Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chúng tôi học Kinh (1) .

10/04/201314:03(Xem: 7695)
Chúng tôi học Kinh (1) .

Chúng tôi học kinh

Tâm Minh


Người ta thường nói :"Ăn cơm có canh, tu hành có bạn". Đối với tôi, câu nói này thật là quá đúng. Ngày nhỏ chưa biết gì nhưng từ khi làm Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử tôi đã thấy ích lợi của một Tăng thân. Chúng tôi thường tập trung thành từng nhóm 5,7 người để cùng nhau tu học. Giai đoạn khó khăn nhất là sau 75 ở quê nhà. Vào khoảng 1985, 86 các anh lớn của chúng tôi muốn đưa ra một chương trình tu học cho các Huynh Trưởng trong Ban Hướng Dẫn Tỉnh và những Htr có cấp nên đã tạo ra một lớp học Phật pháp cho các Htr ở Sàigòn và các tỉnh miền Nam. Nói là "lớp học" nhưng các Chúng tự học với nhau, có gì không hiểu thì hỏi quý Thầy, các Anh và kinh sách cũng tự đi tìm lấy mà học. Theo qui định của các Anh, Sàigòn có 1 Chúng và mỗi tỉnh có 1 Chúng. Chúng tu học của chúng tôi (Sàigòn) có tên là Chúng Cổ Pháp và phải thanh toán xong các bộ kinh sau đây trong thời gian tối đa là 3 năm:

1/ Phát Bồ Đề Tâm Văn (của Ngài Thật Hiền).

2/ Kinh Di Giáo.

3/ Kinh Pháp Bảo Đàn.

4/ Kinh Kim Cang.

5/ Kinh Lăng Nghiêm.

6/ Kinh Thắng Man.

7/ Kinh Pháp Hoa.

8/ Duy Thức Học (hay Thắng Pháp Tập Yếu Luận cũng được)

9/ Kinh Duy Ma Cật.

Thứ tự không cần theo đúng miễn là khi học xong 1 bộ kinh nào thì có một người đại diện Chúng trình bày lại quá trình tu học như thế nào cho các Anh nghe. Hồi đó muốn đến nhà nào buổi tối mà trên 3 người thì chủ nhà phải báo cho Công An khu vực biết. Chúng tôi có tới 10 anh chị em, mỗi tuần học Phật pháp một lần, vào tối thứ Năm, thay đổi địa điểm luôn để khỏi phải báo cáo. Chúng tôi nghĩ rằng mình tu học thì cần gì phải báo cáo. Vả lại nếu mình báo cáo, mấy ổng tới ngồi nghe có thể xảy ra nhiều cái nguy hiểm không lường trước được. Ví dụ hồi anh Như Tâm Nguyễn Khắc Từ đi dự trại ở Phan Thiết, ảnh nhắc lại câu nói của Đức Phật :"Các người hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi" vậy mà Công An Phan Thiết bắt ảnh bỏ tù mấy năm

vì cho rằng ảnh xúi giục thanh niên phản động. Họ nói mình chê ngọn đuốc của đảng Cộng Sản nên mới tự thắp đuốc lên mà đi. Thật là một sự hiểu lầm tai hại và câu chuyện giống như câu chuyện tiếu lâm nhưng mà đó là sự thật 100%. Do đó chúng tôi rút kinh nghiệm là học Phật pháp không có gì phải báo cáo cả. Thế là anh chị em chúng tôi cứ thay phiên nhau phụ trách chỗ tu học của Chúng mình. Khi thì ở nhà anh A, khi thì nhà chị B, khi thì sân chùa Vạn Hạnh, Già Lam....

Tôi vẫn nghĩ rằng khi nào có dịp tôi sẽ viết lại những kỷ niệm về các buổi học này. Giai đoạn sinh hoạt khó khăn của người Htr GĐPT nhưng cũng là giai đoạn đáng nhớ nhất vì hình như trong gian khó nguy nan

chúng ta cáng thương yêu, hiểu biết nhau hơn, cũng như chia ngọt xẻ đắng với nhau trong mọi lúc, có khi còn hơn cả tình ruột thịt. Có những buổi trưa nắng gắt, vài anh chị em chúng tôi phải chạy qua Vạn Hạnh "cầu cứu" Thầy Chơn Thiện vì "Duy Thức" quá khó, "tối nay phải học Duy Thức rồi mà bây giờ tụi con chưa hiểu rõ về 30 bài tụng Thầy ơi". Thế là Thầy bỏ giấc ngủ trưa ra sức giảng "Duy Thức tam thập tụng" ra tiếng Việt cho chúng tôi nắm bắt kịp. Chúng tôi thật vất vả theo cho kịp những lời giảng của Thầy về sự

"triển chuyển của Nghiệp", mồ hôi nhễ nhại trong buổi trưa Hè cúp điện (nên không có quạt). Ôi, những kỷ niệm thật tuyệt vời, về Thầy, về bạn, về các Anh Chị ..v..v...

Trở lại với chuyện tu học của Chúng Cổ Pháp: chúng tôi lập ra 1 bản danh sách về sách Phật pháp, kinh điển, rồi coi thử trong Chúng ai có bộ nào. Bộ nào cả Chúng không ai có thì để mượn quý Thầy hay các Anh

sau và sẽ học sau cùng. Thật là may, gần như bộ kinh nào cũng có 2, 3 anh chị đều có. Kinh Pháp Hoa thì hầu hết mọi người đều có và chỉ có kinh Thắng Man là mọi người đều không có nhưng biết tên người có sách này nên tất cả đều thật là hoan hỷ.

Chúng tôi bắt đầu bằng bộ kinh Pháp Hoa. Kinh gồm 28 phẩm, chúng tôi quyết định mỗi tuần phải học xong một phẩm. Pháp Hoa nhiều bạn có cả kinh lẫn sách chú giải..v...v... cụ thể như sách của các Thầy Thiện Hoa, Thanh Từ, Từ Thông, Thông Bửu, Chơn Thiện, Trí Quảng, bác Tâm Minh Lê Đình Thám, cụ Chánh Trí Mai Thọ Truyền...v..v... nên tương đối khi học kinh Pháp Hoa chúng tôi không phải "khổ sở chạy đôn chạy đáo" như các bộ kinh khác (Thắng Man hay Duy Thức chẳng hạn).

Khó khăn ban đầu (và còn mãi về sau này) là khi gặp từ ngữ nào ít dùng, chúng tôi thường dừng lại rất lâu, không ai nhường ai, mạnh ai nấy nói, nhất là khi anh chị nào đã được đọc sách hay nghe quý Thấy giảng về

chữ đó. Cuối cùng chúng tôi cũng khắc phục được một phần nào là đưa ra một luật chung: bất cứ bàn luận sôi nổi như thế nào cũng phải chấm dứt bàn luận trước giờ tan lớp học là nửa giờ để mỗi người nói ra trước Chúng bài học mà mình đã nhận được trong buổi học này, và đã áp dụng bài học ấy trong cuộc sống như thế nào. Từ đó chúng tôi bớt tranh cãi về từ ngữ để hướng đến cốt tủy của câu kinh mình vừa đọc. Tất nhiên ai nấy đều đọc trước ở nhà, đến lớp chỉ là để được soi sáng thêm những chỗ mình còn thắc mắc. Đôi khi có anh chị đã nghe quý Thầy giảng rồi hay nghe băng kinh rồi nhưng khi anh chị em bàn cãi, thảo luận, mình vẫn được sáng thêm. Trong giai đoạn này câu nói "Tam ngu thành hiền" tôi ngẫm nghĩ thấy thật thấm thía. Bây giờ xin đi vào những bài học mà anh chị em chúng tôi đã thu lượm được sau khi học xong phẩm Tựa của kinh Pháp Hoa.

Phẩm này chúng tôi tranh cãi nhiều về cách xếp đặt các phẩm. Phẩm nào mới thêm vào sau, phẩm nào đã có sẵn, lý do...v...v.... Sau đó mỗi người nói lên sự thu nhận của mình như sau: (chúng tôi chỉ xin đưa ra những

bài học không trùng nhau thôi)

1/ Phẩm này cho ta nhìn được thông suốt 2 phần: phần bản môn (chân lý muôn đời vượt không gian và thời

gian) và phần tích môn (lịch sử). Ví dụ khi nói Đức Phật Thích Ca sắp nói kinh Pháp Hoa: đó là nói về 1 sự

kiện lịch sử (Tích môn); khi nói rằng Đức Phật đã giảng nói kinh này trong nhiều đời xa xưa hay nói Đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh cũng đã từng giảng kinh Pháp Hoa thì đó là bản môn (chân lý đã có tự muôn đời). Từ đó chúng ta có cái nhìn rộng rãi hơn khi học kinh cũng như khi dạy Phật pháp cho các em: không chấp thủ như trước đây. Ta dễ dàng giảng cho các em hiểu khi các em thắc mắc đôi khi rất ngây thơ và ngây ngô "Phật là đàn ông hay đàn bà?", "Đức Phật Thích Ca và Đức Phật A Di Đà ai lớn hơn?", "Sao nói Đức Phật Thích Ca ra đời để đưa đạo Phật vào đời mà lại nói có nhiều Đức Phật đã ra đời trước Đức Phật Thích Ca?" ...v...v..

2/ Học Pháp Hoa ta thấy Đức Phật không nhập Niết Bàn, Phật còn ở ngay bên chúng ta. Nếu ta đừng thấy sinh diệt thì tức là thấy Phật. Và chúng ta nhận ra được "tính không thực có của thời gian và không gian".

3/ Ngôn ngữ Pháp Hoa là ngôn ngữ biểu tượng. Do vậy, tên của các vị Bồ Tát, Thanh Văn, các vị thái tử, vương tử ..v...v... đều có ý nghĩa đặc biệt, từ đây chúng ta có thể hiểu được nhiều hơn về các "ẩn nghĩa" khi đọc các bản văn của các tác giả Ấn ngày xưa, ví dụ như kinh Vệ Đà hay Áo Nghĩa Thư chẳng hạn.

4/ Ý nghĩa tên kinh: Diệu Pháp Liên Hoa thật là đúng là kỳ diệu. Những đức tính của Hoa Sen thật là nhiều nhưng tôi tâm đắc nhất là "trong Nhân đã có sẵn Quả" của nó. Học phẩm này tôi nhớ lời Phật dạy: khi đang

phân vân không biết có nên đem Phật pháp giảng cho chúng sanh hay không thì Ngài nhìn thấy một hồ sen: hình ảnh những hoa sen đã trồi lên mặt nước, những cái còn là đà trên mặt nước, có cái còn ở dưới nước ..v...v... làm cho Ngài nghĩ đến căn cơ của chúng sinh cũng y như vậy. Chúng ta bây giờ cũng phải nhớ đến hình ảnh này để biết các em của chúng ta cũng y như vậy, căn cơ khác nhau, trình độ không đều, đòi hỏi chúng ta nhiều kiên nhẫn và sáng suốt trong việc giảng dạy Phật pháp cho các em.

5/ Nguyên nhân ra đời của mọi Đức Phật, trong quá khứ cũng vậy mà trong tương lai cũng vậy, chỉ vì một đại sự nhân duyên là "Khai thị chúng sanh ngộ nhập tri kiến Phật". Đức Phật Thích Ca cũng vậy, Ngài thị hiện đản sanh ở cõi Ta Bà này, ấy là Ngài cho ta thấy Ngài cũng là người, sinh ra từ loài người, chịu khó tu tập và Ngài đã thành Phật. Vậy chúng ta, những con người trong cõi Ta Bà này, rồi cũng sẽ thành Phật trong tương lai. Từ đó ta có niềm tin ở Phật tánh trong ta và trong mọi người, ta có thể tự rèn luyện để một ngày nào đó vị Phật trong ta có thể hiển lộ.

6/ Học Pháp Hoa mới biết rõ nghĩa của mấy chữ như các bậc "Hữu học" và "Vô học". Không phải như nghĩa thông thường của thế gian là "vô học = không có học, không có giáo dục" đâu!. Vô học đây là những bậc

không cần học với ai nữa cả, còn gọi là học đã đạt đến "vô sư trí" nghĩa là trí tuệ của họ tự đầy đủ, không cần phải học hỏi từ một bậc thầy nào nữa. Từ đây ta không bao giờ tự hào là nếu mình biết Hán tự thì nhất định mình hiểu rõ được các từ ngữ trong kinh. Ta phải luôn thận trọng trong việc học kinh điển và luôn nhắc nhở mình bằng câu nói "Y kinh liễu nghĩa tam thế Phật oan, Ly kinh nhất tự tức tùng ma thuyết".

7/ Tại sao Ngài Bồ tát Di Lặc lại phải hỏi Ngài Văn Thù Sư Lợi để giải mối nghi của mình? Tại vì chỉ có thật trí (Ngài Văn Thù Sư Lợi là biểu tượng của trí huệ Phật) mới hiểu biết được những hiện tượng lạ như đã tả trong kinh (phẩm Tựa này) trước khi Phật giảng nói Pháp Hoa. Ngài Di Lặc trong một kiếp trước rất xa xôi kia là Bồ tát Cầu Danh trong khi Ngài Văn Thù là Bồ tát Diệu Quang là thầy của Bồ tát Cầu Danh và vô số các đệ tử khác. Bồ tát Văn Thù đã từng trì tụng, giảng nói kinh Pháp Hoa cho chúng sanh trong 80 tiểu

kiếp. Cầu Danh ham thích danh lợi, tuy cùng đọc tụng kinh nhưng chỉ làm cho có và không tinh tấn tu tập nên không đạt trí tuệ vô thượng và không thành Phật được. Đây cũng bài học cho chúng ta hôm nay vì trong chúng ta có thể có nhiều vị Bồ tát Cầu Danh lắm đó. Nếu chúng ta đọc kinh sách rất nhiều nhưng cũng như là đọc tiểu thuyết (nghĩa là đọc để giải trí mà không tu tập), nếu chúng ta làm việc Gia Đình Phật Tử vớI tâm mong cầu được nổi tiếng, được có các em để nhờ vả, sai bảo, dùng danh nghĩa của tổ chức để thực hiện nguyện vọng hay tham vọng riêng tư của mình ..v...v.... thì rõ ràng chúng ta có "tu" vô lượng kiếp theo kiểu này đi nữa, chúng ta cũng không bao giờ "ngộ nhập tri kiến Phật" được cả.

8/ Trong câu chuyện kể của Ngài Văn Thù Sư Lợi có tên của 8 vị vương tử con vua (mà sau này xuất gia thành Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh) cũng có ý nghĩa là 8 thức đó là nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, mạt na và a

lai da (thức). Chúng ta phải gìn giữ 6 căn khi tiếp xúc với 6 trần (thế giới bên ngoài) và coi chừng "anh chàng thứ 7 mạt na" sinh tâm phân biệt, ưa ghét, thị phi...v...v... Làm sao để - trong mọi lúc- "cái nghe cứ là cái nghe, cái thấy cứ là cái thấy" thì lúc đó ta mới thực sự bước vào ngưỡng "cửa giải thoát" mọi khổ đau phiền não được.

Đó là những bài học trong buổi học chung đầu tiên của anh chị em chúng tôi. Sau này khi học kinh Thắng Man, Duy Thức, chúng tôi còn có những hiểu biết sâu sắc hơn về những bài học đơn sơ trên đây. Dù sao,

những buổi học Phật pháp không có quý Thầy giảng, không ngồi trong điện Phật hay trong giảng đường và trong giai đoạn khó khăn của đạo pháp và dân tộc, đã để lại trong lòng chúng tôi những kỷ niệm khó quên và hình như rằng những gì chúng tôi thu nhận được từ những ngày này đã in sâu vào đầu óc mình hơn bất cứ lần nào được học hỏi trong những điều kiện tốt hơn. Tôi sẽ còn viết cho tới khi qua hết các bộ kinh mà chúng tôi đã cùng nhau học như một cuốn nhật ký thân thiết nhất. Mỗi bài viết tôi đều hướng về các bạn

hiện còn ở quê nhà với ước mong rằng nhóm chúng mình vẫn tinh tấn tu học như ngày nào, và ở đây nơi xa các bạn cả nửa vòng trái đất, mỗi ngày khi ngồi thiền, đi dạo, đọc kinh sách..v..v... tôi cũng đều nghiêm túc như khi cùng với các bạn tu học. Mong rằng chúng ta có thể "thấy" nhau trong tâm thức như Thắng Man phu nhân vừa nghĩ tới Đức Phật thì thấy Phật hiện tiền mặc dù Ngài chưa từng đi ra khỏi chỗ ngồi của mình và Thắng Man phu nhân cũng chưa ra khỏi hoàng cung.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/12/2020(Xem: 5684)
Mối quan hệ giữa Tây Tạng, Ấn Độ và Trung Quốc được minh họa rõ nhất qua lời của tác giả, nhà báo, nhà sử học và nhà tây tạng học, Cư sĩ Claude Arpi, người Pháp, người đã viết một loạt các tác phẩm quan trọng về Tây Tạng, Ấn Độ và Trung Quốc, bao gồm “Số phận Tây Tạng: Khi Những Côn trùng lớn ăn thịt Côn trùng bé; The Fate of Tibet: When the Big Insects Eats Small Insects”.
10/12/2020(Xem: 6388)
Trong số nhiều ấn phẩm sách báo, thư từ cũ xưa mà mẫu thân truyền giao cho tôi gìn giữ, bảo quản để làm tư liệu để viết lách sáng tác, tôi tìm thấy được quyến sách “Thi phẩm Từng giọt Ma Ni” (xuất bản năm 1993, bìa sách là tranh của Họa sĩ Phượng Hồng), cùng 02 phong bì thư của “Tạp chí An Lạc” được gửi qua bưu điện từ Sài Gòn ra Nha Trang vào năm 1966, trên các kỷ vật quý hiếm này đều có lưu thủ bút của một bậc danh tăng Phật giáo nước nhà: Hòa thượng Thích Thông Bửu.
10/12/2020(Xem: 5493)
Nữ nghệ sĩ Phật tử Jacques Marchais sinh năm 1887 tại Cincinnati, thành phố ở miền tây nam Ohio, Hoa Kỳ. Thân phụ của bà là cụ ông John Coblentz và mẫu thân là cụ bà Margaret Norman Coblentz. Vốn mồ côi cha từ thuở ấu thơ, mẹ phải vất vả đùm bộc trong cảnh gà mái nuôi con; Jacques Marchais đã đến các trại mồ côi và các mái ấm khác nhau trong suốt thời thơ ấu, và tuổi thanh xuân 16, bà đã trở thành diễn viên tham gia vào một bộ phim Boston Peggy From Paris, nơi bà gặp người chồng đầu tiên Brookings Montgomery. Bà sinh được ba người con, hai gái Edna May và Jayne, và con trai, Brookings.
08/12/2020(Xem: 15105)
29/ Nhị Tổ Huệ Khả Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng từ 6.45am, Thứ Năm, 01/10/2020 (15/08/Canh Tý) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Bổn lai duyên hữu địa, Nhơn địa chúng hoa sanh, Bổn lai vô hữu chủng, Hoa diệc bất tằng sanh. Xưa nay nhơn có đất, Bởi đất giống hoa sanh, Xưa nay không có giống, Hoa cũng chẳng từng sanh Nam Mô Đệ Nhị Tổ Huệ Khả Tôn Sư 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼 Múi giờ : pháp thoại mỗi ngày của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 https://www.facebook.com/quangducwebsite
07/12/2020(Xem: 5636)
Cư sĩ Giuseppe Tucci (dʒuˈzɛppe ˈtuttʃi; sinh ngày 5 tháng 6 năm 1894 – mất ngày 5 tháng 4 năm 1984), Học giả tiên phong người Ý, nhà Đông phương học, Ấn Độ học, Đông Á học, người đã xuất bản một số sách, mở đầu cho việc nghiên cứu tôn giáo, lịch sử và văn hóa của Tây Tạng. Ông là một trong những học giả Tây phương đầu tiên du hành một cách rộng rãi trên khắp vùng cao nguyên, Phật giáo Kim Cương thừa Tây Tạng và các vùng phụ cận, những sách xuất bản của ông thường nổi tiếng về cả nội dung lẫn sự phiêu lưu mạo hiểm của ông trong khi làm nghiên cứu.
06/12/2020(Xem: 5586)
Đạo phật ngày nay đang xuyễn dương lối sinh hoạt của người con Phật là sống an nhiên tự tại trong hiện tiền. Lối sống được mọi người noi theo là tĩnh thức và hiện tại. Làm sao đạt được điều ấy? Và tại sao sống tĩnh thức và hiện tiền là chấm dứt khổ đau? Trong khi theo Phật dạy Tứ diệu đế thì tu tập diệt tận cùng lậu hoặc diệt khổ đau. Sống tĩnh thức là theo 4 y của Phật dạy: y pháp bất y nhân. Y nghĩa bất y ngữ. Y trí bất y thức. Y kinh liễu nghĩa bất y kinh bất liễu nghĩa. Sống hiện tiền là sống trong thiền định.
02/12/2020(Xem: 5815)
Bà Thái Việt Phan, người vừa được bầu vào Hội đồng Thành phố Santa Ana, đã sửng sốt khi nhận được thư cảnh báo từ từ ngôi già lam tự viện Phật giáo mà bà từng lui tới. Chùa Hương Tích đã bị xịt sơn và cảnh sát Thành phố Santa Ana đã coi đây là một tội ác gây ra bởi sự thù địch. Đây là ngôi tự viện Phật giáo thứ sáu bị xịt sơn trong khu vực chỉ trong tháng vừa qua.
02/12/2020(Xem: 8897)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật - Trong tâm tình: ''Lắng nghe để hiểu- Nhìn lại để thương'', chúng con, chúng tôi đã thực hiện một buổi phát quà cứu đói cho 294 hộ tại 2 ngôi làng nghèo có tên là Dugarpur & Amobha cách Bồ Đề Đạo Tràng chừng 8 cây số. Xin mời quí vị hảo tâm xem qua một vài hình ảnh tường trình.. Thành phần quà tặng cho mỗi hộ gồm có: 1 tấm Saree, 10 ký Gạo và bột Chapati, đường, muối dầu ăn và bánh ngọt cho trẻ em, kèm với 200Rupees tiền mặt để mua thêm gạo cho từng hộ GD.(Bên cạnh đó là những phần phụ phí như mướn xe chở hàng, tiền công đóng gói và công thợ khuân vác, tiền quà cho những người bảo vệ và sắp xếp trật tự tại nơi phát chẩn.)
01/12/2020(Xem: 6188)
Cư sĩ Keith Dowman sinh năm 1945, gốc người Anh, tinh hoa Phật giáo, một vị giáo thụ giảng dạy Thiền Đại Viên Mãn (Dzogchen; 大圓滿), theo truyền thống Ninh Mã, Phật giáo Kim Cương thừa, Mật tông Tây Tạng, dịch giả các kinh điển Phật giáo Tây Tạng. Cư sĩ Keith Dowman đang cư ngụ tại Kathmandu, Nepal, nơi ông đã sống trong 25 năm. Các bản dịch của ông từ tiếng Tây Tạng.
30/11/2020(Xem: 5662)
“Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy Ta có thêm ngày nữa để yêu thương” Cảm ơn vì sáng nay tôi còn nghe được tiếng nói, tiếng cười của người thân, bạn bè. Nhìn xuyên qua khe cửa, lá trên cây đã bắt đầu đổi màu, biến những hàng cây xanh ngày nào thành một bức tranh hỗn hợp nhiều sắc màu. Vài cơn gió lành lạnh lại bắt đầu thổi về mang theo bao hồi ức vui buồn lẫn lộn. Tôi lặng lẽ ngồi đây như ngồi giữa thiên đường của thời xa xưa ấy. Tôi luôn biết ơn sâu sắc đến quý Phật tử xa gần đã hỗ trợ và đồng hành cho NVNY trong suốt chặng đường 5 năm qua. Nhất là những thiên thần đáng yêu tại Las Vegas, sớm hôm luôn bay về nâng đỡ cho Ni Viện khi cần. Năm 5 về trước, lần thứ tư tôi đặt chân đến đất nước xinh đẹp vĩ đại này. Tôi tận hưởng vẻ đẹp của những cánh đồng bất tận, nơi an nghỉ của ánh sáng mặt trời, nơi các đóa hoa tỏa hương thơm vào không gian; và tôi khám phá các ngọn núi tuyết cao sừng sững hiên ngang giữa trời đất, ở đó tôi tìm thấy sự thức giấc tươi mát của mùa Xuân, lòng kh
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]