Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giọt Nước Mắt Sa Di

13/06/201921:01(Xem: 6046)
Giọt Nước Mắt Sa Di


chusadi_painting
GIỌT NƯỚC MẮT SA DI

 

Quý bạn hiền,

 

Cái đề của bài viết “Giọt Nước Mắt Sa Di”, thoạt nghe, cứ tưởng như tiếng vọng ai hoài của một cuốn phim truyện đầy tình cảm éo le như Dạ Cổ Hoài Lang hay Hồi Chuông Thiên Mụ… vào một thuở xa xưa!

 

Nhưng không! Rằng thưa, kẻ viết những dòng này xin được kể một câu chuyện “rất thời thượng” mới xẩy ra hôm qua ngay trên thành phố Sacramento, thủ phủ tiểu bang California này. Dòng thời gian vẫn còn vương nước mắt mang dư vị “thiếu nữ vu quy nhật”, sưởi ấm niềm vui chưa tan và nụ cười chưa tắt của một tu sĩ Phật giáo hàng Sa di “thất thập cổ lai hy”!

 

Khi nói đến hình ảnh Sa Di, người theo đạo Phật đã quen với những hình ảnh sân chùa đều liên tưởng đến một chú tiểu hay chú điệu tóc trái đào chỏm trước chỏm sau, mặc áo nâu sòng, còn nhảy chân sáo; xách gàu tưới cây hay lượm hoa rơi, quét lá ở sân chùa. Nhắc lại một chút về danh từ nhà Phật dành cho các đối tượng xuất gia tùy theo tuổi tác: Từ 7 đến 70 tuổi, không bị dị tật đều được xuất gia. Có 32 dị tật gọi là Ác Già Nạn thì không được xuất gia (ví dụ như tay chân què quặt “tứ chi bất cụ, bất thành Sa Môn” – Chân tay không đủ không thành sa môn… chẳng hạn). Sa Di là cửa đầu tiên của người xuất gia. Từ 7 đến 12 tuổi là Khu ô Sa di hay Sa di Đuổi quạ. Từ 13 đến 19 tuổi là Ứng pháp Sa di. 20-70 tuổi gọi là Danh tự Sa di. Hiền hữu Trần Duy Phô xuất gia gần niên kỷ thất thập nên có thể gọi là Danh tự Sa di Thông Đạo mà không lo bị quở! 

 
sadithongdao_photo

Giọt nước mắt Sa di Thông Đạo

 

Trong rừng áo vàng, áo đỏ thắm, áo đỏ thậm, áo nâu sòng, áo màu lam… đâu đó dưới bóng Phật đài, có “lão Sa di Thông Đạo” là anh Trần Duy Phô - người đã qua một chặng đường dài với hành trình Phật giáo: Tuổi trẻ Phật tử, thanh niên sinh viên Phật tử, quân nhân Phật tử, người tha hương Phật tử và kẻ xuất gia làm nhà sư Phật giáo. Nhưng duyên (thiện duyên) và nghiệp (thuận nghiệp) trùng trùng của anh vẫn còn tương tác nên nếp sống tu hành thanh tịnh và sinh hoạt đời thường vẫn lai vãng theo anh.

 

Trên con đường tìm về dòng thánh chánh pháp là xuất gia đi tu, anh đã được toại nguyện khi quỹ thời gian cuối đời đã mỏng. Nhưng giữa nẻo trầm luân của biến hiện đời thường, sa di Thông Đạo cũng vẫn còn thấp thoáng với chuyện gia đình và xã hội. Người xuất gia có thể bỏ qua không dính mắc với chuyện thị phi thiên hạ; nhưng trường hợp đó là chuyện thiết thân của gia đình và dòng tộc thì ít nhiều cũng phải cưu mang thôi.

 

Sáng nay, mùa Tốt Nghiệp tại Mỹ, ngày đầu tháng 6 năm 2019, tôi đã chứng kiến “giọt nước mắt sa di”! Và tôi cảm thấy mắt mình cũng cay cay theo một dòng đồng cảm nào đó lặng lẽ dâng trào khi Sa di Thông Đạo phát biểu: “… chúng con xuất thân từ gia đình nghèo khổ trong khung cảnh đồng chua nước mặn quê mùa nhưng ngày hôm nay nhờ ân đức tổ tiên, hồng ân Tam Bảo và năng lượng lành địa linh nhân kiệt của hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ, gia đình con, bản thân con và các cháu mới có được ngày hôm nay…”

 

 sadithongdao_family

Niềm vui gia đình ngày Tốt nghiệp

 

Sáng nay chú Sa di Thông Đạo đã cảm động phát khóc khi thưa thỉnh với các vị tăng ni và quan khách trong buổi gia đình cúng dường trai tăng để mừng cháu con gái út Trần Thị Khánh Hiền, Pháp danh Quảng Diệu Thảo tốt nghiệp Y khoa Bác sĩ. Khánh Hiền cũng là đoàn sinh và huynh trưởng Gia Đình Phật Tử Kim Quang tại Sacramento. Cháu tốt nghiệp Tiến Sĩ Y Khoa (MD: Medical Doctor) tại đại học Wisconsin (University of Wisconsin School of Medicine and Public Health) và được học bổng toàn phần thụ huấn và thực tập chuyên môn ngành Sản Phụ Khoa (Obstetrics and Gynecology) thêm 4 năm nữa tại đại học SUNY Upstate Med University ở New York: Tổng cộng 24 năm đèn sách! (12 năm phổ thông, 8 năm đại học, 4 năm chuyên khoa). Ai đã từng ở trong hệ thống giáo dục của Mỹ mới hiểu hết một sinh viên Y Khoa đi vào Chuyên khoa (Specialist) phải xuất sắc và khó đến mức nào! Ngày xưa phải mất 10 năm đèn sách (Thập niên đăng hỏa) để chuẩn bị cho trường văn, trận bút của một giấc mơ thành khóa sinh, sĩ tử thi thố tài năng chữ nghĩa với đời để được công hầu khanh tướng. Ngày nay, thời gian gần gấp ba để thành nhân chuẩn bị vào đời.

 sadithongdao_daughter

Trần Thị Khánh Hiền trong ngày Tốt nghiệp MD

  

Cả một chặng đường dài thử thách “trường đồ tri mã lực” cho Sa di Thông Đạo. Thiếu thời, cũng vươn lên từ quê nghèo để được làm học trò, sinh viên. Trưởng thành, vào lính (sĩ quan Thủ Đức khóa 3/72), vào tù Cải tạo sau 1975, định cư Hoa Kỳ theo diện HO. Tình thần hiếu đạo và hiếu học là điểm sáng cho cả gia đình anh – mà bây giờ tôi phải gọi bằng “chú” – vươn tới.

 

Qua nhiều năm dài trên đất Mỹ, anh đã theo học ngành Xã Hội và tốt nghiệp Cử nhân Xã Hội (BSW), Thạc sĩ Xã Hội (MSW: Master of Social Works). Tôi cũng có được niềm vui đã từng là ông giáo Field Instructor cho sinh viên bạn mình Trần Duy Phô trong cả hai chương trình Cử nhân và Thạc sĩ tại đại học California State University. Tinh thần hiếu học của gia đình thề hiện với chị Hạnh, bà xã anh Phô là một giáo sư trung học đệ nhị cấp trước 1975; cháu Quang, con trai anh Phô đang theo học chương trình thạc sĩ.

 

Với dòng đời thăng trầm như vận nước nổi trôi, nhưng sự nhất quán đối với Đạo Phật là một dòng đời trôi chảy miên mật đối với Anh. Khi còn ở quê nhà, anh Duy Phô là thành viên năng nỗ trong chương trình từ thiện của Bác Siêu - Một hoạt động từ thiện khiêm tốn của các Phật tử trong khung cảnh nhà nghèo của Huế nhưng có lịch sử trong sáng và lâu dài nổi tiếng được mọi người tán thán và kính nể. Qua Mỹ, sau những tháng ngày dài đi học, đi làm và năng nỗ tham gia công tác từ thiện (sáng lập viên và trưởng Hội Từ Bi Quán Thế Âm) cho đến tuổi về hưu, Anh Phô mới thế phát xuất gia thành Sa di Thông Đạo. Và, từ giờ phút nầy trở đi tôi sẽ gọi Anh bằng Chú nhé.

 

Trước đây, tôi đã có viết một bài về trường hợp xuất gia của anh Trần Duy Phô. Mời bạn đọc:

 

http://www.trankiemdoan.net/butluan/tongiao-phatgiao/tamsuvoibanhiensapxuatgiaditu.html

 

Mùa Tốt Nghiệp tại Mỹ năm 2019, với nỗi cảm xúc của bậc làm cha mẹ, người nuôi duỡng, bảo trợ, thân nhân không phân biệt tuổi tác, địa vị xã hội hay hoàn cảnh xuất thân đã góp phần đào tạo cho một con em học hành thành tài đến ngày tốt nghiệp. Trong nguồn cảm xúc chung, tôi đã mời bạn trở về cảm nhận nỗi niềm xúc động và hân hoan của một người bán thế xuất gia Phật giáo có con tốt nghiệp như trường hợp chú Thông Đạo.

 

Cứ mỗi lần nghe “điệu nhạc tốt nghiệp” quá quen thân và đầy cảm xúc trong hầu hết lễ tốt nghiệp tại các trường phương Tây mà nhất là Mỹ và Anh, tôi lại có cả một dòng hoài niệm và cảm xúc mênh mông cho chính bản thân mình, con cháu trong gia đình và bằng hữu.

 

Gần nửa thế kỷ, bài hát mình được nghe đầu tiên mà tần số rung động vẫn còn nguyên vẹn như thuở ban đầu, không có gì thay đổi trong lòng mình: Đó là giai điệu “ĐẤT HY VỌNG VÀ VINH QUANG” (LAND OF HOPE AND GLORY) mà hầu hết các trường học ở Mỹ và gần khắp thế giới dùng mở đầu các buổi lễ TỐT NGHIỆP từ cấp Tiểu học đến Đại Học.

 

"Land of Hope and Glory" là một bài ca yêu nước của Anh do A.C. Benson viết lời và Edward Elgar phổ nhạc vào năm 1902.

 

Nguyên tác lời của Benson:

 

LAND OF HOPE AND GLORY

 

Land of hope and glory, mother of the free,

How shall we extol thee, who are born of thee?

Wider still and wider shall thy bounds be set;

God, who made thee mighty, make thee mightier yet…

 

(tạm phóng dịch) 

 

ĐẤT HY VỌNG VÀ VINH QUANG

 

Mẹ của tự do, đất hy vọng và vinh quang,

Sao nói hết lời vinh danh nguồn cội ?

Vang vọng mãi mênh mông trời đại hải;

Thiêng Liêng ơi Người mãi mãi huy hoàng…

 

Và giai điệu của Edward Elgar. Mời nghe 3 cách trình tấu và diễn nhạc như sau:

 

https://youtu.be/HY-7l0YObPw

 

https://youtu.be/yGQgdE50QA4

 

https://youtu.be/OqPflP_hXyY

 

Ở quê nhà có phượng hồng báo tin mùa Tốt Nghiệp. Nơi quê người có nỗi xúc động dâng trào biểu hiện dưới muôn vàn hình tướng. Bao nhiêu giọt nước mắt mừng vui như giọt nước mắt Sa di. Chúc mừng và chia vui với Sa di Thông Đạo cùng gia đình. Rất khen ngợi cháu Thái Hiền và chung vui với GĐPT Kim Quang.

 

 

Sacramento, mùa Tốt nghiệp 2019

                                                                                                                                         Trần Kiêm Đoàn 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/11/2015(Xem: 9357)
Đừng mất thì giờ phân định việc thị phi cho rành mạch đen trắng trong khi tất cả đều chỉ là tương đối trong tục đế mà thôi. Cái đúng với người này có thể sai với người khác, cái phải ở chỗ kia có thể trái ở nơi nọ, cái đang đúng lúc này không hẳn sẽ đúng về sau v.v...*
08/11/2015(Xem: 6786)
Một hôm, sau bữa ăn sáng, thầy Pháp Sứ hỏi tôi có bận gì chiều nay không. Tôi nói rằng không. Thế rồi thầy bảo “Quý thầy đợi chú lúc 15h ở bãi đỗ xe gần tăng xá”. Tôi gật đầu nhận lời.
07/11/2015(Xem: 9128)
Dưới đây là một bài thuyết giảng của nhà sư Ajahn Sumedho vào mùa kiết hạ năm 1994 tại ngôi chùa Amaravati do chính ông thành lập ở Anh Quốc. Ajahn Sumedho là một người Mỹ (tên thật là Robert Jackman), sinh năm 1934, và là đệ tử của vị đại sư Thái Lan Ajahn Chah (1918-1992). Ông hoằng pháp ở Anh từ năm 1977 và đã thành lập nhiều ngôi chùa tại Anh quốc.
07/11/2015(Xem: 8439)
Cách đây nhiều năm trong một chuyến công tác ở Moscow - Liên bang Nga, ông chú tôi, một quan chức trong ngành điện lực, sau cuộc hội thảo chuyên môn, giờ giải lao, một cán bộ cấp cao, một nữ phó tiến sĩ người Nga tâm sự: “Các anh may mắn hơn chúng tôi, các anh có niềm tin vào tôn giáo hay một thứ tín ngưỡng nào đó, còn chúng tôi, sau khi Liên Xô và khối xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Đông Âu tan rã, chỉ còn sự trống rỗng, hầu như chúng tôi chẳng biết tin vào điều gì bây giờ!”. Ở các nước phát triển, nhiều người tìm đến với Phật giáo vì đó là lối sống có thể ứng dụng mọi lúc mọi nơi, đem lại lợi ích thiết thực cho mình, cho người, cho môi trường..
06/11/2015(Xem: 12277)
Từ ngã ba trước trụ sở thị xã Ninh Hòa, rẻ về tay trái đi theo quốc lộ 26 hướng về Ninh Phụng, đi khoảng 3km đến quán Bảy Búa, rẻ phải theo hương lộ Ninh Phụng - Ninh Thân đi khoảng 500m nửa là đến chùa cổ tich Linh Quang (thôn Xuân Hòa, xã Ninh Phụng, Ninh Hòa).
05/11/2015(Xem: 8098)
Chuyến tàu chở chúng tôi từ Paris về ga Saint Foy La Grande đúng không sai một phút. Xuống tàu tìm mãi không thấy ai đón. Chúng tôi ra ngoài cửa ga đợi nửa tiếng vẫn không thấy ai. Thế là bắt đầu sốt ruột. Tìm lại trong người và hành lý thì hoàn toàn không có điện thoại của Làng Mai, không có địa chỉ. Nghĩ lại thấy mình thật là không cẩn thận, không chu đáo. Biết đi đâu bây giờ. Từ ngày rời Việt Nam tôi không hề dùng điện thoại, chỉ check email và vào facebook up tin một chút vào buổi tối mới mà thôi.
05/11/2015(Xem: 14125)
Chúng con, một nhóm PT mới dịch xong cuốn quotations "All You Need Is Kindfulness " của Đại Sư Ajahn Brahm. “Kindfulness” là danh từ mới do Ajahn Brahm đặt ra để chỉ “mindful” nghĩa là “sati”, tỉnh thức (hay thường được gọi là chánh niệm) với “kindness”- tâm từ ái. Ajahn luôn luôn nhấn mạnh rằng chỉ chánh niệm không thôi chưa đủ mà chúng ta cần phải thêm vào đó cái "nguyên tố kỳ diệu của tâm từ ái".
31/10/2015(Xem: 14008)
rang mạng Buddhaline.net, một trang mạng Phật giáo rất uy tín vừa phổ biến lá thư số 139 (tháng 10/2015) với chủ đề "Thiền Định", nhằm đánh dấu 15 năm thành lập trang mạng này, và đồng thời kêu gọi những người Phật tử khắp nơi hãy hưởng ứng chương trình "24 giờ thiền định cho Địa cầu" ("24 heures de méditation pour la Terre") sắp được tổ chức trên toàn thế giới.
26/10/2015(Xem: 10612)
Trung tuần tháng10 tới đây, tại La Residence Hue Hotel & Spa (số 5 – Lê Lợi Huế), bà Tạ Thị Ngọc Thảo - một người được biết đến không chỉ với tư cách của một doanh nhân bản lĩnh của thị trường bất động sản mà còn là một cây bút sắc sảo nhưng không kém phần trìu mến trong câu chữ - sẽ ra mắt độc giả cuốn “Thư Chủ gửi Tớ” của chị. Đây cũng là những góc nhìn dưới nhiều khía cạnh của một doanh nhân am hiểu và tự tin, không chỉ trong lĩnh vực sở trường của mình.
24/10/2015(Xem: 8690)
Ajahn Sundara là một ni sư người Pháp, sinh năm 1946. Khi còn trẻ bà học vũ cổ điển và hiện đại, và đã trở thành một vũ công nổi tiếng, đồng thời cũng là giáo sư vũ hiện đại. Thế nhưng bà luôn suy tư và khắc khoải về những gì khác sâu xa hơn. Năm 1978 sau khi tham dự một buổi nói chuyện của nhà sư Ajahn Sumedho về cuộc sống của một nhà sư dưới chiếc áo cà sa, bà đã xúc động mạnh, và cảm thấy dường như một con đường mới vừa mở ra cho mình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]