Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giao lưu với 300 thiền sinh trẻ tại khóa tu An Lạc lần thứ 8

03/01/201921:15(Xem: 5600)
Giao lưu với 300 thiền sinh trẻ tại khóa tu An Lạc lần thứ 8

Giao lưu với 300 thiền sinh trẻ tại khóa tu An Lạc lần thứ 8
TS-NMH-Giao-Luu-hoc-sinh-01

 

Chúng tôi may mắn được đi cùng thầy Nguyễn Mạnh Hùng, người sáng lập kiêm Chủ tịch Công ty CP Sách Thái Hà đến giao lưu với 300 bạn sinh viên trong khóa thiền mang tên An Lạc tại thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, Đại Đình,-Tam Đảo, Vĩnh Phúc. Đây là khoá tu Án lạc lần thứ 8 và kéo dài 4 ngày từ ngày 29/12/2018 đến 01/01/2019. Cảm giác của tôi khi ngồi viết lại những chữ này là rất rất tuyệt vời.

 

Chúng tôi bất ngờ được theo thầy lên thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên. Đây là lần đầu tiên có mặt ở đây. Đường đi rất đẹp, mây phủ khắp nới như cảnh bồng lai tiên cảnh. Thiền viện được xây dựng ngay bên cạnh khu di tích danh thắng Tây Thiên cổ tự (Chùa Tây Thiên, Đền Quốc Mẫu Tây Thiên Lăng Thị Tiêu, Đền Cô, Đền Cậu, Đền Thõng, Thác Bạc). Từ trước tôi đã biết thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên là nơi đào tạo về Phật giáo một cách có hệ thống, tạo điều kiện để Phật giáo Việt Nam phát triển cả về bề rộng cũng như chiều sâu và đẩy mạnh giao lưu với các dòng phật giáo của các nước khác. Từ trước tôi đã biết đây là một trong các thiền viện do Hòa thượng Thích Thanh Từ sáng lập. Tôi vốn rất thích thiền nên đến với thiền viện là phước lớn và duyên lành của 3 chúng tôi.

TS-NMH-Giao-Luu-hoc-sinh-03TS-NMH-Giao-Luu-hoc-sinh-02

     Buổi giao lưu chia sẻ ở khoá tu an lạc 8 này với hơn 300 bạn sinh viên khiến tôi vô cùng xúc động và hạnh phúc. Xúc động bởi các em mới là sinh viên mà đã biết đến thiền và dành trọn những ngày nghỉ để đến thiền viện để thiền. Xúc động bởi các em hy sinh những chuyến về quê thăm gia đình để đầu tư cho trí tuệ, để thực hành thiền. Hạnh phúc bởi ngay khi nhìn thấy các khuôn mặt rạng rỡ, sáng ngời của các em khi đón thầy trò chúng tôi, tôi thấy tuyệt vời vô cùng.

     Các em sinh viên – thiền sinh từ các trường đại học khác nhau, từ các tỉnh thành khác nhau đã vượt đường xa để đến với thiền viện tham gia khoá tu An lạc 8. Bạn biết không thiền viện cách trung tâm TP Hà Nội khoảng 85km, các cách tỉnh thành khác cũng khá xa. Thời tiết rất lạnh khoảng 9 đến 12 độ C. Ban đêm chắc hẳn lạnh lắm. Lại ở trên núi cao nữa. Các em sinh viên – thiền sinh  rất giỏi, đã không quản khó, quản ngại để đến đây tu tập trong 4 ngày nghỉ lễ. Lạnh là vậy, ngủ dậy sớm từ 4 giờ sáng nhưng trên khuôn mặt các bạn vẫn toả nét yêu thương, ánh mắt chan hoà khiến tôi cảm mến vô cùng.
TS-NMH-Giao-Luu-hoc-sinh-04TS-NMH-Giao-Luu-hoc-sinh-03

    Điều thứ 2 tôi thật sự cảm thấy may mắn cho chúng tôi và những bạn đang ở nơi đây là thay vì  đi chơi, nhậu nhẹt, đàn đúm bạn bè thì các bạn sinh viên lại đi ngược với số đông để tìm cách sống hướng thượng, bình an  nơi thiền viện thân yêu này. Chúng tôi tin chắc 1 điều rằng tâm các bạn sẽ an lạc ít nhất là trong 4 ngày tu tập. Chúng tôi còn tin rằng các em sẽ duy trì ở những ngày tiếp theo, khi quay trở lại gia đình và trường đại học của mình. An lạc từ khóa tu 8 lan tỏa về 300 ngôi nhà và hàng chục trường đại học của miền bắc.. 

    Khóa tu “An lạc” kỳ 8 là khóa tu cuối cùng của năm 2018. Chúng tôi biết thầy Hùng đến để mang an lạc và hạnh phúc cho các em, để các em sẽ có an lạc và hạnh phúc  trong cả năm  2019. Thật tuyệt vời.

    Để chào mừng chương trình giao lưu với TS Nguyễn Mạnh Hùng và để khai mạc khóa thiền, các bạn thiền sinh bài hát  "Gọi tên hạnh phúc." Lời bài hát rất hay và ý nghĩa. Chúng tôi rất ấn tượng và rất thích . Lời bài hát như nhắc nhở tất cả cùng thực hành sống từ bi, hạnh phúc mọi lúc mọi nơi.

 TS-NMH-Giao-Luu-hoc-sinh-08TS-NMH-Giao-Luu-hoc-sinh-07

Thầy Hùng nói chuyện về may mắn của các em khi được học và thực hành thiền. Vì có 300 thiền sinh nên thầy Hùng nói về con số 3 là Văn – Tư – Tu. Thầy hướng dẫn các em hiểu đúng về văn tuệ, về những lời dạy đích thực của Đức Phật. Đức Phật dạy chúng ta tu trong 38 phẩm trợ đạo. Những lời dạy của Đức Phật được ghi chép đầy đủ trong bộ kinh Nykaya.

 

Thầy Hùng hướng dẫn các bạn sinh viên tư duy, suy ngẫm để biết đúng sai và để đến cuối cùng là thực hành lời Phật dậy. Chúng tôi nhớ lắm câu thơ thầy Hùng đọc “Tu mà không học là tu mù. Học mà không tu là đẫy sách”. Hay quá. Cần phải đọc kinh sách, cần phải nghe giảng để có kiến thức rồi mới suy ngẫm mà thực hành. Nếu không sẽ tu mù, tu sai. Nhưng nếu chỉ đọc kinh sách, nghe giảng mà không thực hành thì thật là lãng phí, chẳng khác gì túi sách.

 

TS Nguyễn Mạnh Hùng vô cùng sáng tạo. Vì khóa thiền kéo dài 4 ngày và đây là khóa tu lần thứ 8 nên thầy giảng về Tứ thánh đế và Bát chánh đạo. Thầy ra câu đố răng ai kể tên được Tứ Thánh đế và Bát chánh đạo sẽ được tặng sách. Và có một bạn đã trả lời đúng và được nhận cuốn “Nhà máy sản xuất niềm vui”.

 TS-NMH-Giao-Luu-hoc-sinh-10TS-NMH-Giao-Luu-hoc-sinh-09

Thầy Hùng hướng dẫn các bạn sinh viên cách ngồi thiền đúng và khuyến khích các em tranh thủ từng phút giây để hành thiền. Thầy nói rằng, càng trẻ tuổi, học thiền càng nhanh. Càng là giới tri thức học thiền càng nhanh. Và rằng các bạn là những người may mắn nhất.

 

Chúng tôi thầy Hùng hướng dẫn các bạn hát bài “Mỗi lần mình thức dậy là mình thấy vui”. Thầy rất khéo léo để tất cả cùng thuộc lòng lời bài hát ngay lập tức. Rồi thầy dạy các bạn các động tác thể hiện. Rồi thầy chia 300 bạn thiền sinh ra 2 đội để thi hát và thể hiện bài hát quá đặc biệt này. 

 

 Lời bài hát quá hay và làm cho chúng tôi thuộc ngay và hát ngay. Và rất nhớ. Thế này a:

       “Mỗi lần mình thức dậy là mình thấy vui
        Nhận diện đôi mắt này là mình thấy vui
         Nhận diện cơ thể này là mình thấy vui
         Bởi vì mình đã học nhìn đời bằng mắt thương" 

Chúng tôi vẫn đang nhớ như in những khuôn mặt rạng rỡ nụ cười an lạc của các bạn thiền sinh trẻ. Tôi thấy các bạn đang có hạnh phúc trào dâng. Đúng là khóa tu An lạc nên toàn là an lạc và  niềm vui.

     TS Nguyễn Mạnh Hùng có chia sẻ "Bạn muốn cho ai cái gì thì trước tiên bạn phải là người có cái đó. Vậy bạn muốn tặng người khác yêu thương thì chính bạn phải có nhiều yêu thương, an lạc. Mình cần hạnh phúc trước rồi mới mang hạnh phúc đến với những người khác được. Cá nhân 3 chúng tôi rất tâm đắc điều này bởi nếu bản thân còn đang khổ đau vây kín con người mình thì làm sao đủ năng lượng, từ bi để mang cho người khác được. Vì vậy hãy tập yêu thương chính mình rồi hãy lan toả nó. Và cần có ngay hạnh phúc cho mình.

 

Chúng tôi chợt nhớ rằng TS Nguyễn Mạnh Hùng sẽ cho xuất bản ngay sau khóa tu An lạc 8 này cuốn sách mới nhất của thầy là “Happy Book – Hạnh phúc ngay bây giờ và ở đây”. Chúng tôi và các bạn thiền sinh và tất cả đang chờ đón cuốn sách.

 

Thầy Hùng đố các bạn một loạt các câu đố về Phật Pháp và cứ ai trả lời đúng là được thầy Hùng lỳ xì sách nhân năm mới 2019. Đó là cuốn “Search inside yourself”, “Tôi tự hào là người Việt Nam”, “Hạnh phúc thật giản đơn”, “Trồng hoa không cho mọc rễ.”….

   Cuối chương trình thầy có hỏi các thiền sinh  "Việt Nam có thể xuất khẩu gì?" Rất nhiều đáp án đưa ra nhưng đáp án đúng ý thầy của 1 bạn là "Việt Nam có thể xuất khẩu Phật Giáo, xuất khẩu thiền ra thế giới. Mọi người cùng òa lên.

 

TS Nguyễn Mạnh Hùng giảng về Phật Hoàng Trần Nhân Tông, về tam tổ Trúc Lâm. Thầy hỏi ai là tổ thứ tư. Mọi người đoán ra ngay là Hòa Thượng Thích Thanh Từ.

 

Thầy Hùng đã chỉ lên bức ảnh của Thiền Sư Thích Thanh Từ để giảng. Đây cũng là vị thầy lớn mà chính thầy Hùng đã từng học thiền. Thầy nói rằng Hòa thượng Thanh Từ đã luôn ôm ấp một tâm niệm rằng: "Nếu Thầy không thể làm một viên linh đơn cứu tất cả bệnh của chúng sanh, ít ra cũng là một viên thuốc bổ giúp cho người bớt khổ." Qua đó giúp các các bạn bày tỏ lòng biết ơn tới Hòa Thượng Thanh Từ.

 

Thầy Hùng cũng khuyên tất cả các bạn thiền sinh sinh viên hãy một lần đến  Yên Tử để đảnh lễ Phật Hoàng Trần Nhân Tông.

 

Thầy Hùng hướng dẫn các bạn về thiền, về chánh niệm. Thầy nhắc các bạn lưu tâm 2 tấm biển rất to cuối thiền đường với 2 từ là “Chánh niệm” và “Tỉnh giác” và nhắc các thiền sinh sinh viên trọn vẹn 4 ngày trong chánh niệm và tỉnh giác.

 

Kết thúc chương trình vẫn còn những ánh mắt tiếc nuối. Vẫn còn những câu hỏi chưa kịp hỏi. Tuy nhiên chương trình đã quá giờ 40 phút so với thời gian của ban tổ chức. Nhưng không ai muốn chia tay.

 

Vậy là thầy Hùng kết thúc chương trình bằng những nụ cười và những cái nhìn đầy yêu thương, an lạc và bình an cho các bạn thiền  sinh trẻ. Thầy Hùng và đoàn phải về để đi Thái Bình cho Tết Thiền 2019.  Một chuyến đi đầy lợi lạc với 3 chúng tôi. 

 

Chúng đã hiểu tại sao dù đã rất muộn nhưng các bạn khóa sinh vẫn tràn đầy năng lượng và không muốn về. Chúng tôi cũng cảm nhận được nguồn năng lượng từ thầy Hùng dành cho các bạn và các bạn cũng đã dành cho thầy tôi một tình cảm lướn và lòng biết ơn sâu sắc. Đúng là một bài học lớn nữa là aâm từ tâm giống tên một cuốn sách của thầy Nguyễn Mạnh Hùng. Thật tuyệt vời!

Rất tiếc rằng chỉ 1 trong 3 chúng tôi theo thầy đi tiếp Thái Bình cho Tết Thiền. Nhất định là lần sau tôi và Sơn sẽ được đi. Nhất định


Nguyễn Sơn, Phí Thúy, Thu Phương – Thành viên ban chủ nhiệm CLB yêu sách Thái Hà

 TS-NMH-Giao-Luu-hoc-sinh-12TS-NMH-Giao-Luu-hoc-sinh-11TS-NMH-Giao-Luu-hoc-sinh-10

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/07/2019(Xem: 12741)
Trong tiết trời giá lạnh của mùa đông xứ Úc, mùa Vu Lan lại trở về với những người con Phật trên khắp Năm Châu. Mùa Hiếu Hạnh nhắc nhở cho con cháu tưởng nhớ đến công ơn giáo dưỡng của ÔNG-BÀ-CHA-MẸ nên Lễ VU LAN cũng là Mùa BÁO ÂN ĐÁP NGHĨA, giáo dục đạo đức nhân sinh, xây dựng nếp sống THANH LƯƠNG tiến đến CHÂN-THIỆN-MỸ, góp phần tạo sự an lành trong gia đình và xã hội.
24/07/2019(Xem: 8676)
Nếu tâm hồn biết thầm lặng kết “bạn đường” với thánh hiền tôn giáo, với các nhà hiền triết tâm linh, thì NĂNG LƯỢNG MẦU NHIỆM sẽ hiện hữu, và tâm hồn sẽ được giảm bớt rất nhiều nghiệp chướng khổ đau-xấu ác-mê lầm.
20/07/2019(Xem: 5215)
Anh chị em thân mến, thật sự, tôi rất, rất vui mừng và rất vinh dự để nói chuyện với quý vị. Tôi không nói gì đặc biệt, chỉ là những kinh nghiệm thông thường. Tôi đến đây là lần thứ bảy. Và mỗi lần như vậy, những người ở đây biểu lộ với tôi những cảm nhận nhân bản và thân hữu chân thành. Vì thế, cũng tự nhiên thôi, đó là lý do tại sao tôi cảm thấy hạnh phúc bất cứ khi nào tôi nhận được lời mời. Cho nên tôi rất, rất là vui mừng.
19/07/2019(Xem: 7706)
Phần này bàn về các từ chỉ màu xanh như xanh, thanh và biếc vào thời các LM de Rhodes và Maiorica sang truyền đạo ở An Nam cho đến thế kỉ XX. Ít người biết xanh cũng gắn liền với nền thi ca Việt Nam qua truyện Kiều: hai nhân vật chính là Thúy Kiều và Thúy Vân.
19/07/2019(Xem: 7070)
Pháp là quốc gia theo thế tục và đa tôn giáo. Ở Pháp có nhiều Phật tử sống hơn bất kỳ quốc gia nào khác trong khối Liên Âu. Các ngôi chùa do các tín đồ tự tài trợ. Chuyến đi thăm chư tăng ni của chùa Khánh Anh ở Evry, Paris.
13/07/2019(Xem: 7063)
Karuna là tiếng Pa-li và tiếng Phạn, kinh sách Hán ngữ gọi là "Từ bi" (慈悲). Qua hình ảnh của người Bồ-tát, Karuna hay Từ bi được xem là lý tưởng của toàn bộ Đại thừa, ngang hàng với Trí tuệ. Bồ-tát Quán Thế Âm là vị Bồ-tát tiêu biểu nhất cho lý tưởng đó. Thế nhưng cũng nên hiểu rằng Karuna không phải chỉ là vốn liếng riêng của Đại thừa mà còn là cốt lõi trong việc tu tập của Phật giáo Theravada.
11/07/2019(Xem: 6680)
Chúng tôi được Thầy mở cho xem Video clip do Thượng Tọa Thích Hạnh Tuệ tri sự chùa Phật Đà ở San Diego cũng là Chủ Biên của trang nhà hoavouu.com ở Hoa Kỳ thực hiện ngày 21.01.2019 với tâm ý kính tặng HT Thích Bảo Lạc và HT Thích Như Điển, nhằm giới thiệu Thiền Lâm Pháp Bảo Úc Châu. HT Thích Bảo Lạc, Hội Chủ Giáo Hội Phật Giáo VNTN Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan, cho biết Thiền Lâm Pháp Bảo là vùng đất thiêng đã được xây dựng từ 4 năm qua. Tháp Vãng sanh sẽ được xây dựng tại Tự Viện Pháp Bảo và Thiền Lâm Pháp Bảo cũng đang tiến hành công trình những hạng mục mới. Thiền Lâm Pháp Bảo là nơi hoàn toàn thiên nhiên hùng vĩ, núi đồi xanh tươi bao la bát ngát. Trong Vườn Thiền có 4 câu thơ được khắc vào trong đá: Dấu Thiền lắng giữa hư không Tháp hành ? soi bóng Thiền Lâm đậm màu Ngày xưa mãi đến ngàn sau Tâm Không vật cũng nhuốm màu hư không (Thơ Sông Thu TBL)
06/07/2019(Xem: 6399)
Tôi rất vui mừng gặp gở những người trẻ Nhật Bản vì tôi luôn luôn cảm thấy rằng những người của thế hệ tôi thuộc về thế kỷ hai mươi. Thế kỷ hai mươi đã qua. Với thế kỷ hai mươi, chúng ta đã chứng kiến một thế kỷ của máu đổ và bạo động. Theo một số nhà lịch sử nào đó, trong thế kỷ vừa rồi, hơn hai trăm triệu người đã bị giết qua bạo động. Chỉ trong phần sau của thế kỷ một khát vọng cho hòa bình và bất bạo động đã bắt đầu. Có một cảm giác của phẩn uất hay mệt mõi về bạo động.
03/07/2019(Xem: 5740)
Bệnh tật nó đến từ đâu Cao mỡ, cao máu lâu lâu ... tiểu đường Tránh né việc nặng là thường Việc nhẹ thì cũng đau xương, mệt nhoài Đi chơi càng khổ gấp hai Đi đâu cũng ngại đường dài lái xe Thế nhưng
30/06/2019(Xem: 11250)
Lịch giảng của Ni Sư Thích Nữ Hương Nhũ tại Hoa Kỳ từ 1/7 đến 3/8/2019 - Ảnh Phật Mười Phương Hiện Trong Đó Những Ngọc Mani Diễn Pháp Âm Tiếng Phật Mỹ Diệu Bất Tư Nghì Biển Công Đức Phật Không Cùng Tận . Kinh Hoa Nghiêm Thân Tứ Đại Ta Mất Đạo Như Lai Hằng Còn Nhờ Tăng Ni Thừa Tự Chánh Pháp Được Chuyển Luân .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]