Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chú voi mừng rơi nước mắt vì được giải cứu sau 50 năm gông cùm đói khát

07/04/201906:16(Xem: 8915)
Chú voi mừng rơi nước mắt vì được giải cứu sau 50 năm gông cùm đói khát

Chú voi mừng rơi nước mắt
vì được giải cứu sau 50 năm gông cùm đói khát

  • Nó bị người ta tra tấn hành hạ rất dã man, quá đói mà không có gì ăn phải ăn cả vỏ bánh kẹo của du khách, bây giờ nó đã được giải thoát và sống cuộc sống vui vẻ, tự do.

Trong suốt 50 năm, chú voi Raju sống một kiếp sống nô lệ. Không ai biết cuộc đời trước kia của nó là như thế nào, chỉ biết rằng nó đã bị bắt cóc khỏi mẹ và tách khỏi bầy từ khi còn rất nhỏ, rồi được bán đi bán lại qua tay của 27 người chủ khác nhau như một món hàng hóa, để rồi cuối cùng chôn vùi cuộc đời mình tại một sở thú ở bang Uttar Pradesh, Ấn Độ.

Để bắt Raju phục tùng mệnh lệnh, những người chủ tàn ác đã xiềng nó lại và đánh đập dã man cho đến khi nó hoàn toàn khuất phục, không còn chút phản kháng, chỉ cần nghe giọng chủ đã hoảng sợ. Ban đêm nó không có chỗ ngủ, còn ban ngày nó được sử dụng như một con thú tiêu khiển, giương vòi ra làm trò để xin tiền từ khách tham quan.

 Chú voi Raju bị xiềng xích suốt 50 năm qua tại một sở thú ở Ấn Độ.

Chú voi Rajubị xiềng xích suốt 50 năm qua tại một sở thú ở Ấn Độ.

Biết kiếm tiền nhưng Raju lại không được cho ăn uống đầy đủ. Khi được khách tham quan cho kẹo, vì quá đói nên nó ăn cả vỏ và giấy nhựa. Đuôi của nó còn bị nhổ trụi lông để làm bùa may mắn bán cho khách. Bị xiềng bằng dây xích có đinh 24/7 nên chân của nó còn bị thương tích và lở loét, mỗi lần di chuyển là máu và mủ lại rỉ ra từ miệng vết thương. Cả đời nó chỉ biết có đau đớn và cô độc.

Biết được hoàn cảnh đáng thương của Raju, một tổ chức cứu trợ động vật hoang dã ở London đã quyết tâm bay sang Ấn Độ để giải thoát cho nó. Một nhóm gồm 10 bác sĩ thú y và chuyên gia động vật hoang dã cùng 20 nhân viên kiểm lâm và 6 cảnh sát đã đột nhập vào sở thú vào ban đêm để tiến hành công cuộc giải cứu. Thời điểm này sẽ có ít người xung quanh, và chú voi sẽ được bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời gay gắt.

 Người ta phải đột nhập vào sở thú vào ban đêm để giải cứu nó, tuy nhiên đã vấp phải sự phản kháng kịch liệt từ người chủ.

Người ta phải đột nhập vào sở thú vào ban đêm để giải cứu nó, tuy nhiên đã vấp phải sự phản kháng kịch liệt từ người chủ.

Tuy nhiên, cuộc giải cứu vấp phản cản trở lớn từ người chủ của Raju. Ông ta quát tháo ra lệnh cho nó trở nên hung dữ. Khi chú voi quá sợ không dám tấn công những người đến giải cứu, ông ta dùng thêm dây xích có đinh để trói nó thật chặt, những cây đinh nhọn thít thật sâu vào da thịt vô cùng đau đớn.

Quyết không bỏ cuộc, đội giải cứu cố gắng khống chế người chủ để đưa chú voi đi. Nhìn thấy cảnh tượng đó, Raju bắt đầu chảy nước mắt không ngừng. Không biết lúc đó nó đang nghĩ gì trong đầu, có lẽ nó cảm nhận được rằng nó sắp thoát khỏi bàn tay của người chủ tàn ác. Cảnh tượng ấy khiến cho ai nấy đều xúc động. Động vật thì cũng biết đau và cũng có cảm xúc như con người đấy thôi.

 Raju bật khóc khi thấy nhiều người đang cố gắng cứu mình khỏi xiềng xích.

Raju bật khóc khi thấy nhiều người đang cố gắng cứu mình khỏi xiềng xích.

 Nó được cho lên xe tải và đưa đến nơi an toàn, tránh xa khỏi người chủ tàn ác.

Nó được cho lên xe tải và đưa đến nơi an toàn, tránh xa khỏi người chủ tàn ác.

Đội giải cứu quyết định đưa chú voi lên xe tải cùng với toàn bộ xiềng xích vẫn còn dính vào chân. Dù mỗi bước đi đều gây ra đau đớn không sao tả siết nhưng Raju vẫn ráng làm theo chỉ dẫn. Nó biết người ta đang cố gắng cứu nó. Nó được đưa đến một khu bảo tồn và chăm sóc voi hoang dã ở thành phố Mathura, nằm cách đó hơn 560km.

Tại đây, Raju được ăn một bữa no nê gồm chuối, lá chuối, xoài, bánh mỳ, bánh quy và nước sạch trước khi người ta tiến hành tháo xích cho nó. Họ phải mất đến 45 phút mới tháo hết chỗ xích dính vào những vết thương trên chân Raju. Ngay sau khi sợi dây cuối cùng được cắt bỏ, Raju được cho đứng lên và chập chững bước đi. Đã 50 năm rồi nó mới lại được tận hưởng cảm giác tự do tuyệt đối như thế.

 Người ta phải mất 45 phút mới tháo hết xích trên người nó.

Người ta phải mất 45 phút mới tháo hết xích trên người nó.

 Những sợi xích có đinh nhọn khiến chân của Raju đầy vết thương lở loét, mỗi cử động đều như cực hình.

Những sợi xích có đinh nhọn khiến chân của Raju đầy vết thương lở loét.

 Raju được dỗ cho ăn để người ta chăm sóc vết thương.
Raju được dỗ cho ăn để người ta chăm sóc vết thương.

 Chú voi tung tăng bước đi sau khi được thả tự do.

Chú voi tung tăng bước đi sau khi được thả tự do.

Những ngày sau đó, Raju được tắm rửa, chăm sóc và chữa lành vết thương. Nó được hòa nhập với những người bạn mới của mình, cũng là những chú voi được giải cứu khỏi con người. Nó sẽ phải học và làm quen với nhiều thứ mới.

Đó là câu chuyện của 5 năm trước. Hiện tại, Raju vẫn đang sống rất vui vẻ và khỏe mạnh tại khu bảo tồn của nó. Nó mới được tổ chức một bữa tiệc kỷ niệm 4 năm được tự do vào ngày 04/07/2018. Raju vừa thưởng thức bỏng ngô vừa lim dim đôi mắt một cách an nhàn và tận hưởng. Không còn ai nhận ra nó đã từng là chú voi ốm đói thân tàn ma dại lúc mới được giải cứu đưa về đây.

 Raju được ăn uống và tắm rửa thỏa thích ở ngôi nhà mới tràn đầy tình thương.

Raju được ăn uống và tắm rửa thỏa thích ở ngôi nhà mới tràn đầy tình thương.

 Vẻ mặt sung sướng của nó sau khi được ăn uống thỏa thích.

Vẻ mặt sung sướng của nó sau khi được ăn uống thỏa thích.

 Thỉnh thoảng nó cũng xúc động rớt nước mắt nếu được ăn một món gì đó thật ngon mà nó chưa từng nếm qua bao giờ.

Thỉnh thoảng nó cũng xúc động rớt nước mắt nếu được ăn một món gì đó thật ngon mà nó chưa từng nếm qua bao giờ.

 Nó mới được tổ chức party mừng 4 năm tự do vào tháng 7 năm ngoái.

Nó mới được tổ chức party mừng 4 năm tự do vào tháng 7 năm ngoái.

 Bây giờ nó đang sống rất vui vẻ và hạnh phúc bên những người bạn mới của mình.

Bây giờ nó đang sống rất vui vẻ và hạnh phúc bên những người bạn mới của mình.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/04/2020(Xem: 7465)
Tiến sĩ Phật tử Ernest Hetenyl – Lạt ma Dharmakirti Padmavadzsra (1912-1999), là một trong những người tiên phong vĩ đại của Phật giáo châu Âu, tác giả nổi tiếng người Hungary, chuyên nghiên cứu và thực nghiệm Kim Cương thừa Phật giáo Tây Tạng, nguyên Chủ tịch Hội Phật giáo Hungary, vị lãnh đạo Hội Phật giáo Ārya Maitreya Mandala tại Đông Âu.
19/04/2020(Xem: 8635)
Đức Đạt Lai Lạt Ma: “Cầu nguyện thôi chưa đủ” Tác giả: Đạt Lai Lạt Ma https://time.com/5820613/dalai-lama-coronavirus-compassion/ Dịch giả: Trúc Lam 14-4-2020 Đức Đạt Lai Lạt Ma nói tại sao chúng ta cần chiến đấu chống virus Corona với lòng từ bi.
19/04/2020(Xem: 5813)
Sức Mạnh nơi Niềm Hy Vọng Đức Đạt-lai Lạt-ma (The Dailai Lama’s Power of Hope) Ann Curry Hình ảnh Saumya Khandelwal Hoang Phong chuyển ngữ (Trích từ một tập san lâu đời và uy tín của nước Mỹ là National Geographic, số tháng 8, 2019 Bản chuyển chuyển ngữ dưới đây được dựa vào ấn bản tiếng Pháp của tập san này)
19/04/2020(Xem: 7678)
Kể từ khi Covid-19 bùng phát đến nay ngót ngét trên dưới 4 tháng, con người phải thay đổi cách sống thường ngày. Mỗi ngày, sáng ra đi làm, chiều về nhà đều đặn như vậy không ngớt. Trước đây, có lần ta ước gì được có thêm thời gian một ngày hai ngày trong tuần để nghỉ ngơi ở nhà với gia đình, hoặc chơi với con cái, hay là để tịnh dưỡng tâm hồn…Nhiều khi lại ước gì mình nghỉ làm ở nhà mà có người lo cho mình, chứ đang làm mà nghỉ thì ai lo tiệm, ai lo trông coi nhân viên, việc đó mình mà nghỉ đi thì người khác không làm được, xin chủ nghỉ thì sợ không cho, tự động nghỉ thì sợ mất việc, nếu là chủ mà đóng cửa nghỉ thì công việc không xong…
17/04/2020(Xem: 7792)
Chúng ta, như những nhà khoa học, định nghĩa từ bi như thế nào? Đó là một thể trạng cảm xúc, một động cơ, một đặc điểm xử lý, hay một thái độ trau dồi? Trong chương giới thiệu này, chúng tôi trình bày một cơ chế định nghĩa cho từ bi, vị trí của từ bi trong phạm vi của những thuật ngữ liên hệ và kinh nghiệm tinh thần hướng độc giả đến những vấn đề then chốt được trình bày bởi những tác giả trong quyển sách này.
16/04/2020(Xem: 8206)
Trong nếp sống cộng đồng của người Việt Nam nói riêng và một vài nước Á Đông nói chung, truyền thống thờ kính chư Phật, thánh thần và những người thân trong gia đình luôn được gìn giữ cũng như thể hiện một cách rất thành kính. Phật giáo ngay từ lúc du nhập đã nhanh chóng góp phần và nâng cao thêm ý nghĩa thờ lạy ấy mà không đánh mất đi giá trị chân lý của chính mình. Ngược lại, qua việc thờ lạy luôn giúp khắc sâu thêm đạo nghĩa Tứ Ân làm trọng của mỗi một con người. Do đó, những ai không biết thờ kính tổ tiên đều không là người của xứ sở, đất nước này. Thậm chí còn bị xem là thành phần mất gốc, phàn bội nòi giống tổ tiên, ông bà mình.
16/04/2020(Xem: 7180)
Trưởng Cư sĩ Richard Reoch là cựu Giám đốc Truyền thông của Tổ chức Ân xá Quốc tế và hoạt động trong Chiến dịch Toàn cầu chống Tra tấn. Ông đã hợp tác với nhạc sĩ, ca sĩ, diễn viên người Anh Sting (Gordon Matthew Thomas Sumner CBE) và nhiều tổ chức nhân đạo, thành lập Quỹ Rừng mưa nhiệt đới (Rainforest Foundation) để bảo vệ rừng mưa Amazon, bảo vệ các bộ lạc thiểu số tại khu vực Amazon. Ông là một trong những người quan tâm đến việc bảo vệ môi trường, đặc biệt về sự biến mất quá nhanh của các khu rừng mưa trên thế giới.
15/04/2020(Xem: 6735)
Phản ứng của Bồ tát Đối với Đại dịch Viruscorona (The Bodhisattva Response to Coronavirus) Các bạn thân mến, Chúng ta có một sự lựa chọn. Như các dịch bệnh, động đất, lốc xoáy và lũ lụt, là một phần của chu kỳ sống trên hành tinh trái đất. Chúng ta sẽ trả lời như thế nào? Với lòng tham lam, hận thù, sợ hãi và thiếu hiểu biết? Điều này chỉ mang lại nhiều khổ đau. Hay với sự hào phóng, trong sáng, kiên định và tình yêu thương? Đây là thời gian dành cho tình yêu thương.
15/04/2020(Xem: 5680)
Nguyên lý của cuộc sống luôn luôn là bến bờ của hạnh phúc mà trong đó mọi sinh vật đều hướng đến bình yên theo từng nhịp thở. Nếu bạn không thở đúng nhịp đập của nội tại, thì bạn đánh mất chính mình và giá trị tồn tại của thực hữu. Thực hữu, dôi lúc, người ta hiểu mơ hồ về nó. Họ cứ cho tồn tại chính là thực hữu, nhưng không phải thế, Tồn tại là hiện tượng biểu hiện một cách có hệ thống trên phương diện kết hợp đủ các yếu tố điều kiện, còn thực hữu chính là bản chất của tồn tại. Lắm lúc không nhìn nhận đích xác, một số người trong chúng ta lại đem khái niệm sai lầm để gán ghép cho thực hữu.
12/04/2020(Xem: 7263)
Nhiều người đổ lỗi cho “đại dịch Viruscorona” (the coronavirus epidemic:https://time.com/tag/covid-19/) trên toàn cầu hóa, và nói rằng cách duy nhất để ngăn chặn nhiều dịch bệnh như thế là trừ khử toàn cầu hóa thế giới. Cách ly, hạn chế đi lại, giảm thiểu buôn bán. Tuy nhiên trong khi kiểm dịch ngắn hạn là điều cần thiết để ngăn dịch bệnh, thì sự cô lập lâu dài sẽ dẫn đến nền kinh tế bị suy sụp, lại không cung cấp bất kỳ phương dược hiệu nghiệm nào để chữa lành các loại bệnh truyền nhiễm vô cùng độc hại. Chỉ là điều trái ngược. Thực sự thuốc giải độc dành cho dịch bệnh hiểm ác không phải là sự phân biệt, mà là sự hợp tác.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]