Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 1: Như Một Con Người

17/06/201920:18(Xem: 5122)
Phần 1: Như Một Con Người

Phần 1: Như Một Con Người

 


1-    Loài người chúng ta

 


TÔI KHÔNG PHẢI LÀ MỘT NGƯỜI ĐẶC BIỆT

 

 

 

Tôi Chỉ Là Một Con Người

 

THUẬT NGỮ "ĐẠT LAI LẠT MA" có những ý nghĩa khác nhau tùy theo những con người khác nhau. Đối với một số người, thuật ngữ này tuyên bố rằng tôi là một vị Phật Sống, hóa thân trên trái đất của Quán Thế Âm, một vị Bồ tát của Từ Bi. Đối với một số người khác, nó có nghĩa rằng tôi là một vị "Thánh Vương." Vào cuối những năm 1950, một vị Đạt Lai Lạt Ma có nghĩa là thi hành chức năng của "Phó Chủ Tịch Quốc Hội Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa." Sau đó, vào lúc đầu của sự lưu vong sau sự đào thoát của tôi, tôi được gọi là một "kẻ phản cách mạng" và một "kẻ ăn bám." Nhưng không tên gọi nào tương ứng với tôi.

 

Như tôi thấy nó, danh hiệu "Đạt Lai Lạt Ma" tương ứng trách nhiệm giao xuống cho tôi. Đối với tôi, tôi chỉ là một con người, và nó rất ngẫu nhiên rằng tôi cũng là một người Tây Tạng được chọn để là một tu sĩ Phật Giáo. Cho nên trước khi tôi kể những sự kiện về hành trình tâm linh của tôi, tôi muốn quán chiếu trên những gì đã ràng buộc tất cả chúng ta với nhau, những yếu tố căn bản của con người thông thường chúng ta và sự từ bi mà nó kêu gọi đến.

 

Một Nhu Cầu Quan Trọng Cho Tình Cảm Trong Dòng Máu Của Chúng Ta

 

ĐỜI SỐNG CỦA CHÚNG TA LỆ THUỘC VÀO NHỮNG NGƯỜI KHÁC rất nhiều, ở tại gốc rể sự tồn tại của chúng ta có một nhu cầu nền tảng cho từ ái. Đó là tại sao thật tốt đẹp để trau dồi một cảm nhận xác thật của trách nhiệm và sự quan tâm chân thành cho lợi ích của những người khác.

 

Bản chất thật sự như những con người là gì? Chúng ta không chỉ là những thứ vật chất, và thật sai lầm khi đặt tất cả những hy vọng cho hạnh phúc trong sự phát triển ngoại tại. Không cần đi vào cuộc tranh luận ồn ào về sự tạo hóa và tiến hóa của vũ trụ, thì tất cả chúng ta đều đồng ý rằng mỗi con người là sản phẩm của cha mẹ họ. Phần quan trọng nhất, sự thụ thai của chúng ta liên hệ không chỉ là khát vọng dục tình mà cũng là quyết định của họ để có một đứa con. Dự tính của  họ được căn cứ trên trách nhiệm vị tha và chí nguyện chăm sóc chúng ta cho đến khi chúng ta trở thành độc lập. Cho nên ngay chính lúc thụ thai của chúng ta, tình thương của cha mẹ chúng ta là nhân tố thiết yếu.

 

Hơn thế nữa, chúng ta lệ thuộc hoàn toàn vào sự chăm sóc của mẹ chúng ta vào buổi đầu sinh ra đời. Theo một số nhà khoa học, tình trạng của tâm thức - tĩnh lặng hay khích động - của một bà mang thai có một tác động vật lý ngay lập tức vào đứa bé trong bụng.

 

Biểu lộ của tình thương cũng thiết yếu lúc sinh ra. Vì động tác đầu tiên của chúng ta là bú sửa từ vú bà mẹ, cho nên một cách bản năng chúng ta cảm thấy gần gũi với mẹ chúng ta, người cũng cảm thấy tình yêu nhằm để nuôi dưỡng chúng ta, vì nếu bà giận dữ hay không vui, dòng sửa mẹ sẽ không tuôn chảy thật thoải mái.

 

Rồi thì có thời điểm quan trọng cho việc cấu thành não bộ, từ lúc mới sinh cho đến ba hay bốn tuổi. Sự xúc chạm tình cảm của thân thể là nhân tố chính cho đứa bé lớn lên một cách bình thường. Nếu nó không được nuông chiều, ôm ấp, yêu thương, sự phát triển của nó sẽ bị giới hạn và não bộ của nó sẽ không lớn mạnh với khả năng trọn vẹn của nó.

 

Vì đứa bé không thể sống còn mà không có sự săn sóc của người khác, cho nên tình thương là thiết yếu. Ngày nay nhiều trẻ con lớn lên trong những gia đình không hạnh phúc. Thiếu thốn tình cảm, sau này trong đời sống chúng sẽ hiếm hoi yêu thương cha mẹ chúng và sẽ thường gặp rắc rối trong việc yêu thương người khác. Điều này là rất đáng buồn.

 

Vài năm sau, khi trẻ con đến trường, chúng cần được giúp đở bởi giáo viên của chúng. Nếu một giáo viên không tự giới hạn mình với việc dạy dỗ, nếu vị ấy cũng lãnh lấy trách nhiệm chuẩn bị cho học trò của vị ấy cho cuộc sống, thì chúng sẽ phải tôn trọng giáo viên ấy và tin tưởng vị ấy. Những điều chúng học hỏi từ giáo viên sẽ để lại ấn tượng mãi mãi trong tâm thức chúng. Ngược lại, những chủ đề được dạy bởi người nào đó không quan tâm đến sự cát tường của học trò sẽ chỉ thoáng qua chúng và sẽ bị quên lãng không lâu sau đó.

 

Tương tự thế, khi một người bệnh được chửa trị tại bệnh viện bởi một bác sĩ biểu lộ tình người nồng ấm, bệnh nhân sẽ cảm thấy thoải mái. Bác sĩ mong ước tận dụng không tiếc những y cụ chửa trị, bất chấp những chi tiết kỷ thuật của tiến trình y khoa. Trái lại khi một bác sĩ thiếu sự thấu cảm và dường như không thân thiện, không kiên nhẫn, hay khinh thường, ngay cả nếu vị ấy là rất nổi tiếng, đoán bệnh đúng, và vị ấy quy định những phương pháp hiệu quả nhất, thì bệnh nhân vẫn ở trong tình trạng phiền muộn.

 

Trong trường hợp của một cuộc đối thoại hàng ngày, khi người nói chuyện của chúng ta nói với chúng ta với một cảm giác nhân bản, thì chúng ta lắng nghe và đáp lại với sự vui vẻ, vì thế cuộc đối thoại trở thành hấp dẫn mặc dù nó thật bình thường. Trái lại, nếu người nào đó nói một cách lạnh lùng hay thô lỗ, chúng ta cảm thấy phiền toái và muốn chấm dứt cuộc đối thoại một cách nhanh chóng. Từ những sự kiện nhỏ nhất đến những sự kiện lớn nhất, tình cảm và sự tôn trọng người khác là nhân tố quan trọng.

 

Mới đây, tôi đã gặp một nhóm các nhà khoa học Hoa Kỳ, họ nói rằng tỉ lệ người mắc bệnh tâm thần ở xứ sở họ là khá cao - khoảng 12 phần trăm dân số. Theo cuộc thảo luận, nó nổi bật lên rõ ràng rằng nguyên nhân chính không phải là thiếu thốn vật chất mà là thiếu tình cảm.

 

Một điều dường như rõ ràng. Cho dù chúng ta có cảnh giác về nó hay không, từ lúc chúng ta mới ra đời, nhu cầu cho tình cảm vốn ở chính trong dòng máu của chúng ta. Tôi tin tưởng rằng không ai được sinh ra mà không có nhu cầu yêu thương này. Và trái lại với những trường phái tư tưởng hiện đại nào đó, điều này chứng minh rằng loài người không bị giới hạn với trình độ vật chất mà thôi. Bất chấp đối tượng vật chất, bất chấp nó đẹp đẻ và quý giá đến thế nào đi nữa, lại có thể cho chúng ta cảm giác của việc được yêu thương được, bởi vì bản chất sâu xa hơn, đặc tính chân thật của chúng ta có gốc rể trong tính tự nhiên khách quan của tâm thức.

 

Từ bi, là điều đôi khi tôi cũng gọi là tình cảm con người, là nhân tố quyết định của đời sống chúng ta. Liên hệ với lòng bàn tay của chúng ta, năm ngón tay trở thành chức năng: cắt đứt nó ra, chúng vô dụng. Tương tự thế, mỗi hành động của con người trở thành nguy hiểm khi nó thiếu vắng cảm giác con người. Khi chúng được được biểu hiện với cảm giác và sự tôn trọng cho những giá trị của loài người, thì tất cả mọi hành động trở thành xây dựng.

 

Mẹ Tôi, Một Người Phụ Nữ Từ Bi

 

TÔI ĐƯỢC SINH RA TRONG MỘT GIA ĐÌNH GIẢN DỊ từ một vùng xa xôi hẻo lánh của tỉnh Amdo ở Tây Tạng. Như một đứa bé, tôi lớn lên trong vòng tay yêu thương từ ái của mẹ tôi, một người phụ nữ đại bi. Và sau khi tôi đến Lhasa vào lúc bốn tuổi, mọi người chung quanh tôi, những vị thầy của tôi và những người phục vụ, đã dạy tôi điều gì có  nghĩa là tốt lành, trung thực, và quan tâm. Đó là môi trường mà tôi lớn lên.

 

Sau này, sự giáo dục cổ điển trong tư tưởng Phật Giáo phơi bày cho tôi với những nhận thức chẳng hạn như liên hệ nhân duyên hổ tương và khả năng con người cho lòng từ bi vô hạn. Điều đó cho tôi tỉnh giác với tầm quan trọng của trách nhiệm toàn cầu, bất bạo động, và sự thấu hiểu trong những tôn giáo. Niềm tin ngày nay trong những giá trị này cho tôi một động cơ để thúc đẩy những phẩm chất nhân loại căn bản. Trong phạm vi của cuộc chiến đấu của tôi cho nhân quyền và một sự tự do rộng rãi hơn của dân tộc Tây Tạng, thì những giá trị này tiếp tục hướng đạo những chí nguyện của tôi đến con đường bất bạo động.

 

Đã Đến Lúc Để Suy Nghĩ Trong Mô Thức Loài Người

 

KHI TÔI NÓI CHUYỆN VỀ ÂN CẦN VÀ TỪ BI, tôi không bày tỏ tự thân tôi như một Phật tử, hay như một Đức Đạt Lai Lạt Ma, hay như một người Tây Tạng, mà đúng hơn tôi là một con  người. Và tôi hy vọng rằng quý vị cũng tự xem mình như những con người, chứ không là những người Mỹ, những người phương Tây, hay những thành viên của nhóm này hay nhóm khác. Những sự phân chia như vậy là thứ yếu. Khi chúng ta nói như những con người, thì chúng ta có thể chạm vào vấn đề thiết yếu. Nếu tôi nói, "tôi là một tu sĩ," hay, "tôi là một Phật tử", đó là một vấn đề của những thực tế tạm thời trong sự so sánh với bản chất con người của tôi. Sự thật được sinh ra như con người là căn bản và sẽ không thay đổi cho đến khi chết. Những phần còn lại, cho dù chúng ta có nghiên cứu hay không, giàu hay nghèo, là thứ yếu.

 

Ngày nay chúng ta đối diện với nhiều vấn nạn. Trách nhiệm của chúng ta liên hệ trực tiếp với những xung đột bị khích động bởi tư tưởng, tôn giáo, và kinh tế. Do đó, đã đến lúc cho chúng ta suy nghĩ trong dạng thức con người, trên một trình độ sâu sắc hơn nơi chúng ta quan tâm một cách tôn trọng phẩm chất của người khác, vì họ cũng là những con người như chúng ta. Chúng ta phải xây dựng những mối quan hệ gần gũi trong lòng tin hổ tương, thấu hiểu và hổ trợ lẫn nhau, mà không chú ý nhiều tới những khác biệt về văn hóa, triết lý, tôn giáo, hay tín ngưỡng.

 

Xét cho cùng, tất cả con người là giống nhau - được làm bởi thịt, xương, và máu. Tất cả chúng ta muốn hạnh phúc, và tất cả muốn xa lánh khổ đau. Chúng ta là những thành viên của một gia đình nhân loại duy nhất, và những sự tranh cải của chúng ta được sinh ra từ những nguyên nhân thứ yếu. Những sự tranh chấp, dối trá, và giết chóc là vô ích.

 

Mỗi Người Chúng Ta Gặp Là Anh Chị Em Của Chúng Ta

 

TÔI MUỐN NHẤN MẠNH VÀO ĐIỂM NÀY, mà tôi nghĩ là thiết yếu. Sự hạnh phúc của mỗi người có thể làm thành một sự cống hiến thậm thâm, hiệu quả và nó có thể cải thiện toàn bộ cộng đồng nhân loại.

 

Bằng việc nhận ra rằng chúng ta cùng chia sẻ nhu cầu để được yêu thương, chúng ta có cảm giác rằng trong mỗi hoàn cảnh mỗi con người chúng ta gặp gở là anh chị em của chúng ta. Không hề gì nếu khuôn mặt của họ là không quen thuộc hay nếu hiện tướng và thái độ của họ là bất thường. Không có sự ngăn cách quan trọng giữa chúng ta và người khác. Thật vô lý để chú ý vào những sự khác biệt bên ngoài, vì nền tảng tự nhiên của chúng ta là đồng nhất.

 

Trong sự  phân tích rốt ráo, nhân loại chỉ là một, và ngôi nhà duy nhất của chúng ta là hành tinh nhỏ bé này. Nếu chúng ta muốn bảo vệ nó, mỗi người chúng ta phải trải nghiệm lòng vị tha phổ quát. Chỉ có cảm nhận này mới loại trừ được những động cơ vị kỷ thúc ép người ta lợi dụng nhau. Với một trái tim chân thành và cởi mở, tự nhiên chúng ta vững tin và bảo đảm với chính chúng ta, và chúng ta không có gì để lo sợ từ những người khác.

 

Tôi tin rằng trong tất cả mọi trình độ của xã hội - gia đình, quốc gia, và quốc tế - chìa khóa cho một thế giới tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn là lòng đại bi. Không nhất thiết để đi theo một tôn giáo, hay tin tưởng trong một hệ tư tưởng nào. Điều quan trọng là phát triển những phẩm chất nhân bản tối đa như có thể. Tôi cố gắng để xử sự với mỗi người mà tôi gặp như một người bạn cũ, và điều ấy cho tôi một cảm giác thật sự của hạnh phúc.

 

Từ Ái, Điều Kiện Cho Sự Sống Còn Của Chúng Ta

 

LÚC MỚI SINH RA, con người tự nhiên được phú cho những phẩm chất chúng ta cần có cho sự tồn tại của chúng ta, chẳng hạn như quan tâm, nuôi dưỡng, và từ ái yêu thương. Mặc cho sự thật là chúng ta đã sở hữu những phẩm chất tích cực, tuy thế, chúng ta có xu hướng quên lãng nó. Như một kết quả, loài người đối diện những vấn nạn không cần thiết. Chúng ta cần thực hiện thêm những nổ lực để duy trì và phát triển những phẩm chất căn bản này. Đó là tại sao việc thúc đẩy những giá trị nhân bản là điều quan trọng chính yếu. Chúng ta cũng cần tập trung trong việc nuôi dưỡng những mối quan hệ nhân bản tốt đẹp vì, cho dù những sự khác biệt quốc gia, tôn giáo tín ngưỡng, chủng tộc, sự giàu sang, hay học vấn của chúng ta là gì, thì tất cả chúng ta cũng là những con người. Đối diện với những khó khăn, chúng ta luôn luôn gặp gở những người  nào đó, có lẻ là những người xa lạ, cũng tự động dành sự giúp đở cho chúng ta. Tất cả chúng ta lệ thuộc vào nhau trong những hoàn cảnh khó khăn và chúng ta cũng làm như thế vô điều kiện. Chúng ta không hỏi người đó là ai trước khi chúng ta giúp đở họ. Chúng ta giúp đở họ bởi vì họ là những con người như chúng ta.

 

Tôi Cầu Nguyện Cho Một Gia Đình Nhân Loại Yêu Thương Nhau Hơn

 

Ngay cả khi gặp một người xa lạ

Mỗi lần ấy tôi đều có một cảm giác như nhau

"Người ấy là một thành viên khác của gia đình nhân loại của tôi."

Một thái độ như vậy làm sâu sắc hơn

Tình cảm và sự tôn trọng của tôi cho tất cả chúng sanh.

Nguyện cho lòng từ ái tự nhiên này

Trở thành sự cống hiến nhỏ nhoi của tôi cho thế giới hòa bình!

Tôi cầu nguyện cho một thế giới thân hữu hơn,

Yêu thương nhau hơn, và cho một sự thấu hiểu tốt đẹp hơn

Trong gia đình nhân loại trên hành tinh này.

Đó là lời kêu gọi mà tôi thực hiện từ đáy lòng của tôi

Đến tất cả những ai chán ghét khổ đau

Và yêu thương hạnh phúc bền lâu.

 

Tất Cả Chúng Ta Là Giống Nhau (*)

 

BẤT KỂ CHÚNG TA ĐẾN từ nơi nào trên thế giới, một cách căn bản tất cả chúng ta là những con người như nhau. Tất cả chúng ta tìm cầu hạnh phúc và muốn lẫn tránh khổ đau. Một cách chính yếu tất cả chúng ta có những nhu cầu giống nhau và những quan tâm tương tự. Như những con người, tất cả chúng ta muốn được tự do để có quyền quyết định vận mạng của chính mình như những cá nhân cũng như vận mạng của dân tộc chúng ta. Đó là tính nhân bản tự nhiên.

 

Những vấn nạn đối diện với chúng ta ngày nay được tạo bởi con người, cho dù là những xung đột bạo lực, sự tàn phá môi trường, sự nghèo cùng hay đói khát. Những vấn nạn này có thể được giải quyết, cảm ơn những nổ lực của con người, bằng việc thấu hiểu rằng chúng ta là những anh chị em và bằng việc phát triển ý nghĩa tình anh em này. Chúng ta  phải nuôi dưỡng một trách nhiệm toàn cầu đối với mỗi người và mở rộng nó ra toàn hành tinh mà chúng ta phải chia sẻ.

 

Tôi cảm thấy lạc quan rằng những giá trị cổ truyền vốn đã giữ vững loài người đang được củng cố ngày nay, đang chuẩn bị cung cách cho thế kỷ 21 tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn.

 

Tôi cầu nguyện cho tất cả chúng ta, kẻ áp bức và bè bạn, vì thế tất cả chúng ta có thể xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn qua sự thấu hiểu hổ tương và yêu thương, và trong việc làm như vậy chúng ta có thể giảm thiểu đau đớn và khổ sở của tất cả chúng sanh."

 

***

 

(*) Vào ngày 10 tháng Chạp năm 1989, Đức Đạt Lai Lạt Ma phát biểu nhận giải Nobel Hòa Bình, được trích dẫn ở trên, đã được truyền thông trên toàn thế giới. Vấn đề Tây Tạng đã trở thành quốc tế. Nhưng không như một lãnh tụ của chính  phủ Tây Tạng lưu vong, hay như một người Tây Tạng, mà Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận giải Nobel. Ngài chia sẻ vinh dự này như một con người với tất cả những ai nhìn nhận những giá trị căn bản loài người của mỗi người chúng ta. Bằng việc xác nhận tình người của ngài trong ngôn ngữ quốc tế của trái tim, nó đã vượt khỏi những rạn nứt tư tưởng và khái niệm của đặc tính văn hóa, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đưa lại tình người cho chúng ta.

 

Ở Oslo, ngày 10 tháng Chạp năm 1989, tất cả chúng ta đã nhận giải Nobel Hòa Bình.


TÔI SẼ THỰC HÀNH TỪ BI CHO ĐẾN HƠI THỞ CUỐI CÙNG

 

 

 

Chúng Ta Muốn Nói Gì Với "Từ Bi"?

 

TỪ BI CÓ THỂ BỊ trộn lẫn với khao khát và dính mắc: tình thương của cha mẹ dành co con cái, thì dụ thế, thường phối hợp với nhu cầu cảm xúc của chính họ và vì vậy không phải toàn bộ từ bi. Tương tự thế, trong hôn nhân tình yêu giữa vợ và chồng - một cách đặc biệt vào lúc mới đầu, khi một người không nhận thức toàn bộ đặc tính của người kia - thì thường giống dính mắc hơn là tình yêu thật sự. Khát vọng của chúng có thể rất mạnh và người chúng ta dính mắc dường như tốt đẹp, ngay cả nếu người kia thật sự là rất tiêu cực. Điều chi hơn nữa, chúng ta có xu hướng thổi phồng những phẩm chất khiêm tốn nhất. Cho nên khi thái độ của người ta thay đổi, thì người kia thường thất vọng, và thái của người kia cũng thay đổi như một kết quả. Đó là một dấu hiệu cho thấy tình yêu được thúc đẩy nhiều từ nhu cầu cá nhân hơn là từ sự quan tâm xác thật cho người yêu. Từ bi thật sự không chỉ là một đáp ứng cảm xúc: nó là một chí nguyện kiên cố, vô tư. Do vậy, một thái độ đáng tin của từ bi không thay đổi, ngay cả phải đối diện với thái độ tiêu cực của một người khác.

 

Dĩ  nhiên, thật sự không dễ dàng để phát triển hình thức này của từ bi. Để bắt đầu, chúng ta phải thấu hiểu rằng những cá thể kia cũng là những con người như chúng ta. Họ muốn hạnh phúc và không muốn đau khổ. Khi quý vị biết rằng tất cả chúng sanh là bình đẳng trong nguyện ước cho hạnh phúc và quyền của họ để đạt được nó, quý vị tự động cảm thấy một sự thấu cảm và nó đem quý vị gần gũi hơn với họ. Bằng cách tập cho quen tâm thức quý vị với một lòng vị thay phổ quát, thì quý vị sẽ phát triển một cảm giác trách nhiệm cho người khác và nguyện ước giúp đở  họ vượt thắng khổ đau của họ một cách hiệu quả. Một khát vọng như vậy không phải là lựa chọn mà là được áp dụng tới mọi người một cách không thiên vị. Cho đến khi mà con người còn cảm thấy vui sướng và khổ đau như quý vị, thì không có một căn bản hợp lý nào cho phép chúng ta thiết lập những sự phân biệt hay giảm bớt niềm ước ao cho họ, ngay cả khi thái độ của họ là tiêu cực.

 

Với sự nhẫn nại và thời gian, quý vị sẽ phát triển hình thức từ bi này. Dĩ nhiên, vị kỷ và dính mắc với cảm giác một tự ngã độc lập, tự trị là những nhân tố làm hạn chế từ bi. Trong thực tế, lòng từ bi chân thành, chỉ có thể trải nghiệm được khi sự chấp thủ vào tự ngã được loại trừ. Nhưng điều ấy không ngăn trở chúng ta trong việc thực hiện một sự bắt đầu và tiến trình trên con đường ấy bây giờ.

 

Từ Bi Chân Thành Là Phổ Quát

 

CHÚNG TA ĐÔI KHI XEM  từ bi giống như là một cảm giác thương hại. Chúng ta nên phân tích bản chất của từ bi chân thành một cách sâu sắc hơn.

 

Chúng ta cảm giác gần gũi với bạn bè của chúng ta một cách tự nhiên, nhưng đó không phải là lòng từ bi xác thật. Nó là một cảm giác cục bộ, trái lại lòng từ bi chân thành là phổ quát.

 

Lòng từ bi chân thành không phải xuất phát từ cảm giác vui sướng gần gũi người này hay người nọ, nhưng từ niềm tin chắc chắn rằng những  người khác cũng giống như tôi và không muốn khổ đau mà là hạnh phúc, và từ một chí nguyện giúp đở họ vượt thắng những nguyên nhân làm họ đau khổ. Chúng ta phải nhận ra rằng chúng ta có thể giúp họ ít khổ đau hơn. Đó là lòng từ bi chân thành, chính đáng, vô tư.

 

Thái độ đó không bị giới hạn trong phạm vi những người thân và bè bạn của chúng ta. Nó cũng phải được mở rộng đến những kẻ thù của chúng ta. Lòng từ bi chân thành là không thiên vị và mang với nó một cảm giác trách nhiệm vì lợi ích và hạnh phúc của người khác.

 

Lòng từ bi chân thành mang theo với nó việc làm nguôi những mãnh liệt nội tại, một thể trạng yên bình và tĩnh lặng. Nó thành ra rất hữu ích trong đời sống hàng ngày khi chúng ta đối diện với những hoàn cảnh đòi hỏi sự tự tin. Và một con người từ bi tạo ra một không khí ấm áp, thoải mái của sự hoan nghênh và thấu hiểu chung quanh người ấy. Trong những  mối quan hệ nhân bản, từ bi cống hiến đến sự thúc đẩy hòa bình và hòa hiệp.

 

Năng Lực Của Từ Bi

 

SÂN HẬN VÀ THÙ OÁN là những chướng ngại chính cho lòng từ bi. Những cảm xúc mạnh mẽ này có năng lực tràn ngập hoàn toàn tâm thức, nhưng đôi khi chúng ta có thể kiểm soát chúng. Nếu chúng ta không quản lý chúng, thì chúng sẽ liên lục giày vò chúng ta, ngăn trở chúng ta đạt đến sự tĩnh lặng là đặc tính của một tâm từ ái.

 

Thật lợi lạc để tự hỏi mình trước nhất rằng sân hận có bất cứ giá trị nào hay không. Đôi khi chúng ta bị tràn ngập với chán nản và đối diện với một hoàn cảnh khó khăn, sân hận dường như đem đến một  khối lượng năng lượng, tự tin và quyết tâm bổ sung. Đó là lúc thật hữu ích để thẩm tra thể trạng tâm thức của chúng ta một cách cẩn thận. Mặc dù thật đúng là sân hận ban cho một năng lượng nào đó, nhưng khi chúng ta quán sát nó thì chúng ta khám phá ra rằng nó là mù quáng. Thật không thể quyết định giá trị của nó sẽ là tích cực hay tiêu cực, bởi vì sân hận che phủ phần tuyệt với nhất của não bộ, là lý trí. Đó là tại sao năng lượng của sân hận phải được đưa ra để cảnh cáo. Nó có thể châm ngòi cho một cách cư xử tàn phá và bất hạnh kinh khủng. Khi nó được đẩy tới cực độ, sân hận có thể làm người ta điên cuồng, đến mức họ hành động làm phương hại cho chính họ và  người khác.

 

Chúng ta vẫn có thể phát triển một năng lượng cũng mạnh mẽ như thế, nhưng kiểm soát tốt đẹp hơn là sân hận, nhằm để đối diện với những hoàn cảnh khó khăn. Năng lượng được kiểm soát này đến từ một thái độ từ bi và cả từ lý trí, phối hợp với nhẫn nại. Đây là những đối trị rất hiệu quả chống lại sân hận. Bất hạnh thay, nhiều người khinh thường những phẩm chất này, đồng hóa chúng với yếu kém. Trái lại, tôi tin tưởng rằng chúng là những dấu hiệu thật sự của sức mạnh nội tại. Từ bi bản chất vốn ân cần, hòa bình, và tế nhị, trong khi vẫn rất mạnh mẽ. Những người dễ dàng đánh mất sự kiên nhẫn là không vững vàng và không ổn định. Đó là tại sao trong sự đánh giá của tôi sự bùng phát của sân hận là một dấu hiệu không sai lầm được của yếu kém.

 

Đối diện với một vấn nạn, sau đó, hãy cố gắng dể duy trì sự khiêm hạ, trong khi giữ một thái độ chân thành, và hãy nghĩ về một giải pháp đúng đắn. Không nghi ngờ gì một số người nào đó sẽ lợi dụng thái độ của quý vị. Nếu sự tĩnh lặng của chúng ta dường như khuyến khích một sự công kích bất công, hãy kiên quyết, nhưng với từ bi. Nếu hóa ra chúng ta cần thiết chứng tỏ quan điểm của chúng ta bằng những biện pháp đối phó, thì hãy làm như thế mà không có mục đích của phẩn uất hay xấu xa.

 

Chúng ta phải thấu hiểu rằng ngay cả nếu những đối thủ của ta dường như đang làm tổn hại chúng ta, vào lúc kết thúc hành động tàn phá của họ sẽ trở ngược chống lại họ. Để kềm chế sự thôi thúc vị kỷ trả thù, hãy nhớ khao khát thực tập từ bi và trách nhiệm để giúp đở người khác tránh khổ đau và những hậu quả do chính hành động của họ. Một cách trầm tĩnh trong việc chọn lựa những biện pháp nào sẽ hiệu quả hơn, áp dụng tốt đẹp hơn, và năng lực hơn, trái lại việc trả thù căn cứ trên năng lượng mù quáng của sân hận hiếm khi đạt được mục tiêu của nó.

 

Tôi Là Một Cây Cười Chuyên Môn

 

TÔI ĐÃ TỪNG CHẠM TRÁN với nhiều  hoàn cảnh khó khăn trong cả đời tôi, và quê hương tôi đang trải qua một thời điểm nghiêm trọng. Nhưng tôi cười thường xuyên, và nụ cười của tôi là lây lan. Khi người ta hỏi tôi là tôi tìm thấy sức mạnh để cười bây giờ như thế nào, tôi trả lời rằng tôi là một cây cười chuyên môn. Cười là một đặc trưng của người Tây Tạng, những người khác biệt với điều này là người Nhật Bản và Ấn Độ. Người Tây Tạng rất vui vẻ, như người Ý Đại Lợi, chứ không hơi kín đáo như người Đức và Anh.

 

Sự vui vẻ của tôi cũng đến từ gia đình tôi. Tôi đến từ một ngôi làng nhỏ, không phải một thành phố lớn, và lối sống của chúng tôi là vui tính hơn. Chúng tôi luôn luôn chọc cười chúng tôi, trêu ghẹo nhau, nói đùa với nhau. Đó là thói quen của chúng tôi.

 

Thêm vào đó, như tôi thường nói, trách nhiệm là thực tế. Dĩ nhiên, những rắc rối vẫn đấy. Nhưng suy nghĩ chỉ về khía cạnh tiêu cực không giúp tìm ra giải pháp, và nó phá hoại sự bình an của tâm  hồn. Tuy nhiên mọi thứ là tương đối. Quý vị có thể thấy khía cạnh tích cực của những thảm kịch ngay cả tệ hại nhất nếu quý vị tiếp nhận một quan điểm toàn diện [thấy mối quan hệ hữu cơ giữa những thành phần và tổng thể]. Tuy nhiên, nếu quý vị lấy sự tiêu cực như tuyệt đối và dứt khoát, quý vị sẽ gia tăng sự lo lắng và băn khoăn, trái lại bằng việc mở rộng cung cách chúng ta nhìn vào một vấn nạn, thì chúng ta thấu hiểu điều gì tệ  hại cho nó, nhưng chúng ta chấp nhận nó. Thái độ này xảy đến với tôi, tôi nghĩ, theo việc thực hành của tôi từ triết lý Phật Giáo, và đã giúp đở tôi vô kể xiết.

 

Thí dụ lấy việc mất nước của chúng tôi. Chúng tôi là những người không quốc gia, và chúng tôi phải đối diện với bất hạnh cùng với nhiều hoàn cảnh đau thương ở chính Tây Tạng. Tuy thế, những kinh nghiệm như vậy cũng đem đến nhiều lợi lạc.

 

Như đối với tôi, tôi đã là  người không nhà trong hơn nửa thế kỷ. Nhưng tôi đã tìm thấy rất nhiều ngôi nhà khắp nơi trên thế giới. Nếu tôi vẫn ở điện Potala, tôi không nghĩ là tôi sẽ có cơ hội để gặp gở rất nhiều người, rất nhiều vị nguyên thủ quốc gia ở Á châu, Đài Loan, Hoa Kỳ, và Âu châu, các vị giáo hoàng cũng như nhiều nhà khoa học và kinh tế gia nổi tiếng.

 

Cuộc sống lưu vong là một đời sống bất hạnh, nhưng tôi luôn luôn cố gắng để nuôi dưỡng một thể trạng hạnh phúc của tâm, biết ơn những cơ hội cho sự hiện hữu này đã cống hiến cho tôi, dù không quê  hương, xa cách tất cả những nghi thức. Cách này tôi đã có thể bảo tồn sự hòa bình nội tại của tôi."

 

Tôi Là Một Phụng Sự Viên Tận Tâm Của Từ Bi (*)

 

SỰ THỰC HÀNH TỪ BI cho tôi một sự toại nguyện lớn nhất. Bất cứ hoàn cảnh nào, bất cứ thảm kịch nào tôi đối diện, thì tôi thực hành từ bi. Điều đó củng cố sức mạnh nội tại của tôi và đem hạnh phúc đến cho tôi bằng việc cho tôi cảm giác rằng sự sống của tôi là hữu ích. Cho đến bây giờ, tôi đã cố gắng thực hành từ bi hoàn hảo nhất như tôi có thể, và tôi sẽ tiếp tục làm như thế cho đến ngày cuối cùng của tôi, cho đến hơi thở cuối cùng của tôi. Vì trong chiều sâu thẩm nhất của tôi, tôi cảm thấy rằng tôi là một phụng sự viên tận tâm của từ bi.

 

***

 (*) Đức Đạt Lai Lạt Ma thường nói rằng khi ngài rời Tây Tạng, ngài bỏ tất cả tài sản lại phía sau, nhưng ngài mang trong tim ngài kho tàng vô giá là lòng từ bi vô hạn.

 

Từ Bi Con Đường Hạnh Phúc Của Tôi

 

MỘT CÂU HỎI LỚN tiềm tàng trong kinh nghiệm chúng ta, cho dù chúng ta có nhận thức về nó hay không: Sự sống có ý nghĩa gì? Tôi đã nghĩ về điều này, và tôi  muốn chia sẻ suy nghĩ của tôi về đề tài này.

 

Tôi tin rằng mục tiêu của đời sống là hạnh phúc. Từ lúc mới ra đời, mỗi con người ngưỡng vọng hạnh phúc và không muốn khổ đau. Những điều kiện xã hội, giáo dục, tư tưởng không ảnh hưởng những xu hướng này trong sự hiện hữu sâu thẩm nhất của chúng ta. Đó là tại sao thật quan trọng để thấy điều gì sẽ mang đến hạnh phúc nhất cho chúng ta.

 

Thứ nhất, chúng ta phân chia hạnh phúc và khổ đau thành hai đặc phạm trù chính, tinh thần và vật chất. Nhưng chính tâm thức hoạt động là ảnh hưởng nhất đối với chúng ta. Điều kiện vật chất của chúng ta đóng một vai trò thứ yếu trong đời sống, ngoại trừ chúng ta bị bệnh trầm trọng hay bị tước đi những thứ cần thiết. Khi thân thể được thỏa mãn, chúng ta gần như không nhận thức điều ấy. Tâm thức, trái lại, nghi nhận sự kiện nhỏ nhiệm nhất, bất chấp nó là nhỏ bé thế nào. Cho nên chúng ta phải tận hiến nổ lực của chúng ta để phát triển sự hòa bình của tâm thức.

 

Theo kinh nghiệm của riêng tôi, trình độ cao nhất của sự tĩnh lặng nội tại đến từ việc phát triển từ ái và bi mẫn. Chúng ta càng quan tâm đến hạnh phúc của người khác, sự cát tường của chúng ta càng tăng trưởng. Thân hữu và ấm áp đối với người khác làm thư giản những căng thẳng tinh thần để xua tan sợ hãi hay bất an vì thế chúng ta có thể vượt thắng những chướng ngại. Đó là cội nguồn căn bản cho sự thành công trong cuộc đời.

 

Trong thế giới  này, nơi chúng ta bị ràng buộc để chạm trán với những khó khăn, nếu chúng ta đánh mất hy vọng và trở  nên ngã lòng, chúng ta sẽ giảm thiểu khả năng để đối diện với sự việc. Điều gì hơn nữa, nếu chúng ta nhớ rằng mọi người, không chỉ chúng ta, phải trải nghiệm khổ đau, nhận thức thực tiển này củng cố quyết tâm và năng lực của chúng ta để vượt thắng khó khăn. Trong thực tế, với thái độ này, mỗi chướng ngại mới sẽ được xem như một cơ hội tốt để cải thiện thể trạng tâm thức của chúng ta.

 

Đó là vấn đề chúng ta có thể dần dần cố gắng để từ bi hơn như thế nào - bằng việc trau dồi cả sự thông cảm thật sự khi đối diện với khổ đau của người khác và một khát vọng giúp đở họ giải thoát chính họ khỏi khổ đau. Trong cách này sự tĩnh lặng và sức mạnh nội tại của chúng ta sẽ gia tăng.

 

Tôi Yêu Sự Mĩm Cười, Đặc Thù Của Loài Người

 

Nếu chúng ta bằng lòng với việc nghĩ rằng từ bi, sự hợp lý, và kiên nhẫn là tốt lành, như thế không thật sự đủ để phát triển những phẩm chất này. Những khó khăn cung ứng hoàn cảnh cho chúng ta đưa chúng vào thực tập. Ai có thể làm cho những hoàn cảnh như vậy sinh khởi? Chắc chắn không phải bè bạn chúng ta, nhưng đúng hơn là những kẻ thù của chúng ta, vì họ là những người khiến hầu hết các rắc rối sinh ra. Vì thế, nếu chúng ta thật sự muốn tiến bộ trên con đường tu tập, chúng ta phải xem những kẻ thù như những vị thầy tốt nhất của chúng ta.

 

Vì bất cứ ai giữ lòng từ ái và bi mẫn trong sự quý trọng cao cả, thì sự thực hành về bao dung là thiết yếu, và nó đòi hỏi một kẻ thù. Chúng ta phải biết ơn những kẻ thù của chúng ta, bởi vì họ giúp chúng ta sinh ra một tâm thức tĩnh lặng tốt nhất! Sân hận và thù oán là những kẻ thù thật sự mà chúng ta phải đối diện và đánh thắng chúng, không phải là những "kẻ thù" xuất hiện lúc này lúc nọ trong đời sống chúng ta.

 

Dĩ nhiên, tự nhiên và đúng là tất cả chúng ta muốn có bạn bè. Tôi thường nói đùa rằng một người thật sự vị kỷ thì phải vị tha. Quý vị phải chăm sóc những người khác, sự cát tường của họ, bằng việc giúp đở họ và phụng sự họ, để có thêm những người bạn và để làm rộ nở thêm những nụ mĩm cười. Kết quả? Khi chính quý vị cần giúp đở, quý vị sẽ thấy tất cả mọi người quý vị cần! Trái lại, nếu quý vị phớt lờ hạnh phúc của người khác, thì quý vị sẽ là người thua cuộc về lâu về dài. Có phải tình bạn sinh ra tranh cải, sân hận, ghen tỵ, và ganh đua không kềm chế? Tôi không nghĩ như thế. Chỉ có tình cảm mới sản sinh những người bạn xác thật.

 

Trong xã hội vật chất đương thời này, nếu quý vị có tài lực và quyền lực, thì quý vị sẽ có ấn tượng rằng quý vị có nhiều bè bạn. Nhưng họ không phải là bạn của quý vị, họ là bạn của tiền và quyền lực. Nếu quý vị không còn tiền tài và ảnh hưởng, thì quý vị sẽ khó để tìm thấy những người này một lần nữa.

 

Bất hạnh thay, miễn là mọi thứ diễn tiến tốt đẹp, thì chúng ta nghĩ là chúng ta có thể sinh hoạt hoàn toàn với tự chính chúng ta. Tuy thế, khi hoàn cảnh và sức khỏe của chúng ta suy đồi, thì chúng ta nhanh chóng nhận ra chúng ta đã sai lầm như thế nào. Đó là lúc chúng ta hiểu ai thật sự giúp đở chúng ta. Để chuẩn bị cho chúng ta vào những lúc như thế, bằng việc nối kết tình bạn thật sự, người nào hữu ích khi chúng ta cần họ nhất, thì chúng ta phải trau dồi lòng vị tha.

 

Đối với tôi, tôi luôn luôn muốn thêm bạn. Tôi thích mĩm cười, và mong ước của tôi là thấy thêm những nụ cười mĩm, những nụ cười mĩm thật sự, vì có nhiều loại - chế nhạo, giả tạo, hay ngoại giao. Một số nụ cười mĩm không đánh thức bất cứ sự châm biếm nào, và một số gây ra sự nghi ngờ hay sợ hãi. Một nụ cười đáng tin, dường như, đánh thức một cảm giác tươi mát thật sự, và tôi nghĩ nụ cười chỉ thuộc về nhân loại mà thôi. Nếu chúng ta muốn những nụ cười đó, thì chúng ta phải tạo những lý do để chúng xuất hiện.

 

*


2-    Sự sống của tôi không có bắt đầu hay kết thúc

 

Ở Dharamsala, trong những người Tây Tạng lưu vong, chúng ta đi gặp người này, một con người trọn vẹn mà chỉ tiếp cận với người ấy có thể thay đổi chúng ta. Đó là kinh nghiệm được liên hệ bởi nhà tâm lý học nổi tiếng Paul Ekman: khi ông bắt tay Đức Đạt Lai Lạt Ma, ông nói rằng ông có cảm giác ông đang "chạm" lòng từ bi. Ông khám phá rằng sự ân cần có thể "sờ mó" được, và đời sống của ông đã được chuyển hóa bởi kinh nghiệm này.Quá khứ cá nhân của Ekman được đánh dấu bởi thời thơ ấu khó khăn, trang bị cho ông những cảm giác của sân hận và phẩn uất. Sau khi gặp gở Đức Đạt Lai Lạt Ma, ông tìm thấy sức mạnh của sự tha thứ và không bao giờ phát sinh sân hận một lần nữa. Đã trở thành một người khác, ông tự hỏi về sự biến thái này. Ông đi đến kết luận rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma có thể làm cho những người khác tốt lành hơn bởi vì trong phạm vi của sự thiền quán thường nhật, ngài cũng hoàn toàn tưới tẩm tâm thức của ngài trong từ ái và bi mẫn cho nên ngài có thể trao truyền những phẩm chất này một cách trực tiếp đến những  người khác.

 

Để gặp Tenzin Gyatso, Đức Thánh Thiện Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn, chúng ta đi đến bang Himachal Pradesh của Ấn Độ. Cũng được gọi là "Vùng đất của Chư Thiên", vùng này ở Tây Bắc Ấn Độ trải dài đến chân núi của dãy Hy Mã Lạp Sơn, những vùng mà đỉnh núi được bao phủ bởi tuyết trắng trong những tầng ở trên bình nguyên Kangra. Kangra một lần đã là thành phố của những đại vương (maharajas) và ngã tư của những nền văn hóa Ấn Độ - Moghul, Sikh, rồi Anh Quốc, và cuối cùng là Tây Tạng.

 

Về địa lý chúng ta ở Ấn Độ, nhưng về tâm linh chúng ta ở trong lãnh địa của Tây Tạng. Tại những không gian thông thường, thung lũng vang dội với lời kêu gọi sâu lắng từ những âm thanh của nghi lễ Tây Tạng: radong [kèn khổng lồ kêu như voi rống], gyaling [như kèn cổ truyền Việt Nam], và kangling [kèn làm từ một lóng xương ống]. Trong những nhạc cụ này, có thứ thường được làm từ những xương của một con bò bướu trẻ (Brahman), những tu sĩ trên Nóc Nhà Thế Giới đã trích ra những âm thanh uy nghiêm, cao vút để khai mở tâm thức đến những không gian thiêng liêng.  Cầu nguyện có mặt ở mọi nơi, được thì thầm bởi những người hành hương tay lần chuỗi hạt, được chạm khắc trên những bức tường nhà, được in bằng mực đen trên những tấm vải vuông của bốn đại và cột vào những cột trụ. Gió thổi qua những mẫu tự thiêng liêng và mang chúng đi đến những không gian xa xôi rộng lớn, truyền đi những sự gia hộ đến tất cả chúng sanh mà nó chạm đến.

 

Khu cư trú của Đức Đạt Lai Lạt Ma được xây dựng trên đỉnh một ngọn đồi nhìn khắp vùng McLeod Ganj. Đồi trạm này được đặt tên của một Thống đốc người Tô Cách Lan của bang Punjab, được sử dụng như trại nghĩ hè của những viên chức hoàng gia Anh Quốc; ngày nay nó đã trở thành một "tiểu Lhasa". Đó là ngôi nhà của hơn mười nghìn người - một phần tư là tăng ni - sống trong những tu viện được sơn màu đất vàng hay nâu đỏ và chen chúc nhau trên những chân đồi cao của rặng Dhauladhar. Nhiều khách sạn rải rác khắp vùng, vì mọi người đến từ khắp nơi trên thế giới đến để viếng thăm thị trấn này với những con đường nhỏ và dốc của nó, họ đến để thấm nhuần những giáo huấn của Đức Đạt Lai Lạt Ma ban bố trong Đại Cầu Nguyện Pháp Hội (Great Monlam), lễ hội của những lời cầu nguyện ngưỡng vọng bắt đầu ở Lhasa trong tháng đầu tiên của lịch Tây Tạng. Truyền thống đã được tiếp tục trong lưu vong, hấp dẫn không chỉ hàng trăm người viếng thăm Tây Tạng mà cả đến những người Âu châu, Úc châu, và Mỹ châu. Họ đến như những người hoặc là Phật tử hay quan sát viên tò mò, và đến với họ là những người Á châu từ Nhật Bản, Đại Hàn, Thái Lan, Việt Nam, Mã Lai, Singapore, Hồng Công, và Đài Loan. Với việc phục hồi giới luật tu sĩ ở Mongolia và và những nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ như Kalmykia, Buriatia, và Tuva, những nhóm từ Trung Á cũng đã đến hơn một thập niên qua để tỏ lòng tôn kính với Đức Đạt Lai Lạt Ma.

 

Trên  khu cư trú vây quanh bởi những cây sồi, cây vân sam, và cây tuyết tùng Hy Mã Lạp Sơn với những bóng cây mảnh khản, tráng lệ, những con đại bàng trắng mõ vàng lượn vòng, cùng với những con diều và những con chim ăn thịt khác. Những con chim sải cánh từng đôi, một con đại bàng và một con quạ bay với nhau, tạo thành những vòng cung chớp nhoáng trên bầu trời, lên và xuống với vận tốc chóng mặt.

 

Đó là vào tháng Hai năm 2008, chỉ trước tết Tây Tạng, Losar, ngày đầu tiên của năm âm lịch. Vào sáng sớm, những tu sĩ Tây Tạng với áo quần sặc sở biểu diễn những điệu múa cham, nghi lễ nhằm mục đích xua tan những tiêu cực của năm cũ và để tránh những linh thức xấu ác. Đức Đạt Lai Lạt Ma, trong khóa tu, chỉ cho phép một vài cuộc phỏng vấn. Một nhóm tu sĩ Mongolia tập họp trước chung quanh cửa ra vào khu vực biệt điện trong những y áo nghi lễ dệt bằng lụa thổ cẩm với trang sức bạc.

 

Theo lịch sử, những người mãnh liệt này đã bảo vệ Đức Đạt Lai Lạt Ma chống lại người Mãn Châu xâm nhập; những vị Khan - vua Mông Cổ - này đã thề bảo vệ chủ quyền của Nóc Nhà Thế Giới, người họ xem như lãnh đạo tinh thần của họ. Ở Mongolia ngày nay Phật Giáo đã hồi sinh, những chùa viện bị tàn phá trong những thập niên cộng sản đã được hồi phục. Nhưng chỉ có một phần năm dân số Mongolia là người Mông Cổ - đa số là người Hoa. Đây là hoàn cảnh mà Đức Đạt Lai Lạt Ma lo ngại cho quê hương của ngài. Tây Tạng trong thực tế bị sự tấn công dân số của người Hán và bị buộc đồng hóa.

 

Những người Mongolia đã phải đi ra, với đôi mắt đẫm lệ của họ, sau khi dâng cúng vị lãnh đạo tinh thần một kata, khăn choàng nghi lễ, được làm bằng lụa xanh và thêu tám biểu tượng cát tường. Vị thư ký riêng của Đức Đạt Lai Lạt Ma, Tenzin Taklha, gọi tôi khi Đức Thánh Thiện ra dấu bằng đôi tay của  ngài, mời tôi đến với ngài mà không còn chuyện gì làm trong phòng phỏng vấn. Những cửa sổ màu hồng rộng mời bầu trời vô tận vào căn phòng dài được trang bị khiêm tốn, những bức tường phủ đầy những tranh thangka, những bức họa vải trình bày những hình ảnh của những bậc đại bi Giác Ngộ.

 

Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma nói về ngài trong riêng tư, cũng với sự vui vẻ, tự nhiên, giản dị như ở trên diễn đàn quốc tế. Sự vui tươi lây lan của ngài có thể nhanh chóng nhường cho nổi buồn khi những khổ đau của thế giới được đề cập: "Nhiều Đức Phật đã đến trong chúng ta, tuy thế loài người tiếp tục khổ đau. Đó là thực tế của cõi luân  hồi. Đó không phải là sự thất bại của chư Phật, nhưng là do con người không đem giáo huấn vào thực tập."

 

*


TÔI HOAN HỈ LÀ CON CỦA NHỮNG NÔNG DÂN GIẢN DỊ

 

 

 

Đời Sống Mỗi Ngày Của Tôi

 

NHỮNG NGÀY TRONG ĐỜI TÔI bắt đầu vào khoảng ba đến ba giờ rưởi sáng. Khi thức dậy, tôi nghĩ về Đức Phật, và tôi trì tụng những lời tán thán được viết bởi đại hiền nhân Ấn Độ, Long Thọ. Tôi đọc lời cầu nguyện nằm xuống, hai tay chấp lại, nửa tôn kính, nửa như ngủ, …

 

Như một tu sĩ hành giả, ngay khi thức dậy tôi tỏ lòng quy kính Đức Phật, và tôi cố gắng để chuẩn cho tâm tư tôi vị tha hơn, từ bi hơn, trong ngày ấy để tôi có thể làm lợi ích cho chúng sanh. Rồi tôi tập thể dục - tôi đi trên máy đi bộ treadmill.

 

Khoảng năm giờ tôi ăn điểm tâm; sau đó tôi có thêm vài buổi thiền tập nữa, và tôi trì tụng cho đến tám hay chín giờ. Sau đó tôi thường đọc báo, nhưng đôi  khi tôi cũng đi vào phòng phỏng vấn cho những cuộc hội kiến. Nếu không có chuyện gì khác để làm, chính yếu tôi học tập kinh điển mà những vị thầy đã dạy cho tôi trong quá khứ, nhưng tôi cũng đọc một số sách vở mới đây.

 

Sau đó tôi thực tập thiền phân tích về lòng vị tha, mà tôi gọi là bodhicitta, hay "tâm giác ngộ", tâm bồ đề, trong thuật ngữ Phật Giáo. Tôi cũng thiền quán về tánh không. Tâm giác ngộ và tánh không là những để mục thiền quán quan trọng nhất trong sự thực tập hàng ngày của tôi, vì chúng sẽ hổ trợ tôi suốt cả ngày. Bất cứ khó khăn gì, những sự kiện buồn, hay tin tức xấu có thể hiện lên, những thiền quán này cho phép tôi ổn định tâm thức tôi một cách sâu sắc và hổ trợ nó từ bên trong.

 

Sau buổi ăn trưa, tôi trở lại phòng phỏng vấn cho những buổi hội kiến khác. Vào lúc này [tết Tây Tạng], hầu như mỗi tuần, tôi tiếp những người Tây Tạng vừa mới đến từ quê hương Tuyết Sơn.

 

Khoảng năm giờ là thời uống trà buổi chiều của tôi. Như một tu sĩ Phật Giáo, tôi không ăn tối. Nếu đói bụng, tôi nhẫm một miếng bánh ngọt, thỉnh cầu Đức Phật tha thứ. Sau đó tôi tận tụy cho những buổi cầu nguyện và thiền tập nữa…

 

Khoảng bảy hay tám giờ tôi đi ngủ - không phải không có sự thẩm tra lại những gì tôi đã làm suốt trong ngày trước. Nhiều đêm tôi đã ngủ bảy hay chín giờ đồng hồ. Đó là lúc tuyệt vời nhất! Hoàn toàn thư giản … (Cười).

 

 hanh-trinh-tam-linh-cua-toi-000

Tôi Được Sinh Ra Vào Ngày Năm Tháng Năm

 

TÔI ĐƯỢC SINH RA VÀO ngày năm tháng Năm, năm Con Heo Gỗ của lịch Tây Tạng, hay sáu tháng Bảy năm 1935, của Dương Lịch. Tôi được đặt tên là Lhamo Thondup, có nghĩa là, "Thiên nữ, người hoàn thành mọi ước nguyện." người Tây Tạng đặt tên người, nơi chốn, và sự vật thường nghe rất tượng hình khi được phiên dịch. Tsangpo, thí dụ thế, tên của con sông lớn nhất ở Tây Tạng - sẽ trở thành dòng Brahmaputra dễ sợ ở Ấn Độ - có nghĩa là "Người Làm Cho Trong Sạch".

 

Tên của ngôi làng tôi là Takster, hay "Tiếng Rống của Cọp".  Khi tôi là một đứa bé, đó là một làng xã nhỏ nghèo, ở trên đồi nhìn xuống một thung lũng rộng. Đất đai không phải để cho những nông dân mà cho những  người du mục, do bởi thời tiết không thể dự đoán được trong vùng. Khi tôi còn nhỏ, gia đình tôi, cùng với khoảng hai mươi gia đình khác, kiếm được ít ỏi cho cuộc sống trên vùng đất này.

 

Takster tọa lạc ở vùng cực đông bắc của xứ sở, trong tỉnh Amdo. Ngôi nhà mà tôi sinh ra là đặc thù của vùng đó ở Tây Tạng - được xây dựng bằng đá và đất, với nóc bằng phẳng. Những máng xối làm bằng nhánh cây bách xù xoi thủng đến đường nước mưa, đó là vật liệu bất thường trong khối kiến trúc đó. Ngay phía trước căn nhà, giữa hai cánh là một sân  nhỏ, giữa sân, là một trụ cao để treo lá cờ với nhiều lời cầu nguyện được đính vào.

 

Thú vật được nhốt phía sau nhà, vốn có sáu phòng: nhà bếp, nơi mà hầu như chúng tôi dành nhiều thời gian nhất trong mùa đông, phòng cúng kiến với một bàn thờ  nhỏ, nơi mà tất cả chúng tôi tập họp vào buổi sáng để cúng dường; phòng ngủ của cha mẹ tôi; một phòng khách; một kho chứa những vật thực, và cuối cùng là chuồng cho thú vật.

 

Trẻ con không có phòng riêng cho chúng. Như một bé con, tôi ngủ với mẹ tôi, và sau đó trong nhà bếp, gần lò lửa. Chúng tôi không có ghế hay giường, nói một cách chính xác, nhưng có những tấm gỗ phẳng được dựng lên để ngủ trong phòng cha mẹ tôi và trong phòng khách. Chúng tôi cũng có vài thùng gỗ, được sơn màu sắc sáng chói.

 

Tôi Có Thể Nhìn Thấy Những Tâm Hồn Khiêm Hạ Nhất

 

GIA ĐÌNH TÔI SỐNG trong một vùng rất xa xôi hẻo lánh. Sining, thủ phủ của Amdo, là thị trấn gần nhất, nhưng cũng phải mất ba giờ đồng hồ đi bằng ngựa hay lừa để đến đấy. Làng chúng tôi rất nghèo, chỉ có thể nói lời cảm ơn người anh tôi, người được nhìn nhận là một vị lạt ma tái sanh từ đại tu viện Kumbum, đó là điều chúng tôi hơi hơn những người khác.

 

Tôi luôn luôn vui thích với sự nguyên sơ của tôi. Nếu tôi được sanh ra trong một gia đình giàu có hay danh giá, thật khó để tôi chia sẻ những sự quan tâm cho những người Tây Tạng giản dị. Những năm tháng thơ ấu của tôi ở Takster có một ảnh hưởng sâu sắc với tôi. Chúng cho phép tôi nhìn thấy vào trong những tâm hồn khiêm hạ nhất, để đồng cảm với họ, khi tôi cố gắng để làm cho những điều kiện sống của họ tốt đẹp hơn.  

 

Tôi có nhiều anh chị em; mẹ tôi sinh ra mười sáu đứa con trong thế giới này, nhưng chỉ có bảy đứa sống còn. Chính là người chị tôi đã giúp mẹ tôi khi tôi được sinh ra, vì lúc ấy chị đã mười chín tuổi. Chúng tôi rất gần gũi với nhau, và có rất nhiều niềm vui trong đời sống khó khăn ấy.

 

Cha mẹ chúng tôi là những nông dân nhỏ, nói một cách nghiêm túc, nhưng không phải là những bần nông, vì họ mướn một thửa đất đai cho chính họ. Lúa mạch và lúa mạch đen là những hạt chính ở Tây Tạng. Gia đình tôi gieo trồng chúng, cùng với khoai tây. Nhưng nhiều khi nổ lực cả năm bị tiêu tan bởi những trận mưa bảo hay khô hạn.

 

Chúng tôi cũng có một ít gia súc, là một nguồn lợi đáng tin cậy hơn. Tôi nhớ năm hay sáu con dzomo (thú lai giữa yak và bò), mà mẹ tôi thường vắt sửa. Ngay khi tôi đứng được trên bàn chân tôi, tôi liền đi với mẹ tôi đến chuồng thú. Trong áo tôi, tôi mang theo một cái chén, và bà sẽ đổ sửa vào, vẫn còn ấm, ngay trong ấy.

 

Chúng tôi cũng có một đàn thú nuôi khoảng tám mươi con, cả cừu và dê, và cha tôi luôn luôn có một hay hai con ngựa, đôi khi ba con ngựa, mà ông rất gắn bó. Trong vùng này, ông có tiếng là biết chăm sóc ngựa và thậm chí biết chửa trị chúng nếu gặp dịp.

 

Cuối cùng, gia đình tôi nuôi hai con tuyết ngưu (yak), là tặng phẩm của thiên nhiên cho loài người, vì chúng có thể sống còn ở một độ cao trên mười nghìn bộ. Chúng tôi cũng nuôi những con gà mái để lấy trứng, mà tôi chịu trách nhiệm để lùa chúng vào chuồng. Tôi thường tự thích thú bằng việc leo lên ổ gà, mà ở đấy tôi thích ngồi trên cao và túc túc như một con gà mái!

 

Cha Mẹ Tôi Không Bao Giờ Nghĩ Tôi Có Thể Là Đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ Mười Bốn

 

CHÍNH MẸ TÔI đã nhắc tôi về những ký ức hai năm đầu trong đời tôi. Bà ngạc nhiên khi nghe tôi lập đi lập lại rất sớm: "Tôi đến từ vùng trung Tây Tạng, tôi phải trở lại đấy! Tôi sẽ đem cả nhà đi với tôi." Và trò chơi thích thú của tôi là khăn gói đồ đạc của tôi; sau đó tôi sẽ nói lời giả biệt với mọi người và giả vờ ra đi, ngồi dạng chân như cởi ngựa. Thân quyến tôi nghĩ đó là trò chơi của trẻ con, và không ai chú ý đến. Chỉ sau này chính mẹ tôi mới nghĩ rằng tôi có một trực giác về số phận nào đó sẳn dành cho tôi.

 

Thành thật mà nói, cha mẹ tôi không bao giờ nghĩ rằng tôi có thể là Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn. Vài tháng trước khi tôi ra đời, cha tôi đau khổ với cơn bệnh kỳ lạ làm ông mất ý thức nhiều lần và những cơn chóng mặt lập đi lập lại, cho đến cuối cùng ông phải nằm liệt giường để lại tất cả công việc nhà cho một bà bầu. Một cách kỳ lạ, vào buổi sáng tôi ra đời ông cảm thấy được chửa trị, ngồi dậy như không khỏe mạnh, và đọc lời cầu nguyện, giống như ông chưa từng bệnh tật. Khi ông biết là con trai ông vừa được sinh ra vào lúc bình minh ngày may mắn ấy, ông nói với mẹ tôi rằng đứa bé này chắc chắn không giống như những đứa khác, và nó nên trở thành một tu sĩ.

 

 hanh-trinh-tam-linh-cua-toi-001

Tôi Nhận Ra Xâu Chuỗi Của Tôi

 

TÔI VẪN TỰ HỎI cho đến ngày hôm nay, làm thế nào đoàn tìm kiếm Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn có thể khám phá ra ngôi làng bé nhỏ của tôi vốn rất xa với mọi nơi, lạc lõng trong những đồng cỏ mênh mông của Amdo.

 

Năm 1933, tiền thân của tôi, Thubten Gyatso, đã rời thế giới này vào tuổi năm mươi bảy. Thân thể của ngài được xông ướp theo phong tục, và những vị tu sĩ đã giật mình khám phá vào một buổi sáng rằng đầu của ngài, vốn được hướng về phía nam, đã quay về phía đông bắc. Chuyển động bất thường này đã được diễn dịch như một dấu hiệu chắc chắn chỉ đến một vùng của hóa thân tiếp theo của ngài.

 

Chẳng bao lâu sau đó, giấc mộng của vị quan nhiếp chính xác nhận dấu hiệu này. Trên mặt nước thiêng liêng của Lhamo Lhatso, ông đã thấy mẫu tự Ah, Ka, và Ma của Tây Tạng lấp lánh. Sau đó có sự hình thành hình ảnh một tu viện ba tầng, với một mái màu ngọc lam và vàng, và rồi một ngôi nhà nhỏ xuất hiện. Nó có những máng xối với cấu trúc kết nối bất thường. Không nghi ngờ gì đối với vị nhiếp chính rằng mẫu tự Ah biểu thị cho tỉnh Amdo, đối với việc tiền thân quá cố của tôi đã quay đầu ngài sau khi chết. Ka dường như được trình bày một cách hợp lý là viết tắt của tu viện Kumbum, với ba tầng của nó và mái ngọc lam. Họ vẫn phải xác định ngôi nhà nhỏ với những máng xối kỳ lạ.

 

Khi đoàn tìm kiếm thấy, trong thung lũng, những nhánh cây bách xù xoắn lại với nhau chạy dưới mái nhà một nông dân, thì rõ ràng với mọi người là Đức Đạt Lai Lạt Ma mới đang sống ở đây. Và sau khi khảo sát, họ nghiên cứu một đứa bé được sinh ra trong căn nhà này, những thành viên trong nhóm quyết định hiện diện tại cửa nhà chúng tôi và hỏi thăm để tạm trú qua đêm.

 

Vị lạt ma, người hướng dẫn phái đoàn giả dạng như người phục vụ và đi vào nhà bếp. Tôi chạy đến ông ta, ngồi trên vạt áo ông, và đòi xâu chuỗi mà ông đang đeo, thừa nhận đó là của tôi. Sự thân mật này làm mẹ tôi xấu hổ, nhưng vị lạt ma đề nghị tặng tôi xâu chuối ấy nếu tôi có thể nói tên ông. Tôi trả lời không do dự: "Ông là Sera Aga," bằng tiếng địa phương, có nghĩa: "Ông là lạt ma ở Sera." Tôi cũng gọi tên những vị đồng hành của ông và đùa vui với ông trong suốt buổi tối đó, cho đến khi đi ngủ. Buổi sáng hôm sau đoàn tìm kiếm trở lại Lhasa, không nói gì với cha mẹ tôi.

 

Tôi Vượt Qua Những Kiểm Nghiệm Về Việc Nhớ Kiếp Sống Trước Của Tôi

 

BA TUẦN SAU, một phái đoàn đầy đủ những lạt ma và chức sắc tôn giáo đến thăm viếng chúng tôi một lần nữa. Lần này họ mang theo vài vật dụng cá nhân của vị tiền thân tôi, để lẫn với những thứ khác không liên quan đến ngài. Việc này để cho thấy rằng những vị tái sanh non trẻ kia nhớ lại những vật dụng và những người từ kiếp sống trước hay có thể đọc tụng những bài kinh trước khi được  học.

 

Khi họ chỉ tôi hai cây gậy, tôi chạm vào một cây một cách do dự, nhìn nó trong một vài giây và sau đó lấy cây kia, vốn thuộc về Đức Đại Đạt Lai Lạt Ma thứ mười ba. Sau đó tôi nhẹ nhàng vỗ vào tay của vị lạt ma đang nhìn chăm chăm vào tôi, thừa nhận rằng cây gậy này của tôi và trách ông ta sao lấy cây gậy ấy của tôi.

 

Giống như thế, tôi nhận ra, trong vài xâu chuỗi đen và vàng, những thứ thuộc về vị tiền thân của tôi. Cuối cùng, họ ra hiệu cho tôi chọn một trong hai cái trống: một nhỏ và giản dị, thuộc về Đức Đạt Lai Lạt Ma 13 sử dụng để gọi thị giả; và cái kia lớn và trang trí với những viền vàng. Tôi đã chọn cái giản dị, mà tôi dùng để rung lên bắt đầu theo phong tục của những sự thực hành nghi lễ.

 

Những việc kiểm nghiệm này, mà tôi đã vượt qua thành công, đã làm cho những thành viên của đoàn tin rằng họ đã tìm ra được hóa thân tái sanh mà họ đang tìm kiếm. Đó cũng là một điềm lành là Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 đã ở lại tu viện bên cạnh khi ngài từ Trung Hoa trở về. Ngài đã được chào đón ở đó bằng một nghi lễ, và cha tôi được chín tuổi vào lúc đó, đã hiện diện trong buổi lễ đó. Vị trưởng đoàn tìm kiếm nhớ rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 đã quên một đôi hia vàng ở tu viện, và điều đó được diễn dịch như một dấu hiệu rằng ngài sẽ trở lại. Ông cũng ngắm nhìn một cách nhanh chóng ngôi nhà nơi tôi được sanh ra và lưu ý rằng khung cảnh nơi ấy thật là xinh đẹp.

 

*


THỜI THƠ ẤU CỦA TÔI Ở LHASA

hanh-trinh-tam-linh-cua-toi-002

 Đức Đạt Lai Lạt Ma trên bảo tọa ở Potala

Tôi Leo Lên Tòa Sư Tử

 

TRONG MÙA ĐÔNG của năm 1940, người ta đem tôi đến điện Potala, nơi tôi được chính thức đăng quang như một lãnh tụ tâm linh của Tây Tạng Tôi không có ký ức đặc thù nào về buổi lễ này, ngoại trừ, lần đầu tiên tôi ngồi trên tòa Sư Tử, một chiếc ngai bằng gỗ, rất rộng, được khảm trân bảo và những hình tượng tuyệt hảo, được đặt trong Sishi Phuntsok, "Điện của tất cả những hành vi xứng đáng trong thế giới tâm linh và trần gian," ngôi điện chính bên cánh phải của Potala.

 

Không lâu sau đó, tôi được hướng dẫn đến chùa Jokhang - Đại Chiêu Tự - ở trung tâm thành phố, và ở đấy tôi được truyền giới của một tu sĩ tập sự; sau đó tiến hành lễ xuống tóc, việc này tôi không nhớ gì nhiều ngoại trừ một khoảnh khắc nào đó khi tôi thấy những tu sĩ với trang  phục lộng lẫy tiến hành những điệu múa nghi lễ, tôi la lên một cách thích thú với người anh của tôi, "Nhìn kia kìa."

 

hanh-trinh-tam-linh-cua-toi-003

 

 Tóc tôi được cắt một cách tượng trưng bởi Reting Rinpoche, vị nhiếp chính, người cũng hành động như quyền nguyên thủ quốc gia cho đến khi tôi đến tuổi trưởng thành, lãnh vị trí tăng trưởng giáo thọ của tôi. Lúc khởi đầu, tôi được canh gát để ở quanh ngài, nhưng sau đó tôi bắt đầu rất thích ngài. Ngài là một người đàn ông với một khả năng sáng tạo lớn và một tâm hồn rất cởi mở, người luôn luôn thấy khía cạnh sáng sủa của đời sống. Ngài thích đi dã ngoại và những con ngựa, và điều đó làm cho ngài trở thành một người bạn lớn của cha tôi. Bất hạnh thay, trong những năm làm nhiếp chính ngài đã trở thành một nhân vật gây tranh cải trong một chính phủ tham nhũng mà ở đấy việc mua quan bán tước là chuyện thường nhật.

 

Vào lễ xuất gia của tôi, có nhiều sự đồn đãi đến hệ quả rằng Reting Rinpoche không thể tiến hành lễ xuống tóc của tôi vì người ta nói rằng ngài đã phá vở thệ nguyện độc thân và không còn là một tu sĩ. Tuy thế, theo phong tục cổ truyền, tôi đã thay đổi tên là Lhamo Thondup để lấy tên của ngài là Jamphel Yeshe. Cùng ghép với vài tên khác nữa, tên đầy đủ của tôi trở thành Jamphel ("Trí tuệ Giác Ngộ") Ngawang ("Hoàng tử Diễn Thuyết") Lobsang ("Thông minh Hoàn Hảo") Yeshe ("Trí tuệ Thấm Nhuần") Tenzin ("Thủ Hộ Giáo Huấn") Gyatso (Đại Dương Trí Tuệ).

 

Tôi Tìm Thấy Những Cái Răng Của Tôi

 hanh-trinh-tam-linh-cua-toi-004
Điện Mùa Hè - Norbulingka

 

KHI TÔI ĐẾN LHASA, gia đình tôi và tôi được ở trong cung điện mùa hè của những Đức Đạt Lai Lạt Ma, Norbulingka, hay Công Viên Trân Bảo, nơi mà các ngôi vườn tràn ngập những bông hoa. Đó là vào  tháng Tám, và trong mùa ấy những cây ăn trái đầy những quả táo, lê, và óc chó, với lòng đầy hân hoan của chúng tôi. Nhưng mẹ tôi nhớ rằng tôi chỉ có một ý tưởng trong đầu: tìm một chiếc hộp nào đó trong những căn phòng của tôi. Tôi tuyên bố rằng những cái răng của tôi được để ở đấy, và tôi cho mở tất cả những tráp được niêm phong của những vị tiền thân của tôi, hết cái này tới cái khác cho đến khi tôi thấy những gì tôi muốn tìm. Thấy một chiếc tráp được gói bằng thổ cẩm, tôi la lên rằng nó chứa những cái răng của tôi. Trong thực tế, chúng tôi thật tìm thấy một hàm răng vốn thuộc về Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13.

 

Tôi đã quên những giai thoại này vì tâm tư tôi đang bận rộn với những ký ức hiện tại của tôi, đang gắn bó với thân thể hiện tại của tôi. Những sự kiện trong kiếp trước đã trở thành mờ ảo. Ngoại trừ tôi cố gắng để đem chúng trở lại tâm tư, bằng không thì tôi không thể nhớ chúng.

 

Những Ký ức ấu Thơ

 

CHÍNH PHỦ TÂY TẠNG đã xây một ngôi nhà cho mẹ tôi, và chúng tôi sống riêng rẻ, vì tôi sống trong những bức tường vàng của điện Norbulingka. Nhưng tôi đến nhà của mẹ tôi hầu như mỗi ngày. Cha mẹ tôi cũng đến thăm tôi trong nơi cư trú của những Đức Đạt Lai Lạt Ma, và chúng tôi rất gần gũi. Mẹ tôi thăm viếng tôi rất thường, tối thiểu một lần mỗi tháng, cùng với những anh chị em của tôi.

 

Tôi nhớ lại những trò chơi trẻ con của chúng tôi trong những khu vườn của Norbulingka. Tôi cũng nhớ một ngôi đền với một con beo và một con cọp nhồi bông. Chúng trông rất thật đối với người em trai tôi, Tenzin Chogyal, mà chỉ cái nhìn của chúng cũng làm chú ta sợ hãi. Bất chấp tôi bảo đảm với chú, nói rằng chúng chỉ là những con thú nhồi bông - nhưng chú ta cũng không dám đến gần chúng.

 

Trong mùa đông, ở Potala, phong tục là tôi phải dự khóa tu một tháng. Tôi ở trong một phòng không có mặt trời, với những cửa sổ đóng kín, và lạnh lẽo. Đó là một căn phòng cũ (hai hay ba trăm năm), và do bởi đèn dầu cho nên nó giống một nhà bếp - tối, hôi khói, dơ.

 

Cũng có những con chuột! Trong khi chúng tôi tán hay tụng kinh, tôi có thể thấy chúng đến, vì chúng thích chạy lon ton chung quanh những bánh cúng và uống nước trong những chén bát cúng … tôi không thể nói là những vị bổn tôn có thích loại nước ấy hay không, nhưng tôi có thể thấy rõ ràng rằng những con chuột thích nó! (cười)

 

Mặc dù những năm tháng ấy, vị thầy của tôi không bao giờ cười. Ngài luôn luôn rất, rất nghiêm khắc. Nhưng cùng thời gian này, những người chăn nuôi, những người giản dị, đang đi ngang qua một cách vui sướng, với đàn bò và những con thú khác của họ. Nghe họ ca hát, đôi khi tôi tự nói với mình: "Ước gì tôi có thể là một trong những người như họ."

 

Tôi Vui Thích Trong Những Điều Thú Vị Bất Hợp Pháp

 

TÔI NHỚ BIỂU LỘ nghiêm khắc của thầy tôi, người thường gắt gỏng với tôi. Cho nên ngay khi bài học vừa xong, tôi liền chạy ra nhà mẹ tôi để trốn tránh, quyết định không trở lại nơi ở chính thức của những Đức Đạt Lai Lạt Ma. Tâm ý tôi nhất định ở lại với bà, tự do khỏi bất cứ bổn phận nào của việc học tập, nhưng rồi thì khi thời gian cho bài học buổi tối đến, tôi phải ngoan ngoản trở lại nơi ở chính thức của tôi … (cười).

 

Đây là tất cả những câu chuyện của tuổi thơ …

 

Những ký ức của cuộc sống tuổi thơ trở lại với tôi, những chuyện vặt vảnh buồn cười. Thí dụ, trong nhà bếp của Đức Đạt Lai Lạt Ma, một cách truyền thống, không có thịt heo hay trứng hay cá được nấu nướng bao giờ. Nhưng cha tôi rất thích thịt heo. Thỉnh thoảng, khi tôi trở lại nơi của cha mẹ tôi, tôi lại đòi thịt heo … (cười).

 

Tôi nhớ là tôi ngồi bên cạnh người cha thích thịt heo của tôi, gần giống như một con chó con đang chờ đợi miếng ngon của  nó… Trứng cũng là một thứ thú vị. Đôi khi mẹ tôi làm món trứng đặc biệt cho tôi. Điều đó hơi bất hợp lệ! (Cười).

 

***

 

Tuổi thơ của Đức Đạt Lai Lạt Ma giống như thời thơ ấu bình thường và có thể gần như của chính chúng ta. Được nuông chiều bởi sự yêu thương của cha mẹ, ngài có một cuộc sống đầy trò chơi chen lẫn với sự học tập, vi phạm quy tắc, và những thủ đoạn trẻ con để lẫn tránh sự canh chừng cẩn thận của vị thầy nghiêm khắc.

hanh-trinh-tam-linh-cua-toi-005
Đức Đạt Lai Lạt Ma trong một cuộc thi cuối cùng của bằng Geshe Lharampa


Chúng ta hiểu năng lực của Đức Đạt Lai Lạt Ma với sự tập trung, ký ức của ngài, và bẫm tính của ngài cho việc thực hành thiền quán một cách cần mẫn thông thường, nhưng chính ngài thì rất khiêm tốn về những phẩm chất này. Vào tuổi mười tám, khi sự xâm lược của Trung Cộng đang lù lù hiện ra, ngài nhận danh hiệu Geshe hay "Tiến sĩ Phật học." Danh hiệu này đòi hỏi sự rèn luyện mãnh liệt dưới thẩm quyền nghiêm khắc của những vị giáo thọ, và những vị thầy của ngài đòi hỏi thậm chí hơn thông thường vì họ rèn luyện ngài cho một vận mạng đặc biệt hiếm có. Đôi khi những vị ấy thực hiện những sự trừng phạt, "sau khi ngài đã lễ phủ phục và thỉnh cầu sám hối, với một cây roi cán vàng, nhưng nó cũng đau không thua gì những roi cây bình thường."

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma làm say mê trong việc liên hệ với những giai thoại, chấm phá bằng những cơn cười bùng vở vang động, về những trò chơi khăm vô tội vạ của ngài. Ngài vui vẻ trong việc trình bày ngài như một " bé con tinh quái", cố gắng để chúng ta tin trong sự tinh ranh bẩm sinh của ngài.

 

Bức hình được Heinrich Harrer cung cấp,  "giáo sư trong các ngành khoa học thế tục" của Đức Đạt Lai Lạt Ma là đáng ca ngợi hơn và đem lại điều gì khác hơn để soi sáng: "Người ta nói về sự thông minh của cậu bé này như kỳ diệu. Như được nói rằng cậu ta đọc chỉ một quyển sách để biết nó bằng trái tim; và như được biết rằng từ lâu lắm cậu ta đã có một sự quan tâm với tất cả những gì xảy ra trong xứ sở của cậu ấy và thường phê phán hay bình luận những quyết định của Quốc Hội."

 

Ẩn mình trong trung tâm của dãy Hy Mã Lạp Sơn, cộng đồng Tây Tạng đã duy trì sự tách biệt với tiến trình hiện đại hóa và kỷ thuật hóa và tiếp tục những nghi lễ và sự thực tập tôn giáo vượt thời gian. Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhiệt tâm nghiên cứu về thế giới bên ngoài, tìm thấy một người nói chuyện trong Heinrich Harrer. Nhà leo núi và mạo hiểm người Áo đã có một đặc ân duy nhất, giữa 1949 và 1951, trong việc hướng dẫn ngài về lịch sử, địa lý, sinh học, thiên văn học và kỷ thuật máy móc, những lãnh vực của việc học hỏi đã mở ra một khung trời hoàn toàn mới về tri thức cho vị thanh thiếu niên.

 

Harrer rời Tây Tạng năm 1951, khi đội quân đầu tiên của quân Giải Phóng Trung Cộng xâm lược những tỉnh miền đông của cao nguyên, Amdo và Kham. Khi Harrer qua đời vào ngày 10 tháng Giêng năm 2006, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã thương tiếc việc mất đi một người bạn thân và một người bảo vệ cho quyền lợi của dân tộc ngài: "Ông đến từ một thế giới mà tôi không biết, và ông đã đặc biệt dạy tôi rất nhiều về Âu châu. Tôi cảm ơn ông vì đã giới thiệu Tây Tạng và người Tây Tạng đến phương Tây, cảm ơn quyển sách "Bảy Năm ở Tây Tạng" của ông và những bài diễn thuyết trong suốt cuộc đời của ông. Chúng tôi đã mất một người bạn phương Tây chân thành, một người đã biết về Tây Tạng tự do."

hanh-trinh-tam-linh-cua-toi-006

 

Xém Chút Nữa Thì Tôi Giống Như Moshe Dayan

 

MỘT TRONG NHỮNG THUẬN LỢI  trong đời sống của tôi ở Potala là có nhiều kho chứa, đó là những nơi quyến rũ một cậu bé con nghìn lần  hơn những gian phòng chứa đầy những hiện vật tôn giáo vô giá làm bằng vàng hay bạc; chúng thậm chi hấp dẫn hơn những kudong, hay những lăng mộ, lộng lẫy và đầy ngọc ngà châu báu của những vị tiền nhiệm tôi. Tôi thích kho chứa vũ khí hơn, với những sưu tập về kiếm, súng trường, và áo giáp. Nhưng như vậy thì cũng chẳng là gì so với trân bảo không thể tưởng trong những phòng chứa đựng những đồ vật nào đó thuộc về vị tiền nhiệm của tôi. Trong chúng, tôi thấy một cây súng bắn hơi cũ, với một bộ đầy đủ bia bắn và đạn dược. Tôi cũng khám phá ra một ống nhòm, không đề cập đến những đống sách vở bằng tiếng Anh minh họa về Thế Chiến thứ nhất. Tất cả những thứ ấy hấp dẫn tôi và cung cấp cho tôi nguồn cảm hứng về mô hình những tàu chiến, xe tăng, và máy bay mà tôi phát kiến. Sau này tôi yêu cầu dịch những sách vở ấy ra Tạng ngữ. Tôi cũng thấy hai đôi giày Âu châu. Vì đôi chân tôi quá nhỏ, tôi đã mang chúng khi quấn đầy vải vào bàn chân. Tôi thích thú vì tiếng động ồn ào mà đôi gót giày cứng tạo ra.

 

Sự tiêu khiển thích thú của tôi là tháo mọi thứ ra từng mãnh và sau đó cố gắng để lắp ráp lại. Tôi đã kết thúc xuất sắc hành động này, nhưng vào lúc đầu, những nổ lực của tôi không luôn luôn thành công hoàn hảo. Tôi khám phá một cách đáng chú ý rằng trong những thứ thuộc về Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13, là một hộp âm nhạc cũ được Nga hoàng tặng. Nó không hoạt động nữa, và tôi định sửa chửa nó. Tôi thấy rằng, giây thiều của  nó bị rời ra và co lại. Khi tôi đẩy nó với cây tục vít của tôi, cơ chế đột nhiên vượt khỏi tầm tay không thể kềm chế, và những miếng kim loại nhỏ bay ra. Tôi không bao giờ quên âm điệu ác hiểm mà những miếng kim loại ấy làm ra khi nó bay khắp mọi hướng trong phòng. Khi nghĩ lại sự kiện, tôi nhận ra rằng tôi đã may mắn. Tôi có thể mất một con mắt, vì khuôn mặt tôi ngay bên cạnh máy móc mà tôi đang vơ vẫn. Tôi đã hết mạo hiểm để tránh lỗi lầm có thể biến tôi thành độc nhãn như tướng Do Thái,Moshe Dayan, sau này trong cuộc đời!

 

*

DÒNG TRUYỀN THỪA HÓA THÂN CỦA TÔI

 

Tôi Được Triệu Đến Để Trở Thành Đức Đạt Lai Lạt Ma Để Phụng Sự Người Khác

 

TÔI THƯỜNG NÓI CHUYỆN một cách liên tục với những người làm vườn, những người phục vụ, những người quét tước. Hầu hết họ là những người bình dị, xử sự với tôi một cách cung kính, vì tôi là Đức Đạt Lai Lạt Ma. Cũng có những người già hơn, những người đang biểu lộ hy vọng của họ, ngay vào lúc mới mẻ ấy, cho một tương lai tốt đẹp hơn với sự trị vì của tôi.

 

Những người quét dọn già nhất đã biết Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13, vì họ đã phục vụ dưới triều đại của ngài. Họ nói với tôi nhiều giai thoại về đời sống của ngài. Họ giúp tôi tỉnh thức về những trách nhiệm tương lai của tôi. Sau này, tôi nghĩ rằng làm Đức Đạt Lai Lạt Ma là một vị trí khó khăn, phức tạp. Tôi tượng trưng cho một sự thử thách thật sự, và nhu cầu để đối diện nó sắp xảy ra đang gia tăng. Như một tu sĩ Phật Giáo, tôi cảm kích giá trị những đời sống quá khứ của tôi. Đạo đức của nghiệp lành được tích tập trong những kiếp sống trước đây cho tôi, trong đời sống hiện tại, nhiều khả năng để giúp đở người khác và để phụng sự Đạo Phật. Nghĩ lại tất cả những điều này, tôi đã thấy và tiếp tục thấy một động cơ bổ sung - một mong muốn được củng cố để làm mọi việc tôi có thể vì lợi ích của những người khác.

 

***

 

Dần dần, cậu bé hiểu rằng cậu được gọi đến để đảm đương những chức năng cao cả, một trách nhiệm khác với những người anh em và thân quyến kia của cậu. Từ cung cách người khác xem cậu và hành động đối với cậu, cậu nhận ra rằng cậu là Đức Đạt Lai Lạt Ma ngay cả trước khi cậu biết một cách chính xác điều gì được hàm ý trong danh hiệu ấy. Cậu thấy rằng những điều to lớn đang được mong đợi ở cậu, và cậu muốn sống xứng đáng với hy vọng mà người ta có với cậu. Nhiệm vụ nặng nề trong phạm trù chính trị nơi mà những quốc gia lớn, Ấn Độ và Trung Hoa, bị biến động chưa từng có khi những đế quốc Anh và Nga tranh cải về Nóc Nhà Thế Giới. Nhưng vị quốc vương trẻ đã thấy một thử thách trong hoàn cảnh này, một khi cậu quyết định đương đầu bằng việc đặt tất cả những khả năng của cậu để phụng sự con người.

 

Phần phỏng vấn này mà trong ấy Đức Đạt Lai Lạt Ma liên hệ đến những năm đầu tiên ở Lhasa phải chấm dứt, chúng tôi bị cắt ngang. Một tu sĩ đi vào phòng phỏng vấn và thì thầm vài điều gì đó với Đức Đạt Lai Lạt Ma, ngài lập tức đứng dậy, xin lỗi, và rời phòng.

 

Thư ký riêng của ngài giải thích rằng một vị đại sư đã lìa thân xác. Mindroling Rinpoche đã qua đời hai ngày trước đây. Một phái đoàn từ tu viện của ngài đã đến để thỉnh cầu những hướng dẫn về các nghi thức để tiến hành và những sắp xếp để thực hiện.

                     

Hai mươi phút sau, Đức Đạt Lai Lạt Ma trở lại. Có một biểu lộ nghiêm trọng trong mắt ngài, nhưng không buồn thảm. Trong một giọng quả quyết, ngài nói về vị lạt ma này, người rất gần gũi với ngài và chỉ hơi già hơn một tí. Sự viên tịch của ngài là một dịp nhắc nhở về tính vô thường, trong ý nghĩa của Phật Pháp, nó thừa nhận tính chất tạm thời của chúng sanh và các hiện tượng. Mọi thứ được sinh ra từ các nguyên nhân và điều kiện là không bền. Vô thường mâu thuẩn với cảm giác của chúng ta về tính chất trường cửu của thời gian và sự khao khát bất tử của con người. Nó là không thể chịu nổi đối với những người bình thường, những người chưa được rèn luyện tâm thức của họ để nhận thức về sự trống rỗng của thế giới hiện hữu. Phủ nhận tính vô thường tương ứng với những nguyên nhân chính của khổ đau trong sự tồn tại của chúng ta. Giáo huấn nhà Phật kêu gọi chúng ta quán chiếu và chấp nhận nó.

 

Người Tây Tạng Sẽ Quyết Định Họ Có Muốn Một Vị Đạt Lai Lạt Ma Thứ 15 Hay Không

 

MINDROLING RINPOCHE viên tịch hai ngày trước đây. Vì từ thời Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5, những liên kết rất đặc biệt đã tồn tại giữa những dòng truyền thừa của chúng tôi. Ngài bảy mươi tám tuổi, gần tám mươi…

 

Tôi không biết tôi sẽ sống bao nhiêu năm nữa, tám mươi, chín mươi, một trăm. Tôi không biết … (cười).

 

Hôm nay tôi hơn bảy mươi, chính xác là bảy mươi hai. Thế nên rõ ràng … tôi là vị Đạt Lai Lạt Ma, và bên cạnh vị thứ nhất, tôi là một trong những vị sống lâu nhất. Tất cả những vị khác dừng lại trước tuổi bảy mươi … (cười) Tôi rất may mắn (cười).

 

Cùng lúc, như một hành giả Phật Giáo, tôi thiền quán liên tục về vô thường. Bây giờ, trường hợp của riêng tôi, vô thường đang trở thành hiện thực. Một hiện thực càng ngày càng gần hơn…

 

Từ năm 1969, tôi đã tiên liệu về điều đó và đã thực hiện những sự sắp xếp, tuyên bố rõ ràng rằng việc đó hoàn toàn tùy thuộc vào người Tây Tạng trong việc quyết định về thể chế Đạt Lai Lạt Ma nên tiếp tục hay không. Vào lúc ấy, một số người Tây Tạng bày tỏ sự quan tâm của họ về những gì sẽ xảy ra sau tôi và trong khoảng thời gian theo sau sự qua đời của tôi. Tôi đã tuyên bố ý kiến rằng nếu đại đa số người Tây Tạng muốn bảo tồn thể chế của những Đức Đạt Lai Lạt Ma, thì họ nên xem xét vài lựa chọn.

 

Mọi thứ thay đổi liên tục. Chúng ta phải hành động tùy vào thực tế mới, chỗ Tây Tạng được quan tâm và đưa vào nghiên cứu, ngày nay, không chỉ người Tây Tạng mà người Mongolia cũng vậy, những người theo truyền thống liên hệ rất gần gũi với thể chế của những Đức Đạt Lai Lạt Ma. Nếu những người này muốn giữ thể chế những Đức Đạt Lai Lạt Ma, họ phải tôn trọng phong tục tìm kiếm một vị hóa thân mới phù hợp với nghi thức. Đưa ra điều đó để cho thấy xu hướng rõ ràng của một vị hóa thân là để tiếp tục nhiệm vụ chưa được hoàn tất bởi vị tiền thân, cho nên một cách hợp lý, nếu cái chết của tôi xảy ra khi tôi đang ở bên ngoài Tây Tạng, thì sự tái sanh của tôi cũng sẽ biểu hiện ở quốc ngoại để hoàn thành những gì tôi đã để lại chưa hoàn tất.

 

Nhưng cũng có những khả năng khác. Nhiều năm trước, tôi đã giải thích rằng theo truyền thống Tây Tạng, tiến trình của sự thừa kế có thể quyết định trong một cách khác.

 

Chức Đạt Lai Lạt Ma Của Tôi

 

MONG ƯỚC CỦA TÔI  là thế quyền sẽ được trao lại cho một vị thủ tướng, Kalon Tripa, và ông ấy được bầu cử lần đầu tiên vào năm 2001. Cho nên bây giờ tôi làm việc bán thời gian, và đôi khi tôi hỏi tôi có dự định về hưu không. Việc đó có thể không? Một Đức Đạt Lai Lạt Ma có thể về hưu chứ?

 

Không, tôi không thể trở thành một người hưu trí (cười). Ngoại trừ đại đa số không còn xem tôi như một Đức Đạt Lai Lạt Ma nữa mà thôi - sau đó tôi sẽ có thể hưu trí! (cười).

 

Tôi đang đùa!

 

Từ năm 2001, chúng tôi đã có một lãnh đạo của ngành hành pháp được bầu lên mỗi nhiệm kỳ 5 năm. Đó là vấn đề tôi có thể trở thành bán hưu trí trong chính trị như thế nào. Ở Tây Tạng năm 1952, tôi đã bắt đầu những sự thay đổi cho việc chuẩn bị dân chủ hóa. Nhưng chúng tôi không thể thiết lập việc vận động cho chương trình hiện đại hóa của chúng tôi, vì có quá nhiều sự thay đổi xảy ra.

 

Sau đó chúng tôi đến Ấn Độ như những người tị nạn, tất cả chúng tôi đều thích chế độ dân chủ. Từ năm 2001, những quyết định chính đã được thực hiện bởi những người được bầu lên, chứ không phải tôi. Trong thực tế, tôi hành động như một cố vấn kinh nghiệm. Trong năm 2006, Samdhong Rinpoche đã tái đắc cử, và quy định là mỗi người chỉ có thể phục vụ hai nhiệm kỳ. Cho nên trong bốn năm một người mới sẽ được chọn qua bầu cử.

 

Tôi không nghĩ việc duy trì thể chế Đạt Lai Lạt Ma là quan trọng. Chúng tôi có thể thực hiện một sự phân biệt rõ ràng giữa việc bảo vệ văn hóa Tây Tạng và Phật Giáo Tây Tạng, một mặt, và bảo tồn văn phòng của Đức Đạt Lai Lạt Ma về mặt kia. Thể chế này, giống như những thứ khác, xuất hiện trong một thời điểm nào đó và rồi biến mất; nhưng Phật Giáo Tây Tạng và di sản văn hóa của nó, sẽ tồn tại cùng với người Tây Tạng.

 

Đó là tại sao, trong năm 1992, tôi đã tuyên bố rằng, khi thời điểm đến cho chúng tôi trở về quê hương chúng tôi, Tây Tạng - đó là khi chúng tôi có được một khu tự trị thật sự - thế thì tôi sẽ trao toàn bộ thẩm quyền hành pháp của tôi như một Đức Đạt Lai Lạt Ma cho chính phủ Tây Tạng.

 

Tại Sao Tôi Không Thể Tái Sanh Như Một Phụ Nữ Xinh Đẹp?

 

TRONG QUÁ KHỨ, những hóa thân nào đó được nhìn nhận trước khi cái chết của vị tiền nhiệm của họ xảy ra, vị ấy chọn lựa những người thừa kế tương xứng. Trong thế hệ của tôi, sự kiện này có thể hình thành, tùy thuộc vào những hoàn cảnh cụ thể vào những thời điểm nhất định.

 

Những người phương Tây hấp dẫn với ý kiến rằng vị hóa thân tiếp theo của Đức Đạt Lai Lạt Ma có thể là nữ. Một cách lý thuyết, vâng, điều ấy là có thể. Lý do sâu sắc của việc tái sanh là để đảm đương nhiệm vụ vốn không được hoàn tất bởi vị tiền nhiệm. Một cách hợp lý, nếu cái chết của tôi xảy ra trong lưu vong, thì sự tái sanh của tôi sẽ đến từ quốc ngoại nhằm để hoàn thành những gì tôi đã bắt đầu.

 

Mục đích chính yếu của việc tái sanh là để phục vụ Phật Đạo. Trong giáo huấn nhà Phật, nam và nữ có cùng những quyền lợi căn bản. Nhưng trong thực tế, hai nghìn năm trăm năm trước, truyền thống Ấn Độ thừa nhận tính ưu việt của Tăng. Mặc dù những việc truyền tỳ kheo ni giới một cách lý thuyết cũng dành cho ni trong cộng đồng Phật Giáo, nhưng ở Tây Tạng, Tích Lan, và Thái Lan chư ni bị ngăn trở đối với việc nhận những giới luật cao nhất [là tỳ kheo ni]. Ở Tây Tạng, loại truyền giới này được trao cho tăng sĩ bởi Tịch Hộ trong khi chư ni bị loại ra. May mắn thay, ở Trung Hoa [cũng như Việt Nam] việc truyền cụ túc giới cho chư ni được duy trì cho đến ngày hôm nay. Có những sự thảo luận ngày nay về việc lập lại sự truyền đại giới cho chư ni.

 

Ngay cả thế, truyền thống Tây Tạng có những dòng truyền thừa của những sự tái sanh nữ cao cấp, như Dorje Phagmo, một dòng truyền thừa hơn sáu trăm năm. Tôi không biết những người nữ tái sanh này đều là ni hay  không, nhưng trong hầu hết mọi trường hợp, tôi nghĩ họ phải thọ giới. Do đó, tùy theo những trường hợp, nếu một Đức Đạt Lai Lạt Ma là nữ có thể hổ trợ chúng sanh tốt đẹp hơn phụng sự cho Phật đạo, thì tại sao chúng ta lại bỏ lở dịp này?

 

Hảo tướng là một trong tám phẩm chất của thân thể con người quý giá về trình độ vật lý. Rõ ràng nếu một nữ Đạt Lai Lạt Ma hình tướng xấu xí, thì vị ấy sẽ hấp dẫn ít người hơn. Mục tiêu của một tái sanh nữ là để trao truyền giáo huấn nhà Phật cho công chúng trong một cách thuyết phục. Không cần phải dành hai mươi bốn giờ một ngày để hành thiền và tụng niệm. Từ quan điểm này, vấn đề xuất hiện có tầm quan trọng của nó. Do đó, đôi khi tôi nói với mọi người, nửa đùa rằng, nếu tôi tái sanh như một người nữ, tự nhiên tôi sẽ là một phụ nữ với thân thể rất xinh đẹp.

 

Tôi không biết là tôi sẽ chỉ định một vị Đạt Lai Lạt Ma kế tiếp trong kiếp sống này của tôi không. Điều đó là có thể, tôi đang quán chiếu. Hãy để mọi  người cho ý kiến của họ, sau đó chúng ta sẽ thấy. Trong quá khứ, khoảng một thập niên trước, vấn đề này được tranh luận trong những vị thủ hộ của những dòng truyền thừa chính của Tây Tạng. Trong những tháng tới, chúng ta chắc chắn sẽ thấy một cuộc hội họp về chủ đề  này, cũng như việc truyền đại giới cho ni.

 

***

 

Giáo sĩ Tây Tạng bao gồm đại đa số những nam lạt ma, và tái sanh trong nam tướng theo truyền thống được xem như là tốt đẹp hơn, mặc dù thế, Phật tử Tây Tạng tuyên dương nữ tính như biểu tượng của trí tuệ và tôn kính Tara, Bậc Giải Thoát đã hoàn thành, người đã nguyện thành tựu Giác Ngộ trong thân nữ.

 

Có những dòng truyền thừa của nữ lạt ma, nhưng hiếm khi những lạt ma tái sanh không cùng giới tính với những hóa thân trước đó của họ. Cho nên Đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố về người thừa kế như vậy là bất thường. Thật đúng là Đức Thánh Thiện Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 tiếp tục làm mọi  người ngạc nhiên với sự cải cách táo bạo của ngài; trong việc áp dụng những phong tục cổ truyền của Tây Tạng vào thế giới hiện đại, ngài liên quan với việc bảo tồn tâm linh của những tập quán này hơn là hình thức bên ngoài của chúng. Dường như là ngài đang chuẩn bị để mở ra một vị thế mới trong vấn đề người thừa kế nhạy cảm của ngài, là điều nhắc lại vấn đề hệ thống tulku - hóa thân, nền tảng của Phật Giáo Tây Tạng.

 

Chúng Ta Không Có Bắt Đầu Hay Chấm Dứt

 

KHÁI NIỆM về một tuyến tái sanh cho những Đức Đạt Lai Lạt Ma coi như là sự tương tục giữa sự sống của hai người: vị tiền thân và sự tái sanh của vị ấy.

 

Phật Giáo chấp nhận sự tồn tại tương tục của một chúng sanh. Giáo thuyết của Đạo Phật về "vô ngã" có nghĩa là không có một tự ngã tồn tại độc lập bên ngoài thân thể, bởi vì "tự ngã" hay con người là được mệnh danh bởi sự phối hợp của thân thể và tâm thức. Có một tự ngã, nhưng không có một tự ngã độc lập tuyệt đối. Với việc quan tâm đến sự tiếp tục, Phật Giáo chấp nhận sự tương tục của chúng sanh, nhưng cũng tán thành khái niệm của một tự ngã "vô thỉ", đó là một tự ngã không có bắt đầu và không có chấm dứt cho đến khi Quả Phật được thành tựu.

 

Có những loại tái sanh khác nhau. Một hóa thân của Đức Phật hay Bồ tát, có thể biểu hiện vài lần một cách đồng thời; những vị Bồ tát thấp tái sanh trong chỉ một người - đó là, chỉ một lần trong một thời kỳ. Nhưng bất cứ người nào, bất kể họ là một Bồ tát hay một người bình thường, là tái sanh từ "vô thỉ" và sẽ được sanh ra một cách vô tận. Sự tương tục luôn luôn ở đấy và sẽ luôn luôn ở đấy, trả nghiệp. Bây giờ, ở một cấp độ, nếu quý vị phát triển một sự thực chứng tâm linh nào đó, thế thì sự sanh ra qua nghiệp sẽ chấm dứt. Rồi thì, với năng lực ý chí, quý vị có thể chọn lựa sự tái sanh của quý vị. Loại tái sanh này chúng tôi gọi là hóa thân.

 

Tôi Có Thể Hóa Thân Trong Hình Thể Một Côn Trùng

 

TRƯỚC TIÊN NHẬN THỨC  những lạt ma hóa thân, hay tulku, là có vẻ  hợp  lý hơn. Niềm tin của Phật Giáo là nguyên lý của sự hóa thân là thực tế dĩ nhiên, rằng khái niệm duy nhất của một sự hóa thân là để cho phép người nào đó tiếp tục những nổ lực của vị đó để giải thoát tất cả chúng sanh khỏi khổ đau, chúng ta có thể hiểu rằng thật có thể nhận ra những đứa trẻ mà chúng là những sự tái sanh của những người nào đó. Điều đó cho phép chúng ta rèn luyện chúng và đưa chúng vào thế giới vì thế chúng có thể tiếp tục những nhiệm vụ của chúng ngay khi có thể. Dĩ nhiên những sai lầm có thể xảy ra trong tiến trình nhìn nhận, nhưng hiệu quả của hệ thống được chứng thực bởi đời sống của đại đa số những tulku - hóa thân. (Vài trăm vị đã được nhìn nhận ngày nay, trái lại ở Tây Tạng, trước khi sự xâm lăng của Trung Cộng, chắc chắn hàng nghìn vị).

 

Tiến trình của việc xác nhận có thể ít huyền bí  hơn là quý vị nghĩ. Trước tiên nhất, người ta tiến hành bằng việc loại trừ. Hãy nói về việc tìm kiếm một vị tu sĩ nào đó. Thứ nhất quý vị phải thiết lập thời gian và nơi chốn của người chết. Nếu quý vị nghĩ, theo kinh nghiệm của quý vị, theo nguyên tắc, rằng sự hiện thân mới sẽ được thai nghén trong năm tới, quý vị vẽ ra thời dụng biểu. Thế thì nếu lạt ma X chết năm Y, sự hiện thân tiếp theo chắc chắn sẽ được sanh ra mười tám tháng hay hai năm sau. Trong năm Y cộng năm (Y+5), đứa bé chắc chắn khoảng 3 đến 4 tuổi. Vậy là quý vị đã thu hẹp lãnh vực khảo sát xuống.

 

Sau đó quý vị xác định rõ nơi sanh có thể nhất. Thông thường điều đó rất dễ dàng. Đầu tiên quý vị tự hỏi nó là ở trong Tây Tạng hay nơi nào khác. Nếu là ở quốc ngoại, có một con số giới hạn những nơi chốn - trong những cộng đồng Tây Tạng ở Ấn Độ, Nepal, Thụy Sĩ, thí dụ thế. Sau đó quý vị quyết định trong thành phố nào quý vị có thể dễ tìm thấy đứa bé nhất. Điều này chắc chắn được suy diễn với sự liên hệ đến đời sống của vị tiền thân.

 

Bước tiếp theo là tập họp lại một đoàn tìm kiếm với nhau. Điều này không nhất thiết có  nghĩa là một nhóm người sẽ được hình thành gấp, giống như cho một cuộc săn tìm báu vật. Một cách tổng quát, khảo sát trong một cộng đồng để tìm kiếm là đủ nếu có đứa bé 3 hay 4 tuổi là một ứng viên khả dĩ. Thường thì quý vị có những dấu hiệu hữu ích, như những hiện tượng bất thường xảy ra lúc sanh. Hay khác hơn là đứa bé có thể chứng tỏ những phẩm chất khác thường.

 

Đôi khi có hai hay ba khả năng - hay hơn - tự biểu hiện ở cấp độ này. Hay một đoàn tìm kiếm có thể chứng tỏ là không cần thiết, vì vị tiền thân đã để lại thông tin chi tiết về tên của vị thừa kế và tên của cha mẹ vị ấy. Nhưng điều đó là rất hiếm hoi. Trong những trường hợp khác, những đệ tử của tu sĩ có thể có những giấc mộng rõ ràng hay những ảo giác biểu thị nơi vị hóa thân có thể được tìm thấy. Những quy tắc không cứng nhắc hay cố định.

 

Mục tiêu của một vị hóa thân là để làm cho thuận tiện sự tiếp tục hoạt động của vị ấy, là điều có thể có những hệ quả quan trọng, tùy thuộc vào vị đang được tìm kiếm. Thí dụ, trong trường hợp của tôi, ngay cả nếu những nổ lực của tôi trong phổ quát là để hiến dâng cho việc phụng sự tất cả chúng sanh, thì tôi hướng dẫn họ một cách đặc biệt hơn đối với những đồng bào của tôi. Cho nên nếu tôi chết trước khi Tây Tạng tìm lại được sự tự do, thì một cách hợp lý tôi sẽ được tái sanh ở bên ngoài Tây Tạng. Nếu vào lúc ấy, đồng bào tôi không cần một Đức Đạt Lai Lạt Ma nữa, thế thì sẽ không cần thiết để tìm kiếm tôi. Vì thế tôi có thể tái sanh như một con côn trùng, hay một con thú, hay một hình thể nào khác của sự hiện hữu mà ích lợi cho nhiều chúng sanh nhất.

 

***

 

Để bảo đảm sự kiểm soát toàn xã hội Tây Tạng, Đảng Cộng Sản Trung Quốc tự cho mình có quyền kiểm soát những dòng hóa thân truyền thừa. Vì để họ không bị khống chế bởi thẩm quyền của Bắc Kinh, những lạt ma nhi đồng được đặt dưới sự bảo vệ cẩn thận của gia đình họ. Trong một sự bí mật tuyệt hảo, những người làm ăn bất hợp pháp sẽ đưa họ đến Nepal hay Ấn Độ. Ở đấy, họ sẽ gia nhập vào những tu viện và được cung ứng một sự học tập tôn giáo thích hợp cho trách nhiệm tương lai của họ.

      hanh-trinh-tam-linh-cua-toi-007

Gendhun Chokyi Nyima,

Tháng Năm năm 1995, Đức Đạt Lai Lạt Ma xác nhận Gendhun Chokyi Nyima, một nhi đồng sáu tuổi, như hóa thân của Đức Ban Thiền Lạt Ma thứ 10, vị chức sắc cao cấp thứ hai của Phật Giáo Tây Tạng. Hai ngày sau Ban Tôn Giáo Trung Cộng tuyên bố sự lựa chọn này là "bất hợp lệ và vô giá trị". "Cùng ngày vị chức sắc tôn giáo chịu trách nhiệm tìm kiếm lạt ma hài đồng, Chadral Rinpoche, bị bắt giam vì đã cấu kết với bè lũ Đạt Lai Lạt Ma." Vài tuần sau  Đức Ban Thiền Lạt Ma thứ 11 cùng với cha mẹ biến mất. Từ tháng Bảy 1995, ngài bị giữ ở một nơi bị giám sát bí mật, vì vậy ngài trở thành tù nhân chính trị nhỏ tuổi nhất trên thế giới. Luật pháp giống như vở kịch Vua Ubu, Ban Tôn Giáo của Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã chọn một nhi đồng khác và làm lễ đăng quang trong một nghi lễ bù nhìn. Mặc dù liên tục có những cuộc biểu tình chống đối của cộng đồng quốc tế, chúng ta vẫn không có tin tức về Gendhun Chokyi Nyima, Đức Ban Thiền Lạt Ma thứ 11 được nhìn nhận theo nghi thức truyền thống.

 

Mới đây, chính quyền Trung Cộng đã cho biết khát vọng gia tăng hành động trong việc kiểm soát những dòng truyền thừa. Vì vậy, tháng Tám năm 2007, thông tin chính thức của Trung Cộng đã tuyên bố một quy tắc mới về việc công nhận những "vị Phật Sống", một thuật ngữ mà người Trung Hoa dùng để chỉ định những đại sư hóa thân. Từ nay về sau, "tất cả những yêu cầu cho việc công nhận một sự hóa thân của một 'vị Phật sống' phải được sự chấp thuận của Ban Tôn Giáo", dưới kết quả của luật lệ.

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã bình luận về những tiêu chuẩn này với sự tiếu lâm: "Quyết định kỳ quái này chứng tỏ những tác giả của nó, thế nào đấy tự hào trong việc ban hành 'các giấy phép của sự hóa thân,' là những kẻ không hiểu gì về việc hóa thân hay Phật Giáo. Họ nghĩ rằng tất cả việc đó là cần thiết như một chiếu chỉ hay một quy định để mở rộng sự kiểm soát của họ đối với tâm thức con người. Nó sẽ không như thế. Nếu họ thậm chí có một chút chú ý vào thực tế chung quanh họ, họ sẽ nhận ra điều này."

 

Quy định kiểm soát đối với những dòng truyền thừa xảy ra trong phạm vi thời đại của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 không tránh khỏi đặt ra vấn đề người thừa kế của ngài. Bắc Kinh đã quyết định quy định sự kế vị, không thèm đếm xỉa đến quyền đạo đức và tâm linh của người Tây Tạng. Theo Samdhong Rinpoche, thủ tướng của chính phủ Tây Tạng lưu vong, "Không phải Đức Đạt Lai Lạt Ma khởi xướng việc nói về người kế vị ngài, mà chính là Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Họ rất băn khoăn về sự hóa thân của ngài, mà vốn họ muốn tự chọn theo ý họ. Cho nên họ hy vọng rằng vị thứ 14 giữ danh hiệu này không sống lâu quá, và họ phao tin rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma bị ung thư giai đoạn cuối, vì vậy họ cố gắng để phỏng đoán việc đề cử người kế vị. Rõ ràng rằng họ đang cố làm mọi việc để áp đặt một Đức Đạt Lai Lạt Ma mới dưới sự khống chế của họ. Nhưng chính người Tây Tạng sẽ vạch rõ tiến trình chọn lựa Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 15.

 

"Đức Thánh Thiện là người duy nhất, từ sau Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ nhất, đã sống trường thọ, và ngài phải quyết định người kế vị của ngài, vì công việc của ngài chưa chấm dứt. Rắc rối của chức vụ hiện ra. Thật quá phức tạp để chờ một nhi đồng Đạt Lai Lạt Ma lớn lên cho đến khi trưởng thành. Đức Thánh Thiện đã phải lãnh trách nhiệm khi ngài rất trẻ, và việc đó là rất khó khăn. Người kế vị ngài phải ở một độ tuổi để tiếp nhận những chức năng của ngài khi đến lúc. Đó là tại sao Đức Đạt Lai Lạt Ma nghĩ về việc chỉ định một vị hóa thân được hình thành (a madé tulku) trong khi ngài tại thế, nghĩa đen là, một 'hóa thân trước khi chết,' theo một truyền thống mà theo đó vị đại sư, trước khi chết, trao chuyển tinh hoa chứng ngộ tâm linh của vị ấy cho người thừa kế."

 

Trong bài diễn thuyết khi nhận giải Nobel Hòa Bình của Đức Đạt Lai Lạt Ma, Egil Aarvik nhận xét: "Tiến trình của việc công nhận một vị hóa thân hàm ý việc thâm nhập vào điều, đối với người phương Tây, là vùng đất không biết, terra incognita, nơi những niềm tin, tư tưởng và hành động tồn tại trong một chiều kích hiện hữu mà chúng ta mù tịt, hay có lẻ đơn giản là chúng ta đã quên."

 

Ngay cả khi Đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố không khó khăn gì rằng ngài "không phải là người đặc biệt," nhưng cuộc sống của ngài không là bình thường, trong ý nghĩa là nó không bắt đầu với sự ra đời của ngài và sẽ không chấm dứt với sự qua đời của ngài. Vị thủ hộ của dòng truyền thừa Giác Ngộ Từ Bi, ngài tỏa chiếu từ một chiều kích phổ quát. Những thể trạng thậm thâm của sự tỉnh giác cống hiến cho điều này, được thấy bằng việc hành thiền và thực tập Phật Giáo như thế nào? Đó là điều mà những tuyên bố của ngài như một tu sĩ trong những chương tiếp theo sẽ khơi mở. Chúng làm sáng tỏ tính nhân bản mãnh liệt của một con người đã "làm chúng ta cảm thấy tốt lành là được làm người. Về việc sống trong thời đại khi có người nào đó như ngài hiện hữu với chúng ta."

 

*

 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/03/2014(Xem: 10730)
Sau mấy ngày họp mặt tại Hamburg, 8 chị em chúng tôi kéo nhau về chùa Viên Giác, Hannover vào chiều ngày 15.02.2014 để dự lễ Rằm Tháng Giêng và lễ ra mắt sách "Những Cây Bút Nữ 2" theo chương trình của Hòa Thượng Phương Trượng đã ấn định. Chúng tôi được ĐĐ. Thích Hạnh Lý xếp cho 3 phòng ngủ đặc biệt ở Tây Đường. Sau chuyến hành trình với nhiều hành lý cồng kềnh, nên đêm đó 8 chị em chúng tôi đã tìm được một giấc ngủ bình an.
23/02/2014(Xem: 12885)
Tôi nói đến việc đạt đến đời sống hạnh phúc như thế nào trong phạm vi thế tục. Tôi thật vui mừng có cơ hội để nói chuyện với nhiều người ở đây. Trước tiên tôi muốn cảm ơn ban tổ chức cũng như ông thống đốc
23/02/2014(Xem: 10892)
Buổi sáng như thường lệ, ngài đắp y, cầm y bát vào thành Vương Xá khất thực thì thấy Thi Ca La Việt – một gia chủ – với áo thấm ướt, tóc thấm ướt, đang đứng chấp tay đảnh lễ các phương. Hết đông sang tây, hết tây sang nam v.v… Cứ thế mà lạy đủ sáu phương. Thấy vậy đức Phật hỏi:
23/02/2014(Xem: 8992)
Nhẫn là một ‘món’ mà ta phải dùng hàng ngày, dù chúng ta có ở đâu trên thế giới, dù thu nhập chúng ta có cao thuộc loại hạng nhất thế giới. Đi chơi mà trời nắng
22/02/2014(Xem: 9740)
Cũng như nhiều năm trước, đầu xuân Giáp Ngọ này giới truyền thông báo chí xã hội ngoài việc chú ý vào các thùng tiền công đức, tiền lẻ, tiền nhét tay các tượng Phật, hoặc không hài lòng việc phóng sinh chim thú (lấy lý do phóng sinh kiểu ấy chỉ nuôi sống nhóm người săn bắt) thay vì phải lên án trước nhất người săn bắt; và còn cao giọng lên lớp giảng giải giáo lý nhà Phật v.v…lại chú ý sâu hơn và cao hơn trong chánh điện nhà chùa, đó là tượng Phật!
22/02/2014(Xem: 8079)
Ngày thứ 2, 12/2/2007, khoảng 2h chiều. Chú chó Chief giống American Pit Bull Terrier, đã cứu bà cụ 87 tuổi Liberata la Victoria, và cháu của bà là Maria Victoria Fronteras
12/02/2014(Xem: 15876)
Bộ kinh in khổ đẹp, trình bày trang nhã với bìa sách đỉnh đạc rất giá trị, do Thượng Tọa Thích Nhật Từ biên soạn, phiên dịch, sắp xếp 63 bài kinh quan trọng theo 5 nhóm chủ đề: Đạo đức, xã hội, triết lý, thiền định và Tịnh độ được tuyển dịch từ kinh tạng Pali và kinh điển Bắc truyền.
11/02/2014(Xem: 8065)
..giữa những người rộn ràng, ta sống không rộn ràng...
11/02/2014(Xem: 11080)
Có câu nói là mọi người đều có quyền tìm kiếm và thụ hưởng hạnh phúc. Không phải ai cũng đang nổ lực sống và làm việc miệt mài ngày đêm để xây đắp cho hạnh phúc tương lai đó sao? Còn bạn thì sao? Bạn có cảm giác là mình đang đi đúng hướng không?
11/02/2014(Xem: 14339)
Khi thắp nhang lễ Phật tâm cần phải thanh tịnh, nếu như có thể không nhiễm chút bụi trần, sẽ được phước lành vô biên. Nếu muốn cầu nguyện, nên buông bỏ ý nghĩ lợi mình, lợi người, lợi mình, hại người. Phát tâm nguyện rộng lớn, làm lợi ích cho xã hội, cho chúng sanh, thì công đức vô lượng. Trong kinh Phật có lời dạy: "Lễ Phật một lạy, diệt vô lượng tội; niệm một câu Phật, tăng vô biên phước" ấy vậy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]