Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cảnh Giác Với Bạo Lực Tôn Giáo

23/04/201905:53(Xem: 6722)
Cảnh Giác Với Bạo Lực Tôn Giáo
pray for srilanka 2

Cảnh Giác Với Bạo Lực Tôn Giáo


Vào ngày 21/4/2019  hãng Reuters loan tin,  “Hơn 290 người chết và tối thiểu 500 bị thương trong bảy cuộc đánh bom liên tiếp vào ba nhà thờ Thiên Chúa Giáo và bốn khách sạng sang trọng tại miền đông Tích Lan (Sri Lanka) vào ngày hôm nay do nhóm cực đoan Quốc Gia Thowfeek Jamaath thực hiện và đây là cuộc tấn công đầu tiên lớn nhất vào hòn đảo ở Ấn Độ Dương kể từ khi cuộc nội chiến chấm dứt cách đây mười năm. Bảy người đã bị bắt vài giờ ngay sau những cuộc đánh bom mà các viên chức nói rằng một số là những tay đánh bom tự sát. Con số 27 người ngoại quốc chết có các quốc tịch như  Hoa Kỳ, Hồi Quốc, Ấn Độ, Trung Hoa và Hà Lan. Nhà cầm quyền đã ban hành lệnh lệnh giới nghiêm tại Thủ Đô Colombo và ngăn chặn tất cả việc chuyển dịch tin tức trên các mạng lưới, kể cả Facebook và WhatsApp để ngăn ngừa việc loan truyền tin tức giả  và làm dịu tình hình. Thủ tướng Tích Lan nói rằng không có chỗ cho một hành vi man rợ như vậy tại đây. Trong tổng số dân 22 triệu, Tích Lan có 70% theo Phật Giáo, 12.6% theo Ấn Độ Giáo, 9.7% theo Hồi Giáo và 7.6% theo Thiên Chúa Giáo. Vào năm 2018, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ghi nhận rằng một số tổ chức Thiên Chúa Giáo và nhà thờ báo cáo rằng họ đã bị áp lực phải chấm dứt những buổi hội họp, hành lễ sau khi chính quyền liệt kê đây là những cuộc tụ họp trái phép.”


pray for srilankapray for srilanka 32pray for srilanka 6pray for srilanka 5pray for srilanka 4


                Bạo lực vì khác biệt tôn giáo đang là vấn nạn toàn cầu như: Tại Iraq, Syria, A Phú Hãn các cuộc đánh bom tự sát diễn ra hằng ngày do xung đột giáo phái của Hồi Giáo. Rồi xung đột triền miên đưa tới nhiều cuộc thảm sát giữa Hồi Giáo và Thiên Chúa Giáo khắp Phi Châu, Pakistan và Bangladesh. Tại Phi Luật Tân, xung đột giữa chính phủ và nhóm vũ trang Hồi Giáo kéo dài đã mấy chục năm nay. Tại nam Thái Lan, các nhóm vũ trang Hồi Giáo vẫn còn hoạt động  âm ỉ chống lại chính quyền. Cuộc xung đột giữa tín đồ Phật Giáo và người Hồi Giáo Rohingya tại Miến Điện. Mới đây vào ngày 15/3/2019, một thanh niên Da Trắng 26 tuổi đã nổ súng tại một nhà thờ Hồi Giáo ở Tân Tây Lan giết chết 49 người chết và làm 20 người bị thương. Và ngày nay tới Tích Lan…và sẽ còn những vụ thảm sát dài dài như thế này nữa.

Theo nghiên cứu của PEW, “Trong năm 2018, hơn một phần tư thế giới  đã phải chịu đựng những biến cố lớn về hận thù có động cơ thù ghét tôn giáo, bạo động của đám đông có liên hệ tới tín ngưỡng, khủng bố và  xâm phạm phụ nữ vì họ vi phạm sự ngăn cấm của giáo điều tôn giáo.” (Pew, in 2018 more than a quarter of the world's countries experienced a high incidence of hostilities motivated by religious hatred, mob violence related to religion, terrorism, and harassment of women for violating religious codes.)


Hiện nay thế giới đang có sự tranh giành khốc liệt về quyền lực chính trị và cải đạo giữa các tôn giáo. Lịch sử chứng tỏ rằng khác tôn giáo là khác tất cả. Khác tôn giáo là khác biệt về lịch sử, văn hóa, giáo dục, nghệ thuật, văn chương, truyền thống dân tộc, cơ cấu tổ chức xã hội, nề nếp gia đình, lễ nghi và cả tư tưởng và cách suy nghĩ. Một quốc gia sẽ thay đổi hoàn toàn khi từ tôn giáo này chuyển qua tôn giáo khác. Thí dụ, một quốc gia Hồi Giáo chuyển qua Thiên Chúa Giáo thì tất cả những người có công đàn áp, tiêu diệt Hồi Giáo sẽ trở thành anh hùng dân tộc và sẽ được phong thánh. Ngược lại, một quốc gia Thiên Chúa Giáo chuyển qua Hồi Giáo thì tất cả những người có công tiêu diệt Thiên Chúa Giáo cũng sẽ trở thành các anh hùng và sẽ được phong thánh.

Trong cùng một quốc gia, nhưng khác tôn giáo có thể trở thành “một quốc gia trong lòng một quốc gia”. Do đó một quốc gia có tôn giáo truyền thống đa số, chống lại một tôn giáo thiểu số ở trong nước, đang là một nhu cầu lúc công khai, lúc ngấm ngầm trên quy mô toàn thế giới để bảo vệ sự thống nhất và bản sắc dân tộc. Cho nên “Hòa đồng tôn giáo” chỉ là khẩu hiệu tuyên truyền và không bao giờ đạt thành. Liệu một tôn giáo thiểu số trong lòng một dân tộc có chấp nhận “thực tế “ của mình và sống hòa nhập với phong tục tập quán của đa số và chấp nhận sự lãnh đạo của đa số không? Không giải quyết được vấn đề này thì không thể nói tới “Hòa đồng tôn giáo.”

Tuy nhiên vấn đề không phải là vô vọng. Vấn nạn có thể giải quyết được nếu lãnh đạo các tôn giáo biết dạy dỗ tín đồ của mình:
-Nếu mình là tôn giáo thiểu số thì phải chấp nhận sống hòa thuận trong lòng dân tộc và không có tham vọng bành trướng để nắm lấy chính quyền. Thí dụ: Một cộng đồng thiểu số Thiên Chúa Giáo trong lòng một quốc gia mà đa số là Phật Giáo hay Hồi Giáo thì họ phải được giảng dạy là phải sống hòa thuận trong lòng dân tộc đó. Ngược lại thiểu số Phật Giáo và Hồi Giáo trong lòng một dân tộc đa số là Thiên Chúa Giáo hay Tin Lành cũng phải được giảng dạy để sống nhu thuận trong lòng quốc gia đó.

-Nếu mình là tôn giáo đa số thì không được kỳ thị, đàn áp tôn giáo thiểu số và phải coi họ như anh em một nhà.
-Phải giải trừ quan niệm hống hách cho rằng tôn giáo của mình, phong tục tập quán của mình là tối thượng, là tuyệt đối đúng. Chẳng hạn, người Âu Châu phải thấy rằng rằng quan điểm tự do luyến ái và tự do phô bày thân thể của phụ nữ có thể sai. Và buộc phụ nữ phải trùm kín mặt, không cho phụ nữ làm việc ngoài đời như Hồi Giáo cũng có thể sai.

-Các giáo sĩ phải chấm dứt thuyết giảng về những vấn đề chính trị tại nơi thờ phượng. Chuyện chính trị là chuyện của thế tục, không phải chuyện của tôn giáo. Phải ban hành đạo luật tách biệt tôn giáo với chính quyền (Separation of  State and Church) như ở Hoa Kỳ. Tại Pháp, theo đạo luật tôn giáo năm 1905, một linh mục sẽ bị phạt tù nếu nói xấu chính quyền trên bục giảng của nhà thờ và linh mục không được phép làm lễ cưới cho đôi trai gái nếu họ chưa chính thức ký giấy kết hôn trước hộ lại.

-Vai trò của chính quyền cực kỳ quan trọng. Chính quyền phải có một hệ thống an ninh hữu hiệu để ngăn chặn, triệt phá những âm mưu bạo động phát xuất từ bất cứ tôn giáo nào. Và nhất là lãnh đạo không được có những hành động, tuyên bố kỳ thị tôn giáo.
Hiện nay hai chủ nghĩa “White Supremacy” (Da Trắng Là Ưu Việt ) và “Islamism” (Hồi Giáo Cực Đoan) đang gây thảm họa cho nhân loại. Cuối cùng thì lòng người, giáo sĩ, giáo lý là quan trọng nhất. Vì tôn giáo cực đoan sẽ đẻ ra giáo sĩ cực đoan, giáo sĩ cực đoan sẽ khích động tín đồ.  Tín đồ cực đoan sẽ gây bạo loạn xã hội. Còn tôn giáo hiền lành đẻ ra giáo sĩ hiền lành. Giáo sĩ hiền lành thuyết giảng những điều tốt lành. Tín đồ hiền lành sẽ không gây bạo động và giết hại tín đồ các tôn giáo khác.  Đó là “chuỗi nhân duyên” luân chuyển như một bánh xe. Muốn giải quyết mối liên hệ Nhân-Quả này phải dứt khoát chặt đứt một mắt xích nào đó. Nói suông thì…đâu vẫn hoàn đó, bạo lực và thù ghét vẫn tiếp tục sống khơi khơi trên cõi Ta Bà này cho đến ngày tận thế.

 Hiện nay, tại Âu Châu - là những xứ tôn thờ “tự do tín ngưỡng” và họ đã ban hành lệnh trừng phạt, cấm vận nếu họ nhận thấy quốc gia nào vi phạm lý tưởng tự do tín ngưỡng. Thế nhưng tại sao hận thù chống lại Do Thái Giáo và Hồi Giáo lại gia tăng khắp Âu Châu?  (Hostilities against Muslims and Jews also increased across EuropePEW). Nguyên do là vì Hồi Giáo đã lấn quá sâu vào xã hội của họ và có nguy cơ Âu Châu không còn là Âu Châu nữa, tức bản sắc “Âu Châu Thiên Chúa Giáo” lâm nguy. Còn người Do Thái bị thù ghét là vì họ nắm giữ tất cả hệ thống tài chính tại đây, từ đó ảnh hưởng tới chính trị. Do đó, dùng lý tưởng để phê phán họ thì chúng ta đúng. Nhưng đối diện với thực tế “bảo vệ bản sắc dân tộc” thì chúng ta có thể là người “mơ ngủ”.
 Nói chung, trước bối cảnh vô cùng phức tạp của thế giới ngày hôm nay, từng giây từng phút chúng ta phải cảnh giác với bạo lực và hận thù phát xuất từ tôn giáo. Bạo lực phát xuất từ tôn giáo đem lại hậu quả vô cùng thảm khốc. Chiến tranh, dù là “thế chiến” vẫn có hòa bình và sau chiến tranh sẽ không còn thù hận. Nhưng chiến tranh tôn giáo thì kéo dài vô tận, năm, mười thế kỷ thù hận vẫn chưa chấm dứt và “nghiệp” sẽ đổ dồn lên đầu nhiều thế hệ mai sau.

Thiện Quả Đào Văn Bình
(California ngày 22/4/2019)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/07/2014(Xem: 11063)
Hôm nay chúng tôi xin nói đề tài Ba điều căn bản của người tu Phật. Vì chúng ta tu Phật phải biết thế nào là cội gốc, thế nào là ngọn ngành. Ba điều này tôi căn cứ theo kinh Pháp Hoa, nhắc lại cho quí vị nhớ và thực hành.
22/07/2014(Xem: 10186)
Hoà thượng Chánh Tâm trụ trì ở chùa Kim Liên. Một ngôi chùa cổ, xinh xắn, ấm cúng, nhiều cây cổ thụ bao quanh. Chùa toạ lạc dưới chân núi, cạnh một con suối nhỏ chảy róc rách. Ngài có hai đệ tử, thầy tỳ kheo Tâm An và chú sa di Tâm Bình. Thầy Tâm An xuất gia từ thuở ấu thơ, vì mồ côi mẹ sớm. Thầy lớn hơn chú Tâm Bình đến hai mươi tuổi. Thầy đảm trách hai chức vị, Thị giả và Tri khách, nghĩa là vừa chăm sóc Hoà thượng, vừa lo việc trong, việc ngoài ở chùa. Thầy bận rộn suốt ngày, nhưng lúc nào cũng tươi cười vui vẻ. Chưa bao giờ ai thấy Thầy sân si. Thầy luôn luôn giữ phép lục hoà, trên kính, dưới nhường, làm mọi việc trong chánh niệm tỉnh giác, cần mẫn tinh tiến trong việc tu học. Sau công phu tối, Thầy thường toạ thiền dưới gốc cây cổ thụ bên bờ hồ sau chùa. Từ khi còn thơ ấu, Thầy đã được sự dìu dắt dạy bảo ân cần của Thầy Bổn Sư.
21/07/2014(Xem: 10928)
Những món thực phẩm dưới đây rất quen thuộc và bổ dưỡng. Nhưng nếu ăn không đúng cách thì hậu quả mà chúng đem lại cũng khôn lường.
19/07/2014(Xem: 13685)
Ba nạn nhân vụ máy bay MH17 bị bắn gồm chị Nguyễn Ngọc Minh, 37 tuổi; con gái Đặng Minh Châu, 17 tuổi; và con trai Đặng Quốc Duy, 13 tuổi. Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao Việt Nam xác nhận có ba công dân Việt Nam mang quốc tịch Hà Lan trên máy bay thiệt mạng. Sáng nay cán bộ Cục Lãnh sự đến thăm và chia buồn cùng gia đình chị Minh. Nguyện vọng của bố mẹ chị Minh là đưa thi thể ba mẹ con về Việt Nam vì chị Minh và hai cháu sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Gia đình cũng cung cấp mẫu ADN để gửi sang Ukraine giúp hỗ trợ công tác nhận dạng các nạn nhân. Người bạn thân của chị Ngọc Minh kể với VnExpress, rằng gia đình chị Minh vừa đến dự đám cưới bạn ở Anh hôm 13/7. Theo kế hoạch, ba mẹ con sẽ quá cảnh tại Kuala Lumpur, Malaysia, trước khi về Hà Nội. Chị Nguyễn Ngọc Minh và hai con sống ở Delft, một thị trấn nhỏ cách thủ đô Amsterdam (Hà Lan) 60 km. Tháng 8/2013, chồng chị là Đặng Quốc Thắng qua đời trong một tai nạn tàu.
19/07/2014(Xem: 10081)
Niềm an lạc của mùa An cư tại Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, vẫn theo mãi mỗi hành giả sau khi mãn hạ, trên đường đi về, ngay cả hôm nay tại từng trú xứ và đã lan tỏa về đến Việt Nam, qua 5 Trường Hạ ( gần 500 vị) đang còn cấm túc, mà người viết đã chia sẻ cúng dường với số tiền nhận được tại Trường Hạ Quảng Đức. Người viết, đoan chắc niềm an lạc ấy sẽ còn lan tỏa và lợi ích nhiều hơn như vậy. Vì nếu là người con Phật chân chính sẽ TÙY HỶ trước tấm lòng rộng mở, với sự thỉnh mời thân thiết. Khi đến đạo tràng Quảng Đức, nhận được sự niềm nở, hân hoan với tình pháp lữ mặn nồng của nhị vị Thượng Tọa Viện Chủ và Trụ Trì Tu Viện.
18/07/2014(Xem: 15740)
Có một Phật tử gửi thư cho tôi và đặt câu hỏi về vấn đề quy y. Tôi xin ghi lại và trả lời, mong rằng có thể giải tỏa khúc mắc cho những người cùng cảnh ngộ. Nguyên văn lá thư: Kính bạch thầy, Đây là câu chuyên có thật 100% nơi con ở, nhưng con xin phép dấu tên những nhân vật trong câu chuyện.
18/07/2014(Xem: 7712)
Không phải vì hiện tượng “Một vì sao đã tắt trên trời Âu“ mà Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu kỳ 26 phải… đóng cửa! Không, các Phật tử Âu Châu chúng tôi nhất quyết không phụ lòng mong đợi của Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Minh Tâm tức Sư Ông Khánh Anh thân thương của chúng tôi, đã cùng nhau kéo đến xứ thần tiên Thụy Sĩ có núi cao, hồ đẹp tại Fribourg để tu học từ ngày 30 tháng 6 đến 10 tháng 7 năm 2014.
16/07/2014(Xem: 9907)
Chương trình PPUD lần này với chủ đề "Hạnh phúc thật giản đơn" có mô típ hoàn toàn khác so với 18 chương trình trước, là chương trình dã ngoại ngắn ngày đầu tiên được tổ chức trong 2 ngày 9 và 10/08/2014 tại chùa Tâm Thành, xã Quới Thành, Châu Thành, Bến Tre.
12/07/2014(Xem: 9581)
“Nhân chi sơ –tánh bổn thiện” đó là câu nói bắt nguồn từ cái nhìn hiện thực khi mầm sống của con người được bắt đầu; với Phật giáo, bắt đầu cho mầm sống hiện thực không chỉ là tiếng khóc chào đời mà là một quá trình tích lũy nghiệp thức qua vô số thời gian quá khứ. Mầm sống hiện thực bắt đầu không là “tánh bổn thiện” mà bổn thiện đó là trạng thái “vô ký tánh” khi chủng tử thiện-ác chưa có điều kiện khởi sanh.
27/06/2014(Xem: 15128)
Trăng hạ huyền chếch trên đầu ngọn thông cuối đường. Một mình giữa đêm. Trụ đèn kiên nhẫn đứng thẳng và im lặng; bên cạnh cây bạch đàn cao ngất đang lao xao trước gió. Đèn vàng lay lắt tỏa bóng trong màn sương. Màu bông giấy đỏ rực dưới nắng mai, giờ trở nên tím sẫm. Con mèo lầm lũi, bước nhẹ trên mái nhà ai. Hoa một đóa, nở trong vườn đêm tịch mịch. Mùi cỏ dại phảng phất đâu đây. Trong phút giây bỗng thấy đời thênh thang, vô cùng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]