Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

13. Trao Thân

03/01/201916:04(Xem: 15325)
13. Trao Thân

Trao Thân

(giọng đọc Thanh Thủy)

 

Thỏa mãn dục vọng chính là sự ích kỷ hoàn hảo nhất. Vì tuy được hưởng thụ nhưng lại thấy mình bị thiệt thòi ngay sau đó.

 

 

 Ý thức trách nhiệm

 

Khi ta và người ấy đến với nhau vì những đồng cảm chân thành, sẵn sàng chia sớt cho nhau những gian khó và hiến tặng những niềm vui thì đó là một tình thương đích thực. Nhưng nếu ta bị những hình ảnh và giọng nói của người kia chiếm hết bộ nhớ, khiến ta thẫn thờ mơ mộng, lúc nào cũng mong muốn được gặp mặt nhau, thậm chí khát khao được chạm vào thể xác nhau thì chứng tỏ ta đang bước vào giai đoạn yêu. Cảm xúc bây giờ nghiêng về phía tính dục. Trí tưởng tượng cũng tham gia phóng đại cảm xúc lên gấp nhiều lần, khiến ta có cảm tưởng như trên đời này không có thứ gì tuyệt vời hơn thế nữa.

 

Khi ấy, từ sâu thẳm trong ta phát sinh nguồn năng lượng rất lạ, khiến ta vừa sung sướng lại vừa hoang mang. Mọi thứ trong ta gần như đảo lộn. Ta không còn giữ được sự thăng bằng và tự chủ khi ngồi một mình, khi làm việc, hay tiếp xúc với bất kỳ người nào khác. Thế rồi, cảm xúc yêu đương trong ta bỗng muốn được thăng hoa gấp bội. Nó thúc đẩy ta kết hợp với cảm xúc tự nguyện của người ấy. Sự cộng hưởng này sẽ tăng tới mức cao nhất khi hai bên chấp nhận trao thân cho nhau, ước muốn thắt chặt quan hệ với nhau, mà thực chất chính là tình trạng muốn tương tác cao độ và ràng buộc cảm xúc của nhau. Sự kết hợp này nếu không đứng trên nền tảng của một tình thương đích thực thì đó chỉ là một sự lợi dụng hay một sự đổi chác cảm xúc. Và đó chính là điểm khác biệt của tình yêu - vừa muốn hưởng thụ cảm xúc mà cũng vừa muốn chịu trách nhiệm cho cuộc đời nhau.

 

Vậy mà khi quyết định trao thân, ta thường chỉ quan tâm tới cái khát khao muốn được nếm trải cảm xúc bay bổng nhất của tình yêu mà không hề ý thức (hoặc ý thức một cách mơ hồ) về trách nhiệm. Tại sao phải chịu trách nhiệm khi cả hai cùng tự nguyện chia sẻ cảm xúc? Chỉ cần nhắc nhau cẩn thận đừng để cho tình trạng thụ thai xảy ra là được, đâu có ai mất mát gì đâu! Nhưng thực tế không đơn giản như vậy. Cảm xúc yêu đương bùng vỡ sau khi hai thể xác hòa hợp cùng nhau, sẽ làm toàn bộ cơ chế tâm thức của đôi bên xáo trộn dữ dội. Nó phát sinh một cách đột biến hàng loạt những tâm lý phức tạp như: giận hờn, ghen tuông, nghi ngờ, sợ hãi, lạc lõng Bởi trong sâu xa, mỗi bên đều ngầm chứa ý muốn "độc quyền" sở hữu nhau để lấy lại những gì quý giá đã hiến tặng cho nhau. Ngoài ra, khi dễ dàng đạt được đỉnh cao của cảm xúc, ta sẽ không còn cảm hứng và thiện chí để hiểu biết và thương yêu nhau sâu sắc hơn, để xây dựng liên hệ bền vững hơn. Vì lẽ đó, khi cảm xúc thỏa mãn trong ta yếu dần hoặc chuyển hướng thì sự bội bạc rất dễ xảy ra.

 

Trong bất cứ liên hệ tình cảm nào cũng cần có sự dẫn dắt, bên nào mạnh sẽ kéo bên kia theo. Một khi định hướng sai lầm, thay vì giúp nhau phát huy sự hiểu biết và nghị lực để vượt qua bản năng, hòa điệu với mọi người và sự sống, thì ta lại đưa người yêu của mình đơn độc đi về phía hưởng thụ để vô tình trở thành "con nghiện cảm xúc". Nên sớm muộn gì tình yêu kia cũng sẽ cạn mòn sinh lực và lụi tàn. Kết cuộc cả hai đều xảy ra thương tích mà phía nữ thường nặng nề hơn. Bởi cấu trúc tâm sinh lý của "phái yếu" vốn rất nhạy cảm nhưng lại mỏng manh, nên rất dễ bị thương tổn. Tệ hại hơn nữa là tâm thức sẽ hình thành cơ chế rất bén nhạy về dục vọng và nó mặc định luôn mức thỏa mãn đã từng đạt được. Điều này sẽ hành hạ ta ít nhiều trong thời gian ta phải sống một mình. Nếu mau chóng tìm được đối tượng khác trong khi chưa thực sự chuyển hóa năng lượng ham muốn ấy thì chắc chắn ta sẽ dễ lặp lại vết xe cũ, hoặc sẽ gập ghềnh khi đối tượng mới nghiêng về phía nguyên tắc của khối óc hơn là cảm xúc của con tim.

 

  

Thái độ kính trọng

 

Trong truyền thống văn hóa Việt Nam, người vợ không bao giờ được thay áo trước mặt chồng. Dù sống với nhau lâu năm, nhưng họ vẫn kính nhau như khách (tương kính như tân). Đã là vợ chồng, nhưng mỗi khi liên hệ xác thân họ vẫn giữ gìn nhiều thủ tục rất trang trọng, để cho đối phương hiểu rằng: hai thể xác chỉ hòa quyện, khi hai tâm hồn đã thật sự hòa quyện. Thế nhưng, cụ Nguyễn Du lại có những vần thơ rất lạ: "Trong khi chắp cánh liền cành/ Mà lòng rẻ rúng đã dành một bên" (Truyện Kiều). Quả thật, nếu thiếu sự tinh tế, thấu hiểu và trao nhau đầy đặn ân tình, thì đằng sau lớp cảm xúc thăng hoa kia sẽ phát sinh niềm khinh rẻ rất lớn về sự thèm khát vô độ hay sự buông mình dễ dãi của nhau. Sự thất kính này là nguyên nhân sâu xa dẫn đến những xung đột chẳng đáng vào đâu trong đời sống lứa đôi. Nên có thể nói thỏa mãn dục vọng chính là sự ích kỷ hoàn hảo nhất. Vì tuy được hưởng thụ nhưng lại thấy mình bị thiệt thòi ngay sau màn kết thúc.

 

Huống chi, ta và người ấy chưa chính thức tuyên bố trách nhiệm sống chung với nhau trước cộng đồng, chưa thông qua những hình thức trang nghiêm của truyền thống gia đình, pháp luật hay tôn giáo, để buộc đôi bên phải cố gắng dập tắt những dự phòng toan tính khác mà đảm bảo sự thủy chung. Cho nên, "trao thân gửi phận" là nguyên tắc rất trí tuệ để bảo vệ hạnh phúc lứa đôi. Chỉ khi nào ta chính thức "gửi phận" thì mới chấp nhận "trao thân". Hai cái này không thể tách rời nhau được. Vì vậy, lễ cưới cũng trở nên quan trọng và cần thiết để gia đình, bạn bè, chòm xóm cùng chứng minh ngày ta chính thức trao trọn cuộc đời cho nhau. Năng lượng tập thể sẽ tiếp thêm sức mạnh, giúp ta vượt qua nhiều thử thách và khó khăn trong đời sống hôn nhân. Nghĩ đến ngày đó, ta sẽ ít dám quyết định bỏ nhau khi chưa kịp lấy đủ sức để đi tiếp.

 

Ở  xã hội Tây phương, người ta sống chung với nhau có khi năm bảy năm rồi mới cưới. Ngày ấy có khi không bao giờ xảy ra, vì họ không còn thấy ý nghĩa thiêng liêng của nó nữa. Cũng có thể vì họ đã nhàm chán nhau trước đó. Ở những nước kinh tế phát triển càng mạnh thì số lượng thanh thiếu niên tự vẫn lại càng cao. Phần lớn những người trẻ đó đều là nạn nhân của sự đổ vỡ quan hệ tình cảm trong khi sống thử. Họ không chịu đựng nổi cảm giác chơi vơi khi không còn chỗ bám cho thói quen cảm xúc và thấy thật tổn thương khi cái tôi bị hất hủi. Đó là một trong những bi kịch lớn nhất của thời đại. Càng có nhiều điều kiện hưởng thụ thì con người càng trở nên yếu đuối; càng văn minh thì con người lại lui về với lối sống bản năng hoang dại. Khi mất niềm tin vào hạnh phúc gia đình và cuộc sống, những người trẻ rất dễ trở thành nạn nhân của sự cô đơn lạc lõng. Vì thế, họ cũng dễ dàng buông mình vào con đường hưởng thụ vô trách nhiệm.

 

Một tình yêu chân chính phải luôn biểu lộ sức sống vươn lên, không thể là thứ đam mê làm xáo trộn sự sống, tàn phá sức khỏe, tàn phá trí tuệ và tàn phá cả lý tưởng. Giả sử, có một người yêu ta ít nhưng kính trọng nhiều và một người yêu ta nhiều nhưng kính trọng ít thì ta sẽ chọn người nào? Người yêu ta nhiều chắc chắn sẽ đem tới những cảm xúc thỏa mãn hấp dẫn, nhưng cũng sẽ dễ dàng bỏ mặc ta đương đầu với những hậu quả khổ đau bất kỳ lúc nào. Chỉ có người hết lòng kính trọng ta mới có ý thức trách nhiệm với cuộc đời ta. Mà chịu trách nhiệm với nhau chính là đã yêu thương nhau đích thực rồi.

 

Nếu đã thấy được khổ đau do hành vi thỏa mãn nhục dục không đúng nguyên tắc gây ra, thì từ nay ta hãy cam kết sẽ không trao thân với người không phải là vợ hay chồng của mình. Ta không tán thành kẻ phản bội lời cam kết hôn phối và còn học theo tinh thần trách nhiệm bảo vệ tiết hạnh và an toàn cho mọi người. Ngoài ra, ta còn quyết tâm ngăn chặn không cho thói tà dâm tiếp tục gây ra đổ vỡ gia đình và xã hội. Nếu tất cả các bạn trẻ ở khắp mọi nơi đều thực tập được như thế thì thế giới sẽ tiết kiệm được một nguồn năng lượng khổng lồ. Năng lượng ấy dành để tạo dựng lại nếp sống văn minh tâm hồn.

 

 

Ôi đóa hoa thơm ngát

Đang nở nụ cười xinh

Nhìn nhau trong cẩn trọng

Đẹp thay những ân tình.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/01/2017(Xem: 7623)
Tôi rời Hà Nội bay vào Sài Gòn để tổ chức Tết Sách trên đường Ngô Đức Kế - Nguyễn Huệ và khu du lịch Suối Tiên. Tết này, cũng như nhiều tết khác trước đây, tôi không ăn tết ở Hà Nội nơi tôi đang sống, cũng chẳng về quê Thái Bình ăn tết mà vui Tết Sách ở Sài Gòn. Tôi thích vui tết hơn là ăn tết.
25/01/2017(Xem: 9489)
Thiền định là phép tu tập chủ yếu của Phật giáo, có thể xem là "cột trụ" chống đỡ cho toàn bộ Phật giáo nói chung. Hình ảnh Đức Phật tọa thiền dưới một cội cây vào một đêm trăng sáng, đạt được những hiểu biết siêu nhiên đã nói lên thật cụ thể cái "cột trụ" đó.
24/01/2017(Xem: 5337)
Ngay từ hồi còn trẻ cụ Chu Văn An (1292-1370) đã nổi tiếng là một người cương trực, giữ tiết tháo, không cầu danh lợi, chỉ ở nhà đọc sách. Sau khi thi đậu Thái học sinh (Tiến sĩ) cụ không ra làm quan, chỉ ở nhà mở trường dạy học. Học trò theo học rất đông. Trong số môn đệ cụ có nhiều người thành đạt, thi đỗ ra làm quan to trong triều.
24/01/2017(Xem: 8981)
Thường thì người dân tìm gà quý, cá ngon, giết lợn, mua bia, mua rượu,… về để mừng đón năm mới. Đa phần người dân làm như vậy. Thế còn, Phật tử chúng ta làm gì để đón năm mới. Tôi xin kể ra đây những việc làm của các Phật tử tại 3 địa điểm khác nhau, thuộc 3 đối tượng khác nhau. Mong rằng các câu chuyện sẽ mang đến cho người đọc hương pháp mùa xuân.
19/01/2017(Xem: 8291)
Ở trong một ngôi làng nọ, có một gia đình nghèo khó bần cùng, người cha vì không có tiền, thường lợi dụng ban đêm lẻn vào vườn rau nhà người ta hái trộm, hôm đó anh ta mang theo cả con trai đi cùng. Khi người cha vừa mới nhổ một cây củ cải, đứa con bỗng nhiên ở sau lưng khẽ kêu:
17/01/2017(Xem: 7687)
Được sự thương tưởng của quí vị thiện hữu, chúng tôi vừa thực hiện thêm một số giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận khu vực Bồ Đề Đạo Tràng & Nalanda tiểu bang Bihar India. Đây là Public Well Hand-pump nên cả làng có thể xài chung, bớt đi rất nhiều nỗi nhọc nhằn trong mùa hạ vì phải đi lấy nước ngoài sông xa. Kính mời quí vị xem qua một vài hình ảnh tường trình.
17/01/2017(Xem: 6304)
Tết Chay An Lạc, cái tên lạ mà đặc biệt ấy những ngày gần đây được nhiều người biết đến và quan tâm theo dõi, cũng như mong ngóng đến ngày diễn ra Tết Chay An Lạc. Đúng như lời hẹn, thứ 7, ngày 14-1, Tết Chay An Lạc diễn ra tại chùa Tứ Kỳ, số 8, đường Ngọc Hồi, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Theo lịch của Ban tổ chức, 9h mới khai mạc, nhưng 8 giờ, sân Chùa Tứ Kỳ đã đông chật với số lượng khoảng gần 1.000 người.
17/01/2017(Xem: 5843)
Tết Chay lần đầu tiên được Cộng đồng Doanh nhân An lạc phối hợp với chùa Tứ Kỳ, Thủ đô Hà Nội tổ chức với sự tham gia của 44 doanh nghiệp về thực phẩm chay và các lĩnh vực liên quan. Tết Chay cũng được đông đảo người dân Hà Nội và các tỉnh lân cận, đặc biệt là các phật tử ủng hộ nhiệt tình. Mặc dù rất bận bịu với công việc của BTC nhưng ngay trước giờ khai mạc, thứ 7 ngày 14 tháng 01 năm 2016, TS Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch Cộng đồng Doanh nhân An lạc vẫn dành thời gian trả lời phỏng vấn. Thật là hạnh phúc cho chúng ta.
17/01/2017(Xem: 6856)
Tôi đến dự các buổi họp của cộng đồng Doanh nhân An lạc và thấy mình may mắn quá vì được an lạc ngay từ những giây phút đầu tiên có mặt. Mở đầu chương trình TS Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch công ty sách Thái Hà kiêm chủ tịch cộng đồng Doanh nhân An lạc chia sẻ về an lạc và thỉnh chuông để tất cả các doanh nhân thở nhẹ và êm trong tĩnh lặng để có ngay an lạc. Thật là vi diệu.
09/01/2017(Xem: 6424)
Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Tháng Giêng, mùa Đông mới thật sự về trên xứ Ấn với những buổi sớm mai sương mù dày đặc và cái rét căm căm. Được quí vị thương tưởng, chúng tôi lại có dịp tìm đến với những mảnh đời nghèo trên xứ Phật, thắp cho họ chút lửa ấm mùa Đông - Xin tường trình và chia sẻ một vài hình ảnh của buổi phát chẩn tại làng Rampur Bihar dưới chân núi Khổ Hạnh Lâm, nơi mà ngàn xưa đức Phật đã 6 năm tu hành khổ hạnh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]