Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngày cuối tuần đi phát cháo yêu thương cùng chùa Cổ Am tỉnh Hưng Yên

10/12/201820:20(Xem: 6664)
Ngày cuối tuần đi phát cháo yêu thương cùng chùa Cổ Am tỉnh Hưng Yên

Ngày cuối tuần đi phát cháo yêu thương cùng chùa Cổ Am tỉnh Hưng Yên

Buổi sớm mai ngày cuối tuần. Đang đọc sách và thưởng trà. Tự nhiên nhớ đến thầy Vạn Lợi, một vị tu sỹ đang giảng dạy tại Học viện Phật giáo Việt Nam trên Sóc Sơn và tại viện Trần Nhân Tông. Nhấc máy gọi cho thầy.

Thầy Vạn Lợi nhấc máy hàn huyên. Rồi thầy rủ đi Hưng Yên, về chùa Cổ Am.
Hungnm phát cháo bv Sản Nhi Hưng Yên 1

Thế là thầy Vạn Lợi từ Sóc Sơn về Hà Nội để thầy trò chúng tôi đi Hưng Yên. Trời cuối tuần se se lạnh. Mưa nhẹ. Nhưng trong xe ấm áp vô cùng. Ấm tình thầy trò.

Về đến nơi, chúng tôi ngồi ngay với thầy Hạnh Bình, một vị Thượng tọa mà tôi rất kính trọng lâu nay. Chúng tôi ngồi hàn huyên về chuyện tu, chuyện đời, về chuyện sách vở và Phật Giáo. Tâm tình say sưa và không chỉ như tình thầy trò mà như những người bạn tâm giao.
Hungnm phát cháo bv Sản Nhi Hưng Yên 2Hungnm phát cháo bv Sản Nhi Hưng Yên 3

Nhưng ở chùa Cổ Am có một việc là rất thú vị. Đó là nấu cháo mang tặng cho viện Sản Nhi Hưng Yên. Chuyện này thật thú vị.

Từ buổi sáng, các tình nguyện viên đi mua các loại thực phẩm. Nồi cháo yêu thương Cổ Am có đến 15 loại thực phẩm nhé. Từ gạo, hạt sen, đỗ, lạc, bí đỏ, ngô, khoai lang, cà rốt… nhiều lắm. Thật công phu. Cho nồi cháo yêu thương thế đấy.

10h30 tất cả cùng bắt đầu nấu cháo. Nấu bằng tâm của những người con Phật. Nấu bằng tình yêu thương của những tấm lòng chân thật, giản đơn, mộc mạc và chân thành. Để có nồi cháo yêu thương ngon nhất, tình cảm nhất.

Bữa trưa của chúng tôi thật tuyệt vời. Rất giản dị với rau chùa, gạo quê mà ngon đến lạ kỳ. Bữa trà sau ăn trưa cũng rất ý nghĩa. Đượm mùi thơm và tình thầy trò. Tôi được nghe bao chuyện hay và đáng suy nghĩ từ Thượng tọa Thích Hạnh Bình.

Rồi Thượng tọa Thích Quảng Thiện từ đâu xuất hiện. Lạ thật, từ miền Nam mà sao thầy xuất hiện ở đây. Thì ra thầy đi giảng ở Hải Phòng, rồi Thái Bình nên tranh thủ qua thăm thầy Hạnh Bình. Tuyệt vời quá.

Trà ngon, tình thầy trò thắm thiết, bao chuyện hay quên cả nghỉ trưa.

15h00 tất cả cùng chở cháo yêu thương ra bệnh viện Sản Nhi Hưng Yên. Rồi cùng phát cháo tặng các bệnh nhân nơi đây. 6 thùng cháo ngon lành và thơm phức.
Hungnm phát cháo bv Sản Nhi Hưng Yên 5Hungnm phát cháo bv Sản Nhi Hưng Yên 4

Chúng tôi múc cháo yêu thương ra từng chiếc cốc.  Các bệnh nhân đến nhận cháo. Ai có cạp lòng hay hay bát thì mang ra nhận. Thật tuyệt vời. Đông lắm. Vui lắm. Tình cảm lắm.

Tôi vừa múc cháo vừa ngắm nhìn các khuôn mặt hạnh phúc và bình an. Tôi thấy có một niềm vui nhỏ trong ngày cuối tuần. Tôi thấy vui khi các cốc cháo, bát cháo, cạp lồng cháo yêu thương cứ thế lan tỏa về các khoa trong bệnh viện.

Đây là bệnh viện Sản Nhi. Trong bệnh viện có biết bao bà mẹ và biết bao con nhỏ. Và những bát cháo yêu thương được chuẩn bị, được nấu, được phụng sự bởi quý thầy và quý Phật tử nơi đây đã và đang ngấm dần vào các mẹ và các con.

Cháo yêu thương từ những tấm lòng của những người tu đang lan tỏa đến bao tâm hồn. Rồi đây các con lớn dần, cháo yêu thương ngấm vào tế bào các con, để yêu thương và trí tuệ lan tỏa sâu vào tâm hồn các con. Cho lâu dài. Cho mãi mãi.

Nồi cháo yêu thương rất giản dị nhưng bao dung, ngon và cần thiết, ấm lòng các mẹ và các con trong mùa đông lạnh.

Những thìa cháo yêu thương như những hạt bồ đề được gieo vào tâm các con và các mẹ. Những hạt bồ đề này sẽ lớn dần và nhất định đơm hoa ra trái. Không phải là tất cả các hạt đều lớn nhưng có lẽ là số đông.

Chúng tôi có Vườn Yêu Thương với rất nhiều cây yêu thương. Vườn Yêu Thương ở Hà Nội sinh hoạt mỗi tối thứ 4 hàng tuần. Nay chúng tôi tham gia mang cháo yêu thương đến các bệnh nhân của bệnh viện Sản Nhi Hưng Yên. Hạnh phúc lắm. Bình an vô cùng. Vẫn là yêu thương!

Tôi đứng ngắm các con ăn cháo mà thấy có gì đó rất lạ cứ trào dâng trong lòng. Lạ lắm.

Một mặt tôi muốn về Hà Nội. Mặt khác lại muốn quay lạ chùa Cổ Am nơi đang được mở rộng và xây dựng. Một mặt muốn về lại Thủ đô với bao việc giang dở. Mặt khác muốn được tiếp tục bên thầy Hạnh Bình thêm đêm nay nữa.

Nhưng thứ 2, thầy Vạn Lợi phải lên lớp. Phía trước là các quý thầy quý sư cô đang học tại Học viện Phật giáo Sóc Sơn. Mà cũng lạ rằng tôi chưa hề đến thăm, chưa hề có mặt tại cả 2 Học viện Phật giáo ở cả Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Giật mình nhớ về buổi ngồi chia sẻ và tâm sự với thầy Viên Trí của Học viện Phật giáo TP HCM nhân hội thảo về Phật Hoàng Trần Nhân Tông tại Yên Tử hôm trước. Tôi khá bất ngờ khi thầy Viên Trí đặt vấn đề mời tôi về giảng cho học viện. Liệu cư sỹ chúng tôi có thể là giảng viên cho quý thầy quý sư cô đang học ư? Thầy Viên Trí bảo, dĩ nhiên. Thậm chí rất cần là khác. Lạ nhỉ!

Bát cháo yêu thương từ chùa Cổ Am vẫn đang lan tỏa trong tôi. Cháo yêu thương thơm lắm.  Có mùi thơm của 15 loại thực phầm trong nồi cháo. Có mùi thơm của tâm thiện lành của quý thầy và quý Phật tử Hưng Yên. Có mùi thơm của giới hạnh người tu nữa.

Quý thầy chia sẻ với tôi rằng, tết vừa qua, đích thân Chủ tịch tỉnh Hưng Yên vào chùa đón giao thừa và thỉnh chuông đại hồng nguyện cầu cho quốc thái dân an, sơn hà cẩm tú. Tôi vui lắm.

Tự nhiên muốn về chùa Cổ Am nhiều hơn. Về để tham gia cùng nồi cháo yêu thương. Về để được bên thầy Hạnh Bình và thầy  Vạn Lợi. Về để học để tu.

Tự nhiên tôi muốn về chùa Cổ Am đón tết âm lịch năm 2019 này cùng Chủ tịch tỉnh Hưng Yên, một vị Chủ tịch có tâm Phật, dù tôi chưa biết tên ông.
Hungnm phát cháo bv Sản Nhi Hưng Yên luc o chua Co Am

TS Nguyễn Mạnh Hùng

Chủ tịch công ty sách Thái Hà

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/04/2018(Xem: 11080)
Sông Hằng là con sông thiêng liêng nhất được tôn thờ như một nữ thần hoặc như là một bà mẹ truyền ban sức sống ở Ấn Độ và được xem là nguyên mẫu của tất cả dòng nước thiêng liêng trên thế giới. Từ những thời đại sớm nhất, dọc bờ sông đã có hàng triệu những người không thể đếm được đến đây để tắm, cầu nguyện, uống nước thánh và quăng tro người chết.
29/04/2018(Xem: 8271)
Sư Bà Hải Triều Âm sanh trưởng tại tỉnh Hà Đồng –Hà nội năm 1920. Sư bà là một trong số ít các bậc nữ lưu sống trong thời kỳ Pháp thuộc, có văn bằng Diplome D’étude Primaire Supérieur, trở thành một cô gíao đoan trang thông tuệ mẫu mực, lấy việc dạy học làm sự nghiệp cho đời mình. Sư Bà cũng là một trong những vị sáng lập và phát triển nhiều gia đình Phật Tử ở Hà Nội Hải Phòng mà thời bấy giờ thường gọi là gia đình Phật Hóa Phổ. Qua một dịp nghe được sư cụ Thích Tuệ Nhuận giảng kinh Lăng Nghiêm ở chùa Quán Xứ, đến phẩm Quán Âm Quảng Trần và chương Đại Thế Chí Niệm Phật, cô giáo Catallan Nguyễn Thị Ni hốt nhiên lãnh hội được sự vi diệu của Phật Pháp và quy y với Đức Pháp Chủ Thích Mật Ứng, được ngài ban cho pháp danh Hải Triều Âm. Sư Bà xuất gia năm 1949 tức là năm Sư Bà 29 tuổi, với Hòa Thượng Pháp Chủ Thích Đức Nhuận tại chùa Đồng Đắc.
29/04/2018(Xem: 7189)
Đức Phật dạy có nhiều cách bố thí khác nhau như: Pháp thí: bố thí Phật pháp ý nghĩa cao thượng giải thoát. Tài thí: bố thí tiền bạc. Vật thí: bố thí vật chất. Vô úy thí: bố thí sự không sợ hãi. Nhan thí: bố thí nụ cười. Ngôn thí: bố thí ái ngữ. Tâm thí: bố thí tâm hòa ái, lòng biết ơn. Nhãn thí: bố thí ánh mắt yêu thương hiền từ. Thân thí: bố thí hành động nhân ái, thân thế. Phòng thí: bố thí phòng ốc chỗ ở giường nằm. Dược thí: bố thí thuốc….
29/04/2018(Xem: 6827)
Hải âu là tên một loài chim màu xám trắng xinh xắn sống ven sông biển. Khi mặt trời vừa mọc, tiếng sóng nước gợn lăn tăn hòa lẫn âm thanh kinh kệ ngâm nga vang rền từ các đền tháp, thì vô số chim trời hải âu từ đâu đó bắt đầu xuất hiện trên Sông Hằng, thành phố Ba-la-nại, để múa lượn mừng ngày nắng mới và dùng điểm tâm thực phẩm do các khách hành hương bố thí.
29/04/2018(Xem: 8378)
Bồ-đề-đạo-tràng, nơi nổi tiếng với Tháp Đại Giác – Đức Thích Ca Mâu Ni ngồi thiền giác ngộ, dọc bên bờ kia sông Ni-liên vào những ngày đầu mưa xuân, cuối đông tháng 12 cũng là mùa hoa cải vàng rực nở khắp cánh đồng.
29/04/2018(Xem: 7146)
Đệ tử của Đức Phật luôn gồm đủ bốn chúng xuất gia và tại gia: Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Nam cư sĩ và Nữ cư sĩ. Mỗi chúng đều có vai trò quan trọng nhất định trong việc lợi mình, lợi người và duy hoằng Phật Pháp tại nhân gian. Việc hoằng Pháp lợi sanh nơi xứ người xưa nay phần chính là chư Tỳ kheo. Bên cạnh đócó nhiều Tỳ kheo ni và Nữ cư sĩ cũng đã đóng góp rất lớn. Nhiều tấm gương sáng của Nữ đệ tử Phật đã được ghi lại mà nữ giới hậu học ngày nay cần nên soi chiếu.
27/04/2018(Xem: 6129)
Ra Đi và Trở Về - Thích Tâm Tôn, Ra đi và trở về là hai mệnh đề rất rộng trong nhiều phạm trù của cuộc sống. Có thể hiều theo ý nghĩa chu kỳ hai chiều vận hành đến và đi hiện hữu trong phạm trù tuần hoàn thời gian, hay lẽ phân định khoảng cách gần- xa hai hướng trong phạm trù không gian hữu hạn, và có thể là lẽ tất nhiên phải trải qua của cả một đời người bởi hai điều sống- chết sẽ đi qua theo qui luật vô thường…. Nhưng có lẽ hơn hết, hiểu theo cách rất giản dị của nhà Thiền về ý nghĩa cuộc sống chính là tìm hiểu và thấy được của trải nghiệm, hay khám phá và Tuệ tri các pháp trong sự hiện hữu như chính là. Nếu ra đi là tìm kiếm, thì trở về chính là thấy được.
26/04/2018(Xem: 8151)
Khoảnh khắc Kangaroo bố đau đớn ôm người bạn đời đang hấp hối làm nhiều người xúc động khôn xiết. Giữa giây phút cận kề sự sống và cái chết, Kangaroo mẹ chỉ kịp nắm lấy tay con lần cuối trước khi từ giã cõi đời… Cái ôm ly biệt và đôi tay níu kéo
25/04/2018(Xem: 10669)
Tự Chuyện của Quảng Dũng về Gia Đình Phật tử ở Galang 1979
25/04/2018(Xem: 12628)
Prior to sharing some thoughts on the question, 'According to 2010 statistics, the number of Buddhists around the world is consistently increasing by approximately 5% to 10% per annum. What do you think are the main causes for this increase?', I should mention that I'm often 'open-mindedly skeptical' about such surveys, and the statistics gathered during such surveys. For where does the information come from and how is the information gathered, and for what purpose, and so on and so forth.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]