Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bổn Tôn Du Già

27/05/201919:28(Xem: 6567)
Bổn Tôn Du Già
BỔN TÔN DU GIÀ
 
Nguyên bản: Deity Yoga
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D.
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển / Thursday, March 7, 2019

 his-holiness-dalai-lama-222

-*-

 

Trong Phật giáo có hai loại thực tập căn bản Hiển Giáo và Mật Giáo. Cho đến giờ, chúng ta đang thảo luận về sự thực hành Hiền Giáo. Mục tiêu đặc biệt của Mật Giáo là để cung ứng một con đường nhanh hơn vì thế những hành giả đủ điều kiện có thể phục vụ người khác một cách nhanh chóng hơn. Trong Mật Giáo năng lực của quán tưởng được khai thác để hành thiền trong một sự thực hành gọi là bổn tôn du già. Trong sự thực hành này ta tưởng tượng:

 

1-    Thay thế tâm thức ta như nó xuất hiện một cách thông thường, đầy những cảm xúc rắc rối, với một tâm thức tuệ trí tinh khiết được động viên bởi từ bi;

2-    Thay thế thân thể ta như thông thường nó hiện hữu (được cấu thành bởi thịt, máu, và xương) với một thân thể được cấu thành từ bi mẫn được thúc đẩy bởi tuệ trí.

3-    Phát triển cảm nhận của một tự ngã tinh khiết vốn phụ thuộc trên tâm thứcvà thân thể hiện hữu một cách thuần khiết trong một môi trường lý tưởng, hoàn toàn dấn thân trong việc giúp đở người khác.

 

Sự thực hành đặc biệt này của Mật Tông yêu cầu quán tưởng tự thân ta với một thân thể, hành vi, năng lực và môi trường chung quanh của một Đức Phật, nó được gọi là “lấy sự quán tưởng làm con đường tâm linh.”

 

Chúng ta hãy xem xét một dự tưởng về sự thực hành này. Ta xem tự thân ta có những phẩm chất của một Đức Phật vốn hiện tại ta chưa có. Thế thì, đây có phải một loại tâm thức thiền quán đúng đắn không? Vâng. Tâm thức ta được liên hệ trong một sự thấu hiểu thực tại từ việc ta đang hiện hữu như một bổn tôn. Do thế, tâm thức ta, từ quan điểm này, là đúng đắn. Cũng thế, ta đang cố tình tưởng tượng tự ta như có một thân thể siêu phàm ngay cả hiện tại ta chưa sở hữu. Đây là sự hành thiền quán tưởng, chúng ta không tự tin từ thâm tâm rằng ta thật sự có tâm thức, thân thể, và cá tính thuần khiết. Đúng hơn, căn cứ trên việc quán tưởng trọn vẹn  về thân thể và tâm thức lý tưởng, chúng ta đang trau dồi cảm nhận hiện hữu của một bổn tôn hổ trợ người khác một cách từ bi.

 

Để là một giáo thọ Mật Giáo đặc biệt – như đã nói, loại giáo thọ mà với người ấy Đức Phật đặc biệt trình bày sự thực hành Mật Tông – một hành giả phải có năng lực sắc bén và đã đạt đến tuệ trí vững vàng thực chứng tánh không, hay đã sẳn sàng kích hoạt nhanh chóng tuệ trí này. Những đòi hỏi cho chỉ việc thực hành Mật Tông là ít nghiêm nhặt hơn; tuy thế, việc dấn thân trong Mật Giáo ở bất cứ trình độ nào cũng đòi hỏi một ý chí mạnh mẽ để đạt được Giác Ngộ vì lợi ích của tất cả chúng sanh, và một cảm nhận rằng việc này cần được hoàn thành một cách thật nhanh chóng.

 

Vào lúc bắt đầu của việc thực hành Mật Tông, cách căn bản để phát triển sự tĩnh lặng (tam muội) là hành thiền trên thân thể của chính ta giống như nó đã là một bổn tôn. Khi chúng ta hành thiền trên một thân thể siêu phàm, trước tiên ta hành thiền về tánh không, hãy gặt hái sự tỉnh thức tối đa  như có thể về tánh không của sự tồn tại cố hữu. Khi chúng ta đã thích nghi với thể trạng này, thì ta sử dụng chính tự tâm thức ấy như căn bản mà từ đó bổn tôn xuất hiện. Tâm thức, thực chứng tánh không, xuất hiện như bổn tôn và môi trường chung quanh của vị ấy. Trước tiên ta thiền quán về tánh không, từ đó bổn tôn xuất hiện; sau đó tập trung vào bổn tôn.

 

Trong cách này, bồn tôn du già kết hợp tuệ trí và động cơ từ bi, một tâm thức đơn độc thực chứng tánh không và xuất hiện một cách từ bi trong hình thức của một bổn tôn vị tha. Trong hệ thống Hiển Giáo, mặc dù có một sự phối hợp của tuệ trí và động cơ từ bi, nhưng sự thực hành tuệ trí chỉ tác động bằng năng lực của sự thực hành động cơ, và sự thực hành động cơ chỉ tác động bằng năng lực của sự thực hành tuệ trí; chúng không được bao hàm trong một ý thức. Một tính năng phân biệt của Mật Giáo là chúng là như vậy. Sự bao hàm của động cơ và tuệ trí trong một ý thức là những gì làm cho tiến trình của Mật Tông thật nhanh chóng.

 

Khi tôi còn là một thiếu niên, Mật Tông chỉ là một vấn đề của sự tin tưởng mù quáng. Vào tuổi hai mươi bốn, tôi mất quê hương và rồi thì sau đó đến Ấn Độ thật sự bắt đầu đọc những giải thích của Tông Khách Ba về tánh không. Rồi thì, sau khi chuyển đến Dharamsala, tôi đã dành nhiều nổ lực trong sự học tập và thực hành những giai tầng của con đường tu tập, tánh không, và Mật Tông. Thế nên, chỉ vào cuối những năm hai mươi tuổi của tôi sau khi đạt được một kinh nghiệm nào đó về tánh không thì bổn tôn du già mới có lý.

 

Một lần nọ ở chùa chính ở Dharamsala, tôi đang tiến hành nghi thức quán tưởng tôi như một bổn tôn của Tantra Yoga Tối Thượng, được gọi là Phật Bí Mật Tập Hội. Tâm tư tôi liên tục duy trì trong việc trì tụng nghi thức, và khi cụm chữ “tự chính tôi” đến, thì tôi hoàn toàn quên về tự thân thông thường của tôi trong mối quan hệ với sự phối hợp của tâm thức và thân thể. Thay vì thế, tôi có một cảm nhận rất rõ ràng về “tôi” trong mối quan hệ với sự kết hợp mới mẻ thuần khiết của tâm và thân của Phật Bí Mật Tập Hội (Phật Guhyasamaja), mà tôi đang quán tưởng. Vì đây là loại tự xác định vốn là trọng tâm của Du già Mật tông, cho nên kinh nghiệm xác nhận với tôi rằng với đầy đủ thời gian thì tôi chắc chắn sẽ đạt được những thể trạng sâu xa ngoại hạng đã được đề cập trong các kinh điển.

 

QUÁN ĐẢNH

 

Để thực hành Mật Thừa, thì đặc biệt quan trọng là được tham gia vào lễ truyền pháp gia hộ từ những bậc đại nhân trước đó. Những sự gia hộ không có trong sự thực hành của Kinh Thừa Hiển Giáo, nhưng chúng là thiết yếu trong Mật Tông. Phương tiện trước tiên của việc đi vào những sự gia hộ này là qua cánh cửa quán đảnh. Có bốn lớp Mật Tông – Hoạt Động, Thực Hiện, Du Già và Vô Thượng Du Già (Tantra Yoga Tối Thượng) – mỗi lớp với những sự quán đảnh của nó để làm chín muồi tâm thức cho sự thực tập, và mỗi lớp Mật Tông với những sự hành thiền của chính nó.

 

Chúng ta tiếp nhận sự quán đảnh ở đâu? Trong một mạn đà la, bao hàm những môi trường lý tưởng và cư dân siêu phàm tất cả vốn là những sự biểu hiện của từ bi và tuệ trí. Có những mạn đà la với mức độ phức tạp khác nhau cho tất cả bốn lớp Mật Tông. Một số được vẽ. Những thứ khác được tạo thành từ cát màu, và tuy thế những thứ khác nữa được tạo thành từ một loại mạn đà la thiền định đặc biệt.

 

Để tiếp nhận sự quán đảnh và phát nguyện trong một mạn đà la của Mật Tông Du Già hay Vô Thượng Du Già, vị lạt ma tiến hành buổi lễ phải có những phẩm chất hoàn hảo. Tất cả bốn bộ Mật Tông nhấn mạnh đặc biệt vào đức tính của vị lạt ma, trong việc giữ gìn những sự diễn tả chi tiết của Đức Phật cho những giai tầng khác nhau của con đường tu tập. Cũng hãy nhớ lời Đức Phật dạy bảo rằng không chỉ nương tựa vào người ấy mà cũng phải nương tựa vào giáo lý (y pháp bất y nhân). Ta không nên bị choáng ngợp bởi danh tiếng của một vị thầy. Điều quan trọng nhất là, vị thầy phải biết giáo lý, những thực hành, trọn vẹn.

 

CAM KẾT VÀ THỆ NGUYỆN

 

Trong hai bộ Mật Tông thấp – Hành Động và Thực Hiện – không có sự chỉ bảo rõ ràng rằng những thệ nguyện Mật Tông phải được tiếp nhận cho lễ quán đảnh; tuy thế, có nhiều sự cam kết phải được giữ. Trong hai bộ Mật Tông cao – Du Già và Vô Thượng Du Già – sau khi nhận lễ quán đảnh với tất cả những khía cạnh của nó, ta phải tiếp nhận những thệ nguyện Mật Tông ngoài những cam kết. Mật Tông Du Già và Vô Thượng Du Già có mười bốn (14) giới nguyện căn bản cũng như danh sách của những vi phạm để bảo vệ chống lại, nhưng như chúng khác nhau trong những con đường tu tập tương ứng, thậm chí những giới nguyện căn bản cũng hơi khác nhau. Vì sự thực hành Mật Tông quan tâm chính yếu với việc vượt thắng hiện tướng của chính ta và môi trường của ta khi bình thường (nhằm để khắc phục nhận thức những thứ này như bình thường), cho nên ta quán tưởng tự ta có một thân thể, các hành vi từ bi, tiềm lực, và nơi ở của một Đức Phật. Do vậy, hầu hết các sự cam kết quan tâm đến việc thay thế lý tưởng cho những hiện tướng thông thường, và kiềm chế sự đánh giá của chính ta về ta, những bạn đồng hành của ta, môi trường của ta, và những hành vi của ta như thông thường.

 

Loại thứ nhất được mệnh danh là đạo đức giải thoát cá nhân, sau đó là đạo đức Bồ tát, và cuối cùng là đạo đức Mật thừa. Những người thọ giới Bồ tát và Mật tông giữ lối giải thích của riêng họ về giới giải thoát cá nhân. Mật pháp Thời Luân, vốn rộ nở vào thế kỷ 11 ở Ấn Độ và đã trở thành Kim Cương tông chính yếu của những trường phái Tân dịch ở Tây Tạng, tuyên bố rằng nếu có ba vị thầy Mật tông, một với giới giải thoát cá nhân, một với giới sa di, và người thứ ba với đại giới cụ túc, thì người thọ giới cụ túc nên được xem là cao hơn những người kia. Điều này cho thấy rằng sự kính mến cao mà ngay cả trong hệ thống Mật thừa cũng đặt vào đạo đức xuất gia. Mật điển Bí Mật Tập Hội nói rằng bề ngoài ta nên giữ những khuôn phép của sự thực hành giải thoát cá nhân, và bên trong hãy duy trì một mối thân thuộc cho sự thực hành Mật Tông. Trong những cách này sự thực hành của Hiển Giáo và Mật Giáo hoạt động chung với nhau.

 

 PHƯƠNG TIỆN CỦA MẬT TÔNG TRONG CON ĐƯỜNG TU TẬP

 

Chúng ta hãy xem vai của tình dục trong con đường tu tập của Mật tong bằng cách nhìn vào cấm đoán tà dâm trong đạo đức giải thoát cá nhân, vốn hoàn toàn căn cứ trên nguyên tắc của việc tránh làm tổn hại. Tà dâm được chi tiết hóa trong A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận của Thế Thân. Đối với một người nam không được có quan hệ với vợ người khác, hay với người vị thành niên. Đối với người nữ cũng vậy; cũng không được quan hệ với chồng người khác, hay người vị thành niên. Một số người cho rằng, thực tức cười, vì tác phẩm của Thế Thân giải thích mười điều bất thiện từ quan điểm của nam giới, cho nên nếu người nữ làm mười điều bất thiện thì không sao – và vì vậy không có việc cấm đoán đối với người nữ.

 

Đối với những Phật tử, việc giao hợp có thể được sử dụng trong con đường tâm linh vì nó tạo ra một sự tập trung mạnh mẽ của tâm thức nếu hành giả đã có lòng từ bi và trí tuệ vững vàng. Nếu mục tiêu của nó là để biểu hiện và kéo dài những trình độ sâu sắc hơn của tâm (được diễn tả trước đây với tương ứng của tiến trình lâm chung), nhằm để đặt năng lực của họ để sử dụng trong việc làm mạnh mẽ sự thực chứng tánh không. Trái lại, chỉ giao hợp đơn thuần thì không có tác dụng vì với con đường tâm linh. Khi một hành giả đã đạt được trình độ cao cấp của thực hành trong động cơ và trí tuệ, thế thì ngay cả khi giao hợp, không làm xao lãng với việc duy trì thái độ thuần khiết của người ấy. Các hành giả du già đã đạt được trình độ cao trên con đường tu tập và đầy đủ phẩm chất thì có thể dấn thân trong hành vi như vậy, và một tu sĩ với năng lực này có thể duy trì toàn bộ giới nguyện.

 

Một hành giả du già Tây Tạng tinh tường, khi bị người khác bình phẩm nói rằng ông đã ăn thịt và uống bia khi dâng cúng đến bổn tôn mạn đà la. Những hành giả Mật tong như vậy quán tưởng họ như những bổn tôn trong một mạn đà la hoàn chỉnh, trong sự quán tưởng rằng bổn tôn tối thượng là đại lạc tối thượng – sự phối hợp của đại lạc và tánh không. Người ấy cũng nói rằng sự thực hành tình dục với một phối ngẫu cam kết vì lợi ích của việc phát triển một tri thức chân thật. Và rằng việc làm ấy là mục tiêu. Một hành giả như vậy có thể làm cho việc sử dụng tâm linh không chỉ thực phẩm và thức uống thơm ngon, mà ngay cả phân và nước tiểu. Một thiền giả du già chuyển hóa những thứ này thành thực phẩm của thần thánh thật sự. Tuy thế, đối với những người như chúng ta, thì việc này ngoài tầm tay. Cho đến khi nào chúng ta không thể chuyển hóa phân và nước tiểu, thì những thứ khác không nên làm!

 

Đức Phật đã đưa ra một chuỗi những giai tầng của con đường một cách chính xác vì lý do này. Giai đoạn sơ bộ là tu tập trong những giới nguyện của giải thoát cá nhân. Nếu chúng ta sống như một tu sĩ nam hay nữ, thì đức hạnh của ta phải căn bản hơn – hơi nguy hiểm nếu quá đáng. Ngay cả nếu ta không hoàn toàn thi hành những giới nguyện như vậy, thì cũng không có gì tai hại nhiều. Rồi thì cứ thực hành, thực hành, thực hành. Một khi chúng ta đã phát triển được sức mạnh nội tại, ta có thể kiểm soát bốn yếu tố nội tại – đất, nước, lửa, gió ( hay năm đại nếu thêm của không đại). Một khi ta có thể hoàn toàn kiểm soát bốn yếu tố nội tại, thế thì ta có thể kiểm soát năm yếu tố bên ngoài. Sau đó ta có thể sử dụng bất cứ thứ gì.

 

Việc giao hợp giúp gì trong con đường tu tập? Có nhiều trình độ khác nhau của tâm thức. Khả năng của những trình độ thô rất hạn chế, nhưng những trình độ sâu xa vi tế là mạnh mẽ hơn nhiều. Chúng ta cần thâm nhập những trình độ vi tế hơn của tâm thức. Nhưng nhằm để làm được như vậy, chúng ta cần làm yếu đi và tạm thời dừng lại tâm thức thô. Để làm điều này thì cần thiết phải mang đến một sự thay đổi sâu sắc trong dòng chảy của những năng lượng nội tại. Mặc dù những hình thái của những trình độ tâm thức sâu sắc hơn xảy ra trong khi nhảy mũi và ngáp, nhưng rõ ràng là chúng không thể kéo dài. Cũng thế, kinh nghiệm trước đây với việc biểu hiện những trình độ sâu sắc hơn đòi hỏi việc sử dụng việc xảy ra của chúng trong giấc ngủ sâu. Đây là nơi mà chúng xảy ra. Qua những kỷ năng đặc biệt của việc thiền định trong giấc ngủ, các hành giả thành thạo  có thể kéo dài những thể trạng vi tế và đầy năng lực và đặt chúng vào việc sử dụng để thực chứng tánh không. Tuy nhiên, nếu là những người thong thường thì không có tác dụng gì.

 

Một Đức Phật không cần sự giao hợp. Các bổn tôn trong một mạn đà la thì thường trong sự kết hợp với một phối ngẫu, nhưng điều này không phải nói rằng chư Phật phải cần đến sự giao hợp cho đại lạc của các ngài. Chư Phật đã có đầy đủ đại lạc trong chính các ngài. Chư bổn tôn trong sự kết hợp tự nhiên xuất hiện trong mạn đà la vì lợi ích của chúng sanh với những năng lực sắc bén có thể sử dụng phối ngẫu với đại lạc của việc kết hợp trong việc thực hành con đường nhanh chóng của Mật tong. Trong cùng cách rất giống như vậy, Đức Phật Mật tông Kim Cương Trì xuất  hiện trong những khía cạnh hòa bình và những khía cạnh hung tợn, nhưng đó không có nghĩa là Đức Phật Kim Cương Trì có  hai khía cạnh này với tính chất của ngài là luôn luôn hoàn toàn từ bi. Đúng hơn, sự xuất hiện tự nhiên trong những cung cách khác nhau là vì lợi ích của những hành giả tu tập. Đức Phật Kim Cương Trì xuất hiện đúng trong một cung cách mà hành giả nên thiền quán khi sử dụng những cảm xúc phiền não, chẳng hạn như tham dục hay thù hận trong tiến trình của con đường tu tập. Để nắm lấy những cảm xúc mạnh mẽ như vậy trong con đường tâm linh thì hành giả không thể tưởng tượng rằng họ có một thân thể hòa bình của Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni. Bổn tôn du già đòi hỏi. Vì trong trường hợp của thù hận, thí dụ thế, thì cần phải thiền quán trên thân thể của chính mình trong một hình thức hung dữ. Đức Phật Kim Cương Trì xuất hiện một cách tự động trong một hình thức hung tợn tương ứng để chỉ cho hành giả thiền quán như thế nào. Cũng giống như thế với du già tình dục; các hành giả, những người có thể sử dụng đại lạc phát sinh trong tình cảm liên hệ trong khi nhìn chằm chằm, mĩm cười, nắm tay nhau, hay phối hợp phải biểu hiện với bổn tôn du già tương ứng, họ không thể tưởng tượng chính họ như Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni, một tu sĩ. Mục tiêu của những hiện tướng khác nhau của Đức Phật Kim Cương Trì không phải làm cho hành giả sợ hãi cũng không phải kích thích tham muốn trong họ, nhưng để chỉ họ thiền quán như thế nào trong những hình thể ấy nhằm để cuối cùng họ chiến thắng những cảm xúc phiền não.

 

Một Đức Phật có thể xuất hiện một cách tự nhiên mà không cần sự cố gắng trong bất cứ cách nào là thích hợp. hình thể của những hiện tướng này được hình thành qua nhu cầu của những người khác, không phải vì lợi ích của Đức Phật ấy. Từ quan điểm của Phật đà, thì Đức Phật ấy có chân thân tự đầy đủ (Pháp thân), mà các ngài tồn tại mãi mãi.

 

Hãy nhớ rằng đạo đức Mật tông được xây dựng trên đạo đức của giải thoát cá nhân và trên đạo đức của từ bi. Mục tiêu của Mật tông là để đạt được Quả Phật trên một con đường nhanh hơn nhằm để phục vụ những người khác mau lẹ hơn.

 

TOÁT YẾU THỰC  HÀNH

 

Vì sự thực hành Mật tông chính yếu là chuyển hóa vấn đề chúng ta thấy tự thân ta, người khác, môi trường, và các hành vi của ta như thế nào, cho nên có thể hữu ích để quán tưởng tự thân như có một động cơ từ bi, một thân thể và đức hạnh tinh khiết, làm lợi ích cho những người khác.

 

-*-

Ẩn Tâm Lộ, Thursday, March 21, 2019

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/06/2011(Xem: 7849)
Ngày nay chúng ta đang sống trong một thời đại khoa học, và hầu như khoa học ảnh hưởng đến mọi phương diện trong cuộc sống của chúng ta. Kể từ cuộc cách mang khoa học thế kỷ mười bảy, khoa học đã không ngừng vận dụng những ảnh hưởng lớn lao của nó trên những gì chúng ta nghĩ và làm.
27/06/2011(Xem: 9358)
Tháng bảy âm lịch là tháng cô hồn. Rất nhiều quỷ quái trongâm gian địa phủ xuất hiện ở nhân gian. Vì vậy trong thángnày, việc Phật sự siêu độ theo đó cũng rất bận rộn.Một số thắc mắc được đặt ra: “Liệu việc siêu độ rốt cuộc có hiệu quả hay không? Việc siêu độ có nhất thiết phải do người xuất gia thực hiện hay không?”
23/06/2011(Xem: 7736)
Kêu gọi thế giới là tựa của một quyển sách vừa đượcphát hành tại Pháp (ngày 12 tháng 5 năm 2011), tường thuật lại cuộc tranh đấu bất-bạo-độngcủa Đức Đạt-Lai Lạt-Ma hơn nửa thế kỷ nay nhằm giải thoát cho quê hương Tây Tạngcủa Ngài. Ngài kêu gọi thế giới ủng hộ cuộc tranh đấu của Ngài chống lại mộttrong những tệ trạng bất công khả ố và lộ liễu nhất trong thời đại chúng ta : đấylà tội ác diệt chủng đối với dân tộc Tây Tạng và sự hủy diệt nền văn hóa ngànnăm của quê hương đó. Khí giới của Ngài vỏn vẹn chỉ có "lòng can đảm, công lý và sự thật".
20/06/2011(Xem: 9410)
Những trận chiến tranh thế giới khốc liệt từ trước đến nay, giữa nước này với nước nọ, khu vực này với khu vực kia – do khác màu da, sắc tộc, tôn giáo, chính kiến, chủ nghĩa v.v… làm cho nhân loại đau thương tang tóc, mà nguồn gốc chính là do tâm thù hận độc ác, thiếu Từ Bi của con người gây nên.
20/06/2011(Xem: 12828)
Người đời thường nói: “Đời không Đạo, Đời vô liêm sĩ” nghĩa là: “Nếu cuộc đời mà thiếu Đạo Đức thì con người sẽ dã man độc ác không còn nhân cách”. Để giải thích và chứng minh câu này hôm nay tôi xin trình bày đề tài: “Phật Giáo với Đạo Đức”.
17/06/2011(Xem: 5674)
Mọi hình thức thiền định có ý ‎thức không là một sự việc thực sự: nó không bao giờ có thể là. Cố gắng có dụng ý khi thiền định không là thiền định.
14/06/2011(Xem: 7831)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh có những nghiên cứu riêng chỉ ra rằng, Việt Nam có vị Thiền sư Tăng Hội, lớn hơn cả Thiền sư Bồ Đề Lạt Ma - người mà chúng ta đang thờ là Sơ tổ Phật giáo - tới 300 tuổi. Nội dung này nằm trong bài giảng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại Viện Nghiên cứu Tôn giáo - Hà Nội, ngày 18/1/2005 - "Lịch sử của Phật giáo ngày nay dưới cái nhìn tương tức".
12/06/2011(Xem: 7222)
Trong bối cành một thế giới đang hừng hực nóng từ lò lửa Trung Đông đến biên giới Thái-Miên, câu hỏi về sự hiệu nghiệm của tranh đấu theo phương pháp “Bất Bạo Động” bỗng trở nên quan trọng . Từ “Vô Vi” của Lão Tử đến “Bất Bạo Động” của Gandhi là một con đường dài dẫn chúng ta từ an sinh cá nhân đến tranh đấu cho xã hội. Và nói theo Marx thì có xã hội là có bất công. Nhất là khi nhìn vào cả hai xã hội Cộng sản và Tư bản ngày nay, con cháu của Marx lại càng phải vất vả tranh đấu chống bất công trường kỳ hơn cả Mao, thường trực hơn cả Trotsky, sáng tạo hơn cả Obama.
11/06/2011(Xem: 5333)
Người đàn ông tên Nhật Trung, sinh ra tại đất Long Khánh – Đồng Nai, nhưng sinh sống và lập nghiệp tại 1 vùng đất miền Trung. Ông là chủ 1 nhà hàng có tiếng chuyên phục vụ khách bằng các trò mua vui trên thân xác và tính mạng của những con vật tội nghiệp. Theo như ông kể: Vốn chưa từng biết ghê tay trước nhưng cảnh giết mổ nào, bản thân ông cũng là 1 kẻ “khát” cảm giác tra tấn, hành hạ các con vật để thỏa mãn sự hiếu kỳ của chính bản thân mình.
11/06/2011(Xem: 6479)
Đường Đến Bình An Thật Sự (11)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]