Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 12: Chín Giai Tầng Của Nhất Tâm Bất Loạn

08/01/201920:39(Xem: 4894)
Chương 12: Chín Giai Tầng Của Nhất Tâm Bất Loạn

CHƯƠNG 12:  CHÍN GIAI TẦNG CỦA NHẤT TÂM BẤT LOẠN

 

 

Tuesday, October 23, 2012

 

BẤT CỨ ĐỐI TƯỢNG thiền tập của chúng ta là gì, cho dù nó là bản chất của tâm thức hay hình tượng của Đức Phật, chúng ta đi qua chín giai tầng trong sự phát triển của nhất tâm bất loạn.

 

 

GIAI TẦNG THỨ NHẤT

 

Giai tầng thứ nhất liên hệ việc an trụ tâm thức trên đối tượng của việc tập trung.  Giai tâng này được gọi là bố trí.  Ở giai tầng này hành giả duy trì tập trung một cách khó khăn trong hơn một khoảnh khắc và cảm thấy rằng những sự xao lãng tinh thần đã gia tăng.  Chúng ta thường rời khỏi đối tượng, đôi khi hoàn toàn quên nó.  Chúng ta để nhiều thời gian vào những tư tưởng khác và phải dành một nổ lực lớn để đem tâm thức chúng ta trở lại đối tượng.

 

 

GIAI TẦNG THỨ HAI

 

Khi chúng ta có thể gia tăng chiều dài của thời gian mà chúng ta duy trì tập trung trên đối tượng chọn lựa được vài phút, chúng ta đã đạt được giai tầng thứ hai.  Giai tầng này được gọi là sự bố trí tương tục.   Các thời điểm của sự xao lãng vẫn dài hơn những thời điểm tập trung của chúng ta, nhưng chúng ta thật sự trải nghiệm các thời khắc lướt nhanh của sự tập trung tĩnh lặng tinh thần.

 

 

GIAI TẦNG THỨ BA

 

Cuối cùng chúng ta trở nên có thể nắm bắt ngay lập tức của mình khi nó bị xao lãng và tái lập sự tập trung của nó.  Đây là giai tầng thứ ba của sự thực tập, tái bố trí.

 

 

GIAI TẦNG THỨ TƯ

 

Ở giai tầng thứ tư, được gọi là bố trí gần, chúng ta đã phát triển sự chánh niệm đến phạm vi mà chúng ta không đánh mất sự tập trung với đối tượng thiền tập.  Tuy nhiên, đây là khi chúng ta trở nên khốn khổ với những khoảng cách của giải đải và trạo cử mãnh liệt.  Phương pháp đối trị chính là sự tỉnh thức mà chúng ta đang trải nghiệm chúng.  Khi chúng ta có thể áp dụng những phương pháp đối trị đến những biểu hiện rõ ràng hơn của giải đải và trạo cử (hưng phấn), có hiểm họa của những hình thức giải đải vi tế hơn sinh khởi.

 

 

GIAI TẦNG THỨ NĂM

 

Giai tầng thứ năm là rèn luyện.  Trong giai tầng này, sự nội quán được sử dụng để xác định sự giải đải vi tế và để áp dụng phương pháp đối trị của nó.  Một lần nữa, phương pháp đối trị là sự tỉnh thức của chúng ta về tính giải đải vi tế này.

 

 

GIAI TẦNG THỨ SÁU

 

Ở giai tầng thứ sáu, bình ổn, giải đải vi tế không còn sinh khởi nữa.  Nhấn mạnh vì vậy  được đặt trên việc áp dụng phương pháp đối trị đến trạo cử vi tế.  Sự nội quán của chúng ta phải là năng động hơn, khi chướng ngại vi tế hơn.

 

 

GIAI TẦNG THỨ BẢY

 

Khi qua nổ lực tương tục và phối hợp, chúng ta đã chủ động giữ được những hình thức của giải đải và trạo cử không sinh khởi, tâm thức chúng ta không nhất thiết phải cẩn mật thái quá.  Giai tầng thứ bảy, sự bình ổn hoàn hảo đã đạt được.

 

 

GIAI TẦNG THỨ TÁM

 

Khi, với một sự nổ lực khởi đầu nào đó, chúng ta có thể đặt tâm thức chúng ta trên đối tượng của nó và có thể duy trì sự tập trung mà không có một trải nghiệm nhỏ nhiệm nào của giải đải hay trạo cử, chúng ta đã đạt được giai tầng thứ tám.  Chúng ta gọi đây là nhất tâm bất loạn.

 

 

GIAI TẦNG THỨ CHÍN

 

 

Giai tầng thứ chín, quân bình bố trí, được đạt đến khi tâm thức chúng ta duy trì trên đối tượng của nó mà không cần cố gắng, lâu mau tùy ý chúng muốn.  Tịch tĩnh bất động thật sự được đạt đến sau khi đạt được giai tầng thứ chín, bằng việc tiếp tục hành thiền với nhất tâm bất loạn cho đến khi hành giả trải nghiệm sự hỉ lạc khinh an của thân thể và tâm thức.

 

Thật quan trọng để duy trì một sự quân bình khéo léo trong sự thực tập hàng ngày của chúng ta giữa việc áp dụng tập trung nhất tâm bất loạn và phân tích.  Nếu chúng ta tập trung quá nhiều trong việc hoàn hảo tập trung nhất tâm bất loạn, khả năng phân tích sẽ bị xói mòn.  Trái lại, nếu chúng ta quá tập trung với việc phân tích, chúng ta có thể bị hao mòn khả năng trau dồi sự ổn định, để duy trì tập trung trong một thời gian dài.  Chúng ta phải làm việc với sự tìm kiếm một sự quân bình giữa việc áp dụng tịch tĩnh bất động và phân tích.

 

Tuesday, October 23, 2012 / 15:30:56

 


 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/02/2022(Xem: 10471)
Hiện nay phong trào tu thiền nở rộ nhất là Thiền Chánh Niệm, Thiền Vipassana khiến cho một số người coi thường pháp môn tu tập có tính truyền thống. Thậm chí một số cho rằng lối tu truyền thống bao gồm tụng kinh, niệm Phật trở nên lỗi thời, chỉ có tu theo Thiền Chánh Niệm mới giải thoát mà thôi. Quan niệm đó hoàn toàn sai, trái với lời Phật dạy. Trong Kinh Kim Cang Đức Phật dạy rằng, “Pháp của ta không có thấp có cao”. Trong Bát Nhã Tâm Kinh, Đức Phật lại dạy rằng “vạn pháp bất tịnh, bất cấu, bất tăng, bất giảm” và diễn rộng là là “bất thấp, bất cao, bất đúng, bất sai”. Tất cả tùy căn cơ của mỗi chúng sinh mà thôi.
05/02/2022(Xem: 6686)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh vĩ đại, vị đạo sư siêu tuyệt. Ngài kết hợp một cách sáng tạo và cơ chế bản địa hóa Phật giáo vào chủ lưu văn hóa chính thống phương Tây một cách tự nhiên. Đặc biệt, Ngài khéo dùng phương tiện thiện xảo trong việc chia sẻ Từ bi tâm và Trí tuệ Phật pháp với công chúng thông qua việc sử dụng ngôn ngữ văn tự địa phương, thi ca và âm nhạc. Ngài đã khéo vận dụng giáo lý Phật đà để người dân các quốc gia khác nhau trên thế giới, tắm mát trong suối nguồn từ bi và ấm áp dưới ánh dương quang Trí tuệ Phật pháp mà không chướng ngại, siêu việt tất cả cương giới.
05/02/2022(Xem: 8852)
Năm mới ước có thời gian Giây phút chậm lại để xuân mãi còn Mỗi ngày làm được nhiều hơn Mà không căng thẳng muốn xong vội vàng
05/02/2022(Xem: 8961)
CHÁNH PHÁP Số 108, tháng 11.2020 NỘI DUNG SỐ NÀY:  THƯ TÒA SOẠN, trang 2  TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 4  KÍNH MỪNG TUỔI HẠ (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 8  BIỆN TRUNG BIÊN LUẬN TỤNG THÍCH, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9
05/02/2022(Xem: 8890)
CHÁNH PHÁP Số 121, tháng 12.2021 Hình bìa của PhotoMix (Pixabay.com) NỘI DUNG SỐ NÀY: THƯ TÒA SOẠN, trang 2 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 4 BIỆN TRUNG BIÊN LUẬN TỤNG THÍCH, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 7 Ý THU (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 9 ÁNH SÁNG NHƯ LAI (Nguyễn Thế Đăng), trang 10
05/02/2022(Xem: 8502)
CHÁNH PHÁP Số 123, tháng 02.2022 Hình bìa của Oldiefan (Pixabay.com) NỘI DUNG SỐ NÀY: THƯ TÒA SOẠN, trang 2 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 XUÂN NHÂM DẦN 2022 (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 7 THÔNG BẠCH TẾT NHÂM DẦN 2022 (Hội Đồng Giáo Phẩm), trang 8 THƯ CHÚC XUÂN NHÂM DẦN 2022 (Hội Đồng Điều Hành), trang 9
31/01/2022(Xem: 5665)
Truyện này viết về một người anh, và nhiều phần là hư cấu. Nghĩa là, chỉ một phần có thực. Nhưng tôi không thể nào nói rõ là phần nào thực, phần nào hư. Nói rõ có khi lại hỏng. Đã viết truyện thì, chẳng tác giả nào nói rõ đâu. Ngay như nhan đề “Bên Trời Đại Lý” cũng thấy là bên kia sự thật rồi, vì Việt Nam mình làm gì có thị trấn Đại Lý, nơi sẽ là bối cảnh của truyện ngắn này. Nhưng, nếu nói thiệt ra là Chợ Lớn, thì lại trần gian quá, chẳng thơ mộng tí nào.
30/01/2022(Xem: 5091)
Từ chiều hôm trước chị Ba Mén đã dặn xe ôm đưa chị ra bến xe đò miền Tây vào bốn giờ sáng. Tuy trời còn tối đen thế nhưng người đã đông, chen chúc, khệ nệ. Quang cảnh bến xe ngày hai mươi tám Tết có khác, thật ồn ào, tiếng người gọi nhau, trẻ con khóc la. Ánh đèn pha của những chiếc xe xếp thẳng hàng chiếu vào những đám bụi mù cuồn cuộn bốc lên từ những bước chân người hối hả. Một tay xách túi quần áo, một tay xách một giỏ lớn đầy quà bánh ngày Tết, chị Ba Mén có vẻ nôn nóng, gặp người lơ xe nào cũng hỏi :
29/01/2022(Xem: 4388)
Trong Tạng Luật có nêu lên trường hợp một người tỳ-kheo nhận định sai lầm cho rằng lạc thú tình dục không hẳn là một sự chướng ngại, Đức Phật thì lại giảng rằng các lạc thú giác cảm mang lại "rất ít thỏa mãn, nhưng thật nhiều khổ đau, thật nhiều tuyệt vọng cùng những điều bất lợi to lớn nhất". Mặc dù Tăng đoàn đã ba lần thuyết phục thế nhưng người tỳ kheo này vẫn khăng khăng không từ bỏ ý nghĩ sai lầm đó của mình. Tăng đoàn đành áp dụng quy luật "đình chỉ" (ukkhepaniyakamma), loại người tỳ kheo này ra khỏi Tăng đoàn, ít nhất cho đến khi nào có một quyết định khác hơn (Cullavagga / Tiểu Phẩm , Cv I, 34) (Vin. iV.135) (Cv I. 32.1-3).
28/01/2022(Xem: 7554)
Tùng xèng tùng xèng Hôm nay lại đến Hăm ba tháng Chạp Mặc trời giá lạnh Tất ba tất bật
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]