Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

66 Kỷ Yếu - Mừng Sinh Nhật Thầy - TT Thích Từ Lực

06/01/201921:07(Xem: 7799)
66 Kỷ Yếu - Mừng Sinh Nhật Thầy - TT Thích Từ Lực
66 Kỷ Yếu - Mừng Sinh Nhật Thầy - TT Thích Từ Lực
66-ky-yeu-tt-thich-tu-luc-2
Lời Ngõ

Tập kỷ yếu mừng thọ 66 của Thượng-Tọa Thích Từ-Lực được thực hiện bởi một nhóm anh chị em Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử với sự cộng tác của quý thân hữu và môn đệ của Thầy. Đây là món quà tinh thần chúng con thương kính dâng lên Thượng tọa. Xa lộ 66 là xa lộ đầu tiên của nước Mỹ nối kết từ thành phố Chicago của tiểu bang Illinois đến thành phố Santa Monica của tiểu bang California. Như Xa lộ 66, Thầy là một chiếc cầu nối kết những sự cảm thông, sự thương yêu mến nhau giữa mọi người.
 
  Khi lật từng trang kỷ yếu này, chắc quý vị sẽ thấy tâm tư tình cảm của quý vị dành cho Thầy in bóng đâu đó trong các câu chữ, vốn bị giới hạn không thể nào diễn tả hết được tấm lòng chúng ta đối với Thầy.

 Tập kỷ yếu nhỏ này được chia thành 4 phần với các bài viết từ quý Thầy, quý Sư cô, quý anh chị trong GĐPT, quý bác, quý cô chú đã và đang cùng đi chung con đường phụng sự Đạo Pháp và nhân sinh với Thầy. Bốn phần của sách là:
  • Đôi Nét về Thầy - Giới thiệu về Thầ và những chia sẻ của Thầy về kỷ niệm, về trải nghiệm cuộc sống và về hoài bão cho tương lai.
  • Tình Huynh Đệ - Sưu tập các bài viết, những lưu ảnh trên đường hoằng hóa của chư tôn đức Tăng Ni với Thầy.
  • Kết Nối Cộng Đòng - Sưu tập các bài viết, những lưu ảnh kết nổi giữa Thầy, các tăng nhân, và các thiện trí thức khắp nơi.
  • Áo Nhật Bình Mai - Ghi lại nhiều kỷ niệm và cảm tưởng với Thầy Cố Vấn Giáo Hạnh của hơn ba thế hệ huynh trưởng đoàn sinh GĐPT Việt Nam tại Hoa Kỳ.

  Hơn 40 năm ở xứ người, gần 40 mùa Hạ Lạp, chí nguyện và hành động theo phương trời cao rộng của Thầy ghi dấu ẩn khắp nơi. Chúng con ước gì có thể hiểu và thấm hết được tâm tư tình cảm của từng cá nhân dành cho Thầy qua từng câu từng chữ, mới thấy được "a lasting legacy" trong 66 năm qua. Thành tựu đó không phải là bằng cấp, địa vị xã hội, chùa to, đât rộng hay các mối quan hệ với người nổi tiếng, mà đó chính là nụ cười từ ái và vòng tay yêu thương của Thầy với các đệ tử, với tăng đòan, với các cô chú bác Phật Tử xa gần, với anh chị em GĐPT, Trại Tỉnh Thức, Bodhi Youth of America, và nhiều tăng nhân từ miền Đông sang miền Tây nước Mỹ.
 
   Ai tiếp xúc với Thầy đều cảm nhận được năng lượng bình an từ suối nguồn yêu thương của Thầy.

   Ai gặp Thầy đều xúc động trước hình ảnh một vị tăng sĩ Phật Giáo khiêm cung, từ ái, mỗi vái chào mọi người đều trân trọng và chân thành khi gặp mặt cũng như khi chia tay.

   Ai đọc sách của Thầy đều thấy lòng mình lắng lại với nhiều suy gẩm trước văn phong nhẹ nhàng, trôi êm đềm trong dòng suy nghĩ của Thầy, tha thiết như các câu vọng cổ Thầy thích hát cho chúng con nghe.

 Ai tìm hiểu con đường hành hoạt của Thầy sẽ thấy được một tầm nhìn rộng mở, tinh thần "tứ hải giai huynh đệ", hạnh Bồ Tát Bất Khinh đã từng bước đi vào sự nghiệp hoằng hóa của Thầy.

   Hơn 40 năm qua, Thầy đã làm "tốt Đạo đẹp Đời" và cái đẹp cái tốt đó tăng lên ngàn lần lớn lao hơn nữa khi chúng con thấy được từng bước chân vững chĩa thảnh thơi của quý đệ tứ xuất gia do Thầy nuôi dưỡng, Quý đệ tử truyền nhân của Thầy may mắn vô cùng, được hướng dẩn từ một vị Thầy thực sự "made in USA" - tu sĩ Phật Giáo cho quốc gia Hoa Kỳ. Chắc chắn truyền nhân của Thầy sẽ chung bước, tiếp bước Thầy đi xa hơn trên con đường hoằng pháp.

   Tập kỷ yếu mừng thọ 66 năm của Thầy mang một ý nghĩa đặc biệt, đó là lời nguyện hứa nối gót chân Thầy, đem niềm vui, hy vọng và thường yêu đến với mọi người. Chúng con nguyện cầu chư Phật chư Bồ Tát gia hộ cho Thầy luôn khỏe mạnh, dìu dắt chúng con cùng đi trên con đường hướng tới phương trời cao rộng.

  Xin trân trọng giới thiệu tập kỷ yếu này cùng các đọc giả.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/06/2015(Xem: 8092)
Thời tiết mùa hè năm nay bất thường. Đã có những ngày quá oi bức, và cũng có những ngày lù mù, không mưa không nắng, gió se lạnh. Khí hậu đôi khi cũng tác động vào lòng người, khiến họ dễ bẳn gắt, khó chịu. Những người đã nuôi dưỡng từ lâu sự kỳ thị, thành kiến, hay tỵ hiềm nào đó, có thể bị thời tiết nóng bức châm ngòi cho sân hận và sự bạo động. Đã có những cuộc khủng bố đơn phương hoặc nhân danh tổ chức (thế tục hay tôn giáo) diễn ra khắp hành tinh trong những tháng năm qua.
27/06/2015(Xem: 12070)
Qua 4000 năm Văn Hiến của dân tộc thì trên 2000 năm, Phật giáo có mặt, đồng hành cùng dân tộc. Tính từ thời lập quốc họ Hồng Bàng – Kinh Dương Vương tên nước là Xích Quỷ (năm 2879 trước c.n) đến thời nhà Lý vào năm 1010-1225 đã là 4000 năm, đến nay cũng gần 5.000 năm. Từ thời lập quốc ở Trường Giang, bị Hoa tộc lấn dần cho đến Hùng Vương qua 18 đời, đất nước Văn Lang chỉ còn lại Bắc Việt và Bắc Trung Việt ngày nay.Quê hương vốn ở Hồ Động Đình, do Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh 100 con lập quốc. Kinh Dương Vương là con của Đế Minh và Vụ Tiên, là cháu ba đời của Thần Nông, mà Thần Nông là một trong Tam Hoàng thời thượng cổ.Như thế, Lạc Long Quân là con của Kinh Dương Vương, Kinh Dương Vương là họ Hồng Bàng, lấy quốc hiệu là Xích Quỷ. Kinh Dương Vương truyền ngôi cho Lạc Long Quân, Lạc Long Quân truyền cho Hùng Vương, lấy quốc hiệu là Văn Lang. Từ thời kinh Dương Vương lập quốc đến nay, dân tộc trãi qua 11 lần thay danh đổi hiệu:
24/06/2015(Xem: 30987)
Lời vàng của Thầy tôi, một Hướng dẫn vào các sự Chuẩn bị cho Tâm-yếu của Phạm Vi Bao La từ Đại Viên Mãn, trình bày các con đường của bốn trường phái chính của Phật Giáo Tây Tạng mà không có bất kỳ mâu thuẫn nào giữa chúng.
23/06/2015(Xem: 12939)
Câu hỏi: Lý do tại sao Trịnh Hội lại đi học tu? Có phải bị mất phương hướng cuộc đời hay chán cuộc đời nhiều phiền toái?(Than Nguyen ) Trả lời: Xin chào anh Than Nguyen. Có hai lý do chính thưa anh. Thứ nhất vì cách đây 3 năm mình có lời cầu nguyện với chư Phật là nếu cho mình cơ hội làm xong công việc giúp những thuyên nhân Việt Nam cuối cùng tại Thái Lan, mình sẽ xuống tóc để cảm ơn. Thứ hai là, một công hai việc, mình muốn và cần một thời gian tĩnh lặng để xem mình thật sự muốn làm gì trong suốt quãng đời còn lại.
23/06/2015(Xem: 12210)
Hơn hai mươi năm trước, khi đọc được bài thơ Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế nói về tiếng chuông Chùa Hàn San ở Tô Châu bên Trung Hoa, tôi cứ thắc mắc không hiểu tại sao thơ Đường có không biết bao nhiêu bài thơ tuyệt tác, vậy mà bài thơ chỉ bốn câu này lại gây ra bao nhiêu cuộc bút đàm tốn bao nhiêu giấy mực. Hay tại vì ngôi Chùa ở bến Cô Tô này đã quá nổi tiếng chăng? Nhưng đã ngờ thì phải cố mày mò tìm cho ra lẽ. Tôi tìm đọc thêm những câu chuyện chung quanh quả Đại hồng chung và tiếng chuông Hàn San. Nhiều huyền thoại đọc thật thú vị nhưng sao thấy nó cứ thực thực hư hư! Trong số ấy có một câu chuyện nói rằng, tiếng chuông chùa Hàn San có thể ngân vang rất xa, xa
21/06/2015(Xem: 7233)
Văn phòng Chính phủ Tây Tạng lưu vong, Dharamsala đưa tin – Hội nghị Tôn giáo lần thứ 12 của bốn truyền thống Phật giáo Tây Tạng đã diễn ra vào các ngày 18-20/06/2015 tại Dharamsala miền bắc của bang Himachal Pradesh, Tây Bắc của Ấn Độ.
21/06/2015(Xem: 9526)
Trong đạo Phật có câu nói rất phổ biến là “Nhất niệm thông tam giới,” một niệm biến khắp ba cõi – cõi dục, sắc, và vô sắc. Một niệm tức là một móng tâm, một ý nghĩ khởi sinh từ tâm. Điều này cho thấy hai ý nghĩa: làn sóng vi ba khởi sinh từ tâm dù vô hình vô tướng vẫn có thể lan xa khắp ba cõi, và qua đó, ảnh hưởng của một niệm có thể bao trùm cả cõi không gian rộng lớn vô cùng. Quan điểm này có thể nhìn thấy rõ nhất trong thế giới truyền thông ngày nay. Chỉ trong chớp mắt, trong một cái nhấp tay hay cái bấm tay trên máy điện toán hay điện thoại cầm tay thì một bản tin, một sự kiện, một hình ảnh có thể đi khắp thế giới và ảnh hưởng đến hàng tỉ người trong “ngôi làng toàn cầu.”[1]
20/06/2015(Xem: 14565)
Bài thơ đầu anh viết tặng em Là bài thơ anh kể về đôi dép Khi nỗi nhớ ở trong lòng da diết Những vật tầm thường cũng biến thành thơ
18/06/2015(Xem: 6459)
Hãy Lắng Tâm Cảm Nhận Này bạn, bạn đi đâu đấy, đứng lại đây với tôi một phút, chỉ một phút thôi!!! Bạn hãy cùng tôi quan sát những người đi đường kia xem. Bạn có thấy là họ đang hối hả lao về phía trước không? Đang ở trong nhà thì họ lao ra đường, đang ở đường thì họ vội vã phóng về nhà. Nhìn họ chẳng có chút bình an nào cả, khuôn mặt ai cũng căng như dây đàn. Họ vội vã đi, vội vã làm, vội vã nói, vội vã ăn, ngay cả đi chơi cũng vội vã. Họ đã đánh mất đi khả năng sống thư thái, an nhàn. Họ không làm chủ được cuộc đời của mình, họ bị cuộc đời rượt đuổi. Nếu họ không biết dừng lại thì họ sẽ phải hối hả như vậy suốt cuộc đời. Bạn cứ thử nghĩ mà xem, làm sao mà người ta có thể bình an hạnh phúc khi trong tâm lúc nào cũng đầy ắp những toan tính, lo âu và đôi chân thì cứ lao về phía trước (mà không biết lao về đâu)? Và bạn biết không, nếu có ai đó đứng bên kia đường nhìn về phía bạn thì thấy chính bạn cũng nằm trong cái đám đông hỗn l
18/06/2015(Xem: 6552)
Chúng tôi rời Việt Nam bay tới Băng Cốc Thái Lan và phải đi tiếp 300 km nữa mới về đến địa điểm nơi diễn ra khóa tu “Con đường hạnh phúc”. Đây là khóa tu dành riêng cho người Việt. Rời khỏi nhà buổi sáng, và đến 7 giờ tối mới đến nơi. Xong thủ tục check in, nhận phòng thì đã 22h đêm. Ai cũng mệt nhưng hạnh phúc. Bởi con đường hạnh phúc có thật đây rồi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]