Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

12 - Từ ái yêu thương như căn bản của nhân quyền

09/02/201920:14(Xem: 5040)
12 - Từ ái yêu thương như căn bản của nhân quyền

TỪ ÁI YÊU THƯƠNG NHƯ CĂN BẢN CỦA NHÂN QUYỀN

 

 

 

 

Biết sự tương ứng

về hành động và kết quả của chúng.

Trong thực tế hãy luôn luôn giúp đở chúng sinh,

Giống như giúp đở chính mình.

 

- LONG THỌ, Tràng Hoa Quý Báu

 

 

 Chính là con người có một cảm nhận đáng giá về cái "tôi" và đồng hành một cách tự nhiên từ cảm nhận ấy  mà chúng ta muốn theo đuổi hạnh phúc và lẫn tránh khổ đau.  Đây là quyền lợi bẩm sinh của chúng ta, và điều không cần phải bàn cải gì hơn nữa.  Những chúng sinh khác cũng mong ước được tự do khỏi khổ đau, vì thế nếu chúng ta có quyền vượt thắng khổ đau, thế thì những chúng sinh khác tự nhiên cũng có cùng quyền con người như vậy.  Vậy thì điều gì là sự khác biệt giữa tự thân và người khác?  Có một sự khác biệt lớn lao con số, nếu không phải là bản chất.  Những người khác là con số nhiều hơn ta vô cùng.  Ta chỉ là một, và con số của những chúng sinh khác là vô hạn.

 

Ai là quan trọng hơn, ta hay những người khác?  Tôi chỉ là một thầy tu Đạo Phật, nhưng những chúng sinh khác là con số vô biên.  Kết luận là rõ ràng, ngay cả nếu một nổi khổ nho nhỏ xảy ra đến tất cả những người khác, phạm vi là vô hạn, trái lại khi điều gì đấy xảy ra cho tôi, nó là giới hạn đến chỉ một người.  Khi chúng ta nhìn vào những người khác trong cách này, tự thân là không quá quan trọng.

 

Trong mười người bệnh, ai không muốn hạnh phúc?  Không ai cả.  Tất cả mọi người muốn thoát khỏi bệnh tật của họ.  Trong sự thực tập vị tha, không có lý do nào ngoại lệ nào để đối xử với một người tốt đẹp hơn trong khi quên lãng những người khác.  Trong thế giới này có hàng tỉ người, người nào, cũng giống như tôi, không ai muốn khổ đau và thật sự muốn hạnh phúc.

 

Từ quan điểm của chính mình, hãy nhớ rằng tất cả chúng sinh đã từng giúp đở chúng ta qua phạm vi những đời sống quá khứ và sẽ hổ trợ chúng ta trong những kiếp sống tương lai.  Do vậy, không có lý do nào để đối xử người nào đấy là tốt đẹp hơn những người khác là tệ hại hơn.

 

Tất cả chúng ta có một bản chất của khổ đau và vô thường.  Một khi chúng ta nhận ra rằng cộng đồng chúng ta ở trong một sự khốn khó [của khổ đau và nhất là vô thường], không lý do nào trong việc đấu tranh lẫn nhau.  Hãy xem một nhóm tù nhân sắp bị hành quyết.  Trong thời gian họ ở với nhau trong nhà tù, tất cả bọn họ sẽ đi đến chỗ kết cục.  Không có ý nghĩa gì trong việc tranh cải trong những ngày còn lại của họ.  Tất cả chúng ta quyện kết trong cùng một bản chất của khổ đau và vô thường, chắc chắn không có lý do gì để tranh đấu với nhau.

 

 

THIỀN QUÁN

 

1- Hãy chú ý kinh nghiệm tự nhiên của chúng ta về cái "tôi", như trong "tôi muốn điều này", "tôi không muốn điều nọ."

 

2- Hãy nhận ra rằng thật tự nhiên để muốn hạnh phúc và không muốn đớn đau.  Điều này là đúng và không cần đòi hỏi tranh cải gì nữa, được đánh giá một cách giản dị bằng sự kiện rằng  chúng ta muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau một cách bẩm sinh.

 

3- Được căn cứ trên khát vọng tự nhiên này, chúng ta có quyền đạt được hạnh phúc và loại bỏ khổ đau.

 

4- Xa hơn, giống như chúng ta có cảm nhận này và quyền lợi này, người khác cũng có cùng cảm nhận và cùng quyền lợi một cách bình đẳng.

 

5- Hãy phản chiếu trên sự kiện rằng sự khác biệt giữa tự thân và người khác là ta chỉ là một người đơn lẻ, trái là những người khác là vô lượng.

 

6- Đề ra câu hỏi này: mọi người phải được dùng đến cho việc đạt đến hạnh phúc của tôi, hay tôi nên giúp đở người khác đạt được hạnh phúc?

 

7- Hãy tự tưởng tượng, trầm tĩnh và hợp lý, việc nhìn vào quyền lợi của chính mình trong một phiên bản khác - nhưng cái tự ngã này tự hào quá đáng, không nghĩ đến quyền lợi của người khác, quan tâm chỉ với tự thân của nó, sẳn sàng để làm bất cứ điều gì để thỏa mãn nó.

 

8- Hãy hình dung bên trái ta một số những người khốn khó không liên hệ đến ta, nghèo nàn và đau khổ.

 

9- Bây giờ, ta đang ở ngay chính giữa là một người nhạy cảm không thành kiến.  Hãy xem cả hai bên muốn hạnh phúc và muốn tiêu trừ khổ đau; trong cách này, họ là đồng đẳng, giống nhau.  Và cả  hai bên có quyền để hoàn tất mục tiêu của họ.

 

10- Nhưng hãy nghĩ:

 

Người với động cơ vị kỷ ở bên phải chỉ là một con người, trái lại những người khác là con số lớn hơn nhiều, ngay cả là vô hạn.  Ai là người quan trọng hơn?  Con người vị kỷ đơn lẻ và ngu si đó, hay nhóm người nghèo, và bất lực nọ?

 

Ta sẽ chọn phía nào?  Như một người không định kiến ở giữa, chúng ta sẽ liên hệ một cách tự nhiên đến số lượng lớn những người đau khổ; không có cách nào tránh khỏi bị áp đảo với những nhu cầu  của đám đông, một cách đặc biệt trong sự tương phản đến một người với các tính tự hào, ngu si ấy.

 

11-  Hãy phản chiếu:  Nếu tôi, chỉ là một người, lợi dụng số đông, thật là trái ngược với tính người của tôi.  Thực tế, hy sinh một trăm đô la vì lợi ích của một đô la là rất ngu ngơ, nhưng dùng một đô la vì lợi ích của một trăm đô la là rất thông tuệ.

 

12- Nghĩ theo cách này, quyết định:

 

Tôi sẽ hướng trực tiếp năng lượng của tôi đến nhiều người hơn là đến con người vị kỷ này.  Mỗi bộ phận của thân thể được xem đồng đẳng là thân thể và được bảo vệ khỏi đau đớn; vì thế tất cả chúng sinh được bảo vệ bình đẳng khỏi khổ đau.

 

Đối với tôi, phương pháp thiền quán này đặc biệt hiệu quả.  Rất rõ ràng rằng tất cả những rắc rối trên trái đất này một cách căn bản là qua chủ nghĩa vị ngã và tự yêu mến riêng mình.  Chúng ta có thể thấu hiều những nguyên tắc của phương pháp thiền quán này từ kinh nghiệm của riêng mình ngay trong kiếp sống này - rằng sự tự yêu mến đưa đến ý chí tệ hại, ngay cả giết người, và yêu mến người khác đưa đến những đạo đức chẳng hạn như từ bỏ giết hại, trộm cắp, tà dâm, nói dối, nói lời chia rẻ, nói lời thô ác, nói lời vô ích.

 

Với phương pháp thiền quán này, ngay cả nếu chúng ta không tỉnh thức về lòng ân cần với người khác, chúng ta có thể học hỏi để yêu mến người khác.  Hãy nhớ rằng chúng ta yêu mến chính mình một cách tự nhiên, không phải trong bất cứ ý nghĩa nào là chúng ta đã và đang tử tế với chính mình.  Từ chính thực tế rằng chúng ta yêu mến đời sống của mình, chúng ta muốn loại trừ khổ đau và đạt được hạnh phúc.  Trong cùng cách ấy, tất cả chúng sinh tự nhiên yêu mến chính họ, và từ điều này họ muốn xa tránh khổ đau và đạt đến hạnh phúc.  Tất cả chúng ta cũng giống như thế, sự khác biệt là người khác là rất nhiều, trái lại ta chỉ là một.  Ngay cả nếu chúng ta có thể dùng tất cả những người khác cho những mục tiêu của chính mình, chúng ta cũng sẽ không hạnh phúc.  Nhưng nếu ta, chỉ là một con người, phục vụ người khác một cách trọn vẹn như chúng ta có thể làm, hành động này sẽ một nguồn gốc của niềm an vui nội tại.

 

Thật dễ dàng để thấu hiểu rằng chúng ta sẽ mất mát nếu chúng ta quên lãng mọi người khác qua việc quá nhấn  mạnh đến chính mình và chúng ta sẽ gặt hái rất lớn từ việc quý trọng người khác khi chúng ta yêu mến chính mình.  Vì những sự kiện này được chứng thực bởi kinh nghiệm của chính chúng ta.  Tôi thấy rằng phương pháp thiền quán này có một tác động rất lớn.

 

Hãy tiếp nhận những sự thực tập này vào trong trái tim và chúng ta dần dần sẽ trở nên ít vị kỷ hơn và có sự tôn trọng hơn với người khác.  Với một thái độ như vậy, từ ái và bi mẫn thật sự có thể lớn mạnh.

 

 

TÓM LƯỢC

 

Nhiều loại ý thức giá trị phát sinh từ nhận thức căn bản, tự nhiên, và rõ ràng.  Tất cả chúng ta có một cái "tôi" bẩm sinh, mặc dù nếu chúng ta cố gắng để xác định vị trí của cái "tôi" này, nhưng chúng ta gặp phải nhiều khó khăn.  Ý nghĩa này của cái "tôi" cho chúng ta một sự khát vọng hợp lý đến hạnh phúc và một mong ước không khổ đau.

 

Có những trình độ khác nhau của hạnh phúc và những loại khổ đau khác nhau.  Những thứ vật chất thường đáp ứng đến hạnh phúc thân thể, trái lại sự phát triển tâm linh đáp ứng đến hạnh phúc tâm linh.  Vì cái "tôi" của chúng ta có hai khía cạnh - thân thể và tinh thần - chúng ta cần một sự phối hợp bất khả phân của tiến trình vật chất và tiến trình nội tại hay tâm linh.  Việc cân bằng những thứ này là thiết yếu để khai thác tiến trình vật chất và sự phát triển nội tại cho sự tốt đẹp của xã hội loài người.

 

Sơ đồ cho sự phát triển thế giới phát sinh từ mong ước này để đạt được hạnh phúc và giải thoát khổ đau.  Nhưng có những trình độ cao hơn của hạnh phúc vượt khỏi những hình thức trần tục này, mà trong ấy chúng ta tìm cầu điều đấy cho mục tiêu dài hạn không chỉ hạn chế trong kiếp sống này.  Giống như chúng ta cần một nhận thức sâu rộng có thể bảo vệ môi trường, chúng ta cần một nhận thức nội tại thâm sâu mở rộng đến những kiếp sống tương lai.

 

Tôi thường khuyến nghị rằng ngay cả nếu chúng ta phải vị kỷ, thế thì vị kỷ một cách thông tuệ.  Những người thông tuệ phụng sự người khác một cách chân thành, đặt những nhu cầu của người khác bên trên chính mình.  Kết quả căn bản sẽ là chúng ta sẽ hạnh phúc hơn.  Những loại vị kỷ đưa đến đánh nhau, giết chóc, trộm cắp, và sử dụng lời thô ác - quên lợi ích người khác, luôn nghĩ về chính mình, "tôi, tôi, tôi" sẽ đưa đến kết quả trong sự mất mát của chính mình.  Những người khác có thể nói những lời đẹp đẻ trước mặt chúng ta, nhưng sau lưng chúng ta họ sẽ nói những lời không đẹp.

 

Sự thực tập vị tha là một cung cách xác thực để hướng dẫn đời sống nhân loại và không chỉ giới hạn trong tôn giáo.  Cốt lõi sự tồn tại của chúng ta là, như những con người, chúng ta sống những đời sống có mục tiêu và đầy đủ ý nghĩa.  Mục tiêu của chúng ta là để phát triển một trái tim nồng ấm.  Chúng ta thấy ý nghĩa trong việc là một người thân hữu đến mọi người.  Cội nguồn duy nhất của hòa bình trong gia đình, xứ sở, và thế giới là lòng vị tha - từ ái yêu thương và bi mẫn ân cần.

 

Nguyên tác:  Love as the basic of human rights

Ẩn Tâm Lộ ngày 14-3-2012

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/08/2013(Xem: 10316)
Hơn nửa thế kỷ qua nếp sống đạo hạnh sáng ngời của Ôn đã gắn liền với sinh mệnh của Tăng Ni và tín đồ Phật tử, đặc biệt là Tăng chúng ở các Phật học viện Báo Quốc Huế, Hải Đức Nha Trang và Quảng Hương Già Lam Sài Gòn. Ôn đã yêu thương dưỡng dục chúng Tăng như cha mẹ thương yêu lo lắng cho con. Những ai may mắn được gần gũi Ôn, dù nhìn ở góc độ nào cũng nhận ra điều đó.
14/08/2013(Xem: 7309)
Bao năm bon chen, lăn lộn, nếm đủ mùi sóng gió của cuộc đời hầu chu toàn cái trách vụ công dân, làm con, làm chồng, làm cha… nhỏ thì cặm cụi học hành thi cử, lớn lên lo công ăn việc làm, công danh sự nghiệp; lập gia đình rồi thì lo con cái ăn học, dựng vợ gả chồng; hết con lại đến cháu nội, cháu ngoại,
13/08/2013(Xem: 15931)
Hôm nay chúng tôi được quý ôn, quý thầy trên cho phép và tạo điều kiện cho chúng tôi gặp gỡ đại chúng và quý Phật tử có nhân duyên. Trong hai năm qua, từ các buổi học về Câu xá, học Luật, các thầy, các chú đã có nghe tiếng nói của tôi rồi, nhưng nay mình mới có dịp để nói chuyện với nhau.
13/08/2013(Xem: 8751)
Tôi lớn lên bên cạnh người mẹ Nhật. Bà là một Phật tử. Cha tôi là người Anh gốc Nga, theo đạo Do Thái. Tôi đã tìm hiểu về nhiều tôn giáo, phong tục và văn hóa với tư cách cá nhân, trong vai trò của người làm mẹ, làm báo và người đi tìm chân lý. Hiện giờ tôi thực sự hạnh phúc hơn vì tôi đã biết chấp nhận bản thân, và người khác như họ là, và nhận thức mỗi ngày là một ngày mới, ngày đặc biệt, và tôi mãi mãi hàm ân về điều đó.
13/08/2013(Xem: 9557)
Khi dịch xong kinh Trường A-hàm năm 1962 tôi cảm thấy có một vài thắc mắc tuy thông thường nhưng sẽ không tránh khỏi xuất hiện một cách mau lẹ đến ít nhiều quý vị đọc kinh này. Ðể giải thích phần nào những thắc mắc đó hầu tránh khỏi cái nạn vì nghẹn bỏ ăn, ở đây xin nêu vài ý kiến theo trường hợp này:
13/08/2013(Xem: 9275)
Đã một giờ chiều rồi mà cha vẫn chưa mang cơm hộp đến.Nó làm chủ quản ở một nhà máy, áp lực công việc rất lớn. Buổi trưa nhà máy không phục vụ cơm, nó bảo cha mang cơm hộp cho. Một phần là tiết kiệm, một phần cơm cha nấu rất ngon.
11/08/2013(Xem: 9132)
Qua tiếp xúc, chúng tôi biết nỗi ưu tư lớn của quí vị là “Làm sao áp dụng được Phật pháp một cách chín chắn vào đời sống của mình?”. Phật tử cũng nhận biết rõ nếu như chỉ hiểu Phật pháp, dù hiểu nhiều, hiểu sâu sắc, nhưng thiếu phần áp dụng chúng ta cũng không thể gọi là người thâm nhận hoặc hưởng được giá trị thiết thực của Phật pháp.
10/08/2013(Xem: 11892)
Nói đến hạnh nhẫn nhục thì có lẽ không ai trên cõi đời này – nhất là giới giàu sang phú quý, thanh thế uy quyền – nhẫn nhục bằng Đức Phật khi còn tại thế. Ngài nhẫn nhục chỉ vì mục đích tối thượng là tìm ra chánh đạo, giải thoát sanh tử cho mình và cho mọi người, mang lại thanh bình, an lạc cho chúng sanh. Nhẫn nhục ở đây không mang ý nghĩa ráng sức chịu đựng hay “cố đấm ăn xôi” nhằm đạt đến mục tiêu danh vọng của riêng mình.
10/08/2013(Xem: 11704)
Kinh Pháp Cú (Dhammapada) có 26 phẩm, trong đó Đức Phật dành hẳn một phẩm nói về thái độ và quan niệm dấn thân trên mọi cuộc hành trình của tín đồ Phật giáo, cuộc hành trình nào cũng nhắm đến mục đích hạnh phúc an vui và thong dong tự tại. Đó là phẩm An Lạc (Sukkha Vagga).
08/08/2013(Xem: 10392)
Có một người buồn chán vì gia cảnh quá nghèo. Không mua nỗi chiếc giường để nằm. Trong nhà chỉ có một cái ghế dài ... Mỗi ngày anh nằm dài trên đó mà ngủ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]