Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ba Phương Diện Thực Tập

26/02/201920:49(Xem: 6033)
Ba Phương Diện Thực Tập

 PHƯƠNG DIỆN THỰC TẬP

                                                 

Nguyên bản: Three Ways to Practice

Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma

Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D.

Chuyển ngữ: Tuệ Uyển /Wednesday, December 27, 2017

 ba-phuong-tien-2

SỰ GIÁC NGỘ CỦA ĐỨC PHẬT NHƯ MỘT MẪU MỰC

 

Theo một số trường phái Phật giáo, Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni lần đầu tiên Giác Ngộ ở Ấn Độ vào thế kỷ thứ 6 trước Dương Lịch, qua sự thực hành con đường tu tập. Tuy nhiên, những người khác tin rằng Đức Phật đã thành tựu Giác Ngộ trước đó lâu xa và rằng trong hóa thân vào thế kỷ thứ 6 Đức Phật chỉ thị hiện con đường tu tập. Ở Tây Tạng, chúng tôi chấp nhận quan điểm sau, và những môn đồ học hỏi từ mẫu mực của ngài vấn đề thực hành như thế nào nhằm để đạt đến Giác Ngộ cho chính họ.

 

Trong trường hợp nào đi nữa, thì chúng ta cũng cần phải chú ý rằng:

 

  • Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni đã sinh ra trong một đời sống giàu sang của một hoàng tử trong một hoàng gia Ấn Độ. Vào lúc 29 tuổi, qua việc thấy khổ đau của thế giới, ngài đã từ bỏ vị trí vương giả, cắt bỏ mái tóc, rời bỏ gia đình và tiếp nhận đạo đức của một tu sĩ, một hệ thống của thái độ luân lý phẩm hạnh.
  • Trong sáu năm sau đó, ngài đã dấn thân trong thiền tập khổ hạnh vì mục tiêu thành tựu thiền định.
  • Sau đó, dưới gốc cây bồ đề ở Bồ Đề Đạo Tràng, ngài đã thực tập những kỷ năng đặc biệt để phát triển tuệ trí, và thành tựu Giác Ngộ. Ngài đã đi giáo hóa trong 45 năm, và nhập niết bàn vào lúc 81 tuổi.

 

Trong lịch sử cuộc đời Đức Phật, chúng ta thấy ba giai đoạn thực hành: đạo đức đến trước tiên, rồi thì thiền định và sau cùng là tuệ trí. Và chúng ta thấy rằng con đường tu tập cần thời gian.

 

THAY ĐỔI DẦN DẦN

 

Việc phát triển tâm thức phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân và điều kiện nội tại, rất giống một trạm không gian lệ thuộc vào hoạt động của nhiều thế hệ khoa học gia đã phân tích và thử nghiệm ngay cả một thành phần nhỏ nhất của nó. Không một trạm không gian hay một tâm thức Giác Ngộ nào có thể hoàn thành trong một đêm. Tương tự thế, những phẩm chất tâm linh phải được xây dựng qua những phương cách đa dạng. Tuy nhiên, không giống như trạm không gian, vốn được tạo thành bởi nhiều người hoạt động với nhau, thì tâm thức phải được phát triển bởi chính bạn mà thôi. Không có cách nào để cho người khác làm công việc giùm cho ta để ta thu thập các kết quả. Đọc những tường thuật về tiến trình tâm linh của một người nào đó sẽ không thể chuyển giao sự thực chứng của nó cho ta. Chúng ta phải tự phát triển nó.

 

Trau dồi một thái độ yêu thương và phát triển tuệ trí là những tiến trình chậm rãi. Khi chúng ta dần dần nhập tâm những kỷ năng cho việc phát triển đạo đức, tập trung tâm thức, và tuệ trí, những tình trạng không được chế ngự của tâm thức trở thành lập lại ngày càng ít dần và ít dần. Chúng ta sẽ cần thực tập những kỷ năng này ngày qua ngày, năm qua năm. Khi chúng ta chuyển hóa tâm thức chúng ta, chúng ta sẽ chuyển hóa [môi trường] chung quanh chúng ta. Những người khác sẽ thấy các lợi lạc từ sự thực tập của chúng ta về bao dung và yêu thương, và sẽ hành động để đem những sự lợi lạc này vào trong đời sống của chính họ.

 

BA SỰ THỰC TẬP

 

Giáo huấn của Đức Phật được phân chia thành ba tập hợp của kinh điển – tam vô lậu học.

 

  • Những nguyên tắc đạo đức – Giới
  • Những lời dạy về thiền tập trung  - Định
  • Những biểu hiện của tri thức giải thích về việc rèn luyện tuệ trí – Tuệ

 

Trong mỗi phần này, sự thực tập chính được diễn tả như một thể trạng đặc biệt từ sự hợp nhất của (1) “tĩnh lặng bất biến” (định) và (2) “tuệ giác đặc biệt” (tuệ). Nhưng nhằm để thành tựu một sự hợp nhất như vậy, trước tiên chúng ta phải chuẩn bị nền tảng của nó: đạo đức – giới.

 

THỨ TỰ THỰC TẬP

 

Đạo đức, thiền định, và tuệ trí – đây là thứ tự cần thiết của thực tập. Những lý do như sau:

 

  • Nhằm để cho trí của tuệ đặc biệt loại trừ những chướng ngại cho việc thấu hiểu thích đáng, và loại trừ những tình trạng tinh thần sai lầm ngay tại chính gốc rể của chúng, chúng ta cần thiền tập trung (chỉ - thiền định), một thể trạng nhất tâm hoàn toàn mà trong ấy tất cả những xao lãng nội tại đã được loại trừ. Bằng khác đi thì tâm quá bị phân tán. Không có thiền tập trung nhất điểm như vậy, tuệ trí không có năng lực, giống như ánh sáng của ngọn đèn trong ngọn gió nhẹ không thể chiếu sáng nhiều được. Do vậy, thiền định phải có trước tuệ trí.
  • Thiền nhất tâm liên hệ việc loại trừ những tán loạn vi tế nội tại chẳng hạn như tâm bị quá giải đải hay quá căng thẳng. Để làm như vậy chúng ta phải chấm dứt những tán loạn qua việc rèn luyện trong đạo đức của việc duy trì chánh niệm và ý thức với việc quan tâm đến các hành vi của thân thể và lời nói – liên tục tỉnh thức về những gì chúng ta đang làm với thân thể và lời nói. Không vượt thắng những tán loạn rõ ràng này, thì thật không thể vượt thắng những tán loạn vi tế hơn bên trong. Vì là qua duy trì chánh niệm mà chúng ta có thể thành đạt một sự tịch tĩnh của tâm thức, cho nên sự thực tập đạo đức phải đến trước sự thực tập thiền định (thiền tập trung, chỉ).

 

Trong kinh nghiệm của riêng tôi, việc tiếp nhận những thệ nguyện của một tu sĩ yêu cầu cho việc giảm thiểu những liên hệ và hoạt động nội tại, có nghĩa là tôi có thể tập trung hơn trong việc nghiên cứu tâm linh. Những thệ nguyện ngăn ngừa các hành vi thân thể và lời nói phản tác dụng làm cho tôi chánh niệm với thái độ của tôi và tiến về phía thẩm tra kỷ lưỡng những gì đang xảy ra trong tâm thức tôi. Điều này có nghĩa là ngay cả khi tôi không cố ý thực tập thiền tập trung, thì tôi cũng phải kiểm soát tâm thức tôi khỏi phân tán và vì vậy liên tục tiến về phía của thiền nhất tâm nội tại. Thệ nguyện đạo đức chắc chắn hành động như một nền tảng.

 

Nhìn vào ba sự thực tập – đạo đức, thiền định, và tuệ trí – chúng ta thấy rằng mỗi thứ phục vụ như căn bản của thứ kế tiếp. (Thứ tự này là minh chứng rõ ràng trong lịch sử cuộc đời của Đức Phật). Do vậy, tất cả những tiến trình tâm linh lệ thuộc vào nền tảng của đạo đức thích hợp.

 

Trích từ quyển How to Practice the Way to a Meaningful Life

Ẩn Tâm Lộ, Wednesday, January 3, 2018

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/11/2023(Xem: 3118)
“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, một chữ cũng là Thầy, nửa chữ cũng là Thầy là câu lưu truyền để nói lên công ơn của những người Thầy đã dành cho chúng ta, dù nhiều hay ít, cũng là những nền tảng để mỗi người có được sự hiểu biết và phát triển theo hướng tích cực. Tôn sư trọng đạo vốn là truyền thống cao đẹp, thiêng liêng của dân tộc Việt Nam, trải qua bao đời, truyền thống này vẫn luôn được giữ gìn như một gốc rễ tạo nên nhân cách, đạo đức và kiến thức cho mỗi con người, bởi không ai lớn lên mà không cần đến người dẫn dắt, hướng dẫn, không ai tự nhiên tài giỏi, hiểu biết mà không có một người Thầy.
02/11/2023(Xem: 3918)
Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Năm nào xứ Huế cũng lụt lội, dường như bão lụt đã trở thành .. ''đặc sản'' không thể thiếu của miền Trung. Được sự quan tâm chia sẻ của quý vị Phật tử và các vị hảo tâm, Hội Từ thiện Trái Tim Bồ Đề (Bodhgaya Heart Foundation) chúng tôi vừa thực hiện một buổi phát quà từ thiện dành cho những người dân nghèo, những người hoàn cảnh khó khăn.. thuộc huyện Phong Điền- Thừa Thiên Huế.. Chư Ni chùa Siêu Quần đã đại diện Hội từ thiện trao tặng cho người dần 500 phần quà, mỗi phần trị giá 400k gồm 10 ký gạo, thùng mì, dầu ăn, đường, bột ngọt, nước tương, sữa và bì thư 100k.
15/10/2023(Xem: 2888)
Mừng ngày Tiếp nối Thiền sư Thích Nhất Hạnh và Ngày Doanh Nhân Việt Nam, Thái Hà Books chính thức phát hành cuốn sách quý, rất ý nghĩa “Trái tim của Bụt” với 02 phiên bản đặc biệt và phổ thông. Sách được thực hiện và gia công trang trọng, công phu, nội dung có bổ sung hình minh họa dễ hiểu cho các doanh nhân và độc giả cảm nhận rõ hơn những thông điệp của sách, để chúng ta nhắc nhau thực hành lối sống phụng sự trong hạnh phúc, để cùng nhau đi đứng nằm ngồi, nói cười và tiếp xử với nhau trong hỷ lạc và an vui, để mỗi chúng ta cùng tiếp nối sự nghiệp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
13/10/2023(Xem: 2197)
Người đời, từ khi sinh ra đến khi lớn lên, luôn có một mong cầu, đó là “sống và tận hưởng”, quan niệm đó hình thành và tồn tại cho đến khi con người mất đi, bởi lạc thú và những vật chất xa hoa là thứ khiến cho người ta hướng đến, chinh phục và khao khát có được, bởi khi có được những điều đó, người ta mới thấy cuộc đời là đáng sống.
13/10/2023(Xem: 4472)
Tứ Niệm Xứ là pháp hành (phương pháp thực hành Giáo Pháp) do Đức Phật khám phá và truyền dạy, bao gồm sự thực hành bốn loại Chánh Niệm (Trí nhớ Chánh) về Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Mục đích là để Thấy Biết như thật về Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Vậy những lợi ích cụ thể khi thực hành Tứ Niệm Xứ là gì?
07/10/2023(Xem: 3064)
Thân đau yếu là để dạy cho Tâm biết Vô Thường!! - Thân thể đau yếu, bệnh tật là để tâm khởi lên sự chán ghét thế gian và có tác dụng làm sụp đổ các hy vọng . Tâm điên đảo, vọng tưởng chạy theo đủ thứ suy nghĩ là để giúp cho chúng ta thấy rõ cái đam mê, cái tham ái vào bản ngã.
03/10/2023(Xem: 1946)
Khó- Dễ trong đời DỄ là nói chẳng nghĩ suy KHÓ là cẩn trọng những gì nói ra. DỄ làm đau đớn người ta KHÓ sao hàn gắn bao là vết thương!
22/09/2023(Xem: 2360)
BẠN CÓ BIẾT, VÌ SAO BHUTAN LÀ ĐẤT NƯỚC HẠNH PHÚC? Hạnh phúc của Bhutan đến từ những điều bình dị nhất: ▪️BÌNH DỊ QUA MÓN ĂN: Ăn là nhu cầu cơ bản để nuôi cơ thể sinh học, nhưng không phải sống để ăn, vì vậy thức ăn là quà tặng của tự nhiên, là tình thương của người gieo trồng, là sự ấm áp và chân thành của người chế biến, nên khi ăn họ cảm thấy hạnh phúc.
22/09/2023(Xem: 4345)
Mỗi người trong cuộc sống này luôn có một thử thách để chinh phục và vượt qua, đó là gì? Phải chăng là một vị trí cao trong xã hội? Một gia tài đồ sộ? Một danh tiếng lẫy lừng? Là vượt qua tất cả người khác để chiếm giữ vị trí độc tôn?
22/09/2023(Xem: 7739)
Nhiều lần viết thư em thường mong được giúp! Làm sao thả lỏng tâm trí để ngẩng cao đầu Phản ứng người khác khiến thao thức đêm thâu Ôi ! chỉ biết trả lời ….“ Em cứ khóc, nhưng em đừng gục ngã “
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]