Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sống Chung Với Chướng Duyên Nghịch Cảnh

11/01/201911:39(Xem: 6610)
Sống Chung Với Chướng Duyên Nghịch Cảnh

songchung2_vhưu
SỐNG CHUNG VỚI CHƯỚNG DUYÊN NGHỊCH CẢNH

Sống chung với nghịch cảnh, đương đầu với chướng duyên, gẫm ra đó cũng chính là một pháp môn tu trong tám vạn bốn ngàn pháp môn của Đức Phật truyền dạy. Người đã tu học theo Pháp Phật thì chẳng còn lạ gì chuyện “sống chung” và “đương đầu” này! Nhờ chướng duyên mà ta mới thấm thía được lý nhân quả. Nhờ nghịch cảnh mà ta mới nhận thấy rõ vô thường. Giữa cuộc đời hỗn độn nhiêu khê, bao chướng duyên và nghịch cảnh đến với người ta từ trong gia đình ra đến ngoài xã hội, chúng nằm trong “oán tắng hội khổ” mà ta thường thấy biết qua thiên hình vạn trạng: không thích mà phải gặp, không ưa mà phải gần, không hợp mà phải nhận lấy, không yêu thương luyến mến mà phải đội chung một mái nhà, ghét mà phải đụng đầu hằng ngày khi vào khi ra, “kỵ” mà phải kề cận sớm hôm trưa tối… Kìa xem, một xóm dân cư hiền hòa vắng lặng bao năm, cho đến một ngày chợt có vài quán karaoke tiếp nối nhau xuất hiện, nằm xen giữa các nhà dân có nhiều cụ già và con trẻ cần sự yên tĩnh, và rồi nhạc mở xập xình ngày đêm, khách tới khách lui, xe ra xe vào dập dìu nhộn nhịp… 

Nọ thấy, một ngôi trường lâu năm được tồn tại với khung cảnh êm ả và không khí trong lành, đùng một cái, bên kia đường hình thành một dãy chung cư ba tầng cao ráo mới toanh, các hộ ở tầng trệt tận dụng mặt tiền để đua nhau khai trương nào là quán nhậu, quán cơm, quán Interrnet… từ sáng đến tối người ra kẻ vào tấp nập, xe đến xe đi rộn ràng, lại cứ vang lên “dzô dzô… trăm phần trăm” om sòm ỏm tỏi… Người ta buôn bán làm ăn hợp pháp, có giấy phép kinh doanh hẳn hoi, thực hiện nghĩa vụ thuế má đầy đủ đàng hoàng, thì lấy gì mà kiện cáo với khiếu nại, đành phải chịu sống chung với ồn ào nhốn nháo thôi! 

Xin kể thêm một “chướng duyên nghịch cảnh” đã và vẫn đang tiếp tục diễn ra: có vị Tỳ kheo nọ, một môn đồ ưu tú thuộc dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, đã từ Phan Rang ra đến Nha Trang để hoằng pháp lợi sanh. Thầy đã thận trọng kỹ lưỡng mới tìm ra một nơi yên ắng tĩnh lặng, không khí trong lành thoáng đãng, để rồi lặng lẽ lập một thiền thất ở xã Vĩnh Trung, cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 10 cây số... Tam Bảo đã hiển lộ sáng soi, bà con trong vùng rất vui mừng, kéo về xin quy y, thọ giáo rất đông, cuộc sống ở đây thay đổi thấy rõ. Thiền thất trụ được qua năm năm, tu sửa dần dần trở nên khang trang để hằng ngày đón Phật tử về tu thiền, sám hối sáu căn, nghe pháp. Đạo tràng ngày càng lớn mạnh, một viễn cảnh an vui tươi đẹp hiện ra: thiền thất sẽ trở thành một ngôi thiền tự. Nhưng, được vài năm, than ôi… khu vườn xoài rộng dài bên kia đường ngay phía trước Thiền thất, bỗng hóa thành một quán… “Cà Phê Vườn”, sáng trưa chiều tối nhạc mở hết âm lượng, toàn là nhạc rock với rap, pop với disco, ca từ thì hết yêu đương lại hận hờn, hết hôn hít lại ái ân… Phía sau quán “Cà Phê Vườn”, cách 5 mét lại thấy mọc thêm một “Nhà Nghỉ” (chi vậy ta?), khách đa số là người ở trung tâm phố thị tìm đến với khung cảnh lạ, thơ mộng, kín đáo… Chủ nhân là dân thành phố tìm đường phát triển kinh tế, được cấp giấy phép kinh doanh đầy đủ, hợp lệ, hỏi ai có quyền ngăn cản cấm đoán? Thiền thất, đạo tràng vậy là phải chịu bao phen động tâm, toát mồ hôi lạnh, “sốc” quá đi chứ!

Sáng chủ nhật hằng tuần, thiền sinh từ khắp nơi kéo về để “tham thiền nhập định” trên chánh điện, nhạc bên kia đường cứ oang oang thình thịch dộng vào tai, khủng bố tinh thần, quấy rối lục căn, thử hỏi thánh thần nào“thiền” nổi? Vào những giây phút cử hành lễ lớn, Thầy đang niêm hương chú nguyện, cả đạo tràng oai nghi chỉnh tề nhiếp tâm hướng về Tam Bảo, thì bên kia đường nhạc trỗi lên “nhí nhố ướt át” vô tội vạ, hỏi còn gì là thanh tịnh trang nghiêm? Một số “nam đệ tử tục gia” của Thầy là dân địa phương có ý qua quán “quậy” lại, Thầy nghiêm khắc “cấm vọng động”. Một số “cao niên thiền sinh” cũng là dân sống lâu đời ở thôn, cũng xin qua nói chuyện phải quấy, Thầy nghiêm nghị ngăn cản. Khi tôi có ý định viết một bài báo gửi đến trang mục “Ý kiến người dân” của báo tỉnh nhà, dò ý Thầy thử, Thầy nhất quyết không tán thành. Thầy không muốn “động chạm” đến việc kinh doanh buôn bán của người ta, cũng không muốn người ta hiểu lầm là Thầy đã đứng ra chỉ bảo điều hành chúng đệ tử phản ứng, và Thầy chấp nhận hoàn cảnh một cách thản nhiên. Sau đó, Thầy có đăng đàn thuyết một bài pháp về “Sống chung với nghịch cảnh” cho đại chúng nghe. Một năm sau, có dịp hầu thăm Thầy, được Thầy cho hay là “người ta mở nhạc nhỏ bớt rồi, quán cũng đã được xây tường gạch cao lên rồi”, nghe cũng mừng cho Thầy… một tí. Bẳng đi một thời gian nữa, tôi lại được dịp lên thăm Thiền thất của Thầy, được nghe một thông tin đầy lạc quan từ bà con Phật tử: chủ quán vỡ nợ, quán sang nhượng cho chủ khác, và người chủ mới là một Phật tử thuần thành đ quản lý và điều hành cái quán cà phê cùng nhà nghỉ đi vào “im lìm lặng lẽ”. Chốn thiền môn được tôn trọng đến mức cao nhất. Thật là vui.

Qua vài ba “chướng duyên nghịch cảnh” kể thí dụ trên, một câu hỏi được đặt ra: các cơ quan chức năng, những người có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh có cân nhắc kỹ lưỡng nhìn trước ngó sau, có xét duyệt phải trái tiền hậu, trước khi đặt bút ký tên và mạnh tay đóng dấu hay không? Chính những tờ giấy phép kinh doanh “giấy trắng- mực đen- con dấu đỏ” được cấp phát một cách dễ dãi, thiếu suy tính, đã tạo nên những “chướng duyên nghịch cảnh” cho bao người khác phải lãnh chịu!

Suy cho cùng, đã sống trên cõi đời đầy phiền não hiện hành và phiền não ô nhiễm, chúng ta đành phải chấp nhận sống chung một cách dũng cảm với bao nghịch cảnh chướng duyên, bởi chúng ta không thể bỏ chạy, không thể trốn nấp né tránh quy luật nhân quả thiên biến vạn hóa từng sát- na trong cuộc sống hằng ngày. Tùy duyên ứng biến, vận dụng pháp Phật làm vũ khí để nghinh ma đón quái, để hòa nhập hít thở và lặn hụp cùng với “bát phong” (tám ngọn gió thường tình của thế gian không ngừng thổi, gồm có bốn phước lành và bốn bất trắc, chia thành bốn cặp: một là hưng thịnh, lợi lộc và suy sụp, điêu tàn. Hai là hủy báng, gièm pha và danh dự, tiếng thơm. Ba là xưng dương, tán tụng và cơ bài, chỉ trích. Bốn là phiền não, khổ đau và an lạc, hạnh phúc). Pháp khí của nhà Phật không phải là những thứ vũ khí để cho chúng ta cầm nắm trên tay lăm lăm giữa ma quân, hay giứ giứ nhá nhá trước bát phong lục trần, mà phải là pháp khí luôn được đặt nằm ở trong Tâm ta. Nằm ở trong Tâm, tức Tâm niệm. Vậy thì chúng ta còn đắn đo chờ đợi gì nữa mà không nhớ nghĩ đến “Luận Bảo Vương Tam Muội” với “Mười điều tâm niệm” được xem là “tuyệt chiêu xuất thế”?

Người tu hơn người không tu ở cách hành xử đối đãi, chỉ cần nhớ nghĩ và vận dụng ngay đến “Pháp khí sẵn có trong Tâm”, là cuộc đương đầu với nghịch chướng sẽ được giải quyết dứt điểm nhanh chóng, và phần chiến thắng chắc chắn sẽ thuộc về những ai vững tin vào Pháp Phật:  “Lấy bệnh khổ làm thuốc hay. Lấy hoạn nạn làm giải thoát. Lấy chướng nạn làm thú vị. Lấy ma quân làm pháp lữ. Lấy khó khăn làm an lạc. Lấy tệ bạc làm tư lương. Lấy người chống đối làm nơi giao du. Xem thi ân là đôi dép bỏ. Lấy sự xả lợi làm phú quí. Lấy oan ức làm cửa ngõ hành đạo”. 

Thuyết suông thì quá dễ, hành mới cực khó. Phải chăng vị Tỳ kheo ở Thiền thất (nay đã trở thành ngôi Thiền tự trang nghiêm), được nhắc đến ở phần trên, đã biến chuyển được chướng duyên nghịch cảnh thành tịnh cảnh thắng duyên, không phải bằng sự quy lụy bợ đỡ vì hèn nhát nhu nhược, mà bằng cái Tâm nhẫn nhục, độ lượng, vô ngại tự tại đầy uy dũng có từ giáo pháp nhà Phật, nên thấy việc “sống chung và đương đầu” cũng… chẳng có gì ghê gớm? Chắc vậy rồi!

Cư sĩ Vĩnh Hữu
songchung1_vhưu
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/05/2016(Xem: 6824)
Bốn Đại nguyện của giáo lý đại thừa được triển khai trên sự thực hành giáo lý Tứ Diệu Đế. Danh xưng thường đọc tụng là Tứ Hoằng Thệ Nguyện; “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ. Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn. Pháp môn vô lượng thệ nguyện học. Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.
17/05/2016(Xem: 12059)
Ngày Hoan Hỷ, Tập Văn Kỷ Niệm Khóa Huấn Luyện Trụ Trì năm Đinh Dậu 1957_HT Thích Thiện Hòa
06/05/2016(Xem: 9880)
Khi mà bạn có Mẹ hiền Chăm lo cho bạn ngày đêm an phần Những gì bạn muốn bạn cần Mẹ hoan hỉ giúp, xả thân chẳng phiền.
05/05/2016(Xem: 9033)
Hội Thảo Giáo Dục Phật Giáo tại Hoa Kỳ, 3/3 (4/2016)
05/05/2016(Xem: 30922)
Nghi thức Kệ Chuông Đại Hồng Chung tại Tu Viện Quảng Đức, Văn chung thinh phiền não khinh, Trí huệ trưởng, Bồ đề sanh, Ly địa ngục, xuất hỏa khanh, Nguyện thành Phật, độ chúng sanh (0). Nghe chuông, phiền não nhẹ lâng lâng Bồ đề thêm lớn, Tuệ sáng ngần Xa rời Địa-ngục, qua hầm lửa Nguyện thành như Phật, độ chúng sanh. (0).
28/04/2016(Xem: 20164)
Thiền, Tịnh, Mật được xem là ba pháp môn tu truyền thống của Phật giáo Việt Nam xưa nay. Thiền giáo xuất hiện từ thời Khương Tăng Hội, Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông. Các thế kỷ sau, kinh điển Đại thừa được truyền bá, theo đó tư tưởng Thiền, Tịnh và Mật được phổ biến tại nước ta. Từ lịch sử phát triển Phật giáo Việt Nam cho thấy, ba pháp môn tu đó có sự đóng góp tích cực cho con người và xã hội qua nhiều thời đại.
27/04/2016(Xem: 10286)
Trọng tâm của bài viết nầy nhằm tìm nguyên nhân tại sao người Phật tử bị cải đạo và đề nghị phương pháp ngăn ngừa, chứ không phải là so sánh giữa hai tôn giáo. Tuy vậy, để có thể biết được nguyên nhân, nên một số tín điều và cách sống đạo, của tôn giáo, không thể không đề cập đến. Mong độc giả xem đó như là vài dẫn khởi cho việc truy tìm nguyên nhân Phật tử bị cải đạo và đề nghị giải pháp. Dẫu theo lối tiếp cận nào, chúng tôi vẫn dựa trên những chứng tích lịch sử để luận bàn, chứ không bao giờ đề cập những điều vô căn cứ. Một tôn giáo (hay một học thuyết) muốn đứng vững với thời và không gian thì tôn giáo ấy phải có ba tiêu chí cốt yếu: Nhân bản, Khoa học và Thực dụng.
23/04/2016(Xem: 6302)
Hàng ngày tôi có thói quen ngồi tọa thiền và sau đó đi kinh hành. Địa điểm đi kinh hành tuyệt vời và may mắn nhất tôi có được là công viên Nghĩa Đô gần nhà. Ngày thực hành 2 lần, sáng sớm và buổi tối. Thật tuyệt vời vô cùng.
23/04/2016(Xem: 13115)
Có một vị Phật tử rất thuần thành, mỗi ngày đều hái hoa trong vườn nhà mình mang đến chùa dâng cúng Phật. Một hôm khi cô đang mang hoa tươi đến cúng Phật, tình cờ gặp thiền sư từ giảng đường đi ra. Thiền sư hoan hỷ nói:
23/04/2016(Xem: 8006)
Bình bát cơm ngàn nhà Thân chơi muôn dặm xa Mắt xanh xem người thế Mây trắng hỏi đường qua
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]