Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

40. Buông Xả

04/01/201909:34(Xem: 11989)
40. Buông Xả

Buông Xả

(giọng đọc Tú Trinh)

 

Càng buông xả thì ta càng thấy nhẹ nhõm và bình an hơn, hoàn toàn khác với thói quen càng tích góp thì càng lo lắng và mệt mỏi.

 

 

 

Tiện nghi vật chất

 

Một hôm, trong lúc đức Phật ngồi tĩnh tọa trong rừng cùng với các vị thầy xuất gia, bỗng có một bác nông dân từ xa hối hả chạy tới và hỏi dồn: "Các thầy tu ơi, các thầy thấy đàn bò mười hai con của tôi đi ngang qua đây không?". Đức Phật im lặng vài giây rồi từ tốn đáp: "Chúng tôi ngồi đây từ trưa tới giờ nhưng không thấy con bò nào đi ngang qua cả. Đâu bác thử tìm phía bên kia xem". Bác nông dân thất vọng quay đi và dậm chân than khóc: "Trời ơi! Mới vừa thất bát mấy sào mè, bây giờ mà mất luôn cả đàn bò thì chắc tiêu tán hết sản nghiệp. Làm sao tôi sống nổi đây!". Đợi bác nông dân đi khuất, đức Phật nhìn sang các học trò rồi khẽ nói: "Chúng ta đâu có con bò nào để mất, phải không?".

 

Đức Phật muốn nhắc nhở các học trò đang sống trong một điều kiện rất thuận lợi để phát triển tâm linh - một môi trường không bị quấy nhiễu bởi những thành bại, được mất, khen chê - thì hãy cố gắng trân quý giữ gìn. Không thành công tâm linh trong điều kiện như thế là một lỗi lớn. Vì các vị xuất gia ấy luôn được tiếp nhận sự hỗ trợ của bá tánh từ thực phẩm, thuốc men, y phục, đến cả niềm tin yêu nữa. Không phải họ không đủ khả năng để tự nuôi sống bản thân. Chỉ vì họ muốn dành hết thời gian và năng lực để tập trung phát triển thiền định, để đạt tới hiểu biết và tình thương rộng lớn. Vả lại, tránh xa thế giới vật chất để dập tắt sự hưởng thụ, và không tự tạo ra vật chất mà nhún mình trước kẻ khác khi xin ăn là một phép luyện tập rất quan trọng. Ý niệm về "tôi" và "của tôi" luôn được soi thủng, thay vào đó là sự giác ngộ về tính liên kết chập chùng giữa vạn vật trên thế gian này trong bản thể vô ngã, để từ đó có thể yêu thương hết cả muôn loài.

 

Tuy buông xả vật chất chỉ là một phần trong hành trang của một vị thầy tâm linh, nhưng đó cũng là một hành động rất can đảm. Nhìn lại, ta thấy dường như mình luôn bám chặt vào vật chất, ngay cả những vật dụng thông thường chứ đừng nói chi đến những tiện nghi cao cấp. Nhất là thời đại bây giờ con người đã phải dựa dẫm vào máy móc rất nhiều. Thử vài ngày không sử dụng tới điện thoại, không xem tivi hay không lên mạng internet thì ta cảm thấy như thế nào? Hoặc ta đã quen ngồi xe hơi có máy lạnh và tránh được bụi bặm, nhưng vì lý do gì đó mà ta phải dùng xe buýt thì ta có thấy khó chịu không? Hay ta đang sống trong điều kiện sinh hoạt rất thoải mái, bỗng dưng bị mất việc nên mọi chi tiêu đều phải tiện tặn thì ta có thấy yên ổn không? Dĩ nhiên, rồi ta cũng sẽ quen với cách sống thiếu thốn nếu hoàn cảnh bắt buộc. Song, muốn từ giã cảm xúc tốt để chấp nhận cảm xúc xấu, ta phải có thái độ đúng đắn, ý chí vững vàng và thời gian đủ lâu thì mới thích nghi được.

 

Khi ta đã thích nghi được nếp sống ít hưởng thụ thì ta bỗng thấy không gian của mình thật rộng lớn. Ta có nhiều thời gian và cảm hứng để nhìn sâu vào mọi đối tượng hay mọi vấn đề đang xảy ra. Ta cảm nhận được nguồn năng lượng trong ta không còn bị phân tán như trước kia nữa. Dù bất đắc dĩ phải sống trong điều kiện ấy, nhưng khi trải nghiệm một thời gian thì ta cũng nhìn nhận rằng, cuộc sống còn có những điều hết sức mầu nhiệm mà ta chỉ tiếp xúc được với những giá trị ấy khi ta dám tránh xa hào quang hấp dẫn của vật chất. Đúng ra, tự thân của vật chất chẳng có tội tình gì, nhưng năng lực hấp dẫn của nó có khả năng đánh thức lòng tham sẵn có trong ta và rút mòn sinh lực. Biết bao bi kịch xưa nay xảy ra cũng từ uy lực của vật chất. Vì thế, các bậc thánh hiền luôn tự đặt mình vào nếp sống "tam thường bất túc" - tức là nếp sống không được thỏa mãn đầy đủ ba nhu cầu sinh hoạt căn bản nhất của con người là ăn, mặc và ngủ. Càng bớt nắm bắt và dựa dẫm vào điều kiện bên ngoài thì ta càng nuôi dưỡng và phát huy giá trị bên trong. Đó là nguyên tắc rất tự nhiên. Còn nếu ta cứ loay hoay mãi với cái tầm thường thì chắc chắn sẽ lạc mất cái phi thường.

 

Dù không có ý muốn trở thành bậc thánh hiền, nhưng ta cũng nên học tập theo lối sống trí thức ấy để nâng cao phẩm chất đời sống tâm hồn. Có thể con thuyền của ta không thể tiến về phía trước được là vì nó quá nặng nề, đầy khẳm. Muốn giải cứu nó, ta phải can đảm bỏ bớt vài thùng hàng to lớn xuống biển, dù những thùng hàng ấy rất quý giá. Buông xả chỉ trở thành phép thực tập bổ ích khi nó đứng giữa sự tranh đấu của thói quen yêu thích và thái độ không bám víu, chứ không phải vì không cần nữa nên ta mới buông xả. Điều kỳ lạ là càng buông xả ta càng thấy nhẹ nhõm và bình an hơn. Nó hoàn toàn khác với thói quen càng tích góp thì càng mệt mỏi và lo lắng. Hơn nữa, xung quanh còn biết bao người khốn khó, nên buông xả bớt tài sản của mình là cơ hội để ta thể hiện tình nhân ái.

 

 

 

Tiện nghi tinh thần

 

Ta thường dễ nhận ra sự hấp dẫn của tiện nghi vật chất, nhưng lại ít phát hiện ra sức "gây nghiện" của tiện nghi tinh thần. Có khi ta lái xe vượt hằng chục dặm đường xa đến nhà một người bạn, chỉ để mong họ công nhận hay khen ngợi tác phẩm của mình. Nếu lỡ bị người ấy thẳng thừng chê bai, không tiếc lời phán xét, thì ta bất mãn và chán nản ngay. Cũng có khi ta lại tìm mọi phương cách, kể cả những mánh khóe hay kỹ xảo giả tạo để được mọi người chú ý và nể phục. Nhưng khi bỗng dưng bị kẻ xấu đặt điều vu khống trên báo chí, hay phanh phui những chuyện đời tư, thì ta lại dễ dàng sụp đổ tinh thần hoặc tìm cách trả đũa cho bằng được. Ta cho rằng tất cả những phản ứng ấy đều rất tự nhiên vì đó là bản năng tự vệ cần thiết của con người. Tuy nhiên, ta đã quên rằng mình đang vươn tới giá trị chân thật của hạnh phúc thì không thể ôm giữ khư khư bản năng cũ kỹ. Những tiện nghi kia tuy đem lại sự thỏa mãn, nhưng chúng sẽ đánh thức khối phiền não trong ta.

 

Công nhận, khen ngợi, kính trọng hay thương yêu đều đem tới cảm xúc rất hấp dẫn, ai mà không thích. Nhưng nếu ta thích nó tức là ta không thích những thứ tạo ra cảm xúc tệ hại như phủ nhận, chê bai, khinh miệt hay ghét bỏ. Trong khi bản chất của cuộc sống vốn biến chuyển không ngừng, không có bất cứ sự vật hay sự việc nào giữ mãi một trạng thái. Những điều ta yêu thích mà đạt được ắt sẽ khiến ta nghiện ngập, còn nếu không đạt được thì lại khiến ta khổ sở. Cho nên, cố gắng nắm bắt những thứ mình thích và ra sức chống đối lại những thứ mình không thích, đó không phải là thái độ khôn ngoan. Ta sẽ kiệt sức.

 

Thí dụ, khi ta muốn mở lòng ra giúp đỡ một người nào đó, nhưng ta bị dội lại ngay bởi thái độ bất cần hay vô phép của họ. Nếu ta buông xả được đòi hỏi nhỏ nhen ấy, thu gọn những điều kiện thỏa mãn cái tôi để chỉ một lòng hướng tới giúp đỡ thôi thì sự hiến tặng mới xảy ra thật sự. Cả người cho và người nhận đều được lợi ích. Đặc biệt, một khi đã buông xả được tâm tham cầu, ta sẽ bước lên một cung bậc cao hơn của tâm thức. Cũng như khi người kia xúc phạm, làm ta tổn thương, tức là họ đã nợ ta một cảm xúc xấu. Theo quy luật cân bằng cảm xúc thì người ấy phải chấp nhận bị ta trả lại một cảm xúc xấu bằng một hành động tương xứng nào đó. Nhưng ta chấp nhận buông xả, chấp nhận thua thiệt, cũng tức là ta đã chấp nhận "biếu không" cho kẻ ấy món nợ cảm xúc. Thật ra, trước sau gì thì vũ trụ cũng sẽ rút lại năng lượng của kẻ ấy và chuyển thành năng lượng khác bù đắp cho ta. Cho nên, tuy ta thật lòng buông xả nhưng phần nhận lại đôi khi còn nhiều hơn.

 

Đáng được nể trọng nhưng ta không thấy tự hào và coi thường kẻ khác, vì ý thức được ai cũng có những cái hay cái đẹp. Đáng được khen ngợi nhưng ta luôn ý thức thành quả này là nhờ sự trợ giúp của rất nhiều bàn tay nên luôn nhún nhường. Đáng được thương yêu nhưng ta luôn ý thức đây là sự may mắn, nên cố gắng giới hạn sự đòi hỏi và chiếm hữu. Tự biết giới hạn mình trước mọi sự hưởng thụ, dù sự hưởng thụ ấy xứng đáng với những cống hiến của mình thì đó là thái độ của bậc trí. Ngoài ra, thực tập buông xả còn giúp ta phóng thích được những năng lượng xấu đang tàn phá trong tâm, bảo vệ được những hạt mầm thánh thiện. Qua đó, ta sẽ giữ được cơ chế tâm thức của mình luôn vận hành thuận chiều vũ trụ, xóa bỏ được ranh giới chia cắt phân biệt hay đối nghịch giữa những cá thể với nhau. Nhờ thế mà sự tồn tại của ta giữa cuộc đời này chắc chắn sẽ được an ổn lâu bền.

 

Buông xả tiện nghi vật chất đã khó thì buông xả tiện nghi tinh thần sẽ còn khó hơn gấp bội lần. Tuy nhiên, cái nào khó mà ta buông xả được thì ta sẽ nhận lại khoảng không gian tự do thênh thang trong tâm hồn. Để có thể làm được những điều ấy, ta phải thực tập buông xả từ những cố chấp hay toan tính nhỏ nhen luôn xảy ra trong đời sống. Tập theo dõi tâm mình một cách tự nhiên mà không kèm theo thái độ phán xét hay áp đặt nó phải sớm thuần phục như ý ta. Dù ta biết mình chưa thật sự buông xả, nhưng hiểu rõ nguyên do và không ngừng quan sát tiến trình ấy thì sẽ có một ngày ta cũng vượt qua được nó.

 

Buông xả những tiện nghi tinh thần cũng chính là thả những "con bò" yêu quý của ta. Vì đó là những "con bò" không có hình tướng rõ ràng, nên ta rất dễ lầm tưởng là mình đã hoàn toàn "vô sản". Vậy ta cần phải nhờ những người thân tín hay đoàn thể chân thành soi sáng để giúp ta biết mình đang mắc kẹt vào những "con bò" nào. Nếu có mười hai con bò thì ta sẽ có mười hai nỗi lo; nếu có năm con bò thì ta có năm nỗi lo; nếu chỉ có một con bò thì ta chỉ có một nỗi lo. Tất nhiên, ta chỉ chấp nhận phép loại trừ này khi ta đang đứng trước sự chọn lựa giữa thói quen hưởng thụ và buông xả để được thảnh thơi. Khi ta đã quyết định thực tập buông xả cảm xúc yêu thích của bản ngã, tức là ta đã chính thức bước lên con đường thảnh thơi của những bậc thánh, dù biết rằng đường hãy còn xa.

 

 

Bận lòng chi nắm bắt

Trăm năm nữa còn không

Xin về làm mây trắng

Nhẹ nhàng trôi thong dong.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/03/2014(Xem: 9029)
anger-face Cơn giận có nhiều hình thức. Nó len lén nổi lên trong ta. Trước hết là sự mất kiên nhẫn, rồi thì nóng nảy, bực bội, giận dũ và cuối cùng là thù hận. Có cơn giận sôi sục, có cơn giận lành giá, có cơn giận làm bạn run lẩy bẩy, có cơn giận bùng lên như lửa cháy. Và có cơn giận chính mình – chúng ta gọi là tự căm ghét mình.
27/03/2014(Xem: 10381)
Sáng ngày 13/3/2014, tại thiền đường Nước Tĩnh, xóm Thượng Làng Mai, Giáo sư Lap-Chee Tsui, Viện Trưởng (Vice Chancellor and President) Trường Đại Học Hồng Kông đã trao bằng Tiến sĩ Danh Dự trong lĩnh vực khoa học xã hội cho Thầy Làng Mai – Thiền sư Thích Nhất Hạnh để vinh danh những đóng góp của Thầy cho nền hòa bình thế giới.
26/03/2014(Xem: 8616)
Trị liệu ung thư bằng chánh niệm là một tập sách ghi chép lại kinh nghiệm của thầy Chân Pháp Đăng về quá trình trị liệu thành công căn bệnh ung thư ruột già của thầy mà không sử dụng những phương pháp y khoa hiện đại như hóa trị, xạ trị….
23/03/2014(Xem: 16023)
Bài giảng cuối cùng là câu chuyện đẹp về người thầy, một người bạn, một người chồng và người cha, về giá trị nhân văn cao cả của cuộc sống. Bài giảng của người thầy đã cận kề với cái chết không nói gì về sự ra đi, mà lại là những câu chuyện hài hước, dí dỏm để đúc kết những chân lý sống “nếu bạn dám ước mơ điều gì, bạn sẽ có thể thực hiện được điều đó". Đó là người thầy của Trường Đại học Carnegie Mellon (Mỹ) - Randy Pausch, người đã mang đến một bài giảng có sức sống vượt ra khỏi khuôn khổ nhà trường để đến với công chúng toàn thế giới. Bài giảng cuối cùng thật xúc động, chân tình và đầy ý nghĩa đã được kết tinh lại thành những trang sách có sức lan tỏa đến hàng triệu trái tim người đọc trước khi ông qua đời ở tuổi 47 vào giữa năm 2008 vì bệnh ung thư. Sách đã được dịch ra 35 thứ tiếng.
22/03/2014(Xem: 6381)
* “Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là đạo lí của vũ trụ, là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống, là Thiền; mang năng lượng tích cực có lợi cho toàn vũ trụ, cho sự thăng hoa trí tuệ-tâm linh chung của tất cả. * “Tự tri” là quán chiếu tâm thức, là biết rõ tâm trí. “Tỉnh thức” là tâm không vọng tưởng. “Vô ngã” là tâm thái hoà bình, an lạc, yêu thương, thiện ích, tự do tự tại, diệu dụng, bất sinh bất diệt, tịch tri, tịch chiếu.
21/03/2014(Xem: 9926)
Có người thợ mộc già làm việc rất chuyên cần và hữu hiệu lâu năm cho hãng thầu xây cất . Một ngày kia, ông ngỏ ý với hãng muốn xin nghỉ việc về hưu để vui thú với gia đình. Tuy không còn có đồng lương nhưng ông ta muốn nghỉ ngơi để an hưởng tuổi già.
21/03/2014(Xem: 22828)
Những câu kệ, lời văn, tư tưởng, ý nghĩ trong suốt 365 trang giấy của quyển sách nhỏ này là tinh hoa, là kinh nghiệm tu tập, là trải nghiệm cuộc sống từ nhiều nguồn tư tưởng, hệ phái, pháp môn khác nhau, là suối nguồn tư duy, là hạnh nguyện, là sự hành đạo và chứng đạo của những bậc Lạt Ma Phật giáo Tây Tạng, những Tăng sĩ Miến Điện, những vị Thiền sư, những đạo sĩ Ấn Độ giáo, những cư sĩ học giả Đông Tây, và ngay cả những thi sĩ, văn hào, nghệ nhân trên thế giới, tuy nhiên, như nước trăm sông đều chảy xuôi về biển rộng, dù khác nhau trên mặt văn từ, ngôn ngữ hay hình thái diễn đạt, những nguồn tư tưởng tâm linh này đều nhắm chung về một đích hướng là “Yêu thương đời, giác ngộ người trong Từ Bi, Trí Tuệ và An Lạc.”
20/03/2014(Xem: 7825)
Đạo Phật thường được gọi là “viên ngọc như ý” vì nó đáp ứng cho mọi nhu cầu, mọi đòi hỏi, mọi ước muốn của con người, dù thấp hay cao. Đáp ứng điều gì? Đáp ứng cho con người tự do, bình an và hạnh phúc, tùy theo mức độ đầu tư và khai thác kho tàng bên trong của mỗi con người. Tự do, bình an và hạnh phúc là quyền của mỗi người, do chính con người định đoạt.
19/03/2014(Xem: 7835)
Trong đời tôi, dường như ngoài việc được (hay bị) má tôi đẻ sớm, trước khoảng thời gian dự định thường lệ, chín tháng mười ngày cho một bào thai, mọi chuyện khác đều đến với tôi rất muộn màng. Yêu muộn mà tu cũng muộn!. Sinh ra trong một gia đình theo
19/03/2014(Xem: 5759)
Mẹ mất, con gái biết nấu ăn từ lúc lên 5 Yasutake Hana lần đầu làm món súp miso khi 5 tuổi, sau vài tuần mẹ cô bé mất vì ung thư vú. Hiện tại, nữ sinh 11 tuổi có thể tự nấu một bữa cơm nhiều món hoàn chỉnh, và làm mọi việc trong nhà.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567