Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hòa Thượng Thích Nhơn Thứ - Ngọn Đuốc Tuệ Soi Sáng Cõi Sương Mù

15/06/201912:08(Xem: 9498)
Hòa Thượng Thích Nhơn Thứ - Ngọn Đuốc Tuệ Soi Sáng Cõi Sương Mù

Danh tăng Việt Nam

 

HÒA THƯỢNG THÍCH NHƠN THỨ

 

NGỌN ĐUỐC TUỆ SOI SÁNG CÕI SƯƠNG MÙ

 

 Danh tăng HT Thích Nhơn Thứ-2

 

          Vào thập niên 20 của thế kỷ XX, khi vùng đất Đà Lạt- Lâm Đồng quanh năm sương mù giá rét còn được mang tên Đồng Nai Thượng (Province du Haut-Donnaï), bốn bế hoang vu với rừng núi ma thiêng nước độc,  với thú dữ đầy hung hiểm, có một tăng nhân tuổi trạc trên hai mươi lăm đã đơn thân lặng lẽ rảo những bước chân chánh niệm tinh tấn khắp lối thấp nẻo cao, khắp vùng sâu chốn vắng, và sau cùng dừng lại giữa một ngọn đồi đầy lau sậy gai cỏ. Phóng tầm nhìn thấu suốt tứ phương tám hướng, Người quyết định chon  mảnh đất ngay dưới chân mình làm nơi thường trú, bắt đầu dựng một thảo am đơn sơ để tu hành, phát đại nguyện đem Chánh Pháp của Như Lai truyền bá từ nơi đây, giương ngọn Đuốc Tuệ sáng ngời soi chiếu mở đường để dẫn dắt chúng sanh tìm về với an lạc, hóa giải bớt đi những khổ đau của cuộc đời…Danh tăng HT Thích Nhơn Thứ-1

         Ngôi thảo am được đặt tên hiệu là Linh Quang, qua một thời gian dài đã thay đổi hình hài sắc tướng, âm thầm chuyển duyên trở thành một thiền tự, cũng chính là ngôi chùa đầu tiên của vùng đất cao nguyên Lâm Viên, là Tổ Đình chung cho Phật Giáo tỉnh Lâm Đồng. Một thành tựu viên mãn đi vào những trang sử vàng của Đạo Từ Bi Hỷ Xả, và của đất nước quê hương. Vị tăng nhân có công đức hoằng dương chánh pháp,  hóa đạo lợi sanh vô cùng to lớn vào buổi sơ khai ấy chính là Cố Hòa Thượng thượng Nhơn hạ Thứ, bậc danh tăng thạc đức thuộc dòng Lâm Tế Liễu Quán đời thứ 43.

          Cố Hòa thượng Thích Nhơn Thứ, pháp danh Tâm Trung, tự Từ Lý, thế danh Trần Xin, sinh năm Giáp Ngọ (1894) tại xã Văn Hòa, tỉnh Phú Yên. Ngài vốn mồ côi cha mẹ từ nhỏ, gặp phước duyên được một phú ông (ở thôn Đại Điền Trung, xã Diên Điền, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa) khi ra Phú Yên mua bò, nhận thấy Ngài bộc lộ tư chất thông minh lanh lợi khác người, nên nhận về làm nghĩa tử, lo cho ăn học tử tế. Thuở thiếu thời, cậu bé họ Trần nhờ thuận duyên gần gũi với chốn già lam ở vùng quê quạnh quẽ, nên thường qua lại vào ra chùa Linh Quang ở Đại An Núi Chúa (huyện Diên Khánh – Khánh Hòa) do Tổ Tu Rau (tức Hòa thượng Thích Nhơn Nguyện) trụ trì,  và dần dà gắn bó với câu kinh tiếng kệ, thân quen với  tiếng mõ hồi chuông, cũng như những bữa cơm chay rau tương thanh đạm, để rồi niềm tin Phật Pháp, niềm tôn kính Tam Bảo ngày càng tăng trưởng… Và khi đã hội đủ nhân duyên tốt lành, ngày trọng đại của một người con Phật cũng đã đến: Ngài phát nguyện thế phát quy y,  xin xuất gia tu học,  hầu Thầy từ khi chùa Linh Quang còn là một ngôi chùa nghèo mái tranh vách đất.. Ngài được được Tổ Tu Rau thâu nhận làm đệ tử, ban cho pháp danh là Tâm Trung, tự Từ Lý. Sau này, Ngài còn có thêm pháp tự nữa là Nghĩa Đạo – Minh Đạo.
Danh tăng HT Thích Nhơn Thứ-3Danh tăng HT Thích Nhơn Thứ-4

        Trong thời gian từ năm 1920 đến 1927, vì Hòa thượng Nhơn Nguyện liên tục nhập thất tham thiền nhập định, nên đã gửi hai đệ tử ra Tổ Đình Thiên Bửu (Điềm Tịnh, Ninh Hòa) thọ pháp nơi Hòa thượng trụ trì Thích Phước Tường.

        Hòa thượng Thích Phước Tường chính là bổn sư của Hòa Thượng Nhơn Nguyện, đã dang rộng tay thâu nhận hai người học trò của đệ tử mình, ban pháp hiệu cho đệ tử Tâm Trung (vai sư huynh) là Nhơn Thứ, và Tâm Đạo (sư đệ) là Nhơn Hưng. Vì lẽ này mà các vị Tỳ Kheo đệ tử của Hòa Thượng Phước Tường  trước kia vốn hàng thúc bá, sau lại trở thành sư huynh đệ của hai vị Nhơn Thứ và Nhơn Hưng.

        Trong suốt thời gian nhập thất, khoảng năm 1924, Hòa thượng Nhơn Nguyện đã trao nhiệm vụ  trông nom thờ phụng ngôi Tam Bảo ở chùa Linh Quang ở Đại An Núi Chúa cho hai đệ tử. Cho đến ngày 12, tháng 7 năm Đinh Mão 1927, Hòa thượng Nhơn Nguyện thiêu thân viên tịch, tông môn đã sắp xếp đề cử ngài Nhơn Thứ trở về chùa Linh Quang để cư tang cho bổn sư, và chính thức trụ trì ngôi già lam này. Ngoài ra, ngài còn được cung thỉnh kiêm trụ trì chùa Sắc Tứ Liên Hoa tọa lạc tại  thôn Xuân Lạc ( thuộc xã Vĩnh Ngọc - Thành phố Nha Trang), vốn là một ngôi cổ tự tổ đình danh tiếng có từ hằng trăm năm qua.
Danh tăng HT Thích Nhơn Thứ-Chua-Linh-Quang

         Từ những mối nhân duyên kể trên, chúng ta quay trở lại với chùa Linh Quang trên vùng đất sương mù lạnh lẽo, mới thấy rõ căn nguyên vì sao chùa cũng mang tên hiệu Linh Quang. Thật ra, từ trước năm 1920, ngài Nhơn Thứ đã vâng lệnh bổn sư  là Tổ Tu Rau  lên khai phá vùng đất mệnh danh “Hoàng Triều cương thổ”. Như nhận một mệnh lệnh thử thách để ấn chứng Đạo Tâm, thể hiện chí nguyện xuất gia tu hành, ngài đã không chút e dè ngại sợ, mà đã dấn thân nhập cuộc một cách vô ngại tự tại. Bằng chí nguyện rộng lớn kiên cường, và tâm bồ đề kiên cố, giữa những khó khăn vây bủa, thiểu thốn ngáng đường, trở ngai  mắc giăng tứ phía, ngài đã từng bước tạo dựng nên một ngôi tự viện trang nghiêm vào năm 1921.

         Vào những năm xa xưa ấy, khi chùa Linh Quang hiển hiện trên đồi hoang đất vắng, cảnh vật xung quanh đã trở mình trước một cuộc biến đổi lớn, ánh quang minh của ngôi Tam Bảo chừng như xua tan hết sương mờ  và rét lạnh, đẩy lùi ám chướng và tối tăm dạt hết ra xa xa… Ngày mà ngôi thảo am nhỏ trước kia chính thức mang tên hiệu Linh Quang Tự, có sự hiện diện chứng minh của chư tôn đức: Hòa thượng Thích Phước Tường (chùa Thiên Bửu –Ninh Hòa- Khánh Hòa), Hòa thượng Thích Từ Nhãn (chùa Sắc Tứ Long Sơn Bát Nhã- Tuy An- Phú Yên), và Hòa thượng Bổn sư Thích Nhơn Nguyện.

         Năm 1933, khi chùa Linh Quang đã trở nên một tự viện thanh tịnh khang trang,  Hòa thượng Nhơn Thứ được triều đình nhà Nguyễn phong chức “Tăng Cang”, để tạo điều kiện thuận lợi cho Ngài hoằng truyền chánh pháp trên vùng đất cao nguyên  Đà Lạt. Đến ngày 28, tháng 9, năm Mậu Dần 1938, vua Bảo Đại đã ban hiệu “Sắc Tứ” cho chùa. Đến nay, tuy biển ngạch Sắc Tứ  đã không còn, do bị cháy trong cuộc binh lửa Tết Mậu Thân 1968,  nhưng bản “Quyết định ban Sắc Tứ” do Tham Tri Bộ Lễ ấn ký vẫn còn nhà chùa lưu giữ cẩn thận. Trong đó ghi rõ: “Thần bộ khâm phụng ý chỉ Đoan Huy Hoàng Thái Hậu nên Sắc Tứ biển ngạch cho chùa Linh Quang thuộc làng Đà Lạt ở Haut-Donnai- Khâm thử khâm tuân- Tham Tri Bộ Lễ Tôn Thất Quảng”.
Danh tăng HT Thích Nhơn Thứ-dai-hung-bao-dien

           Nhờ đức độ và công hạnh sáng ngời, nên  Hòa thượng Nhơn Thứ được triều đình Huế, và tông môn đã cung thỉnh làm “Đàn Đầu Hòa Thượng” vào sau những năm 1938. Công đức của Ngài thật to lớn trong công cuộc hoằng hóa lợi sanh, với đạo hạnh trang nghiêm cùng lòng từ bi rộng trải, nên Ngài đã cảm hóa và giúp đỡ rất nhiều người. Ngài được mọi người biết đến như một vị “ lương y  thiền sư” rất “mát tay”  trong việc chữa các bênh nan y bằng thuốc Nam, và cả chế ngự được các bệnh điên tà trong dân gian. Tiếng lành đồn xa, hương đạo hạnh tỏa lan khắp chốn, hàng hàng lớp lớp người tin Phật đã tìm về xin quy y thọ giáo Ngài mỗi ngày càng đông, đạo tràng ngày càng phát triển lớn mạnh…

         Ngày 10  tháng 3 năm Tân Tỵ (1941), sau một cơn cảm sốt nhẹ, Hòa thượng Nhơn Thứ nhận biết ngày ra đi của mình sắp đến, liền gọi đồ chúng vào dặn dò cặn kẽ, sắp đặt chu đáo hết mọi việc trong ngoài trước sau. Sau đó, Ngài bảo thị giả để một tượng Phật Di Đà ở trước ngực,  rồi từ  giấy phút ấy Ngài chuyên tâm chú niệm, tay lần xâu chuổi, theo dõi những chuyển biến trong nhục thể của mình, gạt bỏ và quên hết ngoại cảnh.

         Ba hôm sau, vào lúc 21h 45 phút, ngày 13 tháng 3, Ngài bảo đệ tử chong đèn đốt nhang, xông trầm trên chánh điện, rồi cử ba hồi chuông trống Bát Nhã. Vừa dứt hồi trống, Ngài đã xả thân ngũ uẩn, an nhiên thị tịch đúng vào 22 giờ, trong tiếng niệm Phật râm ran của môn đồ tăng chúng, trụ thế 48 năm, trên 30 hạ lạp. Bảo Tháp của Ngài được xây lên ngay trong khuôn viên  chùa, đó chính là Tháp Tổ Sư Khai Sơn Sắc Tứ Linh Quang Tự.

          Kế tục Tổ Sư giương cao ngọn Đuốc Tuệ quang minh, hàng đệ tử của Cố Hòa thượng Thích Nhơn Thứ đã luôn giữ thanh quy nghiêm túc, đạo hạnh sáng trong, luân phiên nhau phụng thờ ngôi Tổ Đình, cùng nối tiếp công cuộc hoằng pháp lợi sanh mà Thầy Tổ đã một đời tâm nguyện trăn trở.

 
Tâm Không Vĩnh Hữu
 cẩn bút

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/01/2014(Xem: 17344)
Nữ ca sĩ Hà Thanh, cô nữ sinh Đồng Khánh ngày nào, người nổi danh với ca khúc Cô nữ sinh Đồng Khánh, vừa qua đời vào đúng ngày đầu năm mới - 1/1 (giờ địa phương, tức sáng 2/1 giờ Việt Nam) tại TP. Boston, Massachusetts (Hoa Kỳ) sau thời gian chống chọi với căn bệnh ung thư máu.
26/12/2013(Xem: 8727)
Namo Sakya Muni Buddha Lord Buddha, our Father of all times, He is the one who sees all, hear all makes , creates and performs all this, without reveling display. Like the Holy Ones ,see the simplicity of life , for the Lord is the Light , the Invisible ,and only the light can see his one true face on the positive things of nature.
25/12/2013(Xem: 7738)
Giáng sinh là thời gian dành cho gia đình, khi các thành viên trong gia đình trở về nhà của họ. Dù ở đâu, chúng ta đều cố gắng tìm đường về nhà với gia đình. Cũng giống như kỳ nghỉ Tết trong văn hóa Việt Nam. Chúng ta trang trí ngôi nhà của mình và tìm cách làm cho nhà mình ấm áp và ấm cúng. Tất cả chúng ta đều khao khát có một ngôi nhà ấm áp và yêu thương,
25/12/2013(Xem: 11607)
Được tin trễ, hội thảo Hoằng pháp toàn quốc 2011, tổ chức tại Bình Dương, nên chúng tôi không chuẩn bị kịp để tham dự. Rất tiếc cho việc thiếu cơ duyên của mình. Qua bài tham luận mang tính chủ quan nhưng có đủ bằng chứng cụ thể và đã được thí nghiệm nhiều lần ở nhiều nơi, nên chúng tôi có thể khẳng định “Ba giờ huấn luyện, 10 ngày hoằng hóa, đưa Phật pháp đến nông thôn”. Trước lúc trình bày phương cách, chúng tôi xin có vài nhận xét nhỏ nhưng cần thiết:
25/12/2013(Xem: 12293)
Cũng tại hội trường nầy và vào tháng nầy năm năm trước, tôi hân hạnh được Giáo hội mời dự Ðại hội Phật giáo toàn quốc và đọc tham luận để trình bày một vài nét đặc thù về hiện tượng Phật giáo đang nở rộ cùng khắp bầu trời Âu Mỹ, nơi vốn có một truyền thống lâu đời của Kitô giáo. Trong bài tham luận, tôi cũng góp ý là Giáo hội nên kiện toàn cơ cấu tổ chức và điều hành để đáp ứng nhu cầu của thời đại mới. Giáo hội phải là một tập hợp gồm cả bốn chúng, chứ không thể chỉ có một chúng như cái ghế chỉ có một chân không tự đứng vững được nói gì đến phát triển.
25/12/2013(Xem: 11472)
Thật là một hân hạnh lớn cho chúng tôi hôm nay được về tham dự Đại hội kỳ V của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức tại thủ đô Hà Nội. Thật vậy, từ ngàn dặm xa xôi mà được về thăm quê hương đã là một điều hạnh phúc, lại được phép trình bày một số thao thức của một người con Phật trước những người đồng đạo mà cũng là đồng bào cùng chung một ước mơ, thì thật là một cơ duyên hiếm có.
25/12/2013(Xem: 11594)
Con người sanh ra trên cõi đời này đã mang theo nghiệp nhân của đời trước, lúc lớn lên lại gây tạo thêm nghiệp mới. Nghiệp nhân cũ cộng với nghiệp nhân mới nên chi phối cuộc đời còn lại (cận tử nghiệp) của mỗi người.
25/12/2013(Xem: 9353)
Trong mọi thế giới mà mọi dân tộc ngày càng dễ gần gũi với nhau nhờ những tiến bộ của khoa học và kỹ thuật, thì văn hoá Tây phương có thế mạnh để thâm nhập vào đời sống của người dân trên khắp mọi châu lục, đặc biệt về tôn giáo và lối sống. Ngày nay Kitô giáo đã phát triển lan rộng ra toàn thế giới, từ đó các lễ nghi và s
24/12/2013(Xem: 8722)
Trường Tiểu học Phật pháp ở Brighton (The Dharma Primary School, in Brighton), Vương quốc Anh, cung cấp nền giáo dục trọn vẹn bắt nguồn từ chánh niệm - giúp trẻ em phát triển sự sáng tạo, sự đồng cảm, tự nhận thức và sự tự tin. Trường Tiểu học Phật pháp ở Brighton là trường tiểu học duy nhất ở Anh cung cấp một nền giáo dục dựa trên giá trị Phật giáo. Ngôi trường tư thục này mở cửa cho trẻ em từ 3-11 tuổi thuộc tất cả các tín ngưỡng tôn giáo và các nền văn hóa, cung cấp một nền giáo dục chất lượng kết hợp với giáo lý Phật giáo nhằm hỗ trợ sự phát triển của chánh niệm, từ bi và trách nhiệm xã hội.
24/12/2013(Xem: 10397)
Hãy thử nghĩ xem bạn đã bao lần tự nhủ như thế này, “Phải chi tôi đừng nói những lời như thế,” hay “Nhìn nét mặt, tôi biết những lời tôi nói đã xúc phạm đến bạn.” Những lời nói không khéo, những lời nói quá đáng mang đến cho ta bao phiền não. Khi nói dối, chúng ta bị lộ tẩy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]