Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mở Rộng Giúp Đở

09/04/201913:43(Xem: 6902)
Mở Rộng Giúp Đở

MỞ RỘNG GIÚP ĐỞ

 

Nguyên bản: Extending Help

Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma

Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D.

Chuyển ngữ: Tuệ Uyển / Monday, February 25, 2019

mo-rong-giup-do

Với sự thực hành về việc không làm tổn hại như nền tảng của chúng ta, bây giờ chúng ta trau dồi việc quan tâm cho những người khác. Trước nhất, qua đạo đức của giải thoát cá nhân, chúng ta học cách kiểm soát sân hận và những thứ như vậy, và bây giờ chúng ta có thể học hỏi vấn đề an ủi và phục vụ người khác. Những sự thực hành trong chương Hai qua Bốn điều – từ bỏ mười điều bất thiện, xác định phạm vi và tiến trình của khổ đau và phương cách vượt khỏi nó qua Bốn Chân Lý Cao Quý, và việc tiếp nhận sự lìa xa những thú vui thoáng qua của đời sống cư sĩ – tất cả tạo nên một nền tảng cần thiết cho giai tầng thứ hai, những gì chúng ta gọ là đạo đức của Đại thừa. Bây giờ, không chỉ ta không làm tổn hại người khác, mà chúng ta mang thêm trách nhiệm để giúp đở họ. Không làm tổn hại người khác là một sự thực hành phòng thủ - thụ động, trái lại hoạt động để giúp đở người khác là chủ động.

 

Đức Phật dạy ba giai tầng của đạo đức: đạo đức của giải thoát cá nhân, đạo đức quan tâm cho người khác, và đạo đức Mật tông – Tantra. Việc giúp đở người khác là giáo huấn Đại thừa, trọng tâm của giai tầng thứ hai, hay đạo đức của Bồ tát. Nó cũng được tập trung trong chương này.

 

GIÁ TRỊ CỦA NHỮNG HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN

 

Chúng ta có thể trau dồi thái độ quan tâm khác này thế nào? Sự tiếp cận chính cho việc định hướng chính mình đối với việc đảm đương là lưu tâm mối liên hệ quan trọng của ta đối với người khác. Một sự thực hành vốn trải dài từ Ấn Độ đến Tây Tạng liên hệ trước nhất là việc thấy nền tảng chung với những người khác (bình đẳng) và rồi thì thay thế tự tâm mình với người khác. Học giả du già Ấn Độ Shantideva giải thích sự thực hành này của việc bình đẳng và hoán đổi tự thân với người khác tường tận trong Hướng Dẫn Lối Sống của Bồ tát (Bồ Tát Hạnh), và nhiều vị Tây Tạng đã luận giải về tác phẩm này.

 

Lòng từ bi mở rộng đến mỗi một chúng sanh, không chỉ bè bạn, hay người thân hay những ai trong những hoàn cảnh kinh khủng. Để phát triển một sự thực hành từ bi đến sự mở rộng tròn vẹn nhất, thì chúng ta phải thực hành nhẫn nhục. Shantideva nói với chúng ta rằng nếu sự thực hành nhẫn nhục thật sự kích thích tâm ta và đem đến một sự thay đổi, thì ta bắt đầu thấy các kẻ thù ta như một người bạn thân, ngay cả là những người hướng dẫn tâm linh.

 

Những người thù địch cung cấp cho ta một cơ hội tuyệt vời nào đó để thực hành nhẫn nhục, bao dung và từ bi. Shantideva cho chúng ta nhiều thí dụ tuyệt vời về điều này trong hình thức của những sự đối thoại giữa khía cạnh tích cực và tiêu cực của chính tâm thức ngài. Sự quán chiếu của ngài về lòng từ bi và nhẫn nhục rất hữu dụng trong sự thực hành của chính tôi. Hãy đọc chúng và trọn tâm hồn của bạn có thể được chuyển hóa. Đây là một thí dụ:

 

Đối với một hành giả của từ ái và bi mẫn, kẻ thù là một trong những vị thầy quan trọng nhất. Không có kẻ thù thì ta không thể thực hành bao dung, và không có sự bao dung thì ta không thể xây dựng một căn bản mạnh mẽ của lòng bi mẫn. Do thế, nhằm để thực hành bi mẫn, chúng ta phải có một kẻ thù.

Khi chúng ta đối diện kẻ thù của ta, người sẽ tổn thương ta, đó thật sự là thời gian để thực tập bao dung. Vì vậy, một kẻ thù là nhân để thực tập bao dung; bao dung là hệ quả hay kết quả của một kẻ thù. Thế nên, đây là nguyên nhân và hệ quả. Như được nói, “Một khi điều gì đó đã có mối quan hệ nhân duyên từ việc ấy, ta không thể xem việc phát sinh ấy như một tác hại; đúng hơn nó hổ trợ cho việc phát sinh hệ quả.”

 

Quán chiếu trên loại   luận này có thể giúp để phát triển lòng nhẫn nhục sâu rộng, là thứ, vốn hóa ra phát triển một lòng bi mẫn đầy năng lực. Lòng bi mẫn thật sự được căn cứ trên lý trí. Lòng bi mẫn thông thường hay yêu thương bị giới hạn bằng khao khát hay dính mắc.

 

Nếu đời sống của ta là dễ dàng và mọi thứ đang diễn tiến êm thấm, thì ta có thể duy trì lòng tự phụ. Tuy nhiên, khi ta đối diện với những hoàn cảnh thật sự tuyệt vọng, thì không có thời gian để giả vờ; ta phải đối diện với thực tại. Những thời gian khó khăn xây dựng lòng quyết tâm và sức mạnh nội tại. Qua chúng, chúng ta cũng có thể biết rõ sự vô ích của sân hận. Thay vì nổi giận, hãy nuôi dưỡng một sự ân cần và tôn trọng sâu sắc đối với những người gây rắc rối vì bằng việc tạo nên những hoàn cảnh khó khăn như vậy, thì họ cung cấp cho ta những cơ hội vô giá để thực tập lòng bao dung và nhẫn nhục.

 

Đời sống của tôi không phải là thời gian hạnh phúc; tôi đã phải trải qua nhiều kinh nghiệm khó khăn, kể cả đánh mất quê hương vì sự xâm lược của Trung Cộng và cố gắng để tái lập nền văn hóa của chúng tôi trong những xứ sở lân bang. Tuy vậy, tôi xem những thời điểm khó khăn này trong số những thời gian quan trọng nhất trong cuộc sống của tôi. Qua chúng, tôi đã đạt được nhiều kinh nghiệm mới và học hỏi được nhiều ý tưởng mới – chúng làm cho tôi thực tế hơn. Khi tôi còn trẻ và sống phía trên cao của  thủ đô Lhasa trong cung điện Potala, tôi thường nhìn vào cuộc sống của thành phố qua một kính viễn vọng. Tôi cũng đã học được nhiều qua tán gẫu với những phu quét dọn trong cung. Họ giống như tờ báo của tôi, liên hệ đến những gì ngài Nhiếp chính đang làm và những việc tham nhũng cùng tai tiếng đang diễn ra. Tôi luôn luôn vui vẻ để lắng nghe, và họ tự hào để nói với Đức Đạt Lai Lạt Ma về những gì đang xảy ra trên đường phố. Những sự kiện khắc nghiệt đã bày ra sau sự xâm lăng năm 1959 buộc tôi trở thành liên hệ trực tiếp trong những vấn đề mà trái lại sẽ được giữ khoảng cách với tôi. Như một kết quả, tôi đi đến phải chọn một đời sống của chí nguyện hành động xã hội trong thế giới khổ đau này.

 

Thời gian khó khăn nhất cho tôi là sau khi Trung Cộng xâm lược. Tôi đã cố gắng để  làm hài lòng những kẻ xâm lăng để không làm tình hình tệ hại tồi tệ hơn. Khi một phái đoàn viên chức nhỏ Tây Tạng ký vào bản thỏa thuận mười bảy điểm mà không có sự đồng ý của tôi và chính phủ, chúng tôi đã để như vậy mà không có sửa đổi nhưng cố gắng để làm việc với bản thỏa thuận. Nhiều người Tây Tạng phẩn uất nó, nhưng khi họ biểu lộ sự đối kháng thì Trung Cộng phản ứng thậm chí khắc nghiệt  hơn. Tôi bị kẹt ở giữa, cố gắng để làm nguôi tình hình. Hai vị quyền thủ tướng phàn nàn về các điều kiện với chính phủ Trung Cộng, vốn họ muốn tôi cách chức họ. Đây là loại vấn đề mà tôi phải đối diện hàng ngày khi nào chúng tôi vẫn còn ở Tây Tạng. Chúng tôi không thể tập trung trong vấn đề cải thiện hoàn cảnh của chúng tôi, nhưng tôi đã thiết lập một hội đồng cải cách giảm phí nợ quá mức và v.v…

 

Trái với sự mong đợi của Trung Cộng, tôi lần đầu tiên viếng thăm Ấn Độ năm 1956 để kỷ niệm Phật Đản sanh lần thứ 2500. Trong khi ở Ấn Độ tôi phải có quyết định khó khăn là có nên trở lại Tây Tạng không. Tôi đã nhận nhiều thông tin về cuộc nổi dậy ở miền Đông Tây Tạng, và nhiều viên chức ở Tây Tạng khuyên tôi không nên trở về. Cũng thế, từ kinh nghiệm quá khứ, tôi biết rằng khi Trung Cộng phát triển thêm sức mạnh quân đội, thì thái độ của họ sẽ trở nên khắc nghiệt hơn. Chúng tôi có thể thấy rằng không có hy vọng gì nhiều, nhưng vào lúc ấy chúng tôi không biết rõ rằng chúng tôi có được sự bảo đảm hoàn toàn về sự hổ trợ hiệu quả từ chính phủ Ấn Độ hay từ những chính phủ khác hay không.

 

Cuối cùng chúng tôi đã chọn trở lại Tây Tạng. Nhưng năm 1959, khi có một sự đào thoát hàng loạt đến Ấn Độ, thì hoàn cảnh dễ dàng hơn vì tình trạng khó xử đã biến mất. Chúng tôi có thể đặt tất cả mọi năng lượng và thời gian trong việc xây dựng một cộng đồng vững mạnh với nền giáo dục hiện đại cho giới trẻ và cùng lúc cố gắng để bảo tồn những cung cách truyền thống của chúng tôi về giáo dục và thực hành Đạo Phật. Chúng tôi bây giờ đang làm việc trong một không khí của tự do mà không có sợ hãi.

 

Sự thực hành của chính tôi đã được lợi lạc từ một cuộc sống với vô vàn nhiễu loạn và vấn nạn. Quý vị cũng có thể đi đến thấy những thử thách gay go   quý vị phải chịu đựng trong khi làm sâu sắc sự thực tập của quý vị.

 

BÌNH ĐẲNG VÀ HOÁN ĐỔI TỰ THÂN VỚI NGƯỜI KHÁC

 

Như Shantideva giải thích sự thực hành này, trước tiên chúng ta nhận ra rằng mỗi một chúng sanh khác muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau, giống như ta, trong cung cách nền tảng này ta và họ bình đẳng. Sau đó, khi ta xét rằng ta chỉ là một con người đơn lẻ so lường với vô số các chúng sanh khác, ta nhận ra rằng sẽ là hoàn toàn vô lý hoặc là quên lãng quyền lợi của những người khác hay lợi dụng họ vì lợi ích của riêng ta. Sẽ là hợp lý vô cùng để cống hiến hết mình cho việc làm của họ.

 

Khi ta xem xét hoàn cảnh trong cách này, nó trở thành rất rõ ràng. Bất chấp ta quan trọng như thế nào, thì ta chỉ là một con người đơn lẻ. Ta có cùng quyền để hạnh phúc như mọi người khác, nhưng sự khác biệt là ta chỉ là một, và họ là rất nhiều. Để đánh mất hạnh phúc của một cá nhân là rất quan trọng, nhưng không quan trọng như việc làm mất hạnh phúc của nhiều người khác. Từ quan điểm này, ta có thể trau dồi lòng bi mẫn, từ ái, và tôn trọng những người khác.

 

Trong một ý nghĩa, toàn bộ loài người cùng thuộc về một gia đình duy nhất. Chúng ta cần ôm ấp sự đồng nhất của nhân loại và biểu lộ sự quan tâm cho mọi người – không chỉ gia đình tôi hay xứ sở tôi hay lục địa tôi. Chúng ta phải biểu lộ sự quan tâm cho tất cả mọi người, không chỉ một ít người giống với chúng ta. Những khác biệt về tôn giáo lý tưởng, chủng tộc, hệ thống kinh tế, hệ thống xã hội, và chính quyền tất cả là thứ yếu.

 

Sự Vị Kỷ Thông Tuệ

 

Đặt người khác lên hàng ưu tiên, tự ta tiếp theo. Việc làm này thậm chí là từ một quan điểm vị kỷ. Hãy để tôi giải thích vấn đề việc này khả dĩ như thế nào. Ta muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau, và nếu ta biểu lộ với người khác sự ân cần, từ ái, và tôn trọng, thì họ sẽ đáp lại trong tử tế; cách này thì sự hạnh phúc của ta sẽ gia tăng. Nếu ta biểu lộ với người khác sự sân hận và thù oán, họ sẽ biểu lộ lại giống như vậy, và ta sẽ đánh mất sự hạnh phúc của chính ta. Cho nên tôi nói, nếu ta vị kỷ, ta nên vị kỷ một cách thông tuệ. Sự vị kỷ thông thường chỉ tập trung vào nhu cầu của chính ta, nhưng nếu vị kỷ một cách thông tuệ, ta sẽ đối xử với người khác cũng tốt đẹp giống như những người thân của ta. Cuối cùng, sách lược này sẽ phát sinh sự hài lòng hơn, hạnh phúc hơn. Do vậy, thậm chí từ một quan điểm vị kỷ, ta nhận được những kết quả tốt đẹp hơn bằng việc tôn trọng những người khác, phục vụ người khác, và làm giảm thiểu tự ngã.

 

Khi chúng ta quan tâm về những  người khác, lợi lạc của chính ta cũng tự động đầy đủ. Hãy quan tâm những điều không đạo đức của hành động và lời nói, vốn là những thứ làm con người phải sanh ra trong một hoàn cảnh xấu. Một người nào đó với một quan điểm nho nhỏ tránh giết hại, thí dụ, vì một động cơ không tích tập một nghiệp xấu in dấu trong tâm thức của người ấy. Một người nào đó với một tầm nhìn hơi rộng rãi hơn tránh giết hại là việc thực tập nhằm để xa rời hoàn toàn cõi sanh tử luân hồi có thể bị tiếp tục, bằng việc suy nghĩ rằng sát sanh sẽ ngăn ngừa việc tái sanh trong một kiếp sống tốt đẹp . Tuy nhiên, những  người vị tha xem mạng sống của những người khác cũng quan trọng như của họ và tránh giết người vì muốn bảo vệ sự sống của người khác. Sự yêu mến người khác này làm nên một sự khác biệt lớn lao trong sức mạnh của động cơ để tránh việc giết hại. Những người mà động cơ của họ là vị kỷ có thể nghĩ rằng ngay cả nếu họ phạm một hành vi không lành, thì họ có thể xưng tội và tìm kiếm sự cải thiện nghiệp nhân, trái lại người nào đó vốn coi trọng sự sống của người khác quan tâm về khổ đau của người khác và biết rằng không có lợi ích gì với việc thú tội giết người. Cũng đúng với việc trộm cắp, tà dâm, nói dối, nói lời chia rẻ, nói lời độc ác, và tôi nghĩ, ngay cả, nói lời vô ích.

 

Một cung cách khác mà mối quan tâm khác cũng rất quý giá là đặt hoàn cảnh của chính ta vào trong nhận thức. Về một mặt tôi đặc biệt đau buồn về tình trạng của Tây Tạng, nhưng rồi thì tôi nhớ rằng tôi đã tiếp nhận giới nguyện Bồ tát và mỗi ngày thường quán chiếu lời cầu nguyện của Shantideva:

 

Khi thế gian vẫn còn tồn tại

Khi chúng sanh vẫn còn hiện hữu

Nguyện tôi vẫn hiện diện để hổ trợ

Xoa dịu tất cả khổ đau của họ

 

Ngay khi tôi nhớ điều này, tất cả cảm giác gánh nặng lập tức tiêu tan, giống như áo quần nặng nề được trút khỏi tôi.

 

Chí nguyện vị tha xoa dịu những nguyên nhân đặc biệt của thất vọng bằng việc đặt chúng trong một quan điểm rộng rãi hơn; những nguyên nhân này không được làm ta chán nản. Hầu hết những rắc rối, lo lắng, và buồn phiền của riêng ta trong kiếp sống này đều đến từ sự tự yêu mến. Như tôi đã đề cập ở trên, vị kỷ một cách thông tuệ không là tiêu cực, nhưng tính vị kỷ thiển cận, chỉ quan tâm với sự hài lòng với sự hài lòng tức thời, là phản tác dụng, là chướng ngại ẩn tàng. Một quan điểm hẹp hòi làm cho một rắc rối thậm chí là nhỏ đến không thể chịu đựng được. Việc quan tâm đến tất cả chúng sanh làm rộng lớn quan điểm của ta, làm ta thực tế hơn. Trong cách này, thì một thái độ vị tha giúp làm giảm thiểu khổ đau của ta ngay lập tức.

 

Lời đề nghị nghiêm túc của tôi là bạn hãy thực hành từ ái và ân cần cho dù bạn có tin trong một tôn giáo hay không. Qua sự thực tập này, thì ta đi đến nhận ra giá trị của bi mẫn và ân cần vì sự hòa bình tâm hồn của chính ta. Cuối cùng, mặc dù ta có thể không quan tâm đến người khác, nhưng ta rất quan tâm đến chính ta – không cần hỏi về điều đó – cho nên ta phải muốn thành tựu một tâm thức an bình và một đời sống hàng ngày hạnh phúc hơn. Nếu ta thực hành ân cần hơn và bao dung hơn, thì ta sẽ thấy nhiều hòa bình hơn. Không cần phải thay đổi bàn ghế trong nhà, hay chuyển đến một ngôi nhà mới. Hàng xóm của ta có thể rất ồn ào và rất khó chịu, nhưng khi nào tâm tư chính ta là tĩnh lặng và bình an, thì hàng xóm sẽ không quấy rầy ta nhiều. Tuy nhiên, nếu ta nói chung là cáu kỉnh, ngay cả khi bạn thân nhất của ta thăm viếng, thì ta cũng không thể trở nên vui mừng thật sự. Nếu ta tĩnh lặng, thậm chí kẻ thù của ta cũng không thể quấy rầy ta.

 

Đó là tại sao tôi nói rằng nếu ta thật sự vị kỷ, thì tốt hơn là hãy vị kỷ một cách thông tuệ. Cách này ta có thể làm tròn động cơ vị kỷ của ta để hạnh phúc. Như thế tốt hơn là ích kỷ, hay vị kỷ một cách ngu ngơ, vốn sẽ không thành công.

 

Quán tưởng

 

Những kỷ năng quán tưởng sau đây là rất hữu ích trong sự thực hành hàng ngày:

 

1-    Ta duy trì sự tĩnh lặng và có lý trí.

2-    Trước mặt ta bên phải, hãy tưởng tượng một phiên bản khác của chính ta, một người vô cùng tự cao tự đại ích kỷ, một loại người sẽ làm mọi thứ để làm hài lòng một sự thôi thúc.

3-    Trước mặt ta bên trái, hãy tưởng tượng một nhóm người nghèo không thân thuộc với ta, kể cả một số người túng thiếu, cơ cực, khổ đau.

4-    Hãy tĩnh lặng và không thành kiến khi ta quán sát hai phía này. Bây giờ hãy nghĩ, “Cả hai bên đều muốn hạnh phúc. Cả hai bên đều muốn trút bỏ đau khổ. Cả hai bên đều có quyền để hoàn thành những mục tiêu này.”

5-    Hãy quan tâm điều này: Chúng ta thường làm việc lâu dài và cần mẫn vì lương bổng tốt hơn, hay chúng ta dành một số tiền lớn trong hy vọng gặt hái nhiều hơn nữa chúng ta sẳn sàng để thực hiện những hy sinh tạm thời vì lợi ích dài lâu. Cùng luận lý ấy, đó là một ý nghĩ đúng đắn cho một cá nhân thực hiện những hy sinh nhằm để hổ trợ một điều tốt đẹp hơn. Tự nhiên tâm hồn ta sẽ chiếu cố phía nhiều người khổ đau.

Như một người quán sát không thành kiến, hãy quan tâm sự tự cao tự đại của tự ngã chính ta ở đấy phía bên phải ta, việc quên lãng lợi ích của rất nhiều người, bất chấp họ khổ đau khủng khiếp thế nào. Đơn giản là không tốt như thế ấy. Mặc dù cả hai phía mà ta đang quán tưởng có một quyền bình đẳng để hạnh phúc, thì không có cách nào để tránh nhu cầu áp đảo của số người đông đảo kia. Vấn đề là tự chính ta phải phục vụ và giúp đở những người khác.

 

Thể trạng này của tâm thức là khó khăn không thể phủ nhận, nhưng nếu ta thực hành nó với một quyết tâm rộng lớn, thế thì năm này qua năm khác tâm hồn ta sẽ thay đổi, sẽ cải thiện. Giữa những năm sáu mươi tôi đã giảng dạy một giáo huấn của Tông Khách Ba về Những Giai Đoạn Của Con Đường Giác Ngộ, trong lúc tôi đề cập rằng nếu tôi thành tựu trình độ thứ nhất của sự diệt độ chân thật các cảm xúc phiền não, tôi sẽ nghĩ ngơi lâu dài, tôi thật sự suy nghĩ như thế. Mặc dù tôi  ngưỡng mộ lòng vị tha, nhưng tôi nghĩ thật quá khó khăn để phát triển. Thế rồi khoảng năm 1967, tôi đã tiếp nhận giáo huấn Hướng Dẫn Lối Sống của Bồ tát (Nhập Bồ Tát Hạnh) của Shantideva từ một Lạt Ma Kagyu Kunu Tenzin Gyeltsen và đã bắt đầu quán chiếu nhiều hơn về ý nghĩa của nó, cùng với Tràng Hoa Quý Báo (Bảo Hành Vương Chính Luận) của Long Thọ. Cuối cùng tôi đã đạt được một sự tự tin nào đó rằng có đủ thời gian tôi có thể phát triển trình độ cao siêu của lòng bi mẫn này. Bây giờ, bắt đầu khoảng 1970, mỗi buổi sáng khi quán chiếu về lòng vị tha, tôi đã khóc. Đây là vấn đề sự chuyển hóa đã xảy ra như thế nào. Tôi không cho rằng tôi đã phát triển một trình độ cao siêu của lòng vị tha, nhưng tôi tự tin rằng tôi có thể làm việc ấy.

 

Ngay cả nếu kinh nghiệm của ta về động cơ vị tha là khiêm tốn, thì chắc chắn nó sẽ cho bạn một mức độ an bình [nào đó] của tâm hồn. Sự phát triển việc quan tâm cho người khác có một năng lực rộng lớn để chuyển  hóa tâm thức ta. Nếu ta thực hành lòng bi mẫn vì lợi ích của tất cả chúng sanh – kể cả thú vật – rồi thì sự phước đức vô hạn ấy sẽ tích lũy cho ta.

 

NHẬN RA TRÁCH NHIỆM CỦA CHÚNG TA

 

Nếu ta không thể, trong thời gian này, vươn lên trình độ yêu mến người khác hơn chính mình, thì tối thiểu ta có thể bắt đầu để thấy rằng quên lãng người khác là không đúng. Chúng ta có thân thể con người và năng lực phán đoán của loài người, nhưng nếu chúng ta chỉ sử dụng chúng vì kết quả vị kỷ của riêng mình chứ không phải vì lợi ích của người khác, thì chúng ta không hơn thú vật. Trong thực tế những con kiến, trích dẫn chỉ một thí dụ, làm việc không vị kỷ vì cộng đồng; thì con người chúng ta đôi khi nhìn không đẹp nếu so sánh. Chúng ta được cho là những tạo vật cao cấp hơn, cho nên chúng ta phải hành động phù hợp với bản chất cao cấp của chúng ta.

 

Nếu chúng ta nhìn vào lịch sử thế giới, hầu hết những thảm họa liên hệ đến sự chết chóc kinh khiếp của vô số mạng sống đều do con người làm ra. Con người đã làm ra tình trạng hổn độn. Ngày nay hàng triệu con người sống liên tục trong sợ hãi về xung đột chủng tộc, dân tộc và kinh tế. Ai chịu trách nhiệm cho sự sợ hãi này? Không phải thú vật. Những hậu quả của chiến tranh kể cả những chết chóc của nhiều thú vật, nhưng điều này không làm chúng ta phiền muộn, chúng ta chỉ đơn giản quan tâm với chính chúng ta mà thôi. Người ta nói nhiều về việc chấm dứt chiến tranh, nhưng chúng ta phải vượt khỏi những suy nghĩ ước mong. Giá trị của loài người chúng ta là gì khi chúng ta sống mà không biểu lộ lòng thương cảm, không biểu lộ sự quan tâm, chỉ giết hại và ăn thú vật, và đánh nhau và giết hại hàng nghìn người? Trách nhiệm của chúng ta là dọn dẹp những hổn độn ấy.

 

Ngày nay, một trong những cung cách tốt đẹp nhất để đối thoại là qua truyền hình. Những người làm việc ở đài truyền hình và mong ước thực hành lý tưởng cao quý quan tâm đến người khác có thể làm nên một sự đóng góp đáng kể. Mặc dù những câu chuyện về tham muốn và giết người cung ứng sự giải trí thú vị, nhưng chúng có những tác động tiêu cực sâu trong tâm thức. Chúng ta không cần sự giải trí loại này trong mọi lúc – mặc dù đây chắc chắn không phải là trách nhiệm của tôi!

 

Chúng ta phải giáo dục giới trẻ của chúng ta trong sự thực hành về bi mẫn thương cảm. Giáo viên và cha mẹ làm thấm nhuần trong trẻ con về những giá trị thật sự, ấm áp tình người đến những lợi ích vô hạn. Tôi đã chú ý trong một tờ báo rằng một hảng đồ chơi thường chế tạo súng trường đồ chơi và v.v… đã chấm dứt một cách cố ý việc sản xuất những đồ chơi bạo động vào dịp Giáng sinh. Một ý tưởng tuyệt vời biết bao! Hành động trọng tâm khác nữa là gì!

 

QUYẾT ĐỊNH THÀNH TỰU GIÁC NGỘ

 

Một khi chúng ta đã thâm nhập vào trọng điểm mong muốn sâu sắc để làm bất cứ điều gì có thể để xoa dịu khổ đau và nhổ gốc rể của nó, và để hổ trợ tất cả chúng sanh đạt đến hạnh phúc và nguyên nhân của nó, hãy quán chiếu vấn đề việc này có thể thành đạt như thế nào. Nó chỉ có thể xảy ra nếu mọi người cũng đi đến thấu hiểu việc này hoạt động như thế nào, và rồi thì triển khai thực hiện những sự thực hành đó. Do vậy, chí nguyện của chúng ta vì lợi ích cao đẹp nhất của người khác có thể được hổ trợ tốt đẹp nhất bằng việc giải thích cho họ vấn đề thực hành như thế nào và thái độ nào phải từ bỏ, vì thế chính họ có thể có năng lực để đạt đến hạnh phúc và xa lìa khổ đau. Không có cách nào khác. Để cho việc này xảy ra, tự chính ta phải biết những thiên hướng và quan tâm của họ cũng như những gì cần giảng giải cho họ.

 

Do thế, vì lợi ích của việc giúp đở người khác, chúng ta phải được chuẩn bị đầy đủ. Sự chuẩn bị đó là gì? Chúng ta phải tiêu trừ tất cả những chướng ngại trong tâm thức của chính chúng ta để biết mọi thứ có thể biết được. Những hành giả từ bi – được gọi là Bồ tát – thật sự muốn  không chỉ chiến thắng những chướng ngại vốn chỉ ngăn trở sự giải thoát của chính họ, mà họ muốn dọn đường đến toàn tri toàn giác vì thế họ mới có thể đạt được sự thâm nhập vào những thiên hướng và nhận thức của người khác vốn là những kỷ năng sẽ hổ trợ họ. Nếu đó chỉ là một vấn đề của sự lựa chọn, các vị Bồ tát sẽ chọn việc tiêu trừ những chướng ngại để đạt toàn tri toàn giác trước. Tuy nhiên, những cảm xúc phiền não (giam giữ chúng ta trong vòng sanh tử luân hồi) xây đắp những chướng ngại đến toàn tri toàn giác, vốn là những khuynh hướng trong tâm thức làm các hiện tượng xuất hiện giống như chúng tồn tại một cách cố hữu. Không vượt thắng trước cảm xúc phiền não chính yếu – thì ta không thể chiến thắng những khuynh hướng lắng đọng trong tâm thức bởi sự si mê ấy. Qua việc tịnh hóa những chướng ngại phiền não cững như những khuynh hướng bị thiết lập bởi chúng, thì chúng ta có thể chuyển hóa tâm thức chính chúng ta thành tâm thức toàn tri toàn giác của một Đức Phật, sự Giác Ngộ tròn vẹn.

 

Tóm lại, để đem đến một sự hạnh phúc hoàn toàn cho người khác thì nhất thiết chính mình phải Giác Ngộ. Khi chúng ta thông hiểu điều này và quyết tâm tầm cầu sự Giác Ngộ vì lợi ích của chúng sanh, thì điều này khuynh hướng vị tha đến Giác Ngộ, hay tâm bồ đề. Bằng việc theo sự thực hành của Shantideva của việc xem tự thân và người khác là bình đẳng trong việc phấn đấu vì hạnh phúc và rồi thì chuyển sự nhấn mạnh trong những  mục tiêu của chính ta qua những người khác số nhiều vô lượng, thì ta có thể phát sinh năng lực của tâm bồ đề trong ta.

 

Có ba loại thái độ vị tha khác nhau trong ba loại người:

-         Loại thứ nhất giống như quân vương, khao khát thành tựu Quả Phật trước, như cách hiệu quả nhất để hổ trợ người khác.

-         Loại thứ hai như người chèo thuyền, mong muốn đến bờ giác với sự Giác Ngộ cùng với tất cả những người khác.

-         Loại thứ ba giống như người chăn cừu, khao khát rằng tất cả mọi người khác nên thành tựu Quả Phật trước, trước khi người ấy Giác Ngộ.

 

Hai thứ sau chỉ biểu lộ thái độ từ bi của những loại hành giả nào đó; trong thực tế không có trường hợp như người chèo thuyền, của việc mọi người thành tựu Giác Ngộ đồng thời, cũng không có trường hợp như người chăn cừu, mọi người thành tựu trước tự thân. Đúng hơn, sự Giác Ngộ luôn luôn đến trong cách thứ nhất, như một vị quân vương, vì các vị Bồ tát cuối cùng quyết định thành tựu Giác ngộ nhanh nhất như có thể vì thế họ có thể hổ trợ người khác một cách hiệu quả hơn trên một quy mô rộng lớn. Như một hiền nhân Tây Tạng Sakya Pandita nói trong Sự Khác Biệt Của Ba Thệ Nguyện, các vị Bồ tát có hai loại nguyện cầu, những thứ có thể hoàn thành và những thứ không thể. Trong Hướng Dẫn Lối Sống của Bồ tát (Nhập Bồ tát hạnh) của Shantideva có nhiều thí dụ về những nguyện ước vốn không thể đạt được nhưng chúng hiện hữu vì lợi ích của việc phát triển một ý chí và quyết tâm mạnh mẽ. Thí dụ, việc cho đi hạnh phúc của chính ta và đón nhận khổ đau của người khác trên chính ta thực tế là không thể, có lẻ ngoại trừ những hình thức nho nhỏ của khổ đau. Giống như sự thực tập này, mặc dù không thực tế, nhưng có ý làm gia tăng tín quả cảm của lòng bi mẫn, những suy tư về người chèo thuyền và người chăn cừu phục vụ như để biểu lộ nguyện ước đầy năng lực của chư vị Bồ tát để giúp đở người khác.  

 

Để tôi cho một thí dụ về sự dâng hiến này vốn đã được đưa đến trình độ của kinh nghiệm thâm sâu. Có một hành giả bác học từ tu viện Drashikyil ở tỉnh Amdo vùng Đông Bắc Tây Tạng. Năm 1950 khi Trung Cộng xâm lăng và bắt một nghìn người trong số ba nghìn tu sĩ của tu viện, một trăm người trong số đó được ghi nhận là bị giết chết. Vị ấy là một trong số đó. Bị đưa đến nơi xử tử, và ngay trước khi bị bắn, vị ấy đã cầu nguyện:

 

Nguyện cho tất cả những hành vi xấu ác, các chướng ngại, và khổ đau của chúng sanh

Được chuyển đến tôi, không ngoại trừ ai, vào lúc này,

Và niềm hạnh phúc cùng phước đức của tôi được gửi đến những người khác.

Nguyện cho tất cả mọi tạo vật được thấm nhuần với hạnh phúc!

 

 

 

Chỉ trước một vài thời khắc trước khi bị giết, vị ấy có sự hiện diện tâm linh để nhớ lại sự thực hành tâm linh tiếp nhận khổ đau của người khác và ban cho niềm hạnh phúc của chính vị ấy! Thật rất dễ dàng để nói về sự thực tập như vậy khi mọi thứ diễn ra tốt đẹp, nhưng vị ấy có thể thực hiện nó vào thời điểm khắc nghiệt nhất. Đây là một biểu hiện rõ ràng của thành tựu tâm linh đạt được từ sự thực hành lâu dài.

 

-*-

 

Như Hướng Dẫn Lối Sống Bồ tát của Shantideva nói, nếu một người mù tìm được châu báu trong một đống rác, người ấy sẽ trân trọng nó. Nếu giữa đống rác của tham muốn, thù oán, và si mê – các cảm xúc làm khổ sở tâm thức chúng ta và thế  giới của chúng ta – chúng ta phát sinh một thái độ bi mẫn, thì chúng ta nên trân trọng nó như châu báu. Sự khám phá quý giá này có thể cho chúng ta hạnh phúc và sự tĩnh lặng thật sự. Những phương cách chẳng hạn như đi nghĩ mát hay dùng thuốc phiện chỉ mang đến sự khuây khỏa tạm thời. Một thái độ tu tập quan tâm chân thành đến người khác, mà trong đó ta trân trọng người khác hơn chính mình, là hữu ích cho cả ta và người khác. Nó không làm tổn hại ai cả, tạm thời hay lâu dài về sau. Bi mẫn là một châu báu vô giá.

 

Hãy quan tâm đến người khác trong mọi lúc. Nếu không thể giúp đở người khác, thì đừng làm tổn hại. Đây là ý nghĩa trọng tâm của việc thực hành đạo đức.

 

TOÁT YẾU THỰC HÀNH HÀNG NGÀY

 

1-    Hãy duy trì sự tĩnh lặng và phù hợp lý trí.

2-    Trước mặt ta phía bên phải, hãy tưởng tượng một phiên bản khác của chính ta, tự cao tự đại và ích kỷ.

3-   Trước mặt ta phía bên trái, hãy tưởng tượng một nhóm người nghèo nàn, những chúng sanh đau khổ không thân thuộc với ta, không phải bè bạn hay kẻ thù.

4-    Hãy quán sát hai  phía từ quan điểm tĩnh lặng thuận lợi của ta. Bây giờ hãy nghĩ, “Cả hai đều muốn hạnh phúc. Cả hai đều muốn xa lìa khổ đau. Cả hai đều có quyền để hoàn thành những mục tiêu này của họ.”

5-    Hãy quan tâm điều này: Giống như thông thường chúng ta sẵn sàng để thực hiện những hy sinh tạm thời cho sự tốt đẹp lớn hơn về sau, cũng vậy lợi ích của số lượng lớn hơn chúng sanh khổ đau về phía trái của ta là quan trọng hơn cá nhân con người vị kỷ phía bên phải ta. Hãy chú ý tâm ta tự nhiên chuyển sang phía của số lượng người nhiều hơn.

 

-*-

 

Ẩn Tâm Lộ, Monday, March 4, 2019

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/04/2019(Xem: 7914)
Cuốn sách “Quan Âm Quảng Trần” được ra mắt cách đây 7 năm (2010), được in lần thứ hai và ba vào năm 2012 & 2014 tại NXB Tổng hợp, Phương Đông, và lần thứ tư này tại NXB Hồng Đức, Tp. HCM, Việt Nam. Trong lần in thứ tư này, tác giả vẫn giữ lại nội dung như lần đầu ra mắt. Tuy nhiên, để sách hữu dụng và phục vụ tốt hơn, kỳ này nhiều lỗi được chỉnh sửa, có thêm hình xen kẽ, nhiều thuật từ Pali với Phạn được đính kèm, có thêm phần tóm gọn và các câu hỏi đàm luận ở cuối mỗi chương và đặc biệt tác phẩm được chuyển gữ sang tiếng Anh: “The Commentary of Avalokiteśvara Bodhisattva. “ Tác giả muốn đặc biệt tri ân đệ tử Tỳ-kheo-ni Viên Quang đã giúp tác giả trong việc trình bày, xuất bản cũng như phát hành sách. Trường Đại Học Riverside, Tiểu bang Cali, Hoa Kỳ Mùa Xuân, ngày 07 tháng 01 năm 2018
30/03/2019(Xem: 10175)
Trong pháp hội Hoa Nghiêm, ngài Phổ Hiền Bồ Tát sau khi khen ngợi công đức thù thắng của Phật đã nói với đại chúng rằng muốn trọn nên công đức như Phật thì phải tu mười điều rộng lớn như sau: Một là lễ kính các đức Phật. Hai là khen ngợi các đức Như Lai. Ba là rộng sắm đồ cúng dường. Bốn là sám hối các nghiệp chướng. Năm là tùy hỷ các công đức.
27/03/2019(Xem: 8902)
KHOÁ TU HỌC ‘THIỀN CHÁNH NIỆM’ DÀNH CHO GIỚI TRẺ VÀ NGƯỜI BẢN XỨ TẠI BANG NEW JERSEY-THIỀN VIỆN THANH TỪ (Thích Thiện Trí) Sau hai ngày hướng dẫn thiền "Chánh Niệm và khoá học Từ Bi Tâm" với Giáo Sư Thiele tại Đại Học Vanderbilt, tôi lại tiếp tục khăn gói lên đường tới Thiền Viện Thanh Từ tại bang New Jersey để hướng dẫn tiếp hai ngày cho khoá thiền mới dành cho giới trẻ và người bản xứ do Thầy trụ trì và giới trẻ tại Thiền Viện tổ chức.
25/03/2019(Xem: 5086)
Không hiểu sao dạo này chị hay khóc ! Hồ lệ đầy tràn ...cần phải làm vơi ? Đọc xong sách quý " Bánh xe cuộc đời " Bao xúc cảm ...chợt ....giọt dài giọt ngắn .
24/03/2019(Xem: 6923)
Khó giữ được tâm an khi con người và thế giới chung quanh thường xuyên chuyển động, loạn động… Tâm dễ vọng động khi quan sát, lắng nghe hình ảnh, âm thanh, tin tức (tốt hay xấu, lành hay dữ, vui hay buồn)… dù chỉ gián tiếp qua một màn ảnh nhỏ nơi bàn viết.
18/03/2019(Xem: 8229)
“Hãy Từ Bi Ngay Bây Giờ!Lãnh đạo với sự chánh niệm, quán chiếu và lòng từ bi” Với sự hướng dẫn của Tiến Sỹ William Thiele và Đại Đức Thích Thiện Trí, Tu sỹ Phật Giáo Việt Nam.Đây là hội thảo chuyên đề Mùa Xuân tại khoa Thần Học thuộc trường Đại Học Vanderbilt. Ngày 15 và 16 tháng 03 năm 2019. Thứ sáu, 1 giờ đến 5 giờ chiều và thứ bảy, 9 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Tài trợ chương trình: do “Hội lãnh Đạo Đạo Đức” mang tên Cal Turner tài trợ.
09/03/2019(Xem: 11404)
Tại trời sinh như vậy! Ông phú hộ kia có 2 người con rể. Con rể cả tên Nho Thông là người thạo chữ nho. Con rể thứ hai tên Chất Phác là một anh nông dân cần cù. Một hôm muốn thử tài 2 con rể, phú hộ bèn bảo 2 người con rể đi thăm ruộng với ông. Đi một đỗi gặp bầy vịt đương lội dưới ao, ông chỉ bầy vịt rồi hỏi 2 người con rể :
07/03/2019(Xem: 7532)
NHẬN DIỆN PHẠM VI CỦA KHỔ ĐAU *** Nguyên bản: Identify the Scope of Suffering Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển / Tuesday, January 9, 2018
05/03/2019(Xem: 5711)
Cuộc sống luôn chao đảo, cuồng phong tạp nhạp cuốn trôi xã hội, tuổi trẻ không còn phương hướng, người lớn mệt mỏi chống chọi với bao lo âu. Kinh tế, văn hóa, giáo dục, tôn giáo, chính trị, thị trường kinh doanh…dàn trải trước mặt như mọi thứ lềnh bềnh trên mặt sóng thời gian.
26/02/2019(Xem: 6022)
BA PHƯƠNG DIỆN THỰC TẬP Nguyên bản: Three Ways to Practice Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển /Wednesday, December 27, 2017 SỰ GIÁC NGỘ CỦA ĐỨC PHẬT NHƯ MỘT MẪU MỰC
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]