Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tập Trung Tâm Thức

27/04/201911:34(Xem: 6867)
Tập Trung Tâm Thức

TẬP TRUNG TÂM THỨC

 

Nguyên bản: Focusing the Mind

Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma

Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D.

Chuyển ngữ: Tuệ Uyển/Friday, March 22, 2019

 

-*-focus-the-mind

 

Chúng ta hãy để một phút để ôn lại vấn đề tiến trình đối với một cuộc sống đầy đủ ý nghĩa hiển bày như thế nào. Trước nhất là đạo đức, rồi đến thiền định, rồi tuệ trí. Tuệ trí dựa trên thiền nhất tâm, và thiền định lệ thuộc vào sự tự giác về đạo đức. Trong 5 chương qua, chúng ta đã thảo luận về sự thực hành đạo đức, vốn làm chúng ta ổn định và an bình hơn và tâm thức ta đã sẳn sàng cho sự thăng tiến tâm linh hơn. Với một thói quen thái độ của ý thức, thiền định, còn được gọi là shamatha hay tam muội, có thể được hoàn thành. Tuy thế, tâm thức chúng ta quá tán loạn cho việc thực hành thiền hiệu quả tăng tiến vốn đòi hỏi sự tập trung hoàn toàn.  Thậm chí một tiếng động nhỏ ở đây hay kia có thể lập tức làm ta xao lãng. Vì tuyệt đối cần thiết làm cho tâm thức tập trung hơn vì thế tuệ trí mới có thể hiển bày. Tôi sẽ thảo luận trong chương này tiến trình của việc phát triển thể trạng tập trung một cách thậm thâm về thiền định. Trước tiên tôi sẽ diễn tả tóm tắt những loại hành thiền đa dạng vì thế chúng ta có thể thấu hiểu vị trí của thiền định trong chúng.

 

NHỮNG LOẠI HÀNH THIỀN

 

Có nhiều cách hành thiền.

 

1-    Hai loại hành thiền căn bản là thiền phân tích, hay thiền quán – quán và thiền ổn định hay thiền định – chỉ. Trong quán ta phân tích một chủ đề  và cố gắng để thấu hiểu nó qua lý trí. Thí dụ, chúng ta có thể hành thiền về vấn đề tại sao mọi thứ là vô thường bằng việc quán chiếu việc chúng được sản sinh bằng những nguyên nhân như thế nào và việc chúng tàn hoại từng thời khắc như thế nào (Tuệ được trau dồi qua quán). Trong chỉ ta làm tâm thức ta an trú trên một đối tượng hay đề tài đơn lẻ, chẳng hạn như vô thường. (Định được trau dồi qua chỉ).

2-    Một cách khác của việc phân chia thiền là giữa thiền chủ quan[1]thiền khách quan[2]. Trong thiền chủ quan mục tiêu của ta là trau dồi hay làm mạnh trong tâm thức một quan điểm, hay thái độ mới. Việc trau dồi niềm tin là một thí dụ cho loại thiền này; niềm tin không là một đối tượng mà trên đó chúng ta tập trung nhưng một thái độ đang được trau dồi qua hành thiền. (Trau dồi lòng từ bi là thiền chủ quan bởi vì chúng ta không đang thiền về từ bi nhưng đang tìm cách để làm cho tâm thức chúng ta từ bi hơn.) Trong thiền khách quan, ta thiền về một chủ đề, chẳng hạn như vô thường, hay một đề tài, chẳng hạn như kim thân của một Đức Phật.

3-    Chúng ta có thể thiền trong phương pháp của nguyện ước. Thí dụ, chúng ta có thể mong ước được tràn đầy với từ bi và tuệ trí của một Đức Phật.

4-    Hay chúng ta có thể đi một bước xa hơn, vào trong thiền quán tưởng mà trong ấy chúng ta hình dung rằng chúng ta có những phẩm chất mà chúng ta thật sự chưa có. Sự thực hành bồn tôn du già, thí dụ thế, được gọi là thiền quán tự thân như một chúng sanh lý tưởng mà thân thể được làm từ ánh sáng của tuệ trí.

 

Trong những thứ thiền này đa dạng này, chúng ta hãy thảo luận vấn đề thực hành thiền ổn định hay chỉ như thế nào. Như được đề cập ở trên, mục tiêu của thiền định là đề làm mạnh năng lực của tâm thức để tập trung vào một đối tượng hay chủ đề đơn lẻ, mà vốn tâm thức lần lượt có thể chiến thắng các vấn nạn tận gốc rể của chúng. Nó cũng giúp chúng ta cảnh giác và sắc bén hơn trong cuộc sống hàng ngày, nó dần dần tăng trưởng năng lực trí nhớ, vốn là hữu dụng trong mọi mặt của đời sống.

 

THÀNH TỰU ĐỊNH LỰC

(Định được trau dồi qua chỉ)

 

Vì loại hành thiền này, chúng ta đang tìm cách đạt được một thể trạng tập trung sâu xa của tâm thức, cho nên chúng ta cần những thứ sau đây:

 

1-    Nhân khởi đầu, đạo đức hay giới, vốn đem đến cho ta một mô thức an bình, thư giản, tận tâm của thái độ và vì vậy loại trừ những sự xao lãng thô.

2-    Thời gian và nơi chốn cho sự thực hành tách rời khỏi sự huyên náo của đời sống hàng ngày. Hãy tạo thời dụng biểu cho việc hành thiền trong đời sống hàng ngày. Đối với thiền tập trung, ở riêng lẻ trong một nơi tách biệt, yên tĩnh là thiết yếu. Vì tiếng động là điều vốn khó khăn, ngăn cản sự tập trung, vào lúc khởi đầu thật rất quan trọng để ở một nơi yên tĩnh. Hãy xem xét để tham dự một khóa tu hay vì đi nghĩ mát.

3-    Một sự kiêng khem thích hợp nuôi dưỡng sự trong sáng của tâm thức. Đối với một số tình trạng sức khỏe, có thể cần thiết để ăn thịt, nhưng nói chung thực phẩm chay lạc là tốt nhất. Theo đạo đức giải thoát các nhân, không có chuyện cấm đoán đối với việc ăn thịt. Nhưng chúng ta không nên ăn thịt mà người ta cố ý làm cho ta ăn, và ta không nên đòi hỏi nếu không được cúng dường. Thực tế, tốt nhất nếu đại đa số mọi người đều ăn chay. Một số kinh điển Đại thừa cấm ăn thịt, vì quan tâm cho những chúng sanh khác là trọng tâm của đạo đức Đại thừa. Cũng thế, ăn uống quá nhiều là không tốt, cho nên ăn ít thôi. Dĩ nhiên, uống rượu là không cần phải hỏi, cũng như tất cả các loại chất nghiện làm thay đổi tâm trí. Hút thuốc không thích đáng. Nếu một người râu quay nón hút thuốc trong khi thâm nhập sâu trong thiền tập, thì ông ta có nguy cơ bị cháy râu!

4-    Ngủ nghĩ đúng thời. Ngủ quá nhiều làm cho tâm thức ta bị lu mờ, quá ít có thể bị bồn chồn. Ta phải xem ta cần ngủ nghĩ bao nhiêu thì đủ.

5-    Tư thế thân thể là cần yếu đối với thiền tập trung, đặc biệt ở giai đoạn khởi đầu này. Nếu có thể áp dụng tư thế hoa sen, hay nửa hoa sen. Hãy sử dụng hai gối ngồi thiền, bồ đoàn và tọa cụ, ngồi lên bồ đoàn để phía sau ta cao hơn hai đầu gối, tác dụng là bất chấp ta hành thiền bao lâu thì ta cũng không bị mõi mệt. Hãy giử thẳng xương sống như một mũi tên; hơi cúi đầu xuống, hướng mắt về phía trước mũi; đặt lưỡi lên nóc vọng (vòm miệng); để đôi môi và răng bình thường; và để hai cánh tay hơi thong thả, không đè sát vào thân. Quan tâm đến tư thế của hai bàn tay, những hành giả của thiền Nhật Bản thường đặt bàn tay trái úp lên bàn tay phải, cũng úp xuống. Người Tây Tạng bàn tay phải, úp xuống, đặt phía trên bàn tay trái, cũng úp xuống. Trong thực hành Mật tông quan trọng là phải đặt bàn tay phải trên bàn tay trái, với cả hai bàn tay đều úp xuống, và với hai ngón tay cái chạm vào nhau như hình tam giác, đặt dưới rốn khoảng bốn ngón tay.

 

Đề Tài Hành Thiền

 

Có thể có nhiều chủ đề cho thiền chỉ để đạt được định lực:

 

1-    Hơi thở. Một số luận điển nói về việc quán chiếu hơi thở ra và hơi thở vào qua lỗ mũi nhưng không nói hơi thở sâu như thế nào. Những sách vở khác giải thích vấn đề quán chiếu chuyển động của hơi thở trong những vùng đặc biệt của thân thể. Trong một loại thao tác của hơi thở, ta đẩy không khí, hay năng lượng phía dưới lên, và dồn ép năng lượng phía trên xuống, giữ chúng lại giống như một chiếc bình ngay dưới rốn.

2-    Thân thể ta, các cảm giác, tâm thức, hay những hiện tượng chẳng hạn như vô thường. Những loại thiền này được gọi là những thiết lập qua chánh niệm.

3-    Mẫu tự đầu tiên của tên ta trên một cái đĩa của ánh sáng bên ngoài hay bên trong thân thể ta.

4-    Những hành giả Thái Lan thường hành thiền với việc áp dụng chánh niệm vào bất cứ thứ gì họ làm. Trong khi đi họ chánh niệm với việc đặt bàn chân phải phía trước, rồi trái, rồi phái.

5-    Tổng quát, một chủ đề tốt để hành thiền cho một Phật tử là một hình ảnh thân tướng của Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni; cho một Ki Tô hữu có thể là hình ảnh của chúa Giê-su. Hãy nhìn chằm chằm vào đó để nó xuất hiện trong tâm thức ta khi ta nhắm mắt lại. Hãy hành thiền trên hình tượng ấy ở trình độ của mắt, không quá cao hay quá thấp, ở một khoảng cách bốn hay năm bộ (khoảng 1m đến 1,5m).

Vào lúc bắt đầu thật khó để chủ đề của thiền tập xuất hiện một cách rõ ràng trong tâm thức. Để tránh việc lu mờ của nhận thức, hãy cố gắng thường xuyên, những buổi hành thiền mãnh liệt năm phút hơn là những buổi thiền tập kéo dài. (4 đến 16 của những buổi hành thiền ngắn hàng ngày là lý tưởng.) Khi nó xuất hiện trong tâm thứ, thì ta đã thấy đối tượng của việc hành thiền. Bây giờ hãy an trú tâm thức ta một cách liên tục trên nó.

 

Đối Phó Với Trạo Cử Và Giải Đải

 

Để đạt được định lực, cả ổn định và trong sáng thì cần tương ứng với chủ đề hành thiền. Vì vậy những chướng ngại lớn nhất để kéo dài việc hành thiền là trạo cử và giải đải. Trạo cử ngăn ngại ổn định. Khi tâm thức không an trú trên đối tượng nhưng trở thành mất tập trung hay phân tán, đối tượng của việc hành thiền bị đánh mất. Cũng có một hình thức vi tế của trạo cử, chỗ mà thậm chí nếu đối tượng không bị đánh mất, nhưng một góc nào đó của tâm thức đang nghĩ về điều gì khác. Ta cần xác định trạo cử và qua chánh niệm, không để tâm thức ta ở dưới ảnh hưởng của nó.

 

Trạng thái lười biếng, sự nặng nề của tâm thức và thân thể, là một chướng ngại của sự trong sáng. Trạng thái lười biếng cũng tạo ra sự xao lãng, vốn ngăn trở sự trong sáng. Trong sự xao lãng thô thì tâm chìm đắm, đối tượng hành thiền bị phai mở và bị đánh mất. Trong sự xao lãng vi tế, đối tượng không bị đánh mất, nhưng sự trong sáng của đối tượng và tâm thức bị giảm bớt một ít vì cường độ của tâm đã bị yếu, tâm hơi bị lỏng lẻo. Tâm thức có thể hoàn toàn an trú một cách rõ ràng trên đối tượng của việc hành thiền, nhưng không có sự tỉnh giác đúng mức, trạng thái này thường bị lầm là đang hành thiền đúng.

 

Khi tâm thức ta quá mãnh liệt, và ta trải nghiệm trạo cử, thì ta cần nới lỏng nó, giống như làm giùng dây đàn một tí. Tương tự thế, khi ta có xao lãng thì tâm thức không mãnh liệt đúng mức, vì thế ta cần gia tăng cường độ của nó, bằng việc làm nó hơi căng lên, như thắt chặc những sợi dây. Như bạn thấy, tâm thức cần được giai điệu như một nhạc khí có dây căng đúng mức.

 

Chánh Niệm Và Nội Quán

 

Năng lực phía sau sự phát triển thiền tập trung là chánh niệm, đó là năng lực an trú với đối tượng, không cho phép sự mất tập trung. Chúng ta thực tập chánh niệm bằng việc đặt tâm ý trở lại đối tượng của việc hành thiền mỗi lần nó bị dao động. Khi chúng ta đã thành thạo trong việc duy trì chánh niệm trên đối tượng, thì ta cần sử dụng nội quán. Như Shantideva nói trong Hướng Dẫn Lối Sống của Bồ tát (Nhập Bồ tát hạnh), chức năng đặc biệt của nội quán là quan sát thường kỳ các hành vi của ta, cho dù thân thể hay tinh thần. Trong tiến trình của việc phát triển định lực, nhiệm vụ của nội quán là để quyết định tâm thức đã đến hay sắp đến, dưới ảnh hưởng của giải đải hay trạo cử. Vào lúc khởi đầu, những thời khắc của giải đải và trạo cử là mạnh mẽ, nhưng, với nổ lực, những thứ này trở thành yếu kém hơn và ít thường xuyên hơn, và những thời khắc của việc có thể an trú trên đối tượng được kéo dài thêm. Dần dần, ngay cả những sự giải đải và trạo cử vi tế cũng mất hết sức  mạnh của chúng và biến mất. Cuối cùng, năng lực của tâm ý an trú nhất niệm trên đối tượng gia tăng, thoát khỏi những khuyết điểm của trạo cử và giải đải.

 

Khi qua chánh niệm và nội quán ta có thể duy trì sự tương tục việc nắm giữ đối tượng, thì ta có thể thành tựu thiền tập trung trong sáu tháng. Khởi đầu ta phải đặt tâm ý ta trên đối tượng của việc hành thiền một cách cưỡng bức với nổ lực lớn rồi thì ngày qua ngày ta chú ý đối tượng mà không cần nổ lực nhiều; rồi thì ta chú ý nó với một cung cách thoải mái một cách liên tục và cuối cùng ta an trú trên đối tượng một cách tự động mà không cần có bất cứ sự cố gắng nào để loại trừ trạo cử và giải đải. Nếu ta có thể duy trì trên đối tượng của ta trong bốn giờ một cách sinh động và liên tục, thì ta đã đạt được sự ổn định vững vàng. Những trạng thái bất lợi của thân thể và tâm thức biến mất, và một sự an lạc của thân thể và uyển chuyển của tinh thần đã đạt được. Ở tại điểm này, chúng ta đã thành tựu định lực.

 

Những Phẩm Chất Của Định Lực

 

Để có được định lực, tâm thức phải ổn định để nắm chặc một đối tượng, nhưng chỉ điều này không thôi thì không đủ. Tâm thức cũng phải rõ ràng trong sáng, nhưng điều này cũng không đủ. Sự trong sáng của nó phải mãnh liệt, tỉnh giác, và sắc bén; tâm thức không thể có ngay cả một chút lu mờ.

 

Những sự điều chỉnh tốt đẹp của tâm thức làm nó mẫn cảm với định lực không dễ hoàn tất. Ở Dharamsala, Ấn Độ, một người Tây Tạng thực tập thiền tập trung (chỉ) nói với tôi rằng việc trau dồi tập trung nhất niệm thì tệ hại hơn bị giam trong nhà tù Trung Cộng! Bởi vì nó khó, cho nên thật quan trọng để chuẩn bị một cách cẩn thận, đi từng bước một. Đừng ép buộc mình quá, đặc biệt lúc đầu, bằng khác đi ta có nguy cơ trở thành rối loạn hay ngay cả suy nhược thần kinh. Mục tiêu ở đây là sự thực tập hàng ngày, chỗ chúng ta lựa chọn một đối tượng của việc hành thiền, và khi ta tập trung trên nó, hãy cố gắng để đạt được và duy trì sự ổn định, trong sáng, và cường độ.

 

Tập Trung Trên Chính Tự Tâm Thức

 

Định lực cũng có thể đạt được qua việc hành thiền hàng ngày trên chính tự tâm thức. Một trong những thuận lợi của việc quán sát tâm thức bây giờ là nó sẽ làm mạnh năng lực để biểu hiện tâm linh quang khi ta lâm chung. Đầu tiên hãy xác định bản chất cốt yếu rực sáng và hiểu biết của tâm, không bị cấu nhiễm bởi tư tưởng, và rồi thì tập trung trên nó. Đây là một trong nhiều trình độ của vô niệm (Tôi sẽ diễn tả việc hành thiền trên bản chất rốt ráo của tâm trong chương 10).

 

Để chuẩn bị cho việc tập trung trên chính tự tâm thức thì ta cần chiến thắng những chướng ngại cảm xúc bằng việc tiến hành trong việc tích lũy phước đức tích cực, như qua việc phát triển từ bi như đã được thảo luận trước đây. Bước tiếp theo là trở nên quen thuộc với bản chất của chính tâm thức của ta. Thời gian tốt nhất cho việc này là vào buổi sáng, ngay sau khi thức dậy, nhưng trước khi tất cả những tác dụng cảm giác của bạn trở thành năng động. Mắt của bạn chưa mở. Hãy nhìn vào, hay ở bên trong, chính tự tâm thức. Đây là cơ hội tốt để trải nghiệm bản chất của tâm linh quang. Đừng để tâm bạn nghĩ về những gì xảy ra trong quá khứ, cũng không để nó vơ vẫn theo những thứ có thể xảy ra trong tương lai; đúng hơn, hãy để tâm thức năng động, không có bất cứ kiến tạo nào; hãy để nó như nó là. Trong khoảng không giữa những ý tưởng mới và cũ, hãy khám phá bản chất tự nhiên, không thêu dệt, rực sáng và hiểu biết của tâm không bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ. Khi chúng ta duy trì trong cách này, ta thấu hiểu rằng tâm thức như tấm gương, phản chiếu bất cứ đối tượng nào, bất cứ nhận thức nào, và rằng tâm thức có một bản chất thuần nhất rực sáng và hiểu biết, của kinh nghiệm đơn thuần.

 

Sau khi ta nhận ra bản chất của tâm thức như rực sáng và hiểu biết, an trụ với nó. Sử dụng năng lực của ta về chánh niệm và nội quán duy trì trong thể trạng ấy. Nếu một tư tưởng đến, chỉ hãy nhìn vào chính bản chất của nó, và nhận thức ấy sẽ mất sức mạnh của nó và tự tan biến. Đôi khi với sự tinh tấn, ta có thể ngăn ngừa một tư tưởng khỏi việc  hình thành trọn vẹn. Rất giống như thế, tư tưởng, khi chúng ta đạt đến thể trạng này của việc nhận ra bản chất căn bản, không nhiễm ô, không tạo tác của tâm thức, thì những tư tưởng sẽ tan biến khi chúng hình thành, và ngay cả khi chúng thật sự đến, thì chúng sẽ không có năng lực. Hãy biết rằng giống như những đợt sóng của đại dương được làm thành từ nước, những tư tưởng được tạo ra từ bản chất trong sáng, và hiểu biết của tâm thức. Và qua việc thực hành liên tục hàng ngày, các tư tưởng sẽ yếu dần và biến mất mà không cần sự cố gắng nào.

 

Việc hành thiền này tự nó sẽ làm sắc bén tâm thức chúng ta và cải thiện trí nhớ của chúng ta, những phẩm chất vốn chắc chắn hữu dụng vượt khỏi sự thực tập tâm linh, cho dù trong thương trường, kỹ thuật, nuôi dưỡng một gia đình, hay là một giáo viên, hay một luật sư. Sự thực tập này cũng hổ trợ một nền tảng hàng ngày với sân hận. Khi ta bị kích thích, thì ta có thể tập trung trên bản chất của chính sự sân hận và do thế làm xói mòn sức tàn phá của nó.

 

Một lợi ích khác của sự rèn luyện tâm linh như vậy xuất phát từ sự nối kết gần gũi giữa thân thể và tâm thức. Khi ta còn trẻ và thân thể khỏe mạnh, thì tâm thức ta mạnh mẽ. Thế thì thật đặc biệt đáng giá để bắt đầu thực tập, vì vậy ở tuổi tác của các bạn, tâm thức ta đang còn tươi mát và tích cực qua những thay đổi của thân thể. Xét cho cùng, não bộ con người là một tài sản đặc biệt, và sẽ thật là đáng thương nếu để nó yếu đuối qua sự quên lãng, từ bỏ năng lực của nó cho đến tuổi già, giống như động vật, công việc của nó chỉ là săn sóc thân thể mà thôi. Đối với những hành giả, việc rèn luyện tinh thần mới đầu, và đặc biệt là tập trung tâm thức, thì thật quan trọng là việc chuẩn bị cho ngày cuối cùng (của cuộc đời), khi tâm thức ta phải duy trì trong sáng và sắc bén để làm hữu dụng những kỷ năng đặc biệt trong những giai đoạn của sự chết hay tối thiểu tác động đến sự tái sanh vào kiếp sống tới. Sự mờ tối của tâm thức ở thời điểm quan yếu này có thể là rất nguy hiểm. Một sự bảo đảm thật sự cho một sự tái sanh tốt đẹp là việc có thể tiến hành sự thực tập của ta qua các giai đoạn của sự chết.

 

Thể trạng tâm thức của ta ngay trước khi tái sanh ảnh hưởng trong sự quyết định đặc tính kiếp sống tới của ta. Chúng ta có thể đã tích lũy nhiều phước đức lớn trong cuộc đời, nhưng nếu ta để nó với một tâm thức mờ tối, thì ta gây nguy hiểm cho hình thức mà kiếp sống tới ta có. Trái lại, ngay cả nếu ta đã làm một số việc đáng ân hận trong cuộc đời, thì khi ngày cuối cùng đến, nếu ta đã chuẩn bị và quyết định sử dụng cơ hội này một cách trọn vẹn nhất, thì sự tái sanh kiếp tới sẽ chắc chắn là tốt đẹp. Do vậy hãy cố gắng để rèn luyện tâm thức được tươi mát, tỉnh giác, và sắc bén.

 

NHỮNG KỶ NĂNG KHÁC CHO VIỆC ĐẠT ĐƯỢC SỰ TĨNH LẶNG CỦA TINH THẦN

 

Trong những hoàn cảnh khó khăn thật dễ dàng để trở nên xúc động. Phật giáo cung ứng nhiều kỷ năng cho việc giải tỏa căng thẳng và tìm thấy tĩnh lặng trong những tình huống gay go mà chúng ta đối diện hàng ngày. Những kỷ năng này thay đổi tùy theo hoàn cảnh và cá nhân. Nó đặc biệt hiệu quả để sử dụng năng lực của thiền phân tích (quán) để nhắm đến các vấn nạn một cách trực tiếp, thay vì cố gắng để lẫn tránh chúng. Đây là một số thí dụ và kỷ năng này.

 

1-    Khi ta đối diện với vấn nạn, hãy làm bất cứ điều gì để vượt thắng nó, nhưng nếu không vượt qua được, thế thì quán chiếu trên sự kiện rằng đây là một rắc rối do hành động của chính ta trong việc này, hay một kiếp trước. Việc thấu hiểu rằng khổ đau đến từ nghiệp sẽ đem một sự an bình nào đó như nó biểu lộ rằng cuộc sống không phải là bất công. Trái lại buồn thương và đau khổ có thể dường như vô nghĩa.

2-    Khởi đầu một vấn nạn có thể dường như cứng nhắc và bất trị, cho đến khi ta thẩm tra bản chất thật sự của nó. Để làm điều này, hãy làm việc với sự thấu hiểu phạm vi của khổ đau trong cuộc sống của chính ta. Thân thể và tâm thức thông thường có bản chất của khổ đau, giống như bản chất của lửa là nóng và đốt cháy. Cũng giống như vậy, chúng ta đã học vấn đề làm việc với bản chất của lửa như thế nào, thì chúng ta có thể học việc hành động với khổ đau của chúng ta trong đời sống như thế nào.

3-    Hãy quán sát vấn nạn từ một nhận thức rộng rãi hơn. Nếu ai đó buộc tội ta, thay vì đả kích lại, thì hãy quán tưởng rằng sự tố cáo đó đã nới lõng những dây xích của sự tự yêu mến, và vì thế làm nổi bật năng lực của ta để quan tâm cho người khác. Hãy điều chỉnh lại những hoàn cảnh xấu như những năng lực hổ trợ cho việc phát triển tâm linh của chúng ta. Kỷ năng này thì khó khăn để áp dụng nhưng đầy năng lực khi chúng ta thành công.

4-    Khi chúng ta ganh tỵ hay mong muốn làm hại một kẻ thù, thay vì nghiền ngẫm mọi phẩm chất xấu xí của người ấy, thì hãy phản chiếu về những cống hiến của người ấy. Hầu hết mọi người là một hổn hợp của những phẩm chất và xấu – thật khó khăn để tìm ra bất cứ người nào xấu xa về mọi mặt.

5-    Hãy quán chiếu về tánh không của sự tồn tại cố hữu – đây là thiền phân tích (quán) sâu sắc nhất và điều gì đó tôi sẽ khám phá trong ba chương tiếp theo.

 

Hay, chúng ta có thể sử dụng thiền ổn định (chỉ) cho sự ngơi nghỉ tạm thời:

 

  • Nếu ta không thể dừng lại sự lo lắng đối với việc gì đó trong quá khứ hay những gì sắp xảy ra trong tương lai, thì hãy hướng sự tập trung vào hơi thở ra và hơi thở vào. Hay trì tụng câu mật ngôn này: om mani padme hum (án ma ni bát di hồng). Vì tâm không thể tập trung hai thứ đồng thời, cho nên một trong hai thứ tu tập này sẽ làm tan biến sự lo lắng trước đây.

 

-*-

 

Dường như đối với tôi thì tất cả mọi tôn giáo đều có thể lợi lạc từ những kỷ năng thiền tập của Phật giáo – vì tập trung nhất tâm có thể áp dụng một cách hữu hiệu trong nhiều hoàn cảnh. Trong mỗi bước đi của cuộc đời chúng ta có thể lợi lạc từ việc tập trung tâm thức và tăng cường trí nhớ.

 

-*-

 

TOÁT YẾU CHO SỰ THỰC HÀNH HÀNG NGÀY

 

1-    Hãy chọn một đối tượng của việc hành thiền và tập trung tâm thức chúng ta vào nó, cố gắng đạt được và duy trì sự ổn định, trong sáng, và cường độ. Hãy tránh giải đải và trạo cử.

2-    Luân phiên, xác định thể trạng nền tảng của tâm thức, không bị cấu nhiễm bởi tư tưởng, trong thể trạng của chính nó – chỉ thuần sự sáng suốt, bản chất hiểu biết của tâm thức. Với chánh niệm và nội quán hãy duy trì trong thể trạng ấy. Nếu một tư tưởng khởi sanh, hãy chỉ nhìn vào chính bản chất của tư tưởng ấy; điều này sẽ làm nó mất đi năng lực của nó và tự tan biến theo ý mình.

 

-*-

 

Ẩn Tâm Lộ, Sunday, March 31, 2019

 

 

 

 

 

 

 

 



[1] Thiền chủ quan (subjective meditation): không tập trung trên tâm thức hay nổ lực của ý chí. Đúng hơn là việc tìm kiếm cội nguồn của tâm thức, truy tầm gốc rể của “cái tôi”.

 

[2] Thiền khách quan (Objective meditation): là tập trung tâm thức trên một đối tượng, đối tượng có thể là thân tướng của một bổn tôn, ánh sang, bầu trời, …, một số phảm chất như từ ái, bi mẫn, tự làm mạnh một cách chủ động. Tâm thức tập trung trên đối tượng bằng một nổ lực của ý chí.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/08/2019(Xem: 5038)
Đức Lạt Ma nỗi tiếng của Tây Tạng là Yeshe Rinpoche (Thầy của Lạt Ma Zopa Rinpoche) từng dạy : "khi bạn tìm hiểu về Đạo Phật là bạn đang tìm hiểu về con người thật của chính bạn, về tâm trí bản chất của chính mình." Mãi đến bây giờ tôi mới chiêm nghiệm được điều sâu xa đó, thì ra trong tôi vẫn còn ẩn hiện một tình quê dạt dào từ lâu đã ẩn tàng dưới đáy sâu tâm thức.
31/07/2019(Xem: 13085)
Trong tiết trời giá lạnh của mùa đông xứ Úc, mùa Vu Lan lại trở về với những người con Phật trên khắp Năm Châu. Mùa Hiếu Hạnh nhắc nhở cho con cháu tưởng nhớ đến công ơn giáo dưỡng của ÔNG-BÀ-CHA-MẸ nên Lễ VU LAN cũng là Mùa BÁO ÂN ĐÁP NGHĨA, giáo dục đạo đức nhân sinh, xây dựng nếp sống THANH LƯƠNG tiến đến CHÂN-THIỆN-MỸ, góp phần tạo sự an lành trong gia đình và xã hội.
24/07/2019(Xem: 8916)
Nếu tâm hồn biết thầm lặng kết “bạn đường” với thánh hiền tôn giáo, với các nhà hiền triết tâm linh, thì NĂNG LƯỢNG MẦU NHIỆM sẽ hiện hữu, và tâm hồn sẽ được giảm bớt rất nhiều nghiệp chướng khổ đau-xấu ác-mê lầm.
20/07/2019(Xem: 5453)
Anh chị em thân mến, thật sự, tôi rất, rất vui mừng và rất vinh dự để nói chuyện với quý vị. Tôi không nói gì đặc biệt, chỉ là những kinh nghiệm thông thường. Tôi đến đây là lần thứ bảy. Và mỗi lần như vậy, những người ở đây biểu lộ với tôi những cảm nhận nhân bản và thân hữu chân thành. Vì thế, cũng tự nhiên thôi, đó là lý do tại sao tôi cảm thấy hạnh phúc bất cứ khi nào tôi nhận được lời mời. Cho nên tôi rất, rất là vui mừng.
19/07/2019(Xem: 7906)
Phần này bàn về các từ chỉ màu xanh như xanh, thanh và biếc vào thời các LM de Rhodes và Maiorica sang truyền đạo ở An Nam cho đến thế kỉ XX. Ít người biết xanh cũng gắn liền với nền thi ca Việt Nam qua truyện Kiều: hai nhân vật chính là Thúy Kiều và Thúy Vân.
19/07/2019(Xem: 7269)
Pháp là quốc gia theo thế tục và đa tôn giáo. Ở Pháp có nhiều Phật tử sống hơn bất kỳ quốc gia nào khác trong khối Liên Âu. Các ngôi chùa do các tín đồ tự tài trợ. Chuyến đi thăm chư tăng ni của chùa Khánh Anh ở Evry, Paris.
13/07/2019(Xem: 7300)
Karuna là tiếng Pa-li và tiếng Phạn, kinh sách Hán ngữ gọi là "Từ bi" (慈悲). Qua hình ảnh của người Bồ-tát, Karuna hay Từ bi được xem là lý tưởng của toàn bộ Đại thừa, ngang hàng với Trí tuệ. Bồ-tát Quán Thế Âm là vị Bồ-tát tiêu biểu nhất cho lý tưởng đó. Thế nhưng cũng nên hiểu rằng Karuna không phải chỉ là vốn liếng riêng của Đại thừa mà còn là cốt lõi trong việc tu tập của Phật giáo Theravada.
11/07/2019(Xem: 6993)
Chúng tôi được Thầy mở cho xem Video clip do Thượng Tọa Thích Hạnh Tuệ tri sự chùa Phật Đà ở San Diego cũng là Chủ Biên của trang nhà hoavouu.com ở Hoa Kỳ thực hiện ngày 21.01.2019 với tâm ý kính tặng HT Thích Bảo Lạc và HT Thích Như Điển, nhằm giới thiệu Thiền Lâm Pháp Bảo Úc Châu. HT Thích Bảo Lạc, Hội Chủ Giáo Hội Phật Giáo VNTN Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan, cho biết Thiền Lâm Pháp Bảo là vùng đất thiêng đã được xây dựng từ 4 năm qua. Tháp Vãng sanh sẽ được xây dựng tại Tự Viện Pháp Bảo và Thiền Lâm Pháp Bảo cũng đang tiến hành công trình những hạng mục mới. Thiền Lâm Pháp Bảo là nơi hoàn toàn thiên nhiên hùng vĩ, núi đồi xanh tươi bao la bát ngát. Trong Vườn Thiền có 4 câu thơ được khắc vào trong đá: Dấu Thiền lắng giữa hư không Tháp hành ? soi bóng Thiền Lâm đậm màu Ngày xưa mãi đến ngàn sau Tâm Không vật cũng nhuốm màu hư không (Thơ Sông Thu TBL)
06/07/2019(Xem: 6689)
Tôi rất vui mừng gặp gở những người trẻ Nhật Bản vì tôi luôn luôn cảm thấy rằng những người của thế hệ tôi thuộc về thế kỷ hai mươi. Thế kỷ hai mươi đã qua. Với thế kỷ hai mươi, chúng ta đã chứng kiến một thế kỷ của máu đổ và bạo động. Theo một số nhà lịch sử nào đó, trong thế kỷ vừa rồi, hơn hai trăm triệu người đã bị giết qua bạo động. Chỉ trong phần sau của thế kỷ một khát vọng cho hòa bình và bất bạo động đã bắt đầu. Có một cảm giác của phẩn uất hay mệt mõi về bạo động.
03/07/2019(Xem: 6003)
Bệnh tật nó đến từ đâu Cao mỡ, cao máu lâu lâu ... tiểu đường Tránh né việc nặng là thường Việc nhẹ thì cũng đau xương, mệt nhoài Đi chơi càng khổ gấp hai Đi đâu cũng ngại đường dài lái xe Thế nhưng
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]