Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

07. Cấu Trúc Thân Tâm

03/01/201920:01(Xem: 4390)
07. Cấu Trúc Thân Tâm

CẤU TRÚC THÂN TÂM

 

Nguyên bản: The Inner Structure

Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma

Anh dịch và hiệu đính: Jeffrey Hopkins, Ph. D.

Chuyển ngữ: Tuệ Uyển

his-holiness-dalai-lama-222

-***-

 

Ngày mai khi ta không còn nữa

Đang đến không còn nghi ngờ gì nữa

-THƯ GỬI KANIKA CỦA SHURA-

 

-***-

 

Thi Kệ Mười Một

 

Xin cho chúng tôi biết bản chất của chính chúng tôi

Qua du già việc nhận biết luân hồi và niết bàn như trống rỗng

Khi xuất hiện, gia tăng, và gần đạt đến hòa tan – thứ trước vào thứ sau –

Cùng những trải nghiệm như ánh sáng
của mặt trăng, mặt trời, và bình minh đen tối.

 

Để có được một cảnh tượng của bốn giai đoạn cuối của sự chết diễn tiến, thì thật cần thiết để thấu hiểu những trình độ của thức cũng như cấu trúc của những kinh mạch, các luồng gió,các hạt của chất lỏng (gồm nước và khí) bên trong thân thể. Đây là triết lý và tâm lý học quan trọng của Mật thừa.

 

NHỮNG TRÌNH ĐỘ CỦA THỨC

 

Tantra Yoga Tối Thượng phân chia thức thành những trình độ thô, vi tế, và cực vi tế. Những trình độ thô bao gồm năm thức cảm giác (tiền ngũ thức) – nhãn thức nhận biết màu sắc và hình thể, nhĩ thức cho các âm thanh, tỉ thức cho mùi hương, thiệt thức cho vị nếm, thân thức cho kinh nghiệm xúc chạm. Đây là những thức cá biệt với những không gian hoạt động đặc thù – màu sắc và hình thể, âm thanh, mùi hương, vị nếm, và trải nghiệm xúc chạm.

 

Vi tế hơn những thứ này nhưng vẫn ở trình độ thô là thức mà với nó chúng ta suy nghĩ – ý thức. Nó được phân thành năm lớp, tương ứng với ba loại gió – mạnh, vừa và yếu – trên đó ba lớp ý thức cưỡi lên. Nhóm ý thức thứ nhất liên hệ một chuyển động mạnh của gió đến các đối tượng của nó và bao gồm 33 kinh nghiệm nhận thức, chẳng hạn như sợ hãi, dính mắc, đói, khát, thương cảm, hám lợi, và ganh tỵ. Nhóm thứ hai bao gồm các ý thức khái niệm liên hệ một chuyển động vừa của gió đến các đối tượng của chúng – 40 nhận thức,chẳng hạn như vui sướng, kinh ngạc, rộng lượng, mong muốn hôn hít, chủ nghĩa anh hùng, không dịu dàng và quanh co. Nhóm ý thức thứ ba liên hệ một chuyền động yếu của gió đến các đối tượng của nó – bảy nhận thức, là quên lãng, sai lầm như trong việc nhận biết nước trong ảo giác, tâm lý rối loạn, phiền muộn, lười biếng, nghi ngờ cùng muốn bình đẳng và hận thù. (Trong mỗi nhóm của ba nhóm ý thức này, hay các nhận thức, có các trình độ của thô và vi tế).

 

Ba loại kinh nghiệm nhận thức này thuộc trình độ thô của tâm [là ý thức] nhưng chúng vi tế hơn 5 thức cảm giác. Chúng là những sự phản chiếu, cho nên nói là, thuộc vào những trình độ sâu hơn của thức vốn có nhận thức ít và ít nhị nguyên hơn. Chúng là những dấu vết (hạt giống) của ba trình độ vi tế của tâm vốn biểu hiện tại những thời điểm khi những trình độ thô hơn của thức chấm dứt – hoặc cố tình – như trong những thể trạng thậm thâm của thiền quán – hoặt tự nhiên, như trong tiến trình của sự chết hay đi vào giấc ngủ.

 

Khi những luồng gió mà trên nó tất cả 80 nhận thức này cưỡi lên sụp đổ, thì những nhận thức cũng tan rã. Điều này cho phép ba trình độ vi tế của thức biểu hiện trong trật tự này: các tâm màu trắng sống động xuất hiện, đỏ-cam sống động xuất hiện, màu đen sống động xuất hiện. (Những điều này được diễn tả bên dưới trong giai đoạn 5 đến giai đoạn 7). Những điều này cuối cùng dẫn đến trình độ vi tế nhất của thức, tâm linh quang, vốn, nếu được sử dụng trong con đường tâm linh, là mạnh mẽ nhất. (Nó được diễn tả bên dưới trong giai đoạn 8).

 

Trước khi thảo luận bốn giai đoạn cuối cùng này trong chi tiết, chúng ta phải giải thích những thay đổi mà trong đó chúng lệ thuộc. Trong triết lý của Tantra Yoga Tối Thượng, những giai đoạn này xảy ra trong những kinh mạch vật chất, những làn gió, và những hạt căn bản vốn chảy trong những kinh mạch này.

 

CẤU TRÚC CỦA NHỮNG KINH MẠCH TRONG THÂN THỂ

 

Trong thân thể, có ít nhất bảy mươi hai nghìn (72.000) kinh mạch – động mạch, tĩnh mạch, ống dẫn, dây thần kinh, và con đường rõ ràng hay không rõ ràng vốn bắt đầu lớn mạnh của thứ sẽ là trái tim ngay sau khi thụ thai. Ba kinh mạch quan trọng nhất chạy từ điểm giữa chân mày lên đến đỉnh đầu, rồi đi xuống dọc phía trước của xương sống đến gốc của xương sống, cuối cùng mở rộng đến điểm cuối của bộ phận sinh dục. Sự giải thích này là một cách để tưởng tượng những kinh mạch trung tâm, bên phải, và bên trái trong thiền quán, vốn không giống thế nào đấy với chúng trong thực tế, nhưng việc quán tưởng chúng trong cung cách lý tưởng này rất hiệu quả trong việc tác động đến những trình độ vi tế hơn của tâm. Đôi khi những sự giải thích cơ thể như thế này chỉ đơn thuần biểu thị các điểm tập trung được sử dụng trong thiền quán.

 

Ở những vị trí quan trọng trong ba kinh mạch chính này là bảy luân xa, với số lượng khác nhau của các nan hoa, hay cánh hoa hay căm xe:

 

1-    Luân xa đại diệu lạc: tọa lạc bên trong đỉnh đầu, với 32 cánh hoa. Nó được gọi là luân xa đại diệu lạc vì ở trung tâm của nó là hạt của chất lỏng tinh chất trắng vốn là căn bản của diệu lạc.

2-    Luân xa hỉ lạc: ở trung tâm của cuống họng, với 16 cánh hoa. Nó được gọi là luân xa hỉ lạc vì đây là nơi mà những vị nếm được trải nghiệm.

3-    Luân xa hiện tượng: được thấy ở trái tim, với 8 cánh hoa. Được gọi là luân xa hiện tượng vì nó là nơi trú ngụ của gió và tâm rất vi tế mà tự chính chúng là gốc rể của tất cả mọi hiện tượng.

4-    Luân xa xuất phát: tọa lạc tại chấn thủy (mạng lưới thần kinh phía trên bụng) với 64 cánh hoa. Nó được gọi là luân xa xuất phát vì nội hỏa, được kích thích bởi việc tập luyện yoga và phương tiện của việc sản sinh đại diệu lạc, cư trú tại đây.

5-    Luân xa duy trì diệu lạc: ở gốc của xương sống, với 32 cánh hoa. Nó được gọi là luân xa duy trì diệu lạc vì trình độ sâu nhất của diệu lạc được duy trì từ gốc của xương sống.

6-    Luân xa giữa châu báu (chóp của bộ phận sinh dục) có 16 cánh hoa.

7-    Cũng có một luân xa giữa chân mày, với 16 cánh hoa.

 

Tại tim, những kinh mạch bên phải và bên trái bao bọc chung quanh kinh mạch trung tâm ba lần (mỗi kinh mạch cũng thắt lại trên nó), và rồi đi xuống. Việc này làm thành một sự bó chặc sáu lần tại tim, vốn ngăn cản sự đi qua của luồng gió trong kinh mạch trung tâm. Vì sự bó chặc này là nghiêm nhặt, cho nên trái tim là một sự tập trung lợi hại của thiền tập, vốn có thể đưa đến việc suy nhược thần kinh nếu các kỷ năng thích đáng của thiền tập không được sử dụng.

 

Tại mỗi trung tâm này – trán, đỉnh đầu, cuống họng, trái tim, chấn thủy, gốc của cột sống, và bộ phận sinh dục – các kinh mạch bên phải và trái bao bọc chung quanh kinh mạch trung tâm mỗi thứ một lần (mỗi kinh mạch cũng thắt lại trên nó), do thế làm thành hai sự siết lại. Các kinh mạch phải và trái được thổi phồng với gió và bóp kinh mạch trung tâm lại như vậy khiến luồng gió  không thể di chuyển trong nó: những sự bó chặc hay siết lại như vậy được gọi là “những mối gút”. Xét cho cùng, thật quan trọng để nhớ rằng việc nêu ra và diễn tả cấu trúc của các kinh mạch và luân xa có ý nghĩa cho việc thực tập; chúng không nhất thiết là những miêu tả hình dáng và vị trí thật sự của chúng, vốn có thể thay đổi rất lớn từ người này sang người khác.

 

CẤU TRÚC CỦA CÁC LUỒNG GIÓ TRONG THÂN THỂ

 

Khi gió chú ý đến một đối tượng, nó làm như vậy qua chuyển động của gió, hay năng lượng. Tâm cưỡi trên gió giống như một kỵ mã trên lưng ngựa. Theo Tantra Yoga Tối Thượng, cấu trúc tâm-vật lý của chúng ta liên hệ năm luồng gió chính yếu và thứ yếu:

 

1-    Gió mang sự sống: Sự tọa lạc chính yếu của nó hệ thống các kinh mạch tại trái tim, và sự biểu hiện của nó là để duy trì sự sống. Nó cũng làm phát sinh năm luồng gió thứ yếu, vốn chi phối sự hoạt động của cảm giác và chú ý.

2-    Gió đi xuống bài tiết: Nó tọa lạc chính yếu trong hệ thống các kinh mạch ở phần dưới của bụng, và nó chuyển động trong khoảng tử cung và túi tinh, bọng đái, đùi, và v.v… Nó bắt đầu và chấm dứt việc đi tiểu, đại tiện, và kinh nguyệt.

3-    Gió của lửa cư trú: Sự tọa lạc của nó ở trong hệ thống các kinh mạch trong chấn thủy, nơi nội hỏa được phát sinh qua yoga. Luồng gió này tạo ra sự tiêu hóa, chia tách những bộ phận tinh chế và chưa tinh chế, và v.v…

4-    Gió chuyển động đi lên: Sự tọa lạc của nó chính yếu trong hệ thống các kinh mạc ở cuống họng. Hoạt động suốt khắp cổ họng và miệng, luồng gió này tạo ra việc nói năng, nếm thức ăn, nuốt, ợ hơi, khạc nhổ và v.v…

5-    Gió tỏa khắp: Sự tọa lạc của nó chính yếu trong các khớp xương, làm cho tay chân cử động, kéo dài và thâu ngắn tay chân, cùng mở và đóng miệng cũng như mí mắt.

 

Như ta có thể thấy, gió điều khiển các chức năng của cơ thể và tinh thần. Sức khỏe tốt đòi hỏi sự chuyển động tự do của các luồng gió; sự tắc nghẻn gây ra các rắc rối.

 

Thông thường, gió [năng lượng] không di chuyển trong kinh mạch trung tâm, ngoại trừ tiến trình của sự chết; tuy nhiên, qua những kỷ thuật yoga (hay du già) thậm thâm, nó có thể - cho phép những thể trạng thậm thâm của tâm biểu hiện. Trong bốn giai đoạn cuối cùng của sự chết, các luồng gió vốn phục vụ như nền tảng của thức đi vào các kinh mạch bên phải và bên trái và hòa tan ở đấy. Lần lượt, các luồng gió bên trong các kinh mạch phải và trái đi vào bên trong và hòa tan trong kinh mạch trung tâm. Sự siết chặc của các kinh mạch giảm thiểu và biến mất tại những thắt gút của các kinh mạch. Khi các kinh mạch phải và trái trở nên giảm thiểu sự bám chặc vào nhau, thì kinh mạch trung tâm được tự do, do thế cho phép sự chuyển động của gió bên trong nó. Chuyển động này gây ra sự biểu hiện của các tâm vi tế, mà các nhà du già của Tantra Yoga Tối Thượng tìm cầu để sử dụng trong con đường tâm linh; các luồng gió mà trên đó một tâm diệu lạc sâu xa cưỡi lên rút lui một cách mãnh liệt khỏi việc chuyển động đến các đối tượng, và một tâm như vậy là mạnh mẽ một cách đặc biệt trong việc thực chứng thực tại.

 

Hơn hai mươi năm trước có một tu sĩ hơn tám mươi tuổi, thất của vị ấy ở bên hiên nhà trong một làng xóm lân cận. Người ta thường đến để xem bói. Vị ấy thỉnh cầu diện kiến, và tôi đã gặp mặt. Vị ấy đã tặng tôi một quyển sách từ truyền thống Nyingma về những sự thực tập, gọi là Đột Phá Và Vượt Qua, và chúng tôi đã tiến hành sự đàm thoại bình thường. Vị ấy đã nói với tôi rằng khi còn trẻ và ở Tây Tạng, đã kết hôn, nhưng người phối ngẫu đã qua đời, sau đó vị ấy đã từ bỏ đời sống thế tục, bỏ lại tất cả tài sản, và đi hành hương. Cuối cùng vị ấy đã đến Drikung, nơi vị ấy đã gặp một vị lạt ma rất già, cũng khoảng tám mươi, trên một ngọn núi sau Drikung. Vị lạt ma có khoảng mười hai đệ tử. Vị ấy nói rằng trong hai trường hợp vị ấy đã thấy các tu sĩ sử dụng các khăn choàng như đôi cánh bay từ đỉnh đồi này sang đỉnh đồi nọ. Vị ấy đã thật sự thấy như thế.

 

Nếu đó là sự thật, thì đây không phải chỉ là huyển thuật mà đã đến từ việc thực tập yoga gió. Các tu sĩ, sống trong vùng xa xôi ấy với một vị lạt ma già, rõ ràng đã viễn ly và đã phải cởi mở những thắt gút của các kinh mạch. Đối với tôi dường như họ cũng phải có quan kiến về tánh không của sự tồn tại cố hữu (vô tự tánh), cũng như lòng vị tha được phú cho với lòng từ ái và bi mẫn. Cho dù họ có là một học giả hay không đi nữa, thì họ phải có tinh hoa của sự thông hiểu về tánh không.

 

NHỮNG HẠT CỦA TINH CHẤT LỎNG TRONG CƠ THỂ

 

Ở trung tâm của các kinh mạch luân xa là các hạt, trắng ở trên đỉnh và đỏ ở dưới đáy, mà trên ấy sức khỏe thân thể và tinh thần y cứ. Ở đỉnh đầu yếu tố trắng chiếm ưu thế, trái lại ở chấn thủy yếu tố đỏ chiếm ưu thế. Những hạt này có nguồn gốc từ hạt căn bản nhất tại trái tim, vốn có kích thước của một hạt mù tạc lớn hay một hạt đậu xanh nhỏ, và, giống như những hạt khác, có đỉnh màu trắng và phần dưới màu đỏ. Vì nó tồn tại cho đến khi chết, cho nên hạt ở trái tim này được gọi là “hạt bền vững”. Gió mang sự sống rất vi tế cư ngụ bên trong hạt này; vào lúc chết, tất cả các loại gió cuối cùng hòa tan vào nó, vào thời điểm mà linh quang của sự chết ló dạng.

 

Bây giờ, với dữ liệu này về các trình độ của thức, các kinh mạch, các hạt tinh chất lỏng như căn bản, thì chúng ta hảy trở lại để nhìn vào vấn đề các trình độ của thức hòa tan trong những giai đoạn cuối cùng của sự chết như thế nào.

 

HIỂN BÀY CÁC GIAI ĐOẠN CUỐI CÙNG CỦA SỰ CHẾT

 

Bốn giai đoạn cuối cùng của sự chết bắt đầu với ba trình độ của tâm vi tế và bao gồm với một giai đoạn của tâm rất vi tế. Các trình độ thô của thức đã chấm dứt, ba giai đoạn của tâm vi tế hiển lộ. Khi ta tiếp tục qua ba trình độ này, thức của ta trở nên gia tăng bất nhị, vì ở đấy càng lúc càng giảm cảm nhận của chủ thể và đối tượng.

 

Giai đoạn 5: khi tất cả 80 nhận thức của trình độ thô của thức tan rã, trình độ thứ nhất của ba trình độ vi tế của tâm hiển lộ, với hiện tướng trắng sống động ló dạng phù hợp với nó. Đây là một sự trong sáng rộng mở, như bầu trời mùa thu lan tỏa bởi ánh sáng trắng. Không có gì khác xuất hiện trong tâm này. Truyền thống Phật giáo sử dụng thí dụ bầu trời mùa thu vì trong mùa thu ở Ấn Độ, nơi giáo huấn xuất phát, những cơn mưa mùa hè đã chấm dứt, để lại bầu trời trong vắt không mây bụi. Rất giống như vậy, bầu trời, hay không gian, chỉ là sự vắng bóng của chướng ngại, những nhận thức thô đã biến mất, để lại một cảm nhận của sự cởi mở. Thể trạng thứ nhất của ba trạng thái vi tế được gọi là “hiện tướng,” bởi vì một hiện tướng như ánh sáng mặt trăng vừa ló dạng, nhưng không có ánh sáng nào như vậy chiếu sáng từ bên ngoài. Trạng thái này cũng được gọi là “trống rỗng”, vì nó vượt khỏi 80 nhận thức và những luồng gió mà chúng cưỡi lên.

 

Ở mức độ vật lý mặc dù nó xảy ra bên ngoài những gì người lâm chung trải nghiệm, nhưng đây là những gì xảy ra trong giai đoạn thứ năm: (1) Những luồng gió trong những kinh mạch phải và trái phía trên trái tim đi vào kinh mạch trung tâm qua sự khai mở của nó ở đỉnh đầu. (2) Qua điều này, thắt gút của những kinh mạch ở đỉnh đầu được thả lỏng. (3) Điều này, hóa ra, làm cho những hạt trắng ở đỉnh đầu và có bản chất của nước chuyển dịch đi xuống; khi nó đến đỉnh của thắt gút sáu lần của các kinh mạch phải và trái tại trái tim, thì hiện tướng màu trắng sống động ló dạng.

 

Giai đoạn 6: Khi tâm của hiện tướng màu trắng xuất hiện và luồng gió của nó hòa tan vào tâm gia tăng xuất hiện một hiện tướng màu đỏ cam sống động ló dạng phù hợp với chính nó. Đây là một sự kiện sáng sủa hơn, giống như bầu trời mùa thu thoát khỏi mây và bụi lan tỏa bởi ánh sáng đỏ cam. Không điều gì khác xuất hiện với tâm này. Trạng thái này được gọi là “sự gia tăng xuất hiện” vì một hiện tướng như ánh sáng mặt trời xuất hiện rất sống động, nhưng xét cho cùng không có ánh sáng chiếu rọi từ bên ngoài. Trạng thái này cũng được gọi là “vô cùng trống rỗng” vì nó vượt khỏi tâm của hiện tướng và luồng gió mà nó cưỡi lên.

 

Về thể chất: (1) Các luồng gió trong các kinh mạch phải và trái bên dưới trái tim đi vào kinh mạch trung tâm qua sự khai mở phía dưới của nó tại gốc cột sống hay bộ phận sinh dục. (2) Qua điều này, những thắt gút của các luân xa trong bộ phận sinh dục và tại lỗ rốn mở ra. (3) Việc này làm hạt đỏ (hình dạng như một đường thẳng đứng nhỏ) ở giữa luân xa tại lỗ rốn di chuyển lên. Khi nó di chuyển ngay dưới thắt gút của các kinh mạch trái và phải tại trái tim, thì sự gia tăng xuất hiện đỏ cam ló dạng.

 

Giai đoạn 7: Khi tâm của sự gia tăng xuất hiện đỏ cam và luồng gió của nó hòa tan vào trong tâm gần thành tựu, thì một hiện tướng màu đen sinh động ló dạng phù hợp với nó. Bây giờ, nó giống như bầu trời mùa thu không mây và bụi và được lan tỏa bởi bóng tối dày đặc phủ xuống ngay sau hoàng hôn. Không có điều gì khác xuất hiện trong tâm này. Trong phần đầu của tâm màu đen gần thành tựu, thì ta vẫn tỉnh thức, nhưng trong phần sau ta trở nên vô ý thức (không còn tri giác) trong một bóng tối dày đặc như bất tỉnh. Giai đoạn này được gọi là “gần thành tựu” vì nó gần với sự biểu hiện của tâm linh quang. Nó cũng được gọi là “đại không tánh”, vì nó vượt khỏi tâm của sự gia tăng xuất hiện và luồng gió mà nó cưỡi lên.

 

Về thể chất: (1) Các luồng gió phía trên và phía dưới bên trong kinh mạch trung tâm tập trung tại trái tim, mở thắt gút sáu lần của các kinh mạch bên trái và bên phải. (2) Vào lúc này, hạt màu trắng xuất phát từ đỉnh đầu hạ xuống xa hơn và hạt màu đỏ xuất phát từ lỗ rốn đi lên xa hơn, với cả hai đi vào trung tâm của hạt bền vững tại trái tim. (3) Khi hai thứ này gặp nhau, hiện tướng sống động màu đen ló dạng.

 

Giai đoạn 8: Tâm trở thành vi tế hơn nó vốn là trong phần thứ hai vô ý thức của tâm màu đen gần thành tựu; chuyển động của gió trở nên yếu hơn, và trạng thái của gió vi tế nhất xảy ra. Tại điểm này, sự vô tri giác bị xua tan, và tâm linh quang, tính vi tế nhất của tất cả các tâm, vô thức và hoàn toàn bất nhị, hiển lộ ra. Tại thời điểm này tất cả hoạt động nhận thức  đã ngừng lại và ba “điều kiện gây ô nhiễm” – trắng, đỏ, đen, hay mặt trăng, mặt trời và bóng tối, vốn ngăn trở sự hiển lộ màu sắc tự nhiên của bầu trời – đã tan rã. Một sự quang đảng thật trong sáng ló dạng. Như bầu trời mùa thu lúc bình minh, trước khi mặt trời lên, không có bất cứ nhân tố nhiễm ô nào, không có thứ gì khác xuất hiện. Thức sâu nhất này được gọi là “tâm bẩm sinh nền tảng của linh quang” và “tất cả đều trống rỗng” vì nó vượt khỏi 80 nhận thức và ba tâm vi tế.

 

Về thể chất: (1) Những hạt trắng và đỏ hòa tan vào hạt bền vững tại trái tim – hạt trắng hòa tan vào đỉnh màu trắng và hạt đỏ hòa tan vào phần đỏ bên dưới. (2) Ngay sau đó, các luồng gió bên trong kinh mạch trung tâm hòa tan vào luồng gió mang sự sống rất vi tế. (3) Điều này làm cho luồng gió rất vi tế và tâm linh quang hiển lộ.

 

Đối với hầu hết mọi người thì sự chết xảy ra khi trình độ vi tế nhất của tâm hiển lộ. Thức vi tế nhất thường duy trì trong thân thể trong ba ngày, ngoại trừ thân thể bị tàn phá bởi bệnh tật, mà trong trường hợp đó nó không thể duy trì ngay cả một ngày. Đối với một hành giả năng lực, thì đây là một cơ hội đáng giá để thực hành. Những người nào thấy rõ tâm linh quang có thể duy trì trong trạng thái này lâu dài hơn và, tùy thuộc vào sự luyện tập trước đó, thậm chí có thể sử dụng nó để thực chứng lẻ thật của tánh không của sự tồn tại cố hữu của mọi hiện tượng, kể cả luân hồi và niết bàn.

 

THỰC CHỨNG TÁNH KHÔNG

 

Việc thông hiểu giáo lý tánh không của Phật giáo là thiết yếu để sống và chết với thực tại và không sợ hãi. Tánh không không có nghĩa là không có gì tồn tại. Bạn có thể nghĩ rằng tánh không có nghĩa là không có gì cả, nhưng không phải như vậy. Hiện tượng trống rỗng gì? Không có sự thấu hiểu điều gì bị phủ định, thì ta không thể thấu hiểu sự vắng mặt của nó hay tánh không. Nhìn vào nó bằng cách này: Đức Phật thường nói rằng vì tất cả mọi hiện tượng là do nhân duyên sanh, cho nên chúng là tương đối, có nghĩa rằng sự tồn tại của nó tùy thuộc vào các nguyên nhân và điều kiện và trên những bộ phận của chính nó. Thí dụ, thân thể của ta, không tồn tại một cách độc lập, đúng hơn, nó lệ thuộc vào vô số nguyên nhân chẳng hạn như noãn châu và tinh trùng cũng như thực phẩm và nước. Nó cũng lệ thuộc vào những bộ phận của chính nó – đôi chân, đôi tay, mình và đầu.

 

Hãy thẩm tra thân thể ta, hiện hữu giống như nó tồn tại trong bản chất của nó, là giống hay khác với đầu, mình và tay chân của ta. Nếu nó thật tồn tại như nó xuất hiện, hiện diện thật cụ thể, thì nó phải trở thành rõ ràng và rõ ràng hơn dưới ánh sáng của sự phân tích hoặc thân thể là bất cứ bộ phận cá thể nào của nó, hoặc nó là nội dung tổng quát, hoặc nó là điều gì đó hoàn toàn khác biệt. Càng nhìn gần hơn, thì ta không thể thấy nó trong bất cứ cách nào trên đây. Đây là trường hợp của tất cả mọi hiện tượng. Sự kiện rằng ta không thể tìm thấy chúng dưới sự phân tích như vậy có nghĩa rằng chúng không tồn tại dưới năng lực của chính chúng; chúng không tự thiết lập. Chúng không tồn tại cố hữu, mặc dù tất cả hiện tướng là mâu thuẩn.

 

Tuy thế, điều này không có nghĩa là chúng sanh và mọi vật hoàn toàn không tồn tại. Đúng hơn, chúng chỉ không tồn tại trong cách mà chúng hiện hữu như sự tồn tại rất cụ thể. Khi bạn phân tích và thiền quán thuần thục, thì bạn sẽ thấu hiểu sự hòa hiệp giữa hiện tướng thật sự của con người và mọi thứ cùng tánh không của sự tồn tại cố hữu của chúng. Không có sự thông hiểu như vậy, thì tánh không và hiện tướng dường như ngăn cấm nhau.

 

Tất cả mọi hiện tượng – các nguyên nhân và hệ quả, chủ động và tác động, tốt và xấu – chỉ đơn thuần tồn tại một cách quy ước [thế đế]; chúng lệ thuộc sinh khởi hay nhân duyên sanh. Vì các hiện tượng lệ thuộc vào những nhân tố khác cho sự tồn tại của chúng, cho nên chúng không độc lập. Việc vắng mặt sự độc lập này – hay tánh không của sự tồn tại cố hữu – là sự thật tối hậu [chân đế]. Việc lãnh hội điều này là tuệ trí.

 

Nguyên nhân căn bản của khổ đau là si mê – nhận thức sai lầm rằng chúng sanh hữu tình và các đối tượng tồn tại một cách cố hữu. Tất cả những trạng thái sai lầm của tâm có khuyết điểm này như gốc rể của chúng. Mục tiêu chính của con đường tâm linh là để làm mất tác dụng và tiêu trừ si mê qua tuệ trí. Một thức thông tuệ, đặt nền tảng trong thực tại, thông hiểu rằng chúng sanh hữu tình và các hiện tượng khác không tồn tại một cách cố hữu. Đây là tuệ trí của tánh không.

 

Một trong những điều ấn tượng và hữu dụng nhất trong tác phẩm đầu tiên của Đức Ban Thiền Lạt Ma là Tranh Luận với Si Mê, vốn tương tự như chương thứ 8 trong Hướng Dẫn Lối Sống Bồ tát của Shantideva, mà trong đó có một sự tranh luận giữa vị kỷ và yêu mến người khác. Tác phẩm Tranh Luận với Si Mê của Đức Ban Thiền Lạt Ma rằng chúng sanh hữu tình cùng các đối tượng là tồn tại cố hữu và tuệ trí duyên sanh cùng tánh không. Khi tôi đọc quyển sách ấy, tôi nhận ra rằng quan điểm Trung Đạo của tôi bị hụt hẩng trong sự tiếp cận cao nhất.

 

Qua sự giải thích của ngài, tôi cuối cùng nhận ra rằng thật cực kỳ khó khăn, sau khi phủ nhận sự tồn tại cố hữu, để thừa nhận sự tồn tại đơn thuần mệnh danh và quy ước của con người và hiện tượng. Điều này được củng cố bởi một thi kệ trong giải thích về tuệ giác đặc biệt của Tông Khách Ba trong Đại Luận Những Giai Tầng Của Con Đường Đến Giác Ngộ.

 

Mặc dù tâm ta khó thừa nhận duyên sanh

Của nhân và quả trong sự vắng mặt của sự tồn tại cố hữu

Nhưng thật tuyệt vời nếu ta nương trên sự tiếp cận

Nói rằng như vậy là hệ thống Trung Đạo.

 

Trước đây, tôi không bàn luận vấn đề chúng sanh hữu tình và các đối tượng xuất hiện tới chúng ta như thế nào, tôi không đụng tới hiện tướng, và quan tâm đến việc phủ nhận sự tồn tại cố hữu như điều gì đó vượt khỏi căn bản, hiện tướng quy ước. Tuy nhiên, qua sự phản chiếu về ý nghĩa luận đề của Đức Ban Thiền Lạt Ma thứ nhất, tôi đã phát sinh một sự thấu hiểu mới. Điều này có thể được giải thích hoàn hảo nhất bằng vấn đề tôi đi đến nghĩ về một tuyên bố của một học giả du già vào cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, Gungtang Konchok Tenpay Dronmay như thế nào:

 

Qua việc sự tồn tại cố hữu đang bị tìm kiếm dưới sự phân tích,

Không thấy nó bác bỏ sự tồn tại cố hữu,

Vẫn không thấy nó không phủ nhận căn bản của điều gì đang bị tìm kiếm

Và vì vậy sau đó chỉ còn lại danh nghĩa được tìm thấy.

 

Ngài dường như đang cho thấy rằng, ngoài ra việc phủ nhận sự tồn tại cố hữu bên cạnh hiện tượng, tự hiện tướng của hiện tượng không bị phủ nhận, tự hiện tượng không phủ nhận. Quả nhiên tự hiện tượng không bị phủ nhận, nhưng dường như rằng trong tuyên bố của  ngài những nghiệp tướng của của các hiện tượng không được đụng tới trong cách rằng chúng xuất hiện tới chúng ta được thiết lập bằng đặc tính riêng của chúng và một sự tồn tại cố hữu nào đó đang bị phủ nhận. Tuy nhiên, đây là nhận thức của hai trường phái Hạ Trung Quán, Tự Quản Tông.

 

Đối với họ, nếu hiện tượng được thiết lập một cách tối hậu, chúng sẽ được thiết lập như kiểu mẫu tồn tại của chính chúng, trong trường hợp chúng sẽ phải xuất hiện với tuệ trí rốt ráo, nhưng vì hiện tượng chẳng hạn như bốn yếu tố (đất, nước, gió, lửa) không xuất hiện với tuệ trí rốt ráo, cho nên chúng không tồn tại một cách rốt ráo. Đó là nhận thức của Tự Quản Tông Trung Quán. Dường như đối với tôi, theo một nhận thức như vậy, mâu thuẩn với tuyên bố của Tông Khách Ba về quan điểm của hai trường phái Thượng Trung Quán – Cụ Duyên Tông được trích ở trên, sẽ không khó thừa nhận sự lệ thuộc sinh khởi nhân quả trong sự kiện như vậy được phân tích. 

 

Tác phẩm Tranh Luận với Si Mê của Đức Đệ Nhất Ban Thiền Lạt Ma chỉ rõ rằng khi các sắc và v.v… xuất hiện tới chúng ta, ngay lúc bắt đầu sự xuất hiện của chúng được thiết lập bằng đặc tính riêng của chúng, và vì vậy khi hiện tướng này bị bác bỏ, dường giống như tự hiện tượng không còn đứng vững được nữa. Đây là tại sao Tông Khách Ba nói rằng thật khó khăn để thừa nhận duyên khởi nhân quả trong sự vắng mặt của sự tồn tại cố hữu. Được hổ trợ bởi Tranh Luận với Si Mê của Đức Đệ Nhất Ban Thiền Lạt Ma, tôi đã hiểu rằng những gì Tông Khách Ba nói là thật sự như vậy. Quyển sách thật sự hữu ích.

 

Việc nhận thức rằng ta không tồn tại một cách cố  hữu qua việc sử dụng lý trí ta không phải là một cũng không phải nhiều, không phải số ít cũng không phải số nhiều, và việc duy trì quan điểm ấy làm sói mòn – một ít – tính si mê nhận thức sự tồn tại cố hữu. Tuy nhiên, nhận thức này không hoàn toàn chiến thắng nhận thức tồn tại cố hữu vốn duy trì với sự lưu tâm đến chính ta. Tại sao? Vì một “cái tôi” tồn tại cố hữu quy ước vẫn duy trì cho ý thức ấy. Ngay khi “cái tôi” xuất hiện, cùng với nó là sự tồn tại cố hữu vốn bị phủ nhận các hiện tướng, cho nên những gì chúng ta cần là cái nhận thức rằng “cái tôi” xuất hiện trên sự quán sát và thân không tồn tại. “Cái tôi” này không tồn tại. Như Đức Ban Thiền Lạt Ma thứ nhất nói:

 

Chỉ đơn thuần bác bỏ sự tồn tại thật sự

Của “cái tôi” xuất hiện trên việc quán sát tâm và thân,

Hãy lấy chính sự vắng mặt này như đối tượng của sự chú ý của chúng ta,

Với sự xuất hiện rõ ràng mà không để năng lực của nó làm giảm giá trị.

 

Ngài đang nói rằng nếu ta hành thiền cách này, nó sẽ làm giá thiểu nhận thức về sự tồn tại cố hữu. Việc này giúp đở tôi rất nhiều.

 

Ở đây trong những giai đoạn của lâm chung ta tìm kiếm để tiếp nhận bản chất tối hậu của hiện tượng, tánh không của sự tồn tại cố hữu, như một đối tượng những tâm vi tế, năng lực hơn và tập trung nhất tâm vào nó. Qua sự quán chiếu này ta sẽ biết bản chất tối hậu của chính ta. Về hai bản chất, quy ước và tối hậu (thế đế và chân đế), ta đang tiếp nhận tính tối hậu – sự vắng mặt của sự tồn tại cố hữu.

 

TOÁT YẾU QUÁN CHIẾU

 

1-    Hãy chú ý vấn đề thái độ và nhận thức đa dạng của chúng ta có những sức mạnh khác nhau trong dạng thức chuyển động của gió [năng lượng] đến những đối tượng tương ứng của chúng.

2-    Hãy biết rằng sau bốn dấu hiệu của ảo giác, khói, đom đóm, và ngọn lửa (của đèn bơ hay đèn sáp, lúc đầu nhấp nháy và rồi đứng lại), ba tâm vi tế: trắng năng động xuất hiện, đỏ cam gia tăng xuất hiện, và đen gần bình minh.

3-    Hãy nhớ rằng ta đang cố tìm để sử dụng những tâm vi tế hơn để thực chứng tánh không chân thật.

4-    Tánh không không   nghĩa là không tồn tại; đúng hơn nó là sự vắng mặt của sự tồn tại cố hữu của các hiện tượng, cả chúng sanh hữu tình và vô tình (nhân vô ngã và pháp vô ngã).

5-    Hãy nghiên cứu để phân tích các hiện tượng: Hãy tập trung trên vấn đề chúng là bất cứ phần tử nào của chúng một cách riêng lẻ, hoặc trên tập họp của tất cả các phần tử của chúng, hay điều gì khác một cách toàn diện. Điều này sẽ cho thấy rằng các hiện tượng không tồn tại theo cách cụ thể mà chúng dường như vậy.

6-    ất cả các nguyên nhân và hệ quả, tác nhân và hành động, tốt và xấu chỉ đơn thuần tồn tại một cách quy ước  (thế đế); chúng là duyên sanh.

7-    Sự vắng mặt của tính độc lập, hay tánh không của sự tồn tại cố hữu, là lẽ thật tuyệt đối (chân đế). Đây là những gì tuệ trí thấu hiểu, làm tiêu mòn si mê phía sau tham dục và thù hận cùng khổ đau mà chúng gây ra.

8-    Qua sự quán chiếu du già này biết bản chất rốt ráo của ta cũng như của tất cả mọi hiện tượng.

-***-

Ẩn Tâm Lộ, Saturday, September 15, 2018

 

-***-

 

HƯỚNG DẪN VỀ SỰ CHẾT ĐỂ SỐNG TỐT ĐẸP HƠN

 

Nguyên bản: Advice on Dying and Living a Better Life

Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma

Anh dịch và hiệu đính: Jeffrey Hopkins, Ph. D.

Chuyển ngữ: Tuệ Uyển

 

01- Tỉnh thức về sự chết
02-  Giải thoát khỏi sự sợ chết
03-  Chuẩn bị cho sự chết
04-  Loại trừ những chướng ngại đến cái chết có lợi
05- Thành tựu những điều kiện thuận lợi cho thời điểm lâm chung
06-  Hành thiền trong khi lâm chung
07-  Cấu trúc bên trong
08-  Linh quang của sự chết
09-  Phản ứng với tình trạng trung ấm thân
10-  Đón nhận một sự tái sanh tích cực
11-  Thi kệ quán chiếu hàng ngày

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/10/2019(Xem: 9811)
Tâm thư kêu gọi trợ giúp em Đức, huynh trưởng GĐPT Phú Cát, Huế, Ở nhà máy HBI Huế có em Hồ Xuân Đức ( 140450), nhân viên may - Bộ phận Newstyle, cách đây cách đây 4 tháng, Đức phát hiện bị bệnh Wilson, một loại bệnh do di truyền gây ảnh hưởng gan, hệ thần kinh và kéo dài suốt đời. Mặc dù mới chỉ phát hiện cách đây 4 tháng, nhưng bệnh đã ảnh hưởng đến gan và hiện tại gan của em đã bị xơ ở giai đoạn cuối.
30/09/2019(Xem: 7051)
Nhà Thần kinh học người Ý - Do Thái đoạt giải Nobel 1986 " Khi già đi, thị lực con người kém đi ....nhưng sẽ NHÌN THẤY NHIỀU HƠN " Và gần đây tôi đã đọc được đâu đó rằng " Mỗi người già là một thư viện ". Lẽ ra câu nói trên đây chỉ đúng cho những bậc Cao tăng thiền Đức, khi các Ngài đã thâm sâu hiểu Đạo, nhưng các bạn ơi khi càng đi dần vào tuổi thu đông và khi tiếp xúc nhiều với tất cả các bạn cùng lứa tuổi và bạn sẽ thấy rằng nó đúng cho cả những người phàm phu như chúng ta nữa đó . Vì thật ra nếu con cái chúng ta muốn học hỏi kinh nghiệm từ bố mẹ chúng từ khi họ trải qua những khó khăn do cuồng lưu nghiệt ngã của cuộc sống trong đời và nếu họ chỉ cần muốn lưu trữ lại ..hẳn chứa đầy mấy tủ sách đấy , bạn ạ .
26/09/2019(Xem: 14841)
Nhằm tạo một cơ hội sinh hoạt chung để chia sẻ, truyền lửa cho nhau, và thảo luận một số đề tài liên quan đến công việc Hoằng pháp, Giáo dục, Văn học Nghệ thuật, Phật Giáo, và Ra Mắt Sách chung, một buổi sinh hoạt CÓ MẶT CHO NHAU 2 sẽ được tổ chức tại Tully Community Branch Library, 880 Tully Rd. San Jose, CA 95111, vào lúc 2:30--5:45 chiều, Thứ Bảy, ngày 19 tháng 10, 2019. Buổi sinh hoạt này gồm có các tiết mục như sau:
12/09/2019(Xem: 6684)
HT Thích Nhất Hạnh trong phần đầu của TRÁI TIM CỦA BỤT có dạy : " Mọi người, ai trong chúng ta cũng có đủ mọi hạt giống, có những hạt giống trung thành và cũng có những hạt giống phản bội . Những hạt giống này phải được tu tập, tưới tẩm cho những cái ác không còn môi trường phát triển thì ta mới có sự chuyển hoá và giúp ích cho mọi người " Và nếu như Ngài đã dạy cách nghe một bài pháp thoại là Hãy khoan dùng Trí năng phân biệt của mình để nghe mà phải để cho mặt đất Tâm của mình mở rộng thênh thang cho mưa pháp thấm nhuần thì phải chăng thưởng thức âm nhạc cũng vậy ( tuy nhiên bản nhạc bắt buộc nằm đúng trong hướng đi của mình đã chọn chứ không phải bất cứ loại âm nhạc nào )
07/09/2019(Xem: 5902)
Không biết vận mệnh tôi luôn phải sống trong cảnh mà người ta gọi là " một kiểng hai quê " không ? Dù tôi không muốn thế nhưng từ bốn năm nay từ khi con trai cả tôi do nhu cầu nghề nghiệp phải sống luôn tại Sydney và mua được một ngôi nhà có đất thật rộng để cất thêm cho tôi một gian nhà nhỏ mà tôi xem đó như một nơi đi về trốn mùa đông thật lạnh của Melbourne hay là nơi trú ẩn cuối cùng trong những ngày tuổi già tàn tạ chờ vào nhà dưỡng lão thì nhiều người bạn nửa như trách khéo nửa như khuyên bảo rằng ...chính tôi đã tự tạo cho mình thêm mối ràng buộc vì phải đi đi về về mỗi năm ba bốn lần ...
03/09/2019(Xem: 6778)
Ngày cuối tuần tôi thường rất thư giản vì không phải tuân vào kỷ luật của riêng mình ( phải thi hành đúng chương trình đã thiết lập ) giở lại chồng CD cũ, vô tình được nghe lại bản nhạc của cố nhạc sĩ Phạm Duy thật hay " Một bàn tay " do Duy Quang hát ( người con cả của Ông cũng đã qua đời trước Ông ) rồi lại nghe tiếp Duy Khánh với " Những bàn chân " lòng tôi chợt chùng xuống và thương cảm cho thân phận con người ....và chợt nhận ra đôi khi mình thật ích kỷ để ban tặng một lời khen , một lời cám ơn đến những người đã mang nghệ thuật âm nhạc giúp ta thư giản... giải trí quên hết đi những bận rộn ưu tư của cuộc đời ....
01/09/2019(Xem: 6785)
Tôi cảm ơn những người tổ chức tạo cơ hội để nói chuyện và chia sẻ với mọi người, đặc biệt với giới trẻ. Tôi cũng cảm ơn chính tôi, đặc biệt là thân thể tôi. Một vài ngày qua, tôi có vấn đề với cuống họng của tôi, vì thế tôi phải uống thuốc, nhưng rủi ro thay tôi uống quá liều và nó trở nên trầm trọng. Tôi đã ngủ mười tiếng đồng hồ vào buổi tối và tôi cảm thấy rất khỏe khoắn hôm nay.
30/08/2019(Xem: 7364)
Gần đây không hiểu sao tôi lại rất thích thú khi đọc được trên trang mạng những đề tài như LÃO GIẢ AN CHI ( Già có được an không ? ) . Có lẽ đã đến lúc không còn mơ mộng viễn vông rằng không ai có thể đi ngược lại với dòng chảy của thời gian và đến một lúc nào đó chúng ta cần phải ý thức được về vị thế của mình khi về già nếu như chưa có được " một chút tài sản thế gian lẫn tài sản tâm linh" nghĩa là vào lúc về hưu rồi phải làm sao có được nơi trú ẩn thuận tiện , không nợ nần và còn có thêm một chút vật chất phòng khi giao tế và hành thiện tu bồi phước và có cơ hội tu tập những đạo lý hầu làm tư lương khi trở về một nơi nào đó ...sau khi xả bỏ thân phàm phu này . Vì chỉ có Huệ ta mới có thể làm Phước được, nhưng nếu để Huệ mãi còn non kém mà không chịu tu tập thêm thì sẽ một ngày nào đó , ta xài hết Phước rồi thì vẫn mãi ở trong sinh tử luân hồi ....
23/08/2019(Xem: 7318)
Ngày lễ Vu Lan trong Đạo Phật là ngày “Phật Hoan Hỷ”, ngày “Tự Tứ”. Tăng, Ni tập trung vào sự tu niệm và thỉnh cầu những bậc trưởng thượng chỉ dạy mọi lỗi lầm để mình thành tâm sám hối.
23/08/2019(Xem: 6039)
Huyền thoại thường nghe: tu thiền dễ bệnh khùng khùng điên điên. Sự thực: y khoa Hoa Kỳ từ nhiều thập niên đưa ra các cuộc nghiên cứu chứng tỏ lợi ích của thiền tập. Sự thực nữa: trong hàng chục triệu người khùng khùng điên điên trên khắp thế giới, đại đa số không biết gì về Phật giáo. Thêm sự thực nữa: Phật giáo gần với khoa học hơn bao giờ hết, trong khi hầu hết các tôn giáo khác đều hoang tưởng với các tín lý vô căn cứ… và hoang tưởng là một dấu hiệu của bệnh tâm thần phân liệt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]