Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hòa Thượng Thích Nhơn Thứ - Ngọn Đuốc Tuệ Soi Sáng Cõi Sương Mù

15/06/201912:08(Xem: 9495)
Hòa Thượng Thích Nhơn Thứ - Ngọn Đuốc Tuệ Soi Sáng Cõi Sương Mù

Danh tăng Việt Nam

 

HÒA THƯỢNG THÍCH NHƠN THỨ

 

NGỌN ĐUỐC TUỆ SOI SÁNG CÕI SƯƠNG MÙ

 

 Danh tăng HT Thích Nhơn Thứ-2

 

          Vào thập niên 20 của thế kỷ XX, khi vùng đất Đà Lạt- Lâm Đồng quanh năm sương mù giá rét còn được mang tên Đồng Nai Thượng (Province du Haut-Donnaï), bốn bế hoang vu với rừng núi ma thiêng nước độc,  với thú dữ đầy hung hiểm, có một tăng nhân tuổi trạc trên hai mươi lăm đã đơn thân lặng lẽ rảo những bước chân chánh niệm tinh tấn khắp lối thấp nẻo cao, khắp vùng sâu chốn vắng, và sau cùng dừng lại giữa một ngọn đồi đầy lau sậy gai cỏ. Phóng tầm nhìn thấu suốt tứ phương tám hướng, Người quyết định chon  mảnh đất ngay dưới chân mình làm nơi thường trú, bắt đầu dựng một thảo am đơn sơ để tu hành, phát đại nguyện đem Chánh Pháp của Như Lai truyền bá từ nơi đây, giương ngọn Đuốc Tuệ sáng ngời soi chiếu mở đường để dẫn dắt chúng sanh tìm về với an lạc, hóa giải bớt đi những khổ đau của cuộc đời…Danh tăng HT Thích Nhơn Thứ-1

         Ngôi thảo am được đặt tên hiệu là Linh Quang, qua một thời gian dài đã thay đổi hình hài sắc tướng, âm thầm chuyển duyên trở thành một thiền tự, cũng chính là ngôi chùa đầu tiên của vùng đất cao nguyên Lâm Viên, là Tổ Đình chung cho Phật Giáo tỉnh Lâm Đồng. Một thành tựu viên mãn đi vào những trang sử vàng của Đạo Từ Bi Hỷ Xả, và của đất nước quê hương. Vị tăng nhân có công đức hoằng dương chánh pháp,  hóa đạo lợi sanh vô cùng to lớn vào buổi sơ khai ấy chính là Cố Hòa Thượng thượng Nhơn hạ Thứ, bậc danh tăng thạc đức thuộc dòng Lâm Tế Liễu Quán đời thứ 43.

          Cố Hòa thượng Thích Nhơn Thứ, pháp danh Tâm Trung, tự Từ Lý, thế danh Trần Xin, sinh năm Giáp Ngọ (1894) tại xã Văn Hòa, tỉnh Phú Yên. Ngài vốn mồ côi cha mẹ từ nhỏ, gặp phước duyên được một phú ông (ở thôn Đại Điền Trung, xã Diên Điền, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa) khi ra Phú Yên mua bò, nhận thấy Ngài bộc lộ tư chất thông minh lanh lợi khác người, nên nhận về làm nghĩa tử, lo cho ăn học tử tế. Thuở thiếu thời, cậu bé họ Trần nhờ thuận duyên gần gũi với chốn già lam ở vùng quê quạnh quẽ, nên thường qua lại vào ra chùa Linh Quang ở Đại An Núi Chúa (huyện Diên Khánh – Khánh Hòa) do Tổ Tu Rau (tức Hòa thượng Thích Nhơn Nguyện) trụ trì,  và dần dà gắn bó với câu kinh tiếng kệ, thân quen với  tiếng mõ hồi chuông, cũng như những bữa cơm chay rau tương thanh đạm, để rồi niềm tin Phật Pháp, niềm tôn kính Tam Bảo ngày càng tăng trưởng… Và khi đã hội đủ nhân duyên tốt lành, ngày trọng đại của một người con Phật cũng đã đến: Ngài phát nguyện thế phát quy y,  xin xuất gia tu học,  hầu Thầy từ khi chùa Linh Quang còn là một ngôi chùa nghèo mái tranh vách đất.. Ngài được được Tổ Tu Rau thâu nhận làm đệ tử, ban cho pháp danh là Tâm Trung, tự Từ Lý. Sau này, Ngài còn có thêm pháp tự nữa là Nghĩa Đạo – Minh Đạo.
Danh tăng HT Thích Nhơn Thứ-3Danh tăng HT Thích Nhơn Thứ-4

        Trong thời gian từ năm 1920 đến 1927, vì Hòa thượng Nhơn Nguyện liên tục nhập thất tham thiền nhập định, nên đã gửi hai đệ tử ra Tổ Đình Thiên Bửu (Điềm Tịnh, Ninh Hòa) thọ pháp nơi Hòa thượng trụ trì Thích Phước Tường.

        Hòa thượng Thích Phước Tường chính là bổn sư của Hòa Thượng Nhơn Nguyện, đã dang rộng tay thâu nhận hai người học trò của đệ tử mình, ban pháp hiệu cho đệ tử Tâm Trung (vai sư huynh) là Nhơn Thứ, và Tâm Đạo (sư đệ) là Nhơn Hưng. Vì lẽ này mà các vị Tỳ Kheo đệ tử của Hòa Thượng Phước Tường  trước kia vốn hàng thúc bá, sau lại trở thành sư huynh đệ của hai vị Nhơn Thứ và Nhơn Hưng.

        Trong suốt thời gian nhập thất, khoảng năm 1924, Hòa thượng Nhơn Nguyện đã trao nhiệm vụ  trông nom thờ phụng ngôi Tam Bảo ở chùa Linh Quang ở Đại An Núi Chúa cho hai đệ tử. Cho đến ngày 12, tháng 7 năm Đinh Mão 1927, Hòa thượng Nhơn Nguyện thiêu thân viên tịch, tông môn đã sắp xếp đề cử ngài Nhơn Thứ trở về chùa Linh Quang để cư tang cho bổn sư, và chính thức trụ trì ngôi già lam này. Ngoài ra, ngài còn được cung thỉnh kiêm trụ trì chùa Sắc Tứ Liên Hoa tọa lạc tại  thôn Xuân Lạc ( thuộc xã Vĩnh Ngọc - Thành phố Nha Trang), vốn là một ngôi cổ tự tổ đình danh tiếng có từ hằng trăm năm qua.
Danh tăng HT Thích Nhơn Thứ-Chua-Linh-Quang

         Từ những mối nhân duyên kể trên, chúng ta quay trở lại với chùa Linh Quang trên vùng đất sương mù lạnh lẽo, mới thấy rõ căn nguyên vì sao chùa cũng mang tên hiệu Linh Quang. Thật ra, từ trước năm 1920, ngài Nhơn Thứ đã vâng lệnh bổn sư  là Tổ Tu Rau  lên khai phá vùng đất mệnh danh “Hoàng Triều cương thổ”. Như nhận một mệnh lệnh thử thách để ấn chứng Đạo Tâm, thể hiện chí nguyện xuất gia tu hành, ngài đã không chút e dè ngại sợ, mà đã dấn thân nhập cuộc một cách vô ngại tự tại. Bằng chí nguyện rộng lớn kiên cường, và tâm bồ đề kiên cố, giữa những khó khăn vây bủa, thiểu thốn ngáng đường, trở ngai  mắc giăng tứ phía, ngài đã từng bước tạo dựng nên một ngôi tự viện trang nghiêm vào năm 1921.

         Vào những năm xa xưa ấy, khi chùa Linh Quang hiển hiện trên đồi hoang đất vắng, cảnh vật xung quanh đã trở mình trước một cuộc biến đổi lớn, ánh quang minh của ngôi Tam Bảo chừng như xua tan hết sương mờ  và rét lạnh, đẩy lùi ám chướng và tối tăm dạt hết ra xa xa… Ngày mà ngôi thảo am nhỏ trước kia chính thức mang tên hiệu Linh Quang Tự, có sự hiện diện chứng minh của chư tôn đức: Hòa thượng Thích Phước Tường (chùa Thiên Bửu –Ninh Hòa- Khánh Hòa), Hòa thượng Thích Từ Nhãn (chùa Sắc Tứ Long Sơn Bát Nhã- Tuy An- Phú Yên), và Hòa thượng Bổn sư Thích Nhơn Nguyện.

         Năm 1933, khi chùa Linh Quang đã trở nên một tự viện thanh tịnh khang trang,  Hòa thượng Nhơn Thứ được triều đình nhà Nguyễn phong chức “Tăng Cang”, để tạo điều kiện thuận lợi cho Ngài hoằng truyền chánh pháp trên vùng đất cao nguyên  Đà Lạt. Đến ngày 28, tháng 9, năm Mậu Dần 1938, vua Bảo Đại đã ban hiệu “Sắc Tứ” cho chùa. Đến nay, tuy biển ngạch Sắc Tứ  đã không còn, do bị cháy trong cuộc binh lửa Tết Mậu Thân 1968,  nhưng bản “Quyết định ban Sắc Tứ” do Tham Tri Bộ Lễ ấn ký vẫn còn nhà chùa lưu giữ cẩn thận. Trong đó ghi rõ: “Thần bộ khâm phụng ý chỉ Đoan Huy Hoàng Thái Hậu nên Sắc Tứ biển ngạch cho chùa Linh Quang thuộc làng Đà Lạt ở Haut-Donnai- Khâm thử khâm tuân- Tham Tri Bộ Lễ Tôn Thất Quảng”.
Danh tăng HT Thích Nhơn Thứ-dai-hung-bao-dien

           Nhờ đức độ và công hạnh sáng ngời, nên  Hòa thượng Nhơn Thứ được triều đình Huế, và tông môn đã cung thỉnh làm “Đàn Đầu Hòa Thượng” vào sau những năm 1938. Công đức của Ngài thật to lớn trong công cuộc hoằng hóa lợi sanh, với đạo hạnh trang nghiêm cùng lòng từ bi rộng trải, nên Ngài đã cảm hóa và giúp đỡ rất nhiều người. Ngài được mọi người biết đến như một vị “ lương y  thiền sư” rất “mát tay”  trong việc chữa các bênh nan y bằng thuốc Nam, và cả chế ngự được các bệnh điên tà trong dân gian. Tiếng lành đồn xa, hương đạo hạnh tỏa lan khắp chốn, hàng hàng lớp lớp người tin Phật đã tìm về xin quy y thọ giáo Ngài mỗi ngày càng đông, đạo tràng ngày càng phát triển lớn mạnh…

         Ngày 10  tháng 3 năm Tân Tỵ (1941), sau một cơn cảm sốt nhẹ, Hòa thượng Nhơn Thứ nhận biết ngày ra đi của mình sắp đến, liền gọi đồ chúng vào dặn dò cặn kẽ, sắp đặt chu đáo hết mọi việc trong ngoài trước sau. Sau đó, Ngài bảo thị giả để một tượng Phật Di Đà ở trước ngực,  rồi từ  giấy phút ấy Ngài chuyên tâm chú niệm, tay lần xâu chuổi, theo dõi những chuyển biến trong nhục thể của mình, gạt bỏ và quên hết ngoại cảnh.

         Ba hôm sau, vào lúc 21h 45 phút, ngày 13 tháng 3, Ngài bảo đệ tử chong đèn đốt nhang, xông trầm trên chánh điện, rồi cử ba hồi chuông trống Bát Nhã. Vừa dứt hồi trống, Ngài đã xả thân ngũ uẩn, an nhiên thị tịch đúng vào 22 giờ, trong tiếng niệm Phật râm ran của môn đồ tăng chúng, trụ thế 48 năm, trên 30 hạ lạp. Bảo Tháp của Ngài được xây lên ngay trong khuôn viên  chùa, đó chính là Tháp Tổ Sư Khai Sơn Sắc Tứ Linh Quang Tự.

          Kế tục Tổ Sư giương cao ngọn Đuốc Tuệ quang minh, hàng đệ tử của Cố Hòa thượng Thích Nhơn Thứ đã luôn giữ thanh quy nghiêm túc, đạo hạnh sáng trong, luân phiên nhau phụng thờ ngôi Tổ Đình, cùng nối tiếp công cuộc hoằng pháp lợi sanh mà Thầy Tổ đã một đời tâm nguyện trăn trở.

 
Tâm Không Vĩnh Hữu
 cẩn bút

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/02/2014(Xem: 8649)
thichnhudien Mỗi người trong chúng ta, ai sinh ra trong cuộc đời nầy cũng đều có một nghiệp quả khác nhau. Có kẻ sinh ra làm vua, làm thái tử, làm công chúa. Có người sinh ra làm quan, làm tổng thống, làm thủ tướng, làm người lãnh đạo, làm nhà tư bản, nhà giáo dục, bác học, bác sĩ v.v… Nhưng cũng có lắm người khi được sinh ra lại phải bị rơi vào trong những gia đình thiếu cơm ăn áo mặc, rách nát tang thương. Cũng có lắm người khi sinh ra đã không có đủ mắt, tai, mũi, lưỡi, tay chân v.v…
07/02/2014(Xem: 8606)
Theo các giáo lý nhân quả và các ví dụ v.v.., thật khó tìm được sự tự do và thuận lợi. Cho dù ta được sinh làm một con người, vẫn còn những vùng đất rộng lớn không có Giáo Pháp. Việc chư Phật xuất hiện và giảng dạy Pháp thì vô cùng hi hữu.
07/02/2014(Xem: 9306)
Trên đường đến viếng thăm Học viện Root vào tháng 12, năm 2005, Lama Zopa Rinpoche được nghe bác tài lái xe bày tỏ là bác rất tức giận gia đình và xin ngài Lama Zopa Rinpoche dạy cho vài bài chú tụng để giúp bác giải quyết vấn đề.
30/01/2014(Xem: 17087)
Bài viết này là của Tiến Sĩ Pinit Ratanakul. Ông tốt nghiệp Cao Học tại Đại Học Chulalongkom, Thái Lan và lấy bằng Tiến Sĩ tại Đại Học Yale, Tiểu Bang Connecticut, Hoa Kỳ. Ông là giáo sư triết và là giám đốc Viện Nghiên Cứu Tôn Giáo tại Đại Học Mahidol, Thái Lan. Ông là tác giả của cuốn sách “Bioethics: An Introduction to the Ethics of Medicine and Life
30/01/2014(Xem: 11683)
Trong cuộc sống hằng ngày đôi khi tâm con người trở nên giận dữ, không kiềm chế được nên đã biến thành thù hận, từ đó thường xảy ra những sự xung đột, ấu đả và có thể đi đến chỗ gây thương tích hay giết người không chút xót thương. Báo chí thường đăng quá nhiều tin tức về hậu quả xảy ra bắt nguồn từ những cơn giận dữ đủ loại.
28/01/2014(Xem: 7545)
Trong Phật giáo cũng như bất cứ tôn giáo nào, một người bước vào ngưỡng cửa tín ngưỡng, cũng phải tìm hiểu về tôn giáo mình đang theo, ít ra nắm vững giáo lý của một tôn giáo do minh muốn chọn. Đó là nguyên tắc, nhưng phần lớn người đến với đạo Phật, họ đến bằng lòng sùng tín hơn là học hỏi tìm hiểu, vì thế, không tránh khỏi mê tín qua việc cầu khấn, đốt vàng mã, xin xăm bói quẻ và vô số hình thái mà giáo lý nhà Phật không hề khuyến khích.
14/01/2014(Xem: 8475)
Đức Phật đã tịch diệt hơn hai mươi lăm thế kỷ, và chỉ còn lại Đạo Pháp được lưu truyền cho đến ngày nay. Thế nhưng Đạo Pháp thì lại vô cùng sâu sắc, đa dạng và khúc triết, đấy là chưa kể đến các sự biến dạng và thêm thắt trên mặt giáo lý cũng như các phép tu tập đã được "sáng chế" thêm để thích nghi với thời đại, bản tính và sự bám víu của con người. Muốn đến gần với Đạo Pháp của Đấng Thế Tôn ngày nay thật hết sức khó.
12/01/2014(Xem: 10123)
Trong một cuộc thử nghiệm, giáo sư Masaru Emoto đã nhờ 500 người dân sống ở các vùng khác nhau trên nước Nhật tham gia. Vào một thời điểm nhất định được thông báo trước, giáo sư Emoto đặt một ly nước lên bàn rồi yêu cầu mọi người nghĩ đến tình thương và cầu nguyện cho ly nước đó trở nên trong sạch.
12/01/2014(Xem: 18664)
Ngày nay từ Á sang Âu, từ Đông sang Tây, từ châu Mỹ La tinh đến Phi châu…, có vô số trường đã và đang dạy thiền cho học sinh từ các lớp Mầm non. Nhiều thí nghiệm của các chuyên gia, của các trường và kết quả như thế nào về việc đem thiền vào trường học, mời quý độc giả tìm hiểu qua bài viết nầy.
12/01/2014(Xem: 6583)
Thời gian qua nhanh, tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già, cái chết sẽ đến, không biết về đâu? Chúng ta chẳng dám nói rằng mình hiểu hết mọi lẽ nhân sinh cuộc đời, nhưng có chút hiểu biết chân chính ta vẫn làm việc đóng góp, phục vụ mà vẫn sống thanh thản, thoải mái, an nhiên tự tại.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]