Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

13 năm tu học, hành thiền theo Thiền sư Thích Nhất Hạnh

06/11/201820:45(Xem: 7929)
13 năm tu học, hành thiền theo Thiền sư Thích Nhất Hạnh



tien si nguyen manh hung (4)
13 năm tu học, hành thiền theo Thiền sư Thích Nhất Hạnh


Tôi đang có mặt tại Nhật Bản để gặp gỡ lãnh đạo Hội Xuất bản Nhật Bản bàn về hợp tác 2 bên cũng như dự Hội sách Bản quyền Tokyo 2018 và trao đổi hợp tác với một số đơn vị xuất bản của đất nước mặt trời mọc.

Cuối tuần vừa rồi tôi được các bạn Nhật chở đi biển chơi. Giữa 12 giờ trưa tôi nghe thấy 1 bản nhạc quãng gần 1 phút rất hay. Tôi hoàn toàn dừng lại mọi hoạt động, đứng im để thở nhẹ, thở êm và mỉm cười trong bình an. Anh bạn Nhật ngạc nhiên. Sau đó tôi giải thích rằng tôi thực hành chánh niệm và quay về với thân và tâm của mình. Thấy quá thú vị, anh đề nghị tôi dạy thiền cho chính anh ấy và cơ quan của anh ấy nữa.

Bản nhạc dưới 1 phút rất hay đó được anh bạn giải thích rằng, ở Nhật, 6 giờ sáng và 12 giờ trưa, bản nhạc ngắn này được phát ra để những người khiếm thị, không nhìn thấy gì, biết giờ giấc để điều chỉnh các sinh hoạt của mình. Sáng và trưa. À thì ra thế.

Tiếng nhạc này là lời nhắc nhở tuyệt vời. Đối với người khiếm thị là nhắc giờ để biết, để thu xếp các hoạt động và công việc cá nhân. Đối với ai đó thì được nghe 1 bản nhạc hay. Còn với tôi, đó là cơ họi ngàn vàng để quay lại với chính mình, để chánh niệm và tỉnh giác.

Bạn hỏi, tôi học môn này từ ai và từ bao giờ. Đúng không.

Tôi đọc và nghiên cứu về vũ trụ, lịch sử, triết học và tôn giáo từ thời là sinh viên đại học bên Nga. Khác với các bạn cùng lứa, 4 môn này tôi mê nhất. Tôi muốn tìm ra các quy luật. Của vũ tru và của chính mình.

Chỉ từ ngày ông nội tôi qua đời, tôi mới chuyên tâm đọc nhiều hơn và sâu hơn về các môn phái trong Đạo Phật và cách ứng dụng vào cuộc sống và công việc để bớt khổ, rồi dần dần đến hết khổ, thoát khổ. Từ nhỏ đến lúc đó, tôi chỉ là cậu bé ngờ nghệch, ngô nghê, mù tịt. Đến chùa mà không vào chùa. Có nghĩa là có vào trong ngôi chùa vật lý cả trăm lần nhưng chẳng thực tập gì cả, chỉ đi xin cái nọ, cầu cái kia và coi Đạo Phật như 1 tôn giáo, chẳng khác gì đạo Thiên chúa, đạo Hồi, đạo Ấn Độ hay bất cứ tôn giáo nào khác. Tôi của ngày xưa ngốc nghếch và vô minh thế đấy.



tien si nguyen manh hung (1)tien si nguyen manh hung (2)tien si nguyen manh hung (3)tien si nguyen manh hung (5)tien si nguyen manh hung (6)

Một ngày đang ngồi làm việc tại FPT, tại tầng 4 tòa nhà 89 Láng Hạ, em Thanh Huyền cùng cơ quan đem tặng tôi 1 cái đĩa CD. Lẽ ra tôi đã chẳng thèm nghe nhưng em Huyền đã thuyết phục tôi. Cái đĩa đó đã làm thay đổi đời tôi. Tôi đi tìm ngay người giảng các bài trong đó: Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Rồi tôi gặp Thầy, nghe Thầy giảng, được Thầy và các cộng sự hướng dẫn thiền tọa, thiền ăn, thiền trà, thiền buông thư, thiền nghe chuông,... Tôi nghe và bắt đầu hiểu về chánh niệm, về thiền đúng nghĩa. Đó là năm 2005, cách đây đúng 13 năm.

13 năm qua tôi thực hành thiền, tập sống chánh niệm. Hóa ra chánh niệm là cách sống. Hóa ra thiền là lối sống chứ không như tôi nghĩ trước đây rằng là chỉ tọa thiền trong tư thế kiết già hay bán già vài chục phút hay vài tiếng mỗi ngày.

Tôi gặp Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại Việt Nam cả 5 lần khi Thầy về thăm quê hương và giảng Pháp: 2005, 2007, 2008, 2017 và 2018. Gặp tình cờ và như duyên lành vậy. Kể cả năm 2017, khi tôi chỉ bay vào Huế thì nghe tin Thầy từ Đà Nẵng ra Từ Hiếu. Thế là tôi đón Thầy ở chùa tổ Từ Hiếu và bên thầy trọn vẹn quãng thời gian trong vòng quãng gần 24 tiếng. Đến khi Thầy rời Huế đi Đà Nẵng và về Thái Lan thì tôi rời Huế về Hà Nội.

Năm nay cũng vậy, từ chuyến công tác châu Âu qua Đức, Thụy Sỹ và Pháp, tôi không về Hà Nội mà về TP HCM để giảng 1 khóa 3 ngày cho lãnh đạo 1 tập đoàn trước khi đi Nhật theo kế hoạch từ trước. Rồi các bạn hữu báo tin Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã về Đà Nẵng và đề nghị tôi bay ra. Thế là tôi gặp Thầy, bên Thầy ở Đà nẵng và cùng Thầy về Huế. Tôi ở chùa Từ Hiếu bên Thầy đến khi bay đi Tokyo.  
   

Học và thực hạnh chánh niệm theo Thầy Thích Nhất Hạnh tôi chuyển hóa dần. Tôi đã biến mình thành một con người hoàn toàn khác. Bớt tham lam, bớt sân hận, bớt si mê. Tôi thấy năng lượng trong mình luôn tràn đầy, lúc nào cũng khỏe, ngủ ít, ý tưởng rất nhiều. Nhờ chánh niệm được học và thực hành 13 năm qua mà tôi mở tâm yêu thương ra rộng hơn, làm nhiều viêc có ích cho đời và xã hội hơn. Nhờ có 13 năm thực hành chánh niệm mà tinh thần phụng sự cao hẳn, mọi việc trở nên rất nhẹ nhàng và suôn sẻ.

13 năm theo Thầy tôi hiểu rằng thiền không phải để có thần thông hay bay lên mây, đi trên mặt nước mà là để có bình an. Nếu thực tập tốt và thực sự có chánh niệm tỉnh giác thì có thể đạt được các tầng thiền từ sơ thiền đến nhị thiền, tam thiền và tứ thiền. Có thể chứng và trú ở các tầng thiền khác nhau. Nếu thật sự chánh niệm và tỉnh giác sẽ có hỷ lạc, có khinh an, có xả niệm lạc trú, có nhất tâm và xả. Khi có hỷ lạc do thiền sinh ra thì cuộc đời rất bình an và mọi chuyện rất nhẹ nhàng.

Ngay lúc chuẩn bị gõ những dòng chữ này tôi  đã ngồi thẳng lưng, thả lỏng toàn thân, buông tư toàn thân trong bình an. Tâm an như mặt nước hồ mùa thu. Thật nhẹ nhàng và thư thái. Trạng thái khinh an đến rất nhanh, đến một cách tự động. Tôi cũng gõ những dòng này 1 cách tự động, không cần động tâm, chẳng cần suy nghĩ.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh luôn dạy tôi (và bất cứ ai) bài tập đầu tiên là thở. Ai mà chẳng thở. Không thở thì chết rồi chứ còn gì. Nhưng Thầy Nhất Hạnh dạy hơi thở CÓ Ý THỨC, tức mình ý thức rất rõ về hơi thở của mình. Biết rõ từng hơi thở. Vào và ra. Để dần dần mỗi hơi thở,cả vào và ra, đều nhẹ và êm. Cứ như vậy, dần dần, chút một, sẽ có hỷ và lạc xuất hiện. Rồi dâng trào. Rồi đến lúc sẽ tự thốt lên, trong tâm hoặc thành lời: Chánh niệm thật tuyệt vời! Thiền quá vi diệu!

Thầy Nhất Hạnh dạy tôi chánh niệm lần đầu tiên từ năm 2005. Rồi tôi đọc sách. Đọc khá nhiều sách của Thầy. Thầy Nhất hạnh viết quãng 100 cuốn và xuất bản bằng đủ các thứ tiếng. Nhưng tôi đọc chủ yếu bằng tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Việt.

Quan trọng để tôi có sự tiến bộ là đã thực tập theo nhóm. Thời đó nhóm chúng tôi sinh hoạt bằng tiếng Anh. Đơn giảnlà tôi nghe Phật Pháo bằng tiếng Anh dễ hiểu hơn tiếng Việt. Nhóm của chúng tôi dưới sự hướng dẫn của chị Trish Thompson. Mỗi tuần thực tập cùng nhau 2 buổi tối. Còn lại ai về nhà đó tự thực tập. Lúc đầu là ở phố Trần Hưng Đạo. Sau chuyển về phố Xuân Diệu, Hồ Tây. Chúng tôi thực tập rất đều đặn, không bỏ sót buổi nào. Rất tuyệt vời. Từ sau 2005 đến quãng 2009.

Tôi đã gặp và thực hành với Thiền sư Thích Nhất Hạnh và các cộng sự không chỉ ở Việt Nam mà còn ở Pháp, Đức và Thái Lan. Đối với tôi, mỗi lần đi tham gia các khóa thiền là một lần nhắc mình chánh niệm, là 1 lần nạp pin cho cả thân và tâm. Cuộc sống doanh nhân bận bịu và lắm công vụ, dự án có thể lôi tôi đi xuyềnh xuệch nên đôi khi quên mất. Như người đi xe đạp, nếu không đạp lâu ngày sẽ không đạp được. Thiền cần thực hiện đều đặn mỗi ngày. Tôi luôn nhắc tôi vậy. Tuy nhiên vẫn không ít khi thất niệm nhé.

13 năm học và thực hành chánh niệm theo Thiền sư Thích Nhất Hạnh tôi thấy kết quả rất rõ ràng trong tôi. Kết quả này chỉ mình thiền sinh là cảm nhận rõ nhất. Thiền không phải là kiến thức mà là THỰC CHỨNG. Cần đọc sách, nghe giảng để biết đường đi, và không sợ lạc đường. Nhưng chỉ đọc sách thôi chưa đủ. Cần phải thực hành thường xuyên không được lười chiếng và chảnh mảng. Tôi luôn tự nhắc mình rằng đây là nhiệm vụ tối quan trọng.

Những ngày qua nhiều người goi điện, nhắn tin, email nhờ tôi thu xếp để đến chùa Từ Hiếu để được gặp Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Để đươc đảnh lễ Thầy. Nói thật rằng tôi chưa 1 lần nhờ ai thu xếp cho ngay cả mình. Mà có thu xếp cũng chẳng được. Tất cả là tùy duyên. Nhất là khi Thầy Nhất Hạnh có sức khỏe chưa hoàn toàn bình phục như hiện nay.

Cách tôi gặp Thầy, bên Thầy rất đơn giản: Thực tập chánh niệm. Khi thực sự có chánh niệm thì tôi bên Thầy. Ngay lúc này, khi tôi đang viết bài này trong chánh niệm là Thiền sư Thích Nhất Hạnhđang bên tôi đây rồi. Ngay ở Nhật Bản nhé. Ngay lúc này đấy.

Thầy Nhất Hạnh đang trú tại chùa từ Hiếu, Huế và ngày nào thầy cũng yêu thương tất cả chúng ta, thương yêu tất cả chúng ta, tất cả mọi người con đất Việt chứ không chỉ các đệ tử Làng Mai đâu. Miễn là chúng ta chánh niệm. Thật vi diệu. Nhưng đó là sự thật. Nếu có chánh niệm là cảm nhận được ngay.

Chỉ cần chánh niệm là Thầy Nhất Hạnh có mặt trong từng tế bào và hơi thở của ta. Khi có ý thức trọn vẹn, có chánh niệm đủ đầy là Thầy Nhất Hạnh sẽ trong ta luôn. Vậy nên việc quan trọng nhất tôi  luôn tự nhắc mình là thực tập chánh niệm trong mỗi cử chỉ hành động. Vậy thôi.

13 năm qua tôi luôn quan tâm đến mỗi nụ cười, mỗi cái nhin, từng hơi thở, từng bước chân. Và như thế  là Thầy Nhất Hạnh luôn hiện diện trong tôi. Vững chãi và thảnh thơi.

Hiện nay Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã quyết định trở về Việt Nam để được sống nơi đất Tổ, để có mặt cùng huynh đệ và con cháu của đất nước Việt Nam cho đến ngày Thầy chuyển bỏ hóa thân này. Dù hiện nay Thiền sư Nhất Hạnh chưa nói được nhưng sự hiện diện của Thầy tại quê hương Việt Nam là một phép màu, là sự vi diệu. Tất cả những người con đất Việt đã có nơi chốn để quay về nương tựa, để học và thực hành chánh niệm với Thầy và các cộng sự, học trò của Thầy.

Chiều ngày cuối tuần, tôi và các bạn Nhật nằm chơi trên bờ biển Nhật Bản. Biển nơi đây không có cát mà toàn sỏi. Tôi cầm 1 viên lên. Nhẵn nhụi và đẹp vô cùng. Chợt nhận ra, để biến 1 viên đá thành viên sỏi mịn tuyệt vời thế này phải mất cả ngàn năm sóng vỗ, sóng vuốt, sóng mài. Tu cũng vây. Một vài ngày, 1 vài tháng mà muốn thành Phật ngay thì là chuyện không tưởng.

Bản nhạc lúc 17 giờ chiều lại vang lên. Ai đó nghe thấy vui thì  thưởng thức. Người khiếm thị thì biết trời bắt đầu tối. Còn tôi thì cùng các bạn Nhật chánh niệm. Ít nhất, bây giờ, các bạn ấy cũng đã có được bình an trong 1 phút. 

Tôi chợt nhớ đến câu ca của Trịnh Công Sơn " Cùng nhau ta nắm, nối tròn một vòng Việt Nam." Tôi đã học, đã tực hành thiền theo Thiền sư Thích Nhất Hạnh, với các học trò khác của thầy suốt 13 năm qua như thế đấy. Và nhất định cùng tất cả những ai thật sự muốn, cùng nắm tay nhau, cùng chung tâm, nối tròn 1 vòng Viêt Nam trong chánh niệm, trong bình an và hạnh phúc

 

TS Nguyễn mạnh Hùng, Chủ tịch công ty sách Thái Hà



 


 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/03/2014(Xem: 10754)
Sau mấy ngày họp mặt tại Hamburg, 8 chị em chúng tôi kéo nhau về chùa Viên Giác, Hannover vào chiều ngày 15.02.2014 để dự lễ Rằm Tháng Giêng và lễ ra mắt sách "Những Cây Bút Nữ 2" theo chương trình của Hòa Thượng Phương Trượng đã ấn định. Chúng tôi được ĐĐ. Thích Hạnh Lý xếp cho 3 phòng ngủ đặc biệt ở Tây Đường. Sau chuyến hành trình với nhiều hành lý cồng kềnh, nên đêm đó 8 chị em chúng tôi đã tìm được một giấc ngủ bình an.
23/02/2014(Xem: 12905)
Tôi nói đến việc đạt đến đời sống hạnh phúc như thế nào trong phạm vi thế tục. Tôi thật vui mừng có cơ hội để nói chuyện với nhiều người ở đây. Trước tiên tôi muốn cảm ơn ban tổ chức cũng như ông thống đốc
23/02/2014(Xem: 10898)
Buổi sáng như thường lệ, ngài đắp y, cầm y bát vào thành Vương Xá khất thực thì thấy Thi Ca La Việt – một gia chủ – với áo thấm ướt, tóc thấm ướt, đang đứng chấp tay đảnh lễ các phương. Hết đông sang tây, hết tây sang nam v.v… Cứ thế mà lạy đủ sáu phương. Thấy vậy đức Phật hỏi:
23/02/2014(Xem: 9001)
Nhẫn là một ‘món’ mà ta phải dùng hàng ngày, dù chúng ta có ở đâu trên thế giới, dù thu nhập chúng ta có cao thuộc loại hạng nhất thế giới. Đi chơi mà trời nắng
22/02/2014(Xem: 9750)
Cũng như nhiều năm trước, đầu xuân Giáp Ngọ này giới truyền thông báo chí xã hội ngoài việc chú ý vào các thùng tiền công đức, tiền lẻ, tiền nhét tay các tượng Phật, hoặc không hài lòng việc phóng sinh chim thú (lấy lý do phóng sinh kiểu ấy chỉ nuôi sống nhóm người săn bắt) thay vì phải lên án trước nhất người săn bắt; và còn cao giọng lên lớp giảng giải giáo lý nhà Phật v.v…lại chú ý sâu hơn và cao hơn trong chánh điện nhà chùa, đó là tượng Phật!
22/02/2014(Xem: 8096)
Ngày thứ 2, 12/2/2007, khoảng 2h chiều. Chú chó Chief giống American Pit Bull Terrier, đã cứu bà cụ 87 tuổi Liberata la Victoria, và cháu của bà là Maria Victoria Fronteras
12/02/2014(Xem: 15925)
Bộ kinh in khổ đẹp, trình bày trang nhã với bìa sách đỉnh đạc rất giá trị, do Thượng Tọa Thích Nhật Từ biên soạn, phiên dịch, sắp xếp 63 bài kinh quan trọng theo 5 nhóm chủ đề: Đạo đức, xã hội, triết lý, thiền định và Tịnh độ được tuyển dịch từ kinh tạng Pali và kinh điển Bắc truyền.
11/02/2014(Xem: 8080)
..giữa những người rộn ràng, ta sống không rộn ràng...
11/02/2014(Xem: 11096)
Có câu nói là mọi người đều có quyền tìm kiếm và thụ hưởng hạnh phúc. Không phải ai cũng đang nổ lực sống và làm việc miệt mài ngày đêm để xây đắp cho hạnh phúc tương lai đó sao? Còn bạn thì sao? Bạn có cảm giác là mình đang đi đúng hướng không?
11/02/2014(Xem: 14358)
Khi thắp nhang lễ Phật tâm cần phải thanh tịnh, nếu như có thể không nhiễm chút bụi trần, sẽ được phước lành vô biên. Nếu muốn cầu nguyện, nên buông bỏ ý nghĩ lợi mình, lợi người, lợi mình, hại người. Phát tâm nguyện rộng lớn, làm lợi ích cho xã hội, cho chúng sanh, thì công đức vô lượng. Trong kinh Phật có lời dạy: "Lễ Phật một lạy, diệt vô lượng tội; niệm một câu Phật, tăng vô biên phước" ấy vậy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]