Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ba Phương Diện Thực Tập

26/02/201920:49(Xem: 6024)
Ba Phương Diện Thực Tập

 PHƯƠNG DIỆN THỰC TẬP

                                                 

Nguyên bản: Three Ways to Practice

Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma

Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D.

Chuyển ngữ: Tuệ Uyển /Wednesday, December 27, 2017

 ba-phuong-tien-2

SỰ GIÁC NGỘ CỦA ĐỨC PHẬT NHƯ MỘT MẪU MỰC

 

Theo một số trường phái Phật giáo, Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni lần đầu tiên Giác Ngộ ở Ấn Độ vào thế kỷ thứ 6 trước Dương Lịch, qua sự thực hành con đường tu tập. Tuy nhiên, những người khác tin rằng Đức Phật đã thành tựu Giác Ngộ trước đó lâu xa và rằng trong hóa thân vào thế kỷ thứ 6 Đức Phật chỉ thị hiện con đường tu tập. Ở Tây Tạng, chúng tôi chấp nhận quan điểm sau, và những môn đồ học hỏi từ mẫu mực của ngài vấn đề thực hành như thế nào nhằm để đạt đến Giác Ngộ cho chính họ.

 

Trong trường hợp nào đi nữa, thì chúng ta cũng cần phải chú ý rằng:

 

  • Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni đã sinh ra trong một đời sống giàu sang của một hoàng tử trong một hoàng gia Ấn Độ. Vào lúc 29 tuổi, qua việc thấy khổ đau của thế giới, ngài đã từ bỏ vị trí vương giả, cắt bỏ mái tóc, rời bỏ gia đình và tiếp nhận đạo đức của một tu sĩ, một hệ thống của thái độ luân lý phẩm hạnh.
  • Trong sáu năm sau đó, ngài đã dấn thân trong thiền tập khổ hạnh vì mục tiêu thành tựu thiền định.
  • Sau đó, dưới gốc cây bồ đề ở Bồ Đề Đạo Tràng, ngài đã thực tập những kỷ năng đặc biệt để phát triển tuệ trí, và thành tựu Giác Ngộ. Ngài đã đi giáo hóa trong 45 năm, và nhập niết bàn vào lúc 81 tuổi.

 

Trong lịch sử cuộc đời Đức Phật, chúng ta thấy ba giai đoạn thực hành: đạo đức đến trước tiên, rồi thì thiền định và sau cùng là tuệ trí. Và chúng ta thấy rằng con đường tu tập cần thời gian.

 

THAY ĐỔI DẦN DẦN

 

Việc phát triển tâm thức phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân và điều kiện nội tại, rất giống một trạm không gian lệ thuộc vào hoạt động của nhiều thế hệ khoa học gia đã phân tích và thử nghiệm ngay cả một thành phần nhỏ nhất của nó. Không một trạm không gian hay một tâm thức Giác Ngộ nào có thể hoàn thành trong một đêm. Tương tự thế, những phẩm chất tâm linh phải được xây dựng qua những phương cách đa dạng. Tuy nhiên, không giống như trạm không gian, vốn được tạo thành bởi nhiều người hoạt động với nhau, thì tâm thức phải được phát triển bởi chính bạn mà thôi. Không có cách nào để cho người khác làm công việc giùm cho ta để ta thu thập các kết quả. Đọc những tường thuật về tiến trình tâm linh của một người nào đó sẽ không thể chuyển giao sự thực chứng của nó cho ta. Chúng ta phải tự phát triển nó.

 

Trau dồi một thái độ yêu thương và phát triển tuệ trí là những tiến trình chậm rãi. Khi chúng ta dần dần nhập tâm những kỷ năng cho việc phát triển đạo đức, tập trung tâm thức, và tuệ trí, những tình trạng không được chế ngự của tâm thức trở thành lập lại ngày càng ít dần và ít dần. Chúng ta sẽ cần thực tập những kỷ năng này ngày qua ngày, năm qua năm. Khi chúng ta chuyển hóa tâm thức chúng ta, chúng ta sẽ chuyển hóa [môi trường] chung quanh chúng ta. Những người khác sẽ thấy các lợi lạc từ sự thực tập của chúng ta về bao dung và yêu thương, và sẽ hành động để đem những sự lợi lạc này vào trong đời sống của chính họ.

 

BA SỰ THỰC TẬP

 

Giáo huấn của Đức Phật được phân chia thành ba tập hợp của kinh điển – tam vô lậu học.

 

  • Những nguyên tắc đạo đức – Giới
  • Những lời dạy về thiền tập trung  - Định
  • Những biểu hiện của tri thức giải thích về việc rèn luyện tuệ trí – Tuệ

 

Trong mỗi phần này, sự thực tập chính được diễn tả như một thể trạng đặc biệt từ sự hợp nhất của (1) “tĩnh lặng bất biến” (định) và (2) “tuệ giác đặc biệt” (tuệ). Nhưng nhằm để thành tựu một sự hợp nhất như vậy, trước tiên chúng ta phải chuẩn bị nền tảng của nó: đạo đức – giới.

 

THỨ TỰ THỰC TẬP

 

Đạo đức, thiền định, và tuệ trí – đây là thứ tự cần thiết của thực tập. Những lý do như sau:

 

  • Nhằm để cho trí của tuệ đặc biệt loại trừ những chướng ngại cho việc thấu hiểu thích đáng, và loại trừ những tình trạng tinh thần sai lầm ngay tại chính gốc rể của chúng, chúng ta cần thiền tập trung (chỉ - thiền định), một thể trạng nhất tâm hoàn toàn mà trong ấy tất cả những xao lãng nội tại đã được loại trừ. Bằng khác đi thì tâm quá bị phân tán. Không có thiền tập trung nhất điểm như vậy, tuệ trí không có năng lực, giống như ánh sáng của ngọn đèn trong ngọn gió nhẹ không thể chiếu sáng nhiều được. Do vậy, thiền định phải có trước tuệ trí.
  • Thiền nhất tâm liên hệ việc loại trừ những tán loạn vi tế nội tại chẳng hạn như tâm bị quá giải đải hay quá căng thẳng. Để làm như vậy chúng ta phải chấm dứt những tán loạn qua việc rèn luyện trong đạo đức của việc duy trì chánh niệm và ý thức với việc quan tâm đến các hành vi của thân thể và lời nói – liên tục tỉnh thức về những gì chúng ta đang làm với thân thể và lời nói. Không vượt thắng những tán loạn rõ ràng này, thì thật không thể vượt thắng những tán loạn vi tế hơn bên trong. Vì là qua duy trì chánh niệm mà chúng ta có thể thành đạt một sự tịch tĩnh của tâm thức, cho nên sự thực tập đạo đức phải đến trước sự thực tập thiền định (thiền tập trung, chỉ).

 

Trong kinh nghiệm của riêng tôi, việc tiếp nhận những thệ nguyện của một tu sĩ yêu cầu cho việc giảm thiểu những liên hệ và hoạt động nội tại, có nghĩa là tôi có thể tập trung hơn trong việc nghiên cứu tâm linh. Những thệ nguyện ngăn ngừa các hành vi thân thể và lời nói phản tác dụng làm cho tôi chánh niệm với thái độ của tôi và tiến về phía thẩm tra kỷ lưỡng những gì đang xảy ra trong tâm thức tôi. Điều này có nghĩa là ngay cả khi tôi không cố ý thực tập thiền tập trung, thì tôi cũng phải kiểm soát tâm thức tôi khỏi phân tán và vì vậy liên tục tiến về phía của thiền nhất tâm nội tại. Thệ nguyện đạo đức chắc chắn hành động như một nền tảng.

 

Nhìn vào ba sự thực tập – đạo đức, thiền định, và tuệ trí – chúng ta thấy rằng mỗi thứ phục vụ như căn bản của thứ kế tiếp. (Thứ tự này là minh chứng rõ ràng trong lịch sử cuộc đời của Đức Phật). Do vậy, tất cả những tiến trình tâm linh lệ thuộc vào nền tảng của đạo đức thích hợp.

 

Trích từ quyển How to Practice the Way to a Meaningful Life

Ẩn Tâm Lộ, Wednesday, January 3, 2018

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/05/2019(Xem: 8000)
Đến tận giây phút này, giờ phút ngồi trước máy tính gõ bàn phím, khi tóc đã bạc sương vào tuổi sáu mươi của đời người ngắn ngủi, tôi vẫn còn nhớ như in buổi học môn Văn của lớp 9/5. Thầy, tôi nhớ không lầm là thầy dạy thế, tạm thời đứng lớp thay cho thầy Xuân mới chuyển công tác, nên cái duyên kết dính với lớp của tôi rất mỏng manh. Buổi học đó thầy giảng đến bài “Các thể loại Thơ”, cứ mỗi thể thơ nhắc đến đều được thầy đưa ví dụ một bài thơ tiêu biểu, và đến thể thơ “Ngũ ngôn” thì thầy đọc ngâm: “Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu, giấy đỏ Bên phố đông người qua…”
17/05/2019(Xem: 7092)
Theo Yahoo News ngày 19/11/2018, nữ dân biểu Hồi Giáo ILhan Omar vừa đắc cử ở Minnesota (nơi đông đảo sắc dân Somalia) nói rằng bà sẽ tranh đấu để hủy bỏ lệnh cấm mang khăn trùm đầu tại phòng họp của Hạ Viện kéo dài đã 181 năm. Các dân biểu của Đảng Dân Chủ tuần rồi loan báo (vào Tháng Giêng 2019) họ sẽ thay đổi luật cấm choàng khăn tại đây mà điều luật này cũng có nghĩa là cấm đội khăn trùm đầu mà Bà Omar đang đội. Bà Omar còn nói rằng, không ai trùm chiếc khăn này lên đầu tôi. Đó là lựa chọn của tôi và nó được Tu Chính Án Số Một bảo vệ. (No one puts a scarf on my head but me, Omar wrote. “It’s my choice - one protected by the First Amendment.)
16/05/2019(Xem: 8445)
Từ Bi là căn bản của đạo, căn bản của tất cả pháp lành, như đã được Đức Phật thuyết trong kinh Đại Bát Niết Bàn: “Nếu có người hỏi gì là căn bổn của tất cả pháp lành? Nên đáp: Chính là tâm từ… Này thiện nam tử (Ca Diếp Bồ Tát)! Tâm từ chính là Phật tánh của chúng sanh, Phật tánh như vậy từ lâu bị phiền não che đậy nên làm cho chúng sanh chẳng đặng nhìn thấy. Phật tánh chính là tâm từ, tâm từ chính là Như Lai (Đại Bát Niết Bàn, Tập I, Phẩm Phạm Hạnh (1999, PL2543), tr.520, Hòa Thượng Thích Trí Tịnh dịch, Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh). Vì thế, người con Phật không thể không thực hành hạnh từ bi.
14/05/2019(Xem: 16813)
Ở tuổi 65 của năm nay là tuổi bắt đầu đi xuống. Bệnh tật đã thể hiện ở thân và từ từ thì giờ dành cho Bác sĩ cũng như Nha sĩ nhiều hơn những năm trước; nhưng trong tâm tôi vẫn luôn cố gắng là lạy cho xong quyển 2 của bộ kinh Đại Bát Niết Bàn mỗi chữ mỗi lạy trong mỗi mùa An Cư Kiết Hạ tại chùa Viên Giác Hannover. Đó là tâm nguyện của tôi, mong rằng sức khỏe sẽ cho phép để thực hiện xong nguyện vọng đã có từ hơn 30 năm nay tôi vẫn cùng Đại chúng chùa Viên Giác tại Hannover trong mỗi mùa An Cư Kiết Hạ thường thực hành như vậy. Đây không phải là việc khoa trương, mà là một pháp tu, một hạnh nguyện. Do vậy tôi vẫn thường nói rằng: Nếu sau nầy tôi có ra đi, mọi việc khen chê hãy để lại cho đời; chỉ nên nhớ một điều là từ 50 năm nay (1964-2014) trong suốt 50 năm trường ấy tôi đã hành trì miên mật kinh Lăng Nghiêm vào mỗi buổi sáng tại chùa, tại tư gia hay trên máy bay, xe hơi, tàu hỏa v.v… và cũng trong suốt 30 năm (1984-2014) vào mỗi tối từ 20 giờ đến 21 giờ 30 trong mỗi mùa An Cư Kiết Hạ
12/05/2019(Xem: 8722)
Trong một kinh về tuệ trí hoàn thiện (bát nhã), Đức Phật đã đưa ra tuyên bố thậm thâm như sau: Trong tâm, tâm không tìm thấy được, bản chất của tâm là linh quang.
12/05/2019(Xem: 6533)
Kinh luận của Phật giáo nói với chúng ta rằng trên việc thực chứng tánh không, vọng tưởng về sự tồn tại cố hữu yếu đi, nhưng điều này không phải như sau một sự thực chứng đơn lẻ, ngắn gọn.
10/05/2019(Xem: 5690)
Y vàng thanh thoát chốn chùa chiền, Tỏa sáng niềm tin tỏa ánh thiêng Pháp lữ huân tu nền định tuệ Tăng thân trưởng dưỡng giới hương thiền An Cư thúc liễm ngời hoa giác Kiết Hạ tu trì rạng sắc liên K Nhưng tại sao lại khó như vậy ?có phải chăng, vì muốn được thân người, phải cả đời giữ gìn ngũ giới nghiêm ngặt:(1/ không sát sanh, 2/ không trộm cướp, 3/ không tà dâm. 4/ không nói dối, 5/ không uống ruợu). Nhưng vì sự hấp dẫn của “ngũ dục”(tài, sắc, danh, thực, thuỳ) để rồi thuận theo dòng vô minh, xem những tiện nghi vật chất trên thế gian này là trường tồn vĩnh viễn, là hạnh phúc muôn đời, xem những thành công về hình tướng là sự thành tựu chí nguyện, nên mặc sức để cho dòng đời lôi cuốn vào đường “thị phi”, “danh lợi” xem việc hưởng thụ “ngũ dục” là lẽ đương nhiên, là vinh dự và hạnh phúc. Từ đó lơ đểnhnăm điều cấm giới.Một khi sức giữ năm giới cấm, một cáchlơ là,mãi “lang thang làm kiếp phong trần, quê nhà ngày một muôn lần dặm xa”thì cơ hội kiếp sau làm lại được thân người,
09/05/2019(Xem: 7593)
Bà La Môn Giáo là Đạo giáo có xuất xứ từ Ấn Độ và Đạo nầy đã tồn tại ở đó cho đến ngày nay cũng đã trên dưới 5.000 năm lịch sử. Họ phân chia giai cấp để trị vì thiên hạ, mà giai cấp đầu tiên là giai cấp Bà La Môn, gồm các Giáo Sĩ, rồi Sát Đế Lợi gồm những Vua, Chúa quý Tộc. Kế đó là Phệ Xá gồm những thương nhơn, Thủ Đà La và cuối cùng là hạng cùng đinh . Những người có quyền bính trong tay như Bà La Môn hay Giáo Sĩ, họ dựa theo Thánh Kinh Vệ Đà để hành xử trong cuộc sống hằng ngày; nghĩa là từ khi sinh ra cho đến khi lớn khôn, học hành, thi cử, ra làm việc nước và giai đoạn sau đó là thời kỳ họ lánh tục, độ tuổi từ 40 trở lên và họ trở thành những vị Sa Môn sống không gia đình, chuyên tu khổ hạnh để tìm ra chân lý.
08/05/2019(Xem: 7286)
Tùy duyên là hoan hỷ chấp nhận những gì xảy ra trong hiện tại, ngưng đối kháng và bình thản chờ đợi nhân duyên thích hợp hội tụ. Nhiều khi chính thái độ ngưng đối kháng và bình thản chờ đợi ấy lại là nhân duyên quan trọng để kết nối với những nhân duyên tốt đẹp khác.
06/05/2019(Xem: 7951)
Được đăng trong Advice from Lama Zopa Rinpoche, Lama Zopa Rinpoche News and Advice. Trong khóa thiền lamrim dài tháng tại Tu Viện Kopan năm 2017, Lama Zopa Rinpoche đã dạy về nghiệp, giảng giải một vần kệ từ Bodhicharyavatara (Hướng Dẫn Về Bồ Tát Hạnh) của ngài Tịch Thiên (Shantideva), đạo sư Phật giáo vĩ đại vào thế ký thứ 8 của Ấn Độ. Đây là những điều Rinpoche đã dạy: Tác phẩm Bodhicharyavatara có đề cập rằng “Trong quá khứ, tôi đã hãm hại những chúng sanh khác như thế, vì vậy nên việc chúng sanh hại tôi là xứng đáng. Đối với tôi thì việc nhận lãnh sự hãm hại này là xứng đáng.”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]