Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngưỡng Mộ Giác Ngộ

18/04/201912:10(Xem: 6596)
Ngưỡng Mộ Giác Ngộ
 
NGƯỠNG MỘ GIÁC NGỘ
 
Nguyên bản: Aspiring to Enlightenment
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D.
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển

 

-*-

 His-Holiness-Dalai-Lama-111

TẠI SAO CẦU GIÁC NGỘ

 

Bi mẫn là chìa khóa để thành tựu một trình độ sâu xa hơn của đạo đức, tuy thế chúng ta có giúp đở người thế nào khi chính chúng ta bị bao vây bởi những thái độ sai lầm? Nếu chính chúng ta không ở trong một vị trí tốt đẹp hơn, thì thật khó khăn để giúp đở người khác ở một phạm vi rộng lớn như chúng ta đang thảo luận. Thí dụ, nếu chúng ta sắp giúp đở những người mù chữ, thì chúng ta phải có học vấn. Tương tự thế, để giúp đở vô số chúng sanh thì chúng ta phải đạt được Quả Phật, vì một Đức Phật có tất cả những phẩm chất cần thiết để hổ trợ họ - thông hiểu tất cả những kỷ năng cho việc phát triển tâm linh và thần thông biết rõ ràng các cảm xúc, những mối quan tâm, các khuynh hướng của họ, v.v… Khi chúng ta bị kích thích qua sự thực hành bi mẫn để cảm thấy quan tâm cho người khác, thì đó là lúc những giá trị mới đang bén rễ. Chúng ta chuẩn bị nền tảng tâm thức chúng ta cho những giá trị mới này bằng việc dấn thân trong những nghi thức ngưỡng mộ Giác Ngộ.

 

Chúng ta đã được trang bị với những phẩm chất căn bản để đạt đến Giác Ngộ - bản chất rực sáng và tri nhận của tâm thức chúng ta. Do vậy, hãy tập trung trong tư tưởng, “Tôi sẽ thành tựu đạo quả Giác Ngộ vô thượng vì lợi ích của chúng sanh trong vô lượng thế giới.” Hãy nuôi dưỡng xu hướng này cho đến khi nó mạnh mẽ. Nghi thức cho việc ngưỡng mộ đến sự Giác ngộ vị tha là rất hữu ích trong tiến trình này.

 

BẢY SỰ THỰC HÀNH CÔNG ĐỨC

 

Nghi thức này, nên trở thành một bộ phận trong sự thiền tập hàng ngày của chúng ta, bắt đầu với bảy bước theo sau một sự cúng dường đặc biệt. Những sự thực tập này làm gia tăng năng lực của công đức, lần lượt hướng ta một sự chuyển hóa chắc chắn hơn. Qua những hình thức dâng hiến này ta sẽ tăng cường chí nguyện đối với từ bi; như chúng ta thấy tiếp theo đây, tất cả những thứ này liên hệ đến việc tận tâm đối với những bậc hiền thánh đặc biệt đã giảng dạy lòng từ bi:

 

1-    Tôn kính: Hãy tưởng tượng Đức Phật Thích Ca được vây quanh bởi vô số Bồ tát, đầy trên bầu trời trước mặt ta, và tỏ lòng tôn kính với thân thể, lời nói, và tâm ý của chúng ta. Hãy chấp tay lại, và cảm nhận một cách mãnh liệt rằng chúng ta đang trân trọng quy y trong chư Phật và chư Bồ tát. Hãy nói lớn rằng, “Thành kính đảnh lễ Đức Phật Thích Ca và chư Bồ tát.”

2-    Cúng dường: Hãy dâng lên những sự cúng dường, chẳng hạn như trái cây hay nhang đèn. Hãy tưởng tượng mọi thứ có thể thích hợp cho việc cúng dường – cho dù ta có nó hay không – kể cả thân thể ta, tài sản ta, và đạo đức của chính ta. Rồi thì hãy tưởng tượng việc cúng dường toàn bộ những thứ này đến chư Phật và chư Bồ tát.

3-    Sám hối: Tất cả chúng ta chịu trách nhiệm cho vô số hành vi xấu ác của thân thể, lời nói, và tâm ý vì động cơ của tham muốn để làm tổn hại. Trong tâm linh của sám hối, hãy phát triển một cảm nhận hối lỗi vì đã làm những việc không lành, giống như qua những hành động ấy ta đã ăn thuốc độc. Cũng hãy phát sinh một ý định kiêng ngăn những hành vi ấy trong tương lai giống như khác đi thì có thể làm ta mất mạng. Hãy nghĩ, “Từ đáy lòng của tôi, tôi xin sám hối với chư Phật và chư Bồ tát những hành vi xấu ác mà tôi đã làm.” Cung cách chính yếu để tịnh hóa những hành vi không lành là qua việc hối lỗi. Sự hối lỗi của ta càng lớn, thì chủ tâm của ta càng mạnh hơn để không lập lại chúng trong tương lai.

4-    Ngưỡng mộ: (tùy hỉ công đức) Từ trong chiều sâu của tâm thức hãy ngưỡng mộ những hành vi đạo đức của chính ta và của những người khác. Hãy hoan hỉ với những thứ tốt đẹp mà ta đã làm trong kiếp sống này. Hãy tập trung vào những việc làm tốt đẹp đặc biệt chẳng hạn như bố thí, làm từ thiện. Sự kiện rằng ta có một thân người trong kiếp sống này và cơ hội để thực hành lòng vị tha là chứng cớ của những hành động đạo đức trong những kiếp sống quá khứ. Do vậy, hãy hoan hỉ với những đạo đức này, và cũng hãy nghĩ về chính mình, “Tôi thật sự đã làm đươc những điều gì đó tốt đẹp.” Cũng hãy tùy hỉ trong những đức hạnh của những người khác, cho dù ta thấy chúng tận mắt hay không. Hãy hoan hỉ trong vô biên công đức của chư Phật và chư Bồ tát trong vô lượng kiếp. Bằng việc hoan hỉ trong những đạo đức của chính mình và của những người khác, ta sẽ giữ cho ta khỏi việc hối hận những việc làm tốt lành của ta (mong không cho từ thiện vì nó làm tài khoản ngân hàng của ta suy giảm, thí dụ thế) và ta cũng tránh trở thành ganh tỵ với những việc làm thiện lương của những người khác, hay ganh đua với họ.

5-    Khuyến thỉnh: (thình chuyển Pháp luân) Hãy thỉnh cầu chư Phật những bậc đã Giác Ngộ tròn vẹn nhưng chưa dấn thân trong việc giảng dạy giáo lý tâm linh, làm như thế nhân danh của tất cả chúng sanh đau khổ.

 

6-    Cầu xin: (thỉnh Phật trụ thế) Hãy nguyện cầu chư Phật không nhập niết bàn. Đây là một thỉnh nguyện đặc biệt đến chư Phật vốn đã giảng dạy và gần đến lúc nhập niết bàn.

 

7-    Hồi hướng: Thay vì hướng sự thực hành những bước sơ bộ đến hạnh phúc và thoải mái tạm thời trong kiếp sống này hay kiếp sống tới, hay chỉ đơn thuần được giải thoát khỏi sanh tử luân hồi, hãy hồi hướng nó đến việc Giác Ngộ vô thượng. Hãy nghĩ, “Nguyện cho những hành động này giúp tôi thành tựu Giác Ngộ tròn vẹn và hoàn hảo vì lợi ích của tất cả chúng sanh.”

 

Sau đó hãy tưởng tượng toàn bộ hệ thống thế giới đã được tịnh hóa và cúng dường nó với tất cả những kỳ công có thể nghĩ được đến chư Phật và chư Bồ tát. Sự cúng  dường đặc biệt này nuôi dưỡng lòng từ bi bằng việc dâng cúng tất cả mọi thứ có thể mong muốn được đến những bậc đã giảng dạy nó.

 

CHÍ NGUYỆN GIÚP ĐỞ

 

Bây giờ chúng ta đã sẳn sàng cho nghi thức thật sự của việc ngưỡng mộ Giác Ngộ vì sự quan tâm cho kẻ khác. Nó có hai phần, thứ nhất là việc trì tụng sự quy y ngắn gọn: “Cho đến khi đạt đến Giảc Ngộ tôi nguyện quy y trong Phật bảo, giáo lý, và cộng đồng tâm linh siêu việt.” Trong hình thức từ bi nhất, quy y là sự phối hợp ba thái độ:

 

1-    Hãy quan tâm cho tình trạng khổ đau của tất cả chúng sanh, không phải chỉ cho tự thân. Cũng hãy quan tâm rằng tất cả không chỉ cầu sự cứu độ đơn thuần khỏi khổ đau mà cũng ngưỡng mộ đến sự Giác Ngộ vị tha của Quả Phật.

2-    Tin tưởng vào Đức Phật, những thể trạng chứng ngộ, và cộng đồng tâm linh, duy trì niềm tin rằng qua ba ngôi tôn quý tất cả chúng sanh sẽ tìm sự tự do khỏi tất cả khổ đau.

3-    Lòng từ bi, có nghĩa là không thể chịu đựng trước sự nô lệ của người khác với khổ đau mà không làm điều gì đó.

 

Hãy biết rằng Đức Phật là vị Thầy của quy y, rằng những con đường chân thật (đạo đế) và những sự chấm dứt chân thật (diệt đế) là sự quy y thật sự, và rằng những vị Bồ tát là những bậc đã thực chứng trực tiếp bản chất chân thật của mọi hiện tượng là cộng đồng tâm linh của chúng ta hướng dẫn tất cả mọi chúng sanh đến sự quy y.

 

Với tri thức ấy, hãy ngưỡng mộ sự Giác Ngộ vô thượng bằng việc trì tụng: “Qua sự tích tập công đức của việc bố thí, đạo đức, nhẫn nhục, nổ lực, tập trung, và tuệ trí, nguyện tôi đạt được Quả Phật để giúp đở tất cả chúng sanh.” Khi làm việc đó, hãy tự nghĩ, “Qua năng lực của những việc này nguyện tôi đạt được Quả Phật không để giúp đở chính tôi mà để phụng sự tất cả chúng sanh nhằm để giúp họ thành tựu Quả Phật.” Điều này được gọi là việc phát sinh một xu hướng từ bi để trở thành Giác Ngộ trong hình thức của một nguyện ước.

 

Điều này đưa chúng ta đến phần trung tâm của nghi thức. Với một nguyện ước mạnh mẽ để đạt đến Quả Phật, nhằm để phụng sự các chúng sanh khác, hãy tưởng tượng trước mặt ta một Đức Phật hay vị thầy tâm linh của chính ta tượng trưng cho ngài.

 

1-    Trì tụng những lời sau đây giống như ta đang lập lại nó sau Đức Phật:

 

Cho đến khi đạt đến Giác Ngộ, tôi sẽ quy y trong Đức Phật, giáo lý, và cộng đồng tâm linh siêu việt.

Qua sự tích tập công đức của việc bố thí, đạo đức, nhẫn nhục, nổ lực, tập trung, và tuệ trí, nguyện tôi đạt được Quả Phật để giúp đở tất cả chúng sanh.

 

Bằng việc nói điều này, chúng ta đang hướng những hành vi đức hạnh của ta không đến một mục tiêu nhỏ bé nào đó trong kiếp sống này, hay kiếp sống tới, nhưng đến mục tiêu to lớn nhất của tất cả - sự thành tựu giải thoát hoàn toàn cho tất cả chúng sanh. Hãy phát sinh thái độ này với sự quyết tâm to lớn.

 

2-    Hãy thực hiện sự trì tụng thứ hai với sự quả quyết thậm chí mãnh liệt hơn để làm cho mục tiêu vị tha này liên tục trong đời sống hàng ngày của ta:

 

Cho đến khi đạt đến Giác Ngộ tôi nguyện quy y trong Phật bảo, giáo lý, và cộng đồng tâm linh siêu việt.

Qua sự tích tập của công đức của sự bố thí, đạo đức, nhẫn nhục, nổ lực, tập trung, và tuệ trí, nguyện tôi thành tựu Quả Phật nhằm để giúp đở tất cả chúng sanh.

 

Điều này bao gồm trong nghi thức. Qua nó ta gieo trồng và nuôi dưỡng những hạt giống từ bi mạnh mẽ và không dao động.

 

DUY TRÌ CHÍ NGUYỆN TRONG KIẾP SỐNG NÀY

 

Có bốn sự thực hành nhằm mục tiêu giữ gìn lòng vị tha này khỏi suy giảm trong kiếp sống này:

 

1-    Trước tiên, hãy tăng cường lòng quả cảm cho việc trở thành Giác Ngộ vì lợi ích của những người khác bằng việc nhắc nhở thường xuyên những lợi ích của việc làm như vậy.

2-    Sau đó, hãy gia tăng sự quan tâm của ta vì người khác bằng việc phân chia ngày và đêm thành ba thời điểm, và trong những thời điểm đó trong ngày, hãy dành một ít thời gian, hay tỉnh giấc, để thực hành 5 bước quán tưởng được nói đến trong Chương Mở Rộng Giúp Đở, ngay cả chỉ 5 phút. Sự thực hành này rất hiệu quả; nó trở thành một thói quen thường ngày, giống như ăn uống vào một thời điểm nào đó. Nếu không thể làm thường xuyên, thì hãy quán tưởng những bước ấy 3 lần trong buổi thực hành buổi sáng kéo dài khoảng 15 phút, và làm giống như vậy vào ban đêm. Hãy suy nghĩ về mục tiêu của ta: “Nguyện cho tôi đạt đến Giác Ngộ vô thượng vì những người khác!”

3-    Sự thực hành tiếp theo đòi hỏi sự thận trọng: Trong việc cầu đạt đến Giác Ngộ vô thượng vì lợi ích của tất cả chúng sanh, hãy chắc chắn không lãng quên tinh thần về lợi ích ngay cả chỉ một người.

4-    Hãy cố gắng tích tập hai năng lực của phước đức và tuệ trí tối đa như có thể. Để gia tăng phước đức, hãy dấn thân một cách nhiệt tình vào những hành vi đức hạnh như bố thí và trì giới. Để tích lũy tuệ trí, ta phải đi đến thấu hiểu cung cách tồn tại chân thật của mọi hiện tượng. Vì đây là một chủ đề phức tạp, chúng ta sẽ khám phá sâu dài trong những chương Thẩm Tra Chúng Sanh Và Sự Vật Tồn Tại Như Thế Nào và chương Trung Đạo. Nói cho đầy đủ ở đây là thật là hữu ích để phản chiếu về vấn đề các hiện tượng sinh khởi và tồn tại tùy thuộc vào các nguyên nhân và điều kiện như thế nào.

 

DUY TRÌ CHÍ NGUYỆN TRONG NHỮNG KIẾP SỐNG TƯƠNG  LAI

 

Trong những kiếp sống tương lai mục tiêu từ bi để trở thành Giác Ngộ có thể bị yếu đi. Chúng ta có thể ngăn ngừa điều này khỏi xảy ra bằng việc từ bỏ bốn việc làm bất thiện kể dưới đây, và bằng việc rèn luyện thực hành trong bốn điều thiện tiếp theo sau:

 

Bốn Điều Bất Thiện

 

1-    Lừa dối một cao nhân chẳng hạn như một vị trụ trì, thầy truyền giới, bổn sư, hay một bạn tu về những việc tiêu cực mà ta đã làm.

2-    Làm cho những người khác dấn thân trong đạo đức hối hận với những gì họ đang làm.

3-    Chỉ trích và xem thường những người biểu lộ lòng từ bi cho những người khác.

4-    Lừa dối và trình bày sai lạc để được những người khác cung phụng.

 

Bốn Điều Thiện

 

1-    Hoàn toàn không lừa dối bất cứ ai. Có những ngoại lệ, khi việc lừa dối có thể đem lại những lợi ích lớn lao cho những người khác, nhưng rất là hiếm hoi.

2-    Hãy giúp đở những người khác hướng đến sự Giác Ngộ vị tha của Quả Phật, một cách trực tiếp hay gián tiếp.

3-    Quan tâm và đối xử với các vị Bồ tát giống như sự tôn kính Phật. Vì chúng ta không biết ai là Bồ tát hay không là Bồ tát, cho nên chúng ta phải đối xử với tất cả mọi người với sự tôn trọng. Như một quy tắc chung, hãy đặt người khác trên ta.

4-    Không bao giờ lường gạt bất cứ ai và luôn luôn trung thực.

 

Nếu ta có quyết định rèn luyện trong những sự thực hành này để phát sinh một sự quyết tâm đạt Quả Phật vì những người khác, thế thì thực hiện sự hứa nguyện này: “Tôi sẽ duy trì sự quyết tâm của tôi và không bao giờ từ bỏ.” Những người nào không thể duy trì trình độ rèn luyện này có thể từ bỏ lời hứa nguyện thay vì thế hãy nghĩ, “Nguyện cho tôi đạt quả Giác Ngộ vô thượng vì lợi ích của tất cả chúng sanh!” Những người không phải Phật tử - Ki tô hữu, Do Thái, Hồi giáo, và v.v… - có thể phát sinh một thái độ quan tâm khác giá trị tương đương bằng việc nghĩ, “Tôi sẽ đem sự giúp đở và hạnh phúc cho tất cả chúng sanh.

 

MỤC TIÊU THỰC TIỂN ĐỂ TRỞ THÀNH GIÁC NGỘ

 

Khi sự ngưỡng mộ để được Giác Ngộ vững chắc, chúng ta nên thực hiện nó trong những hành động. Những điều  này được gọi là những hành vi chánh yếu của Bồ tát cùng với chúng là sáu hoàn thiện (ba la mật):

 

1-    Bố thí: kể cả (1) ban cho những thứ vật chất như tiền bạc, áo quần, và thực phẩm; (2) ban cho tình thương; (3) ban cho giáo lý và những sự thực hành tâm linh; và (4) ban cho sự giải thoát khỏi những hoàn cảnh sợ hãi với tất cả chúng sanh – kể cả thú vật; giúp đở kể cả một con kiến ra khỏi vũng nước.

2-    Đạo đức (trì giới): vốn liên hệ chính yếu đến thái độ vị tha và hành vi của những vị Bồ tát.

3-    Nhẫn nhục: vốn biểu lộ trong những hoàn cảnh căng thẳng, hay được sử dụng để duy trì những cố gắng khó khăn, chẳng hạn như học hỏi giáo lý và thực hành trong một thời gian dài.

4-    Nỗ lực (tinh tấn): duy trì lòng nhiệt tình cho đức hạnh, và hổ trợ tất cả những hoàn thiện khác.

5-    Thiền định: vốn là sự hành thiền về ổn định và mãnh liệt được giải thích trong chương tiếp theo.

6-    Tuệ trí: cần thiết cho sự thông hiểu bản chất của vòng sanh tử luân hồi và vô thường, cũng như duyên sanh và tánh không.

 

Sáu hoàn thiện, lần lượt, có thể cô đọng lại trong ba sự tu tập của Bồ tát – tu tập trong đạo đức hoàn thiện (kể cả những hoàn thiện của bố thí và nhẫn nhục), tu tập trong thiền định hoàn thiện, và tu tập trong tuệ trí hoàn thiện. Nổ lực hoàn thiện được đòi hỏi cho tất cả ba sự tu tập. Đây là vấn đề sáu hoàn thiện được bao hàm trong sự thực hành tam vô lậu học về đạo đức, thiền định, và tuệ trí như thế nào vốn được tập trung trong quyển sách này.

 

Khi chúng ta đi đến cảm nhận trong chiều sâu trái tim của chúng ta rằng chúng ta phải dấn thân trong những hành vi của Bồ tát – sáu hoàn thiện hay được thấy trong một cách khác là tam vô lậu học – thì đây chính là lúc để tiếp nhận giới nguyện Bồ tát của mục tiêu thực tiển để trở thành Giác Ngộ.

 

-*-

 

Trong căn bản, tất cả chúng sanh là giống nhau trong khát vọng mưu cầu hạnh phúc và xa tránh khổ đau. Chúng ta cũng giống nhau trong vấn đề có thể loại trừ khổ đau và đạt đến hạnh phúc là việc mà tất cả chúng ta có quyền bình đẳng. Rồi thì, những gì là sự khác biệt giữa ta và tất cả những người khác? Ta chỉ là thiểu số của một. Thật có thể dễ dàng để thấy rằng vô số chúng sanh hy vọng cho hạnh phúc và mong cầu cho một sự chấm dứt khổ đau là quan trọng hơn bất cứ một cá nhân nào. Do vậy, đó là một sự hợp lý tuyệt vời cho ta cam kết tự mình với phúc lợi của vô số những người khác, để sử dụng thân thể, lời nói, và tâm ý cho sự tốt lành của họ, và để từ bỏ một thái độ chỉ chăm sóc cho tự thân ta.

 

-*-

 

TOÁT YẾU THỰC HÀNH HÀNG NGÀY

 

Trước tiên thực hiện bảy bước sơ bộ:

 

1-    Tôn kính Đức Phật Thích Ca được vây quanh với vô số Bồ tát, mà chúng ta đã quán tưởng đầy khắp bầu trời trước mặt ta.

2-    Cúng dường tất cả mọi thứ diệu kỳ - cho dù ta có hay không – kể cả thân thể, tài sản, và đức hạnh của chính ta, đến chư Phật và chư Bồ tát.

3-    Sám hối vô số hành vi tiêu cực của thân thể, lời nói và tâm ý mà ta đã phạm phải với ý định làm tổn hại người khác. Hãy hối hận vì đã làm những việc ấy, và quyết tâm không tái phạm trong tương lai.

4-    Ngưỡng mộ (tùy hỉ công đức) từ trong chiều sâu của trái tim đức hạnh của chính ta và của những người khác. Hãy hoan hỉ với những việc làm tốt đẹp mà ta đã làm trong kiếp này và những kiếp trước, hãy nghĩ, “Tôi đã làm điều gì đó tốt đẹp.” Hãy hoan hỉ trong đạo đức của những người khác, kể cả những điều của chư Phật và chư Bồ tát.

5-    Khuyến thỉnh chư Phật, những vị đã chứng toàn giác nhưng chưa hóa độ, hãy giảng dạy vì lợi ích của những chúng sanh đau khổ.

6-    Cầu xin chư Phật đừng nhập niết bàn

7-    Hồi hướng sáu sự thực tập này để đạt đến Giác Ngộ vô thượng.

 

Sau đó tiến hành phần trung tâm của nghi lễ cho việc ngưỡng mộ Giác Ngộ:

 

1-    Với một quyết tâm mạnh mẽ đạt đến Quả Phật nhằm để phụng sự những chúng sanh khác, hãy tưởng tượng một đức Phật trước mặt ta, hay một vị thầy tâm linh như một đại diện của đức Phật.

2-    Trì tụng ba lần giống như ta đang lập lại sau vị thầy:

 

Cho đến khi thành tựu Giác Ngộ, tôi quy y trong đức Phật, giáo lý, và cộng đồng tâm linh cao thượng.

Qua những tích lũy công đức của việc bố thí, đạo đức, nhẫn nhục, nổ lực, thiền định, và tuệ trí, nguyện tôi thành tựu Quả Phật để giúp đở tất cả mọi chúng sanh.

 

Để duy trì và làm mạnh lòng vị tha thậm thâm này trong kiếp sống này tiến hành tiếp theo:

 

1-    Hãy luôn luôn nhắc lại những lợi ích của việc phát triển một mục tiêu trở thành Giác Ngộ vì lợi ích của những người khác.

2-    Hãy phân chia ngày thành ba thời và đêm thành ba thời, và trong mỗi thời đó hãy dành một ít thời gian hay tỉnh dậy từ giấc ngủ và thực hành năm bước quán tưởng có trong chương trước. Cũng đầy đủ để quán tưởng năm bước ba lần vào buổi sang và kéo dài khoảng 15 phút, và ba lần vào ban đêm trong 15 phút.

3-    Tránh việc quên lãng lợi ích thậm chí của một chúng sanh.

4-    Hãy dẫn thân tối đa trong những hành vi đạo đức với một thái độ tốt lành, và phát triển một sự hiểu biết sơ bộ về bản chất của thực tại, hay duy trì một nguyện ước làm như vậy và hoạt động về việc này.

 

Để duy trì và làm mạnh mẽ lòng vị tha thậm thâm này trong những kiếp sống tương lai:

 

1-    Hoàn toàn không nói dối bất cứ ai, ngoại trừ ta có thể giúp đở những người khác một cách sâu rộng qua việc nói láo.

2-    Một cách trực tiếp hay gián tiếp giúp đở mọi người tiến triển trên con đường Giác Ngộ.

3-    Hãy đối xử với tất cả mọi chúng sanh với sự tôn trọng.

4-    Không bao giờ lừa bịp bất cứ người nào, và luôn luôn duy trì sự trung thực.

 

Tóm lại, hãy luôn luôn suy nghĩ, “Nguyện cho tôi trở thành có thể giúp đở tất cả mọi chúng sanh.”

 

-*-

Ẩn Tâm Lộ, Thursday, March 21, 2019

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/05/2018(Xem: 4960)
Tối hôm qua là một tối đáng nhớ trong đời. Một buổi tối thật vui, đầy tiếng cười và cả nước mắt. Chú Thạc đột ngột trở về từ một phương trời xa xôi cách nửa vòng trái đất, sau hơn ba mươi năm sống tha hương nơi đất khách quê người. Chú rời xa quê hương khi Thuý Loan còn là một hạt bụi nhỏ nhoi bay lơ lững ở một khoảng không mênh mông nào đó. Hai chú cháu chỉ biết mặt nhau qua mấy tấm ảnh kèm theo trong những lá thư đầy tình thương nhớ mà thi thoảng chú gửi về, cũng như bố mẹ gửi đi…
01/05/2018(Xem: 13759)
Thông Báo Hành Hương Phật Tích Ấn Độ (2018)
29/04/2018(Xem: 11307)
Sông Hằng là con sông thiêng liêng nhất được tôn thờ như một nữ thần hoặc như là một bà mẹ truyền ban sức sống ở Ấn Độ và được xem là nguyên mẫu của tất cả dòng nước thiêng liêng trên thế giới. Từ những thời đại sớm nhất, dọc bờ sông đã có hàng triệu những người không thể đếm được đến đây để tắm, cầu nguyện, uống nước thánh và quăng tro người chết.
29/04/2018(Xem: 8475)
Sư Bà Hải Triều Âm sanh trưởng tại tỉnh Hà Đồng –Hà nội năm 1920. Sư bà là một trong số ít các bậc nữ lưu sống trong thời kỳ Pháp thuộc, có văn bằng Diplome D’étude Primaire Supérieur, trở thành một cô gíao đoan trang thông tuệ mẫu mực, lấy việc dạy học làm sự nghiệp cho đời mình. Sư Bà cũng là một trong những vị sáng lập và phát triển nhiều gia đình Phật Tử ở Hà Nội Hải Phòng mà thời bấy giờ thường gọi là gia đình Phật Hóa Phổ. Qua một dịp nghe được sư cụ Thích Tuệ Nhuận giảng kinh Lăng Nghiêm ở chùa Quán Xứ, đến phẩm Quán Âm Quảng Trần và chương Đại Thế Chí Niệm Phật, cô giáo Catallan Nguyễn Thị Ni hốt nhiên lãnh hội được sự vi diệu của Phật Pháp và quy y với Đức Pháp Chủ Thích Mật Ứng, được ngài ban cho pháp danh Hải Triều Âm. Sư Bà xuất gia năm 1949 tức là năm Sư Bà 29 tuổi, với Hòa Thượng Pháp Chủ Thích Đức Nhuận tại chùa Đồng Đắc.
29/04/2018(Xem: 7436)
Đức Phật dạy có nhiều cách bố thí khác nhau như: Pháp thí: bố thí Phật pháp ý nghĩa cao thượng giải thoát. Tài thí: bố thí tiền bạc. Vật thí: bố thí vật chất. Vô úy thí: bố thí sự không sợ hãi. Nhan thí: bố thí nụ cười. Ngôn thí: bố thí ái ngữ. Tâm thí: bố thí tâm hòa ái, lòng biết ơn. Nhãn thí: bố thí ánh mắt yêu thương hiền từ. Thân thí: bố thí hành động nhân ái, thân thế. Phòng thí: bố thí phòng ốc chỗ ở giường nằm. Dược thí: bố thí thuốc….
29/04/2018(Xem: 7083)
Hải âu là tên một loài chim màu xám trắng xinh xắn sống ven sông biển. Khi mặt trời vừa mọc, tiếng sóng nước gợn lăn tăn hòa lẫn âm thanh kinh kệ ngâm nga vang rền từ các đền tháp, thì vô số chim trời hải âu từ đâu đó bắt đầu xuất hiện trên Sông Hằng, thành phố Ba-la-nại, để múa lượn mừng ngày nắng mới và dùng điểm tâm thực phẩm do các khách hành hương bố thí.
29/04/2018(Xem: 8632)
Bồ-đề-đạo-tràng, nơi nổi tiếng với Tháp Đại Giác – Đức Thích Ca Mâu Ni ngồi thiền giác ngộ, dọc bên bờ kia sông Ni-liên vào những ngày đầu mưa xuân, cuối đông tháng 12 cũng là mùa hoa cải vàng rực nở khắp cánh đồng.
29/04/2018(Xem: 7442)
Đệ tử của Đức Phật luôn gồm đủ bốn chúng xuất gia và tại gia: Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Nam cư sĩ và Nữ cư sĩ. Mỗi chúng đều có vai trò quan trọng nhất định trong việc lợi mình, lợi người và duy hoằng Phật Pháp tại nhân gian. Việc hoằng Pháp lợi sanh nơi xứ người xưa nay phần chính là chư Tỳ kheo. Bên cạnh đócó nhiều Tỳ kheo ni và Nữ cư sĩ cũng đã đóng góp rất lớn. Nhiều tấm gương sáng của Nữ đệ tử Phật đã được ghi lại mà nữ giới hậu học ngày nay cần nên soi chiếu.
27/04/2018(Xem: 6411)
Ra Đi và Trở Về - Thích Tâm Tôn, Ra đi và trở về là hai mệnh đề rất rộng trong nhiều phạm trù của cuộc sống. Có thể hiều theo ý nghĩa chu kỳ hai chiều vận hành đến và đi hiện hữu trong phạm trù tuần hoàn thời gian, hay lẽ phân định khoảng cách gần- xa hai hướng trong phạm trù không gian hữu hạn, và có thể là lẽ tất nhiên phải trải qua của cả một đời người bởi hai điều sống- chết sẽ đi qua theo qui luật vô thường…. Nhưng có lẽ hơn hết, hiểu theo cách rất giản dị của nhà Thiền về ý nghĩa cuộc sống chính là tìm hiểu và thấy được của trải nghiệm, hay khám phá và Tuệ tri các pháp trong sự hiện hữu như chính là. Nếu ra đi là tìm kiếm, thì trở về chính là thấy được.
26/04/2018(Xem: 8421)
Khoảnh khắc Kangaroo bố đau đớn ôm người bạn đời đang hấp hối làm nhiều người xúc động khôn xiết. Giữa giây phút cận kề sự sống và cái chết, Kangaroo mẹ chỉ kịp nắm lấy tay con lần cuối trước khi từ giã cõi đời… Cái ôm ly biệt và đôi tay níu kéo
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]