọi dân tộc đã tiếp tục ủng hộ cho vấn đề của chúng tôi.

 

Với lời cầu nguyện của tôi cho sự cát tường của mọi chúng sanh.

 

***

 

Những vấn đề được giải thích trong bài phát biểu này vào ngày 10 tháng Ba, 2008, cũng giống với những gì Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tố cáo từ lúc Trung Cộng mới bắt đầu xâm chiếm Tây Tạng. Chúng đã trở nên ngày càng nguy hiểm tệ hại hơn qua năm tháng, và mặc cho sự hổ trợ của công luận quốc tế, hệ thống kềm kẹp của Trung Cộng kiểm soát đã không dừng lại.

 

Với mong ước đối thoại và đàm phán đã được trình bày bởi Đức Đạt Lai Lạt Ma trong nhiều dịp – chẳng hạn như bài phát biểu trong chuyến du hành Đài Loan vào tháng Hai 1997, khi ngài thừa nhận rằng “cuộc đấu tranh của người Tây Tạng không hướng đến chống lại người Hoa hay Trung Hoa, nhưng trong một tinh thần chân thật của hòa giải và thỏa hiệp.”

 

Trung Cộng đã đáp lại những tuyên bố này bằng việc ban hành một lời kêu gọi đấu tranh bằng mọi cách có thể chống lại “cuộc vận động quốc tế của bè lũ Đạt Lai.” Trong cuộc viếng thăm Hoa Kỳ sáu tháng sau đó, vào tháng Mười 1997, Chủ tịch Trung Cộng, Giang Trạch Dân, đã tuyên bố tại Harvard: “Đức Đạt Lai Lạt Ma nên thừa nhận một cách công khai rằng Tây Tạng là một phần không thể tách rời của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa và ông nên từ bỏ nền độc lập của Tây Tạng và chấm dứt mọi hành động hổ trợ trong việc tách rời nó khỏi mẫu quốc.”

 

Hai năm sau đó, vào năm 1999, trong một cuộc viếng thăm chính thức Pháp quốc, chủ tịch Trung Cộng lại lập lại những tuyên bố này, thêm rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng nên thừa nhận rằng Đài Loan là “một tỉnh của Trung Hoa.” Và trong thông điệp hàng năm vào tháng Ba cùng năm, lãnh tụ tinh thần của Tây Tạng đã tuyên bố rằng Trung Cộng đã trở nên cứng rắn trong vị thế của họ khi bước vào những thảo luận với ngài.

 

Nếu nhằm để tiến tới trong đối thoại, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã rất nhiều lần từ 1987 biểu lộ sự sẳn sàng của ngài để từ bỏ sự độc lập của Tây Tạng để ủng hộ cho vị thế của một khu tự trị thật sự cùng ở chung trong Trung Hoa, đó không có nghĩa là ngài đang viết lại lịch sử của xứ sở ngài và thừa nhận sự dối trá rằng Tây Tạng là một tỉnh cổ xưa của Trung Hoa.

 

Công luận quốc tế - đã biểu lộ ở trình độ cao nhất bằng thẩm quyền đạo đức của giải Nobel Hòa Bình – đã tiếp tục khuyến nghị Trung Cộng chấp nhận cánh tay đưa ra bởi Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhưng áp lực này chỉ chọc giận những cán bộ của Trung Cộng, những người bày tỏ sự bực tức gia tăng của họ bằng một sự đàn áp nghiêm trọng hơn bao giờ hết ở Tây Tạng. Cuộc đối thoại Hoa – Tạng đã bị gián đoạn trong năm 1993 và không được nối lại cho đến 2002, khi một phái đoàn của Đức Đạt Lai Lạt Ma đi Trung Hoa và Tây Tạng với mục tiêu tái lập lại một sự tiếp xúc trực tiếp. Về sau, một sự trao đổi sâu sắc hơn giữa hai bên đã không xảy ra cho đến năm 2004.

 

Trong lời phát biểu chính thức vào ngày 10 tháng Ba, 2005, Đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố rằng, “tôi muốn một lần nữa tái bảo đảm với những người cầm quyền Trung Cộng rằng: khi tôi vẫn còn có trách nhiệm cho vấn đề Tây Tạng, chúng tôi sẽ vẫn duy trì chí nguyện với con đường Trung đạo, vốn không đòi hỏi cho sự độc lập của Tây Tạng.” Đức Đạt Lai Lạt Ma bày tỏ sự lạc quan của ngài cho sự cải thiện dần dần những sự trao đổi giữa những sứ giả của ngài và những người đối tác Trung Cộng của họ.

 

Tháng Bảy 2005, một cuộc gặp gở tại tòa đại sứ Trung Cộng ở Berne, Thụy Sĩ, đã gợi lên nhiều hy vọng khi phái đoàn Trung Cộng cam đoan với những người Tây Tạng rằng Đảng Cộng Sản tán thành “tầm quan trọng rất lớn của những mối quan hệ với Đức Đạt Lai Lạt Ma.” Sau đó, vào tháng Hai 2006 và một lần nữa vào tháng Bảy 2007, trong những cuộc gặp gỡ mới ở Bắc Kinh, cả hai bên đều tuyên bố rằng họ đã xem lại những điều kiện cần thiết để giải quyết những bất đồng. Những sứ giả Tây Tạng đã nhấn mạnh tính cấp bách trong việc đối diện với những vấn đề căn bản, trong khi trình bày lòng mong ước của Đức Đạt Lai Lạt Ma được thực hiện một chuyến hành hương ở Trung Hoa.

 

Những cuộc đàm phán này là dài nhất và hứa hẹn nhất từ trước đến nay. Đó là tại sao, trong bài phát biểu vào ngày 10 tháng Ba, 2008, trong khi hối tiếc rằng những cuộc thảo luận đã chưa có những kết quả cụ thể nào, và rằng Bắc Kinh đã kiên trì trong cuộc chiến xâm lược nhân khẩu và sự vi phạm những quyền con người ở Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã vui thích với tuyên bố của chủ tịch Hồ Cẩm Đào khẳng định rằng chính quyền Trung Cộng sẽ bảo đảm “sự cát tường của người Tây Tạng và cải thiện những hành động của nó đối với tôn giáo và những nhóm thiểu số, trong khi duy trì sự ổn định và hòa hiệp xã hội.”

 

Nhưng trong những ngày tiếp theo đó, Lhasa đã nổi lên trong bạo động.

 

 

*

 

 

Ở Trung Hoa, tôi thấy đang trên đà thay đổi

         

VÀI NGƯỜI KHÁCH đặc biệt đại biểu của Quốc Hội Âu Châu rất tỉnh thức về những nỗ lực liên tục của tôi để tìm ra một giải pháp đồng thuận hỗ tương cho vấn đề Tây Tạng qua đối thoại và đàm phán.  Cũng trong tinh thần đó, năm 1988, tại  Quốc Hội Âu Châu ở Strasbourg, tôi đã trình bày một đề xuất cho phép sự đàm phán mà không kêu gọi cho một sự ly khai hay độc lập của Tây Tạng. Kể từ đó, những mối quan hệ của chúng tôi với chính quyền Trung Cộng đã trải qua nhiều lúc cao và thấp. Sau khi bị gián đoạn gần mười năm, trong năm 2002, chúng tôi tái lập những cuộc tiếp xúc trực tiếp với chính quyền Bắc Kinh.

 

Trong khi nhất định từ bỏ việc sử dụng bạo lực để điều khiển cuộc đấu tranh của chúng tôi, tôi khẳng định rằng chúng tôi chắc chắn có quyền để khám phá tất cả mọi lựa chọn chính trị có thể được. Trong tinh thần dân chủ, tôi đã kêu gọi một cuộc gặp gở đặc biệt của những người Tây Tạng lưu vong tranh luận về vị thế của dân tộc Tây Tạng và tương lai cuộc vận động của chúng tôi. Cuộc hội họp đã xảy ra từ ngày 17 đến 22 tháng Mười Một, 2008, ở Dharamsala, Ấn Độ. Việc chính quyền Bắc Kinh  không đáp ứng một cách thuận lợi những sáng kiến khởi đầu của chúng tôi khêu gợi lại sự nghi ngờ của nhiều người Tây Tạng vốn nghĩ rằng chính quyền Trung Cộng không quan tâm đến bất cứ giải pháp có thể chấp nhận được cho đôi bên dù là gì đi nữa. Nhiều người Tây Tạng tiếp tục tin rằng nhà đương cục Trung Cộng chỉ đang dự tính đồng hóa và hòa tan Tây Tạng bởi Trung Cộng, cho nên họ đã kêu gọi cho một nền độc lập hoàn toàn của Tây Tạng. Những người khác bênh vực cho quyền tự quyết và đòi hỏi một cuộc trưng cầu dân ý cho Tây Tạng. Mặc cho những quan điểm khác biệt này, các đại biểu tại tại cuộc họp mặt của chúng tôi đã nhất trí quyết định giao cho tôi toàn quyền quyết định sự tiếp cận tốt nhất có thể, giữ trong tâm hoàn cảnh hiện tại và những thay đổi ở Tây Tạng, ở Trung Hoa, và khắp toàn thế giới.

 

Tôi đã lập luận lúc kết cục thì dân tộc Tây Tạng là những người quyết định về tương lai của Tây Tạng. Như Pandit Nehru, từng là thủ tướng Ấn Độ, đã tuyên bố trước quốc hội Ấn Độ vào ngày 7 tháng Mười Hai, 1950: “Lời nói cuối cùng về Tây Tạng nên được nêu lên bởi người Tây Tạng và không phải ai khác.”

 

Vấn đề Tây Tạng có một không gian và quan hệ mật thiết vốn vượt khỏi số phận của sáu triệu dân Tây Tạng. Nó cũng liên hệ đến hơn mười ba triệu dân sống khắp Hy Mã Lạp Sơn, Mông Cổ, và những nước Cộng Hòa Kalmuk và Buriat ở Nga, cũng như sự gia tăng nhân khẩu của những anh chị em Trung Hoa, những người cùng chia sẻ nền văn hóa Phật giáo, vốn có thể cống hiến cho nền hòa bình và hòa hiệp trên thế giới.

 

*

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã có bài phát biểu trên tại Quốc Hội Âu Châu ở Brusels vào tháng Mười Hai 2008, sau cuộc nổi dậy lớn làm kích động Tây Tạng bắt đầu vào ngày 10 tháng Ba năm Thế Vận Hội của Trung Hoa, sau những cuộc biểu tình xảy ra trong khi trao đuốc Thế Vận xuyên qua các thủ đô trên thế giới. Sự đàn áp của Trung Cộng thật là dã man, mù quáng, và toàn diện. Người ta đồn đãi nói rằng có rất nhiều người bị bắt mà cảnh sát Trung Cộng không đủ còng tay và phải trói tù nhân lại bằng dây điện.

 

Vào ngày 14 tháng Ba, Zhang Qingli, bí thư Cộng đảng của khu tự trị, đã diễn tả tình hình ở Lhasa như “đánh tới chết” chống lại những kẻ ly khai Tây Tạng. Tại cuộc  gặp gỡ với những chỉ huy Cảnh Sát Quân Đội Nhân Dân, ông ta đã bày tỏ sự hân hoan rằng những cuộc biểu tình tháng Ba đã cho phép họ “thử nghiệm năng lực của họ để đáp ứng đến một tình trạng khẩn cấp trong trường hợp của những bạo loạn.”

 

Con số những nạn nhân chưa được xác minh, vì vẫn còn hơn một nghìn người bị mất tích. Và tin tức bị kiểm duyệt, và tất cả mọi cuộc giáo tiếp đều bị cấm đoán – đến nổi kéo dài như vậy ngay cả nhiều tháng sau đó. Người Tây Tạng ở Ấn Độ đã nói với chúng tôi rằng họ đã không dám gọi điện thoại cho gia đình họ vì sợ nguy hiểm cho người thân bên ấy.

 

Bây giờ chúng tôi biết rằng hàng nghìn người Tây Tạng – tăng, ni, cư sĩ, người già và kể cả trẻ con – đã bị bắt. Hơn 200 người bị kết án, và tối thiểu 150 người chết, đôi khi bị tra tấn và đánh đập. Người nào đó nói về “cuộc Cách Mạng Văn Hóa lần thứ hai” cho phép những phương pháp được sử dụng bởi nhà cầm quyền Trung Cộng theo sau việc đóng cửa hàng trăm tu viện khắp xứ sở. Những khu vực tu viện ở Lhasa bị bao vây bởi những xe thiết giáp nhiều tuần, và cư sĩ bị can ngăn trong việc đem thực phẩm và nước uống. Ít nhất một tu sĩ được nói là đã chết vì đói ở tu viện Ramoche. Một lần nữa người ta chứng kiến sự cướp phá tài sản quý giá của tôn giáo, và những cuộc hội họp “học tập cải tạo yêu nước” được tổ chức bắt buộc những tu sĩ thọ giới phủ nhận Đức Đạt Lai Lạt Ma trong bài viết, chịu hình phạt bị buộc tội ly khai và cầm tù.

 

Tuyên truyền của Trung Cộng buộc tội vị lãnh đạo tinh thần lưu vong xúi dục những cuộc nổi loạn này, gọi ngài là “một tội phạm”, một “phản bội mẫu quốc,” một “kẻ ly khai,” trong khi Zhang Qingli gọi ngài là một “con sói mặt người nhưng có trái tim thú vật.” Với những lời lăng mạ này, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đáp lại một cách tiếu lâm rằng đi thử máu để quyết định xem ngài là một con người hay một con thú. Nhưng nghiêm chỉnh  hơn, ngài lấy làm tiếc về sự tấn công nghiêm trọng vào những quyền con người khi nhà đương cục Trung Cộng buộc những tu sĩ lăng mạ ngài và, dưới sự đe dọa, phủ nhận ngài.

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nhận những báo cáo và những hình ảnh đầu tiên của những sự tàn bạo do nhà cầm quyền Trung Cộng tiến hành khi ngài cùng Samdhong Rinpoche. Ngài nhớ rằng đôi mắt của họ đẫm lệ và ngài cảm thấy tràn ngập đau khổ: “Đơn giản là tôi buồn, buồn một cách sâu sắc,” ngài đã nói như vậy.

 

Vào đầu tháng Giêng 2009, trong một buổi giảng dạy ở Sarnath (Lộc Uyển), ngài tuyên bố rằng ngài đã quán chiếu lời cầu nguyện của đại hiền nhân Ấn Độ Shantideva, vốn nói về kẻ thù như một vị thầy tốt nhất, vì vị đó đã buộc chúng ta phát triển nhẫn nhục và làm sâu sắc lòng bao dung cùng tha thứ của chúng ta. Với một du khách hỏi ngài có sân hận không, Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời rằng sân hận xa lạ với ngài, vì cảm xúc này có nghĩa là ta muốn làm tổn hại một người nào đó: “Niềm tin của tôi giúp tôi vượt thắng cảm xúc tiêu cực này và giữ sự vô tư của tôi. Mỗi một nghi thức Phật giáo của tôi là một phần trong tiến tình nơi tôi và nhận. Tôi nhận lòng ngờ vực của người Hoa và tôi gửi lòng từ bi của tôi. Tôi cầu nguyện cho những người Hoa, cho những lãnh tụ của họ, và ngay cả cho những người mà tay họ vấy máu.”

 

Sự phân tích của Đức Đạt Lai Lạt Ma về tình hình bộc phát là sáng suốt. Ngài chú ý rằng sự áp bức và tra tấn đã không thành công ở những cuộc “học tập cải tạo” chính trị người Tây Tạng. Để bù lại những tranh cãi phát sinh bởi những cuộc định cư đông đảo người Hán, lãnh đạo Cộng đảng Trung Hoa đưa vào vài chương trình hiệu quả để cải thiện phẩm chất đời sống, bơm vào hàng tỉ nhân dân tệ trong việc xây dựng những cơ sở hạ tầng. Nhưng trong con mắt của những người Tây Tạng, điều quan trọng nhất là việc hồi phục những tự do căn bản của họ cùng với bản sắc văn hóa và sự bất cần tâm linh của họ.

 

Vào tháng Mười Hai 2008, tại Quốc Hội Âu Châu, Đức Đạt Lai Lạt Ma tái khẳng định sự thích đáng của chính sách Trung Đạo của ngài, với mục tiêu của nó về việc bảo đảm khu tự trị phổ quát và bảo đảm người Tây Tạng quyền giải quyết những vấn đề của một trật tự văn hóa, tôn giáo, hay môi trường của chính họ. Không có vấn đề của một sự độc lập quốc gia vì từ quan điểm của quốc tế công pháp, Tây Tạng được liên hợp trong Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, vốn vẫn chịu trách nhiệm về ngoại giao và quốc phòng.

 

Tuy nhiên, chính sách Trung Đạo đã là một chủ đề của sự tranh luận độc hại gia tăng, đặc biệt trong những thành viên trẻ của Đại Hội Người Trẻ Tây Tạng – một tổ chức “khủng bố”, theo Cộng Đảng Trung Hoa – những thành viên của nó kêu gọi cho một sự độc lập. Đức Đạt Lai Lạt Ma chính ngài cũng thừa nhận rằng chính sách Trung Đạo chưa tạo ra bất cứ hy vọng nào cho kết quả. Nhà thơ Tenzin Tsendu bình luận về những lý do của sự thất bại này: “Đức Đạt Lai Lạt Ma đặt căn cứ trên sự tin tưởng rằng các lãnh tụ Trung Cộng cũng là những con người, có thể ngồi chung quanh một chiếc bàn và thảo luận mọi thứ. Nhưng mặc dù kiên nhẫn qua bao năm tháng để tìm kiếm cho một cuộc đối thoại thỏa hiệp, duy trì thông suốt và mặc dù mọi thứ, mặc cho một nổ lực chân thành với những mối quan hệ nhân bản, cuộc đối thoại này đã không thành công. Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận ra rằng Trung Cộng đã không chơi trò chơi này.”

 

Vì vậy, tại Quốc Hội Châu Âu gặp gở vào cuối năm 2008, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã không loại trừ khả năng từ bỏ đề xuất khu tự trị và trở lại kêu gọi cho một sự độc lập. Nhưng ngài cũng thừa nhận rằng ngài không thể giảm giá trị của khả năng của một giải pháp chung cuộc cho Tây Tạng: để giữ sự kiểm soát toàn Tây Tạng, một xứ sở phong phú tài nguyên thiên nhiên, những lãnh tụ Trung Cộng có thể áp bức dân số thậm chí tàn bạo hơn và dùng việc định cư dân số người Hán để làm cho người Tây Tạng vĩnh viễn thành một thiểu số không đáng kể ở một Tây Tạng tràn ngập người Hán.

 

Mặc dù bối cảnh không thể bị loại trừ, nhưng một nhân tố mới đã nuôi dưỡng hy vọng của Đức Đạt Lai Lạt Ma: sự tiến hóa của dân tộc Trung Hoa, và những sự nối kết Giáo Pháp đã phát triển trong những thập niên gần đây. Sau khi chúc mừng Quốc Hội Châu Âu về phần thưởng nhân quyền Sakharov cho Hu Jia, lãnh tụ tinh thần Tây Tạng khẳng định rằng ngay cả nếu ngài có thể không còn tin tưởng vào những tuyên bố của chính quyền Trung Cộng, thì ngài niềm tin của ngài với dân tộc Trung Hoa vẫn còn “nguyên vẹn.” 

 

 

 

*

 

Đến tất cả những anh chị em tâm linh Trung Hoa

 

TÔI MUỐN KÊU GỌI một cách cá nhân đến tất cả những anh chị em tâm linh ở Trung Hoa, cả bên trong và bên ngoài Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, đặc biệt đến những đệ tử của Đức Phật. Tôi nói như một tu sĩ Phật giáo và như một học trò của bậc thầy tôn kính của chúng ta, Đức Phật. Tôi đã kêu gọi đến cộng đồng người Hoa trong phổ quát, nhưng lần này, các bạn là những người tôi đang nói đến, những người anh chị em tâm linh của tôi, về chủ đề của một tính nhân đạo cấp bách.

 

Dân tộc Trung Hoa và Tây Tạng cùng chia sẻ di sản tâm linh của Phật giáo Đại thừa. Chúng ta tôn kính lòng Từ Bi của Đức Phật – Quán Thế Âm trong truyền thống Trung Hoa và Chenrenzig trong truyền thống Tây Tạng. Chúng ta yêu mến như lòng từ bi lý tưởng tâm linh cao nhất cho tất cả chúng sanh khổ đau. Vì rằng Phật giáo đã phát triển ở Trung Hoa trước  khi nó được truyền từ Ấn Độ vào Tây Tạng, cho nên tôi luôn luôn xem những người Phật tử Trung Hoa với sự tôn trọng như những người anh chị em lớn trưởng tràng.

 

Các bạn biết không, như một tu sĩ, bắt đầu vào ngày 10 tháng Ba, 2008, một loạt các cuộc biểu tình  đã xảy ra ở Lhasa và vài vùng khác của Tây Tạng. Những sự kiện này đã bị kích động sâu sắc bởi những chính sách của chính quyền Bắc Kinh. Tôi đã rất buồn vì sự mất đi mạng sống của cả hai bên, Trung Hoa và Tây Tạng, và tôi lập tức yêu cầu kềm chế trên bộ phận của cả hai bên Trung Hoa và Tây Tạng, tôi đặc biệt yêu cầu người Tây Tạng không được dùng đến bạo động.

 

Bất hạnh thay, nhà cầm quyền Bắc Kinh đã sử dụng những phương pháp tàn bạo để kiểm tra cuộc phản kháng mặc cho những khẩn cầu từ nhiều lãnh tụ các nước, NGO tổ chức phi chính phủ, và những người nổi tiếng thế giới, đặc biệt nhiều học giả Trung Hoa. Trong phạm vi của những sự kiện này, một số người đã mất đi mạng sống, những người khác bị thương tật, và nhiều người khác bị tù tội. Những cuộc tấn công tiếp tục, và nó nhầm mục tiêu đặc biệt tại những tu học viện, nơi mà những truyền thống của trí tuệ Phật giáo của tổ tiên chúng tôi được bảo tồn. Trải qua những năm lưu vong, nhiều tu viện đã bị đóng cửa. Chúng tôi đã nhận được nhiều báo cáo nói về việc bỏ tù những tu sĩ, đánh đập và bị đối xử tàn tệ. Những biện pháp đàn áp này dường như là một bộ phận của một chính sách có hệ thống, được phê duyệt chính thức.

 

Không có sự quán sát quốc tế, những nhà báo, hay ngay cả những khách du lịch được quyền đi vào Tây Tạng, tôi thật sự lo lắng sâu sắc về số phận của những người Tây Tạng. Nhiều người thương tật, nạn nhân của sự đàn áp, đặc biệt trong những vùng xa sôi, rất sợ hãi bị bắt bớ không bao giờ đòi hỏi đến chăm sóc y tế. Theo những nguồn tin đáng tin cậy, người ta đã chạy vào núi non, nơi họ không được tiếp cận với thức ăn hay chỗ trú ngụ. Những người tiếp tục đang sống trong một tình trạng sợ hãi liên tục, khiếp đảm bị bắt bớ.

 

Tôi cực kỳ lo lắng bởi những sự khổ đau liên tục này. Tôi cực kỳ quan tâm, và tự hỏi kết quả sẽ là gì cho tất cả những sự tiến triển bi thảm này. Tôi không tin rằng đàn áp là một giải pháp về lâu về dài. Cách tốt nhất để tiến đến việc giải quyết vấn đề liên quan đến người Tây Tạng và Trung Hoa là qua đối thoại, và tôi đã bảo vệ vị thế này trong một thời gian dài. Trong những năm gần đây, tôi đã thường bảo đảm với chính quyền Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa rằng tôi không yêu cầu cho một sự độc lập. Tôi đang tìm kiếm cho một sự tự trị đầy đủ ý nghĩa cho dân tộc Tây Tạng, có thể bảo đảm sự tồn tại lâu dài của văn hóa Phật giáo, và ngôn ngữ của chúng tôi, và bản sắc đặc thù của chúng tôi. Nền văn hóa phong phú của Tây Tạng là một bộ phận của di sản văn hóa phổ quát của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, và nó có thể lợi ích cho những anh chị em người Hoa.

 

 

*

 

Vào cuối tháng Tư 2008, ở Hoa Kỳ, trong lần du hành hải ngoại đầu tiên sau cuộc phản kháng khắp Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đưa ra một lời kêu gọi đến Trung Cộng. Trong một cuộc nói chuyện với cộng đồng Á châu, ngài đã hồi tưởng lòng chân thành và cởi mở của ngài, trong khi lấy làm tiếc vì vắng mặt sự đáp ứng về phần nhà cầm quyền Bắc Kinh.

 

Trong bài nói chuyện thứ hai đến người Phật tử Trung Hoa, âm điệu cá nhân hơn. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói với những người “anh chị em”; đến từ ngài, những từ ngữ này không phải không có ý nghĩa. Liên kết huynh đệ tồn tại trong những trình độ con người, lịch sử, và tâm linh, vì tất cả mọi người Phật tử đều là đệ tử của cùng một vị Thầy, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.Trong năm 2008, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã kêu gọi cho một cuộc tái khám phá tình huynh đệ chung quanh lý tưởng của tự do và dân chủ. Và những lời tuyên bố của ngài có tiếng vang trong Cộng Hòa Nhân Dân, vốn không thật sự đồng nhất. Trong năm 1996, nhà  bất đồng chính kiến Lưu Hiểu Ba đã bị kết án ba năm trong trại cải tạo vì đã viết một lá thư cho Chủ tịch Giang Trạch Dân kêu gọi cho quyền tự quyết của cho dân tộc Tây Tạng và một cuộc đối thoại cởi mở với Đức Đạt Lai Lạt Ma.

 

Trong xã hội Trung Hoa ngày nay, những nhà báo, luật sư, môi trường, nghệ sĩ có lòng can đảm đối diện với nhà cầm quyền. Như nó đang trải qua một sự thay đổi lớn, Trung Hoa đang khám phá lại tôn giáo. Theo thủ tướng Tây Tạng, Samdhong Rinpoche, có 300 triệu Phật tử ở Trung Hoa, kể cả cựu lãnh tụ Cộng Đảng Giang Trạch Dân, và cựu thủ tướng Chu Dung Cơ. Nhiều thương gia và nghệ sĩ quan tâm đến Phật giáo, và những sách vở của Đức Đạt Lai Lạt Ma, được in ở Đài Loan, được lưu hành kín đáo. Trong khi tình cảm và tình đoàn kết với người Tây Tạng được làm cho tiếp tục gia tăng, những đại gia ân nhân giàu có đã đóng góp tiền bạc để tái thiết lại những tu viện bị tàn phá và những trung tâm trao truyền Phật pháp trong truyền thống vĩ đại của Tây Tạng.

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma duy trì lòng hy vọng cho một sự dân chủ hóa cuối cùng ở Trung Hoa và cho công lý sẽ được trả lại cho dân tộc Tây Tạng bởi dân tộc Trung Hoa.

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma tự hỏi, “Điều gì xảy ra nếu tâm linh lật đổ cộng sản Trung Quốc?” Ngài đã hỏi câu hỏi này nhiều lần, vì với giả thuyết này, dường như không có khả năng đối với ngài. Nó được ghi trong logic của cách mạng tâm linh mà ngài đã bênh vực và trong ba chí nguyện của ngài trong kiếp sống này. Nếu việc làm của ngài trong việc phụng sự cho tự do và hòa bình khắp thế giới không hoàn tất, thì kiếp sống tới, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười lăm, sẽ tiếp lấy ngọn đuốc của tự do, vốn không bao giờ tàn lụi – nó bốc cháy trong trái tim của con người mà đời sống không chấm dứt với sự chết.

 

 


KẾT LUẬN: Tôi Đặt Niềm Hy Vọng Của Tôi Trong Trái Tim Con Người

 


Chúng Ta Chỉ Có Thể Sống Trong Hy Vọng

 

MẶC CHO NHỮNG TỘI ÁC DIỆT CHỦNG mà Trung Cộng đã làm trong xứ sở của chúng tôi, nhưng tôi thật tình không thù ghét trong tim tôi đối với người Trung Hoa. Tôi tin rằng một trong những lời nguyền rủa và hiểm họa của thời đại chúng ta là gán cho những quốc gia vì những tội ác của các cá nhân. Tôi biết nhiều người Trung Hoa đáng khâm phục.

 

Trong những ngày này của sức mạnh quân đội tràn ngập, tất cả những người đàn ông và đàn bà chỉ có thể sống trong hy vọng. Nếu họ được gia hộ với những ngôi nhà và gia đình yên bình, thì họ hy vọng được phép giữ chúng và để thấy con cái họ lớn lên trong hạnh phúc; nếu họ mất nhà cửa của họ, như chúng ta có, nhu cầu của họ cho hy vọng, và niềm tin thậm chí lớn hơn. Hy vọng của toàn thể loài người, trong sự phân tích cuối cùng, đơn giản là cho sự hòa bình của tâm hồn. Hy vọng của tôi đặt niềm tin trong lòng can đảm của người Tây Tạng và tình yêu thương cho sự thật và công lý vốn vẫn ở trong trái tim của loài người, và niềm tin của tôi trong lòng từ bi của Đức Phật Thế Tôn.

 

HÃY LÀ CỘI NGUỒN CỦA HY VỌNG

 

Bất cứ điều gì xảy ra

Đừng đánh mất hy vọng!

Phát triển trái tim của bạn.

Trong xứ sở của bạn, quá nhiều năng lượng

Được cống hiến để trau dồi tâm hồn.

Hãy là cội nguồn của lòng từ bi,

Không chỉ cho bạn bè của bạn,

Mà cho tất cả mọi người.

Hãy là cội nguồn của từ bi,

Cho hòa bình.

Và tôi nói với bạn lần nữa,

Đừng bao giờ đánh mất hy vọng.

Bất cứ điều gì xảy ra,

Bất cứ điều gì xảy ra chung quanh bạn

Đừng bao giờ đánh mất niềm tin!

 

*

 

Bài thơ này được Đức Đạt Lai Lạt Ma viết do yêu cầu của nhà văn người Hoa Kỳ Ron Whitehead, sáng lập một viện nghiên cứu y khoa nghiên cứu về gen con người. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đọc nó tại một đại học New York vào tháng Tư 1994 trong một lễ hội được tổ chức bởi Ron Whitehead cống hiến cho hòa bình thế giới.

“Đừng bao giờ đánh mất hy vọng,” là một châm ngôn của giới trẻ Tây Tạng, bây giờ được viết trong những ngôi nhà trong những làng trẻ em và được in trên áo thun.

 

*

Nguyện cho tôi là người bảo vệ của những thứ  bị ruồng bỏ

Người hướng dẫn cho những ai lang thang trên con đường,

Và cho những khao khát trên những bến bờ khác,

Nguyện cho tôi là bình chậu, thuyền bè, cầu cống;

Nguyện cho tôi là hải đảo, cho những ai cần một hải đảo,

Ngọn đèn cho những ai cần một ngọn đèn,

Là giường cho những ai cần một chiếc giường;

Nguyện cho tôi là viên ngọc ước, chiếc chậu

Đầy châu báu, một chân ngôn đầy năng lực, cỏ thuốc,

Cây ban cho mong ước, con bò của sự phong phú.

Khi thế gian vẫn còn tồn tại,

Khi chúng sanh vẫn còn hiện hữu

Nguyện cho tôi vẫn hiện diện

Để xua tan khổ đau cho trần thế!

 

*

 

Chính là với bốn câu thơ cuối của lời cầu nguyện dài bởi Ấn độ đại thánh Shantideva vốn ca ngợi lòng yêu thương của Đức Phật cho tất cả mọi chúng sanh, mà Đức Đạt Lai Lạt Ma đã kết thúc bài phát biểu nhận giải Nobel Hòa bình năm 1989.

 

Gần hai mươi năm sau, ngài tâm sự rằng vào lúc qua đời, ngài muốn để lại cuộc đời này ghi nhớ những dòng này, tâm thức của ngài tắm gội trong lòng từ  bi.

 

*

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/10/2019(Xem: 8295)
Trong đời sống hằng ngày, chúng ta thường nghe những lời bàn tán có tính cách phê phán như: "Nhân cách của ông A thật là hoàn hảo" hay "Tư cách người đó không ra gì...." hoặc "Sống sa đoạ quá làm mất cả nhân cách" v.v... và v.v... Vậy nhân cách là cái gì? Thông thường, người ta giải nghĩa Nhân là người, Cách là tư cách, là phẩm chất, là giá trị, là tư cách làm người... Như vậy Nhân cách là một thứ giá trị, phẩm chất đạo đức của mỗi con người được xây dựng và hình thành trong suốt thời gian con người đó tồn tại trong xã hội.
03/10/2019(Xem: 10143)
Tâm thư kêu gọi trợ giúp em Đức, huynh trưởng GĐPT Phú Cát, Huế, Ở nhà máy HBI Huế có em Hồ Xuân Đức ( 140450), nhân viên may - Bộ phận Newstyle, cách đây cách đây 4 tháng, Đức phát hiện bị bệnh Wilson, một loại bệnh do di truyền gây ảnh hưởng gan, hệ thần kinh và kéo dài suốt đời. Mặc dù mới chỉ phát hiện cách đây 4 tháng, nhưng bệnh đã ảnh hưởng đến gan và hiện tại gan của em đã bị xơ ở giai đoạn cuối.
30/09/2019(Xem: 7333)
Nhà Thần kinh học người Ý - Do Thái đoạt giải Nobel 1986 " Khi già đi, thị lực con người kém đi ....nhưng sẽ NHÌN THẤY NHIỀU HƠN " Và gần đây tôi đã đọc được đâu đó rằng " Mỗi người già là một thư viện ". Lẽ ra câu nói trên đây chỉ đúng cho những bậc Cao tăng thiền Đức, khi các Ngài đã thâm sâu hiểu Đạo, nhưng các bạn ơi khi càng đi dần vào tuổi thu đông và khi tiếp xúc nhiều với tất cả các bạn cùng lứa tuổi và bạn sẽ thấy rằng nó đúng cho cả những người phàm phu như chúng ta nữa đó . Vì thật ra nếu con cái chúng ta muốn học hỏi kinh nghiệm từ bố mẹ chúng từ khi họ trải qua những khó khăn do cuồng lưu nghiệt ngã của cuộc sống trong đời và nếu họ chỉ cần muốn lưu trữ lại ..hẳn chứa đầy mấy tủ sách đấy , bạn ạ .
26/09/2019(Xem: 15313)
Nhằm tạo một cơ hội sinh hoạt chung để chia sẻ, truyền lửa cho nhau, và thảo luận một số đề tài liên quan đến công việc Hoằng pháp, Giáo dục, Văn học Nghệ thuật, Phật Giáo, và Ra Mắt Sách chung, một buổi sinh hoạt CÓ MẶT CHO NHAU 2 sẽ được tổ chức tại Tully Community Branch Library, 880 Tully Rd. San Jose, CA 95111, vào lúc 2:30--5:45 chiều, Thứ Bảy, ngày 19 tháng 10, 2019. Buổi sinh hoạt này gồm có các tiết mục như sau:
12/09/2019(Xem: 7002)
HT Thích Nhất Hạnh trong phần đầu của TRÁI TIM CỦA BỤT có dạy : " Mọi người, ai trong chúng ta cũng có đủ mọi hạt giống, có những hạt giống trung thành và cũng có những hạt giống phản bội . Những hạt giống này phải được tu tập, tưới tẩm cho những cái ác không còn môi trường phát triển thì ta mới có sự chuyển hoá và giúp ích cho mọi người " Và nếu như Ngài đã dạy cách nghe một bài pháp thoại là Hãy khoan dùng Trí năng phân biệt của mình để nghe mà phải để cho mặt đất Tâm của mình mở rộng thênh thang cho mưa pháp thấm nhuần thì phải chăng thưởng thức âm nhạc cũng vậy ( tuy nhiên bản nhạc bắt buộc nằm đúng trong hướng đi của mình đã chọn chứ không phải bất cứ loại âm nhạc nào )
07/09/2019(Xem: 6116)
Không biết vận mệnh tôi luôn phải sống trong cảnh mà người ta gọi là " một kiểng hai quê " không ? Dù tôi không muốn thế nhưng từ bốn năm nay từ khi con trai cả tôi do nhu cầu nghề nghiệp phải sống luôn tại Sydney và mua được một ngôi nhà có đất thật rộng để cất thêm cho tôi một gian nhà nhỏ mà tôi xem đó như một nơi đi về trốn mùa đông thật lạnh của Melbourne hay là nơi trú ẩn cuối cùng trong những ngày tuổi già tàn tạ chờ vào nhà dưỡng lão thì nhiều người bạn nửa như trách khéo nửa như khuyên bảo rằng ...chính tôi đã tự tạo cho mình thêm mối ràng buộc vì phải đi đi về về mỗi năm ba bốn lần ...
03/09/2019(Xem: 7033)
Ngày cuối tuần tôi thường rất thư giản vì không phải tuân vào kỷ luật của riêng mình ( phải thi hành đúng chương trình đã thiết lập ) giở lại chồng CD cũ, vô tình được nghe lại bản nhạc của cố nhạc sĩ Phạm Duy thật hay " Một bàn tay " do Duy Quang hát ( người con cả của Ông cũng đã qua đời trước Ông ) rồi lại nghe tiếp Duy Khánh với " Những bàn chân " lòng tôi chợt chùng xuống và thương cảm cho thân phận con người ....và chợt nhận ra đôi khi mình thật ích kỷ để ban tặng một lời khen , một lời cám ơn đến những người đã mang nghệ thuật âm nhạc giúp ta thư giản... giải trí quên hết đi những bận rộn ưu tư của cuộc đời ....
01/09/2019(Xem: 7053)
Tôi cảm ơn những người tổ chức tạo cơ hội để nói chuyện và chia sẻ với mọi người, đặc biệt với giới trẻ. Tôi cũng cảm ơn chính tôi, đặc biệt là thân thể tôi. Một vài ngày qua, tôi có vấn đề với cuống họng của tôi, vì thế tôi phải uống thuốc, nhưng rủi ro thay tôi uống quá liều và nó trở nên trầm trọng. Tôi đã ngủ mười tiếng đồng hồ vào buổi tối và tôi cảm thấy rất khỏe khoắn hôm nay.
30/08/2019(Xem: 7630)
Gần đây không hiểu sao tôi lại rất thích thú khi đọc được trên trang mạng những đề tài như LÃO GIẢ AN CHI ( Già có được an không ? ) . Có lẽ đã đến lúc không còn mơ mộng viễn vông rằng không ai có thể đi ngược lại với dòng chảy của thời gian và đến một lúc nào đó chúng ta cần phải ý thức được về vị thế của mình khi về già nếu như chưa có được " một chút tài sản thế gian lẫn tài sản tâm linh" nghĩa là vào lúc về hưu rồi phải làm sao có được nơi trú ẩn thuận tiện , không nợ nần và còn có thêm một chút vật chất phòng khi giao tế và hành thiện tu bồi phước và có cơ hội tu tập những đạo lý hầu làm tư lương khi trở về một nơi nào đó ...sau khi xả bỏ thân phàm phu này . Vì chỉ có Huệ ta mới có thể làm Phước được, nhưng nếu để Huệ mãi còn non kém mà không chịu tu tập thêm thì sẽ một ngày nào đó , ta xài hết Phước rồi thì vẫn mãi ở trong sinh tử luân hồi ....
23/08/2019(Xem: 7767)
Ngày lễ Vu Lan trong Đạo Phật là ngày “Phật Hoan Hỷ”, ngày “Tự Tứ”. Tăng, Ni tập trung vào sự tu niệm và thỉnh cầu những bậc trưởng thượng chỉ dạy mọi lỗi lầm để mình thành tâm sám hối.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]