Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 07: Bi mẫn

08/01/201919:29(Xem: 4678)
Chương 07: Bi mẫn

CHƯƠNG 7:  BI MẪN

 

 

 

Wednesday, October 17, 2012

 

BI MẪN LÀ GÌ?  Bi mẫn là nguyện ước rằng những người khác được thoát khỏi khổ não.  Chính do ý nghĩa của bi mẫn mà chúng ta ngưỡng vọng đạt đến giác ngộ.  Chính bi mẫn đã truyền cảm hứng để chúng ta dấn thân trong những thực hành đức hạnh để đưa đến Quả Phật.  Chúng ta do thế phải dâng hiến mình trong việc phát triển bi mẫn.

 

LÒNG TRẮC ẨN (sự thấu cảm)

 

Trong bước đầu tiên đối với một trái tim bi mẫn, chúng ta phải phát triển lòng trắc ẩn hay sự gần gũi của chúng ta đối với người khác.  Càng gần gũi đến một người, chúng ta càng thấy nổi khổ não của người kia là không thể chịu đựng nổi. Sự gần gũi mà tôi nói tới không phải là trạng thái gần kề của không gian, cũng không cần phải là một thứ cảm xúc.  Đấy là một cảm nhận của trách nhiệm, của quan tâm cho một con người.  Nhằm để phát triển một sự gần gũi như thế, chúng ta phải quán chiếu trên những đức hạnh của lòng yêu mến cho sự cát tường của những người khác.  Chúng ta phải đi đến việc thấy rằng vấn đề này sẽ mang đến cho con người một niềm hạnh phúc nội tại và sự hòa bình của tâm hồn như thế nào.  Chúng ta phải đi đến việc nhận ra vấn đề người khác tôn trọng và thích chúng ta như thế nào như kết quả của một thái độ như vậy đối với họ.  Chúng ta phải quán chiếu những nhược điểm của lòng vị kỷ, thấy vấn đề nó làm cho chúng ta hành động trong những cung cách bất thiện như thế nào và vấn đề sự may mắn hiện tại của chính chúng ta đã lợi dụng trên những người kém may mắn hơn như thế nào.

 

Thật cũng quan trọng trong vấn đề chúng ta quán chiếu trên lòng tử tế của các  người khác.  Việc nhận ra này cũng là hoa trái của việc trau dồi sự thấu cảm.  Chúng ta phải nhận ra vấn đề sự may mắn của chúng ta thật sự lệ thuộc trên sự hợp tác và đóng góp của những người khác như thế nào.  Mỗi phương diện của sự cát tượng hiện tại của chúng ta là qua sự làm việc khó nhọc trên bộ phận của những người khác.  Khi chúng ta nhìn chung quanh chúng ta vào những tòa nhà chúng ta đang sống và làm việc, những con đường chúng ta du lịch, áo quần chúng ta đang mặc, hay thực phẩm chúng ta ăn, thì chúng ta phải hiểu rằng tất cả đã được cung ứng bởi những người khác.  Không một thứ nào trên đây hiện hữu cho chúng ta thụ hưởng hữu ích mà không phải là do lòng tử tế của rất nhiều người chúng ta không biết đem đến cho chúng ta.  Khi chúng ta quán chiếu trong thái độ này, lòng cảm kích của chúng ta đối với người khác lớn mạnh, cũng như lòng trắc ẩn và sự gần gũi đối với họ.

 

Chúng ta phải hành động để nhận ra sự phụ thuộc của chúng ta trên những ai mà đối với họ ta cảm thấy bi mẫn.  Nhận thức này đem họ ngay cả thân mật hơn.  Nó đòi hỏi sự chú ý liên tục để thấy những người khác qua đôi kính ít vị kỷ hơn.  Chúng ta phải làm việc trong nhận thức sự tác động vô biên của họ trong sự cát tường của chúng ta.  Khi chúng ta cưởng lại việc theo đuổi một quan điểm vị kỉ về thế giới, chúng ta có thể thay thế nó với một thế giới quan chú ý đến tất cả mọi chúng sanh.

 

Chúng ta không nên mong đợi quan điểm của chúng ta về người khác thay đổi một cách đột ngột.

 

 

NHẬN THỨC NỔI KHỔ NÃO CỦA NGƯỜI KHÁC

 

Sau lòng trắc ẩn và việc phát triển sự gần gũi, sự thực tập quan trọng tiếp theo trong việc trau dồi lòng bi mẫn của chúng ta là một tuệ giác nội quán vào trong bản chất của khổ não.  Lòng bi mẫn của chúng ta cho tất cả chúng sanh phải được phát sinh từ một nhận thức về nổi khổ não của họ.  Một vấn đề rất đặc biệt đối với việc quán chiếu khổ não là nó có khuynh hướng năng động hơn và hiệu quả hơn nếu chúng ta tập trung trên nỗi khổ não của chính chúng ta và sau đó mở rộng nhận thức ấy đến nổi khổ của người khác.  Lòng bi mẫn của chúng ta cho người khác lớn mạnh khi nhận thức của chúng ta về khổ não của người khác hiện hữu.

 

Tất cả chúng ta thông cảm một cách tự nhiên đối với ai đấy đang chịu đựng khổ não biểu hiện của một chứng bệnh đau đớn hay sự mất mát người thân.  Đây là một loại khổ não, trong Đạo Phật gọi là khổ não của khổ não (khổ khổ).

 

Thật khó khăn hơn để cảm thấy bi mẫn cho người nào đó trải nghiệm những gì Phật Giáo liên hệ như khổ não của thay đổi (hoại khổ), điều mà trong những dạng thức thế gian sẽ là những trải nghiệm của sung sướng chẳng hạn như sự thụ hưởng danh tiếng hay giàu sang.   Đây là một loại khổ não thứ hai.  Khi chúng ta thấy những người thụ hưởng sự thành công thế gian, đúng hơn là cảm nhận bi mẫn bởi vì chúng ta biết rằng nó cuối cùng sẽ chấm dứt, để lại cho họ trải nghiệm chán chường với sự mất mát, thường thì phản ứng của chúng ta là cảm thấy ngưỡng mộ và đôi khi ngay cả ganh tỵ.  Nếu chúng ta có một sự thấu hiểu chân thành về khổ não và bản chất của nó, chúng ta sẽ nhận ra rằng trải nghiệm của danh tiếng và giàu sang là tạm bợ như thế nào và vấn đề sự sung sướng mà chúng mang đến tự nhiên sẽ chấm dứt, làm cho người ta khổ não.

 

Cũng có một trình độ thứ ba và thâm sâu hơn về khổ não, là thứ vi tế hơn (hành khổ).  Chúng ta trải nghiệm sự khổ não này một cách liên tục, như một sản phẩm phụ của vòng sanh tử luân hồi.  Chính là trong bản chất của sanh tử luân hồi mà chúng ta liên tục ở dưới sự khống chế của các cảm xúc và tư tưởng tiêu cực.  Và cho đến khi mà chúng ta ở dưới sự khống chế của chúng, chính sự tồn tại này là một hình thức của khổ não.  Trình độ khổ não này lan tỏa khắp đời sống của chúng ta đưa chúng ta trải qua hết vòng này đến vòng khác quanh quẩn trong vòng vây của các cảm xúc tiêu cực và những hành vi bất thiện.  Tuy nhiên, hình thức khổ não này thật khó để nhận ra.  Nó không phải là tình trạng khổ não chứng cứ mà chúng ta thấy trong khổ não của khổ não.  Nó cũng không phải là sự đối lập của những điều may mắn và cát tường của chúng ta, khi chúng ta thấy trong khổ não của sự thay đổi.  Tuy nhiên, sự khổ não lan tỏa cùng khắp là rất sâu sắc.  Nó len lõi khắp mọi khía cạnh của đời sống.

 

Một khi chúng ta đã trau dồi một sự thấu hiểu thâm sâu về ba trình độ của khổ não trong kinh nghiệm cá nhân chính chúng ta, thật dễ dàng hơn để chuyển hướng tập trung trên người khác và phản chiếu trên ba trình độ này.  Từ đấy chúng ta có thể phát triển nguyện ước họ được giải thoát khỏi tất cả mọi khổ não.

 

Một khi chúng ta có thể kết hợp cảm nhận của lòng trắc ẩn cho người khác với một sự thấu hiểu thâm sâu về nổi khổ não mà họ trải nghiệm, chúng ta trở thành có thể phát sinh một lòng bi mẫn chân thành cho họ.  Chúng ta phải làm việc với điều này một cách liên tục.  Chúng ta có thể so sánh tiến trình này với cung cách mà trong ấy chúng ta bắt đầu một ngọn lửa bằng việc cọ hai que vào nhau.  Để đi đến điểm cháy âm ỉ, chúng ta biết rằng chúng ta phải duy trì sự cọ xát tương tục để gia tăng nhiệt độ đến điểm gỗ có thể bắt lửa.  Tương tự thế, khi chúng ta hành động với sự phát triển những phẩm chất tinh thần chẳng hạn như bi mẫn, chúng ta phải áp dụng những kỷ năng tinh thần một cách cần mẫn cần thiết để đem đến hiệu quả mong muốn.   Tiến hành điều này trong một cung cách may rũi thì không có lợi ích thật sự.

 

 

LÒNG TỪ ÁI

 

Giống như bi mẫn là nguyện ước tất cả chúng sanh được giải thoát khỏi khổ não, từ ái là nguyện ước tất cả được thụ hưởng hạnh phúc.  Cũng như với bi mẫn, khi trau dồi từ ái, điều quan trọng là bắt đầu bằng việc lấy một cá nhân đặc thù như một sự tập trung của việc hành thiền, và sau đó mở rộng phạm vi việc quan tâm của chúng ta xa  hơn và xa hơn, đến cuối cùng bao hàm và ôm ấp tất cả chúng sanh.  Lần nữa, chúng ta bắt đầu bằng việc đem ra một người trung tính, một người không cho ta những cảm giác mạnh mẽ, như chủ đề hành thiền của chúng ta.  Sau đó chúng ta mở rộng việc thiền quán này đến những cá nhân bè bạn và thành viên gia đình và một cách căn bản, những kẻ thù đặc biệt của chúng ta.

 

Chúng ta phải sử dụng một cá nhân thật sự như sự tập trung thiền quán của chúng ta, và rồi thì làm nổi bật lòng bi mẫn và từ ái của chúng ta đối với người ấy vì thế chúng ta có thể trải nghiệm thật sự lòng bi mẫn và từ ái đối với những người khác.  Chúng ta làm việc trên một người trong một thời gian.  Bằng khác đi, chúng ta có thể kết thúc việc thiền quán về bi mẫn đối với tất cả trong một cảm nhận tổng quát, không có sự tập trung hay năng lực đặc thù đối với sự thiền quán của chúng ta.  Thế rồi. khi chúng ta thật sự liên hệ loại thiền quán này đến những cá nhân đặc thù nào đó mà chúng ta không thích, chúng ta thậm chí có thể nghĩ, "Ô, người ấy là một ngoại lệ."

 

Wednesday, October 17, 2012 / 14:57:52


 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/10/2010(Xem: 17245)
Ngày nay, khái niệm An cư kiết hạ không còn xa lạ với những người đệ tử Phật. Theo Tứ phần luật san bổ tùy cơ yết ma (q.4) giải thích nghĩa lý an cư như sau: “Thân và tâm tĩnh lặng gọi là an. Quy định thời gian ở một chỗ gọi là cư”.
06/10/2010(Xem: 8886)
Ngày Đức Thế Tôn dạy: “ không bao lâu nữa Ta sẽ nhập Vô Dư Niết Bàn” Ngài A Nan lòng buồn vô hạn, với những nỗi lo hết sức chân tình, lo Phậtđi rồi lấy ai nương tựa, lo Phật không còn ai là người lèo lái con thuyền Phật Pháp, lo cho sự truyền thừa đạo mạch Phật Giáo mai sau.
05/10/2010(Xem: 8498)
Người tham muốn danh vọng, thì suốt đời giong ruổi theo quyền cao, chức trọng, danh thơm tiếng tốt. Họ bằng mọi thủ đoạn để lòn cúi hết chỗ này đến chỗ khác, cố mong được địa vị cao sang. Họ lao tâm, khổ trí, tìm đủ mọi cách để nắm giữ cho được cái danh vọng, hư ảo nhằm đạt được quyền lợi tối cao.
03/10/2010(Xem: 8535)
Người tham muốn ăn uống ngon hợp khẩu vị, thì suốt đời lân la bên cạnh những món ngon vật lạ, quanh quẩn bên những tiệc tùng, tìm khoái khẩu trong những rượu ngon, vị lạ nên phải giết hại nhiều các loài vật để bồi bổ cho mình.
03/10/2010(Xem: 17803)
Nhà Phật dạy chúng ta giác thẳng nơi con người, chớ đừng tìm cầu bên ngoài. Nếu giác thẳng con người rồi thì ở ngoài cũng giác, nếu mê con người thì ở ngoài cũng mê.
03/10/2010(Xem: 10427)
Những kẻ bị phiền não khổ đau, Phật giáo đã chỉ cho họ con đường dẫn đến hòa bình, và hạnh phúc vĩnh cữu cùng giúp họ giải quyết mọi vấn đề phiền toái của cuộc sống.
03/10/2010(Xem: 9971)
Hỷ là một trong bốn vô lượng tâm của nhà Phật. Hỷ là hoan hỷ, vui vẻ. Lòng người Phật tử bao giờ cũng hoan hỷ, và sẵn sàng san sẻ niềm hoan hỷ đó cho mọi người.
03/10/2010(Xem: 9705)
Hiện tướng bản thể vũ trụ là một trò chơi vừa có tính thực và bất thực, hay vừa có tính hòa âm và bất hòa âm. Nếu người biết được trò chơi này, là người nắm được thực tại trên mườiđầu ngón tay; thì trái lại, kẻ không nắm được thực tại trên mười đầu ngón tay,kẻ đó không biết được hòa âm vũ trụ trong trò chơi này. Nói thế không có nghĩalà bản thể vũ trụ ở trong tình trạng phân sáp làm đôi vàđối lập nhau; nhưng nóchỉ là một.
03/10/2010(Xem: 8238)
Đạo Phật không dừng lại ở nơi tối tăm mà luôn dùng ánh sáng trí tuệ để chuyển hóa si mê, u tối thành trong sáng, hiện thực. Trên đời này không gì quý bằng an vui và hạnh phúc. Vàng bạc, gấm vóc, lụa là, thức ăn sơn hào hải vị, vũ khí tối tân chỉ làm con người tăng trưởng thêm lòng tham lam, ích kỷ, sân si, nóng giận và giết hại lẫn nhau; càng nhiều mưu cầu, tham đắm riêng tư thì càng thêm khổ đau chồng chất, chỉ cần muốn ít biết đủ theo khả năng hiện tại thì nghèo khó vẫn an vui, hạnh phúc. Trớ trêu thay, thế gian này không biết bao nhà tỉ phú đã phải bỏ mạng sa trường vì hụt hẫng bên bờ hạnh phúc, họ cứ mải mê chạy theo trường đời danh lợi, quyền cao chức trọng để rồi phải ra đi trong tủi hận ưu phiền.
02/10/2010(Xem: 18103)
Hoa sen (tên khoa học là Nelumbo Nucifera) là loại hoa mọc lên từ rễ củ nằm dưới lớp bùn đất ở dưới nước, hoa thường có màu trắng, hồng, có khi phơn phớt vàng, xanh...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]