Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chúng tôi học Kinh Duy Ma Cật (tt) ( 13)

10/04/201313:46(Xem: 9030)
Chúng tôi học Kinh Duy Ma Cật (tt) ( 13)

Chúng tôi học Kinh (13)

Chúng Tôi Học Hoa Kinh Duy Ma Cật

Phẩm 5: Văn Thù Sư Lợi Thăm Bệnh

(Văn Thù Vấn tật)

Tâm Minh

Thân kính tặng ACE Áo Lam

Ðây là phẩm mong đợi của ACE chúng tôi, cũng là của mọi người học Kinh DMC , vì sao?- Vì trong phẩm này ngài Văn Thù Sư Lợi chịu đi thăm bệnh ông Duy Ma Cật . Sau khi tất cả mười mấy vị đại đệ tử Phật đều đưa ra lý do chính đáng để từ chối thăm bệnh DMC, đức Phật bèn phó thác cho ngài Văn Thù Sư Lợi công việc ấy ; ta hãy nghe: ‘’Phật bảo văn Thù Sư Lợi: Ông hãy đến thăm bệnh ông Duy Ma Cật . Văn Thù Sư Lợi bạch Phật : Bạch Thế tôn, bậc thượng thân kia không dễ đối đáp, vì ông ấy rất thâm đạt thật tướng, khéo nói phép mầu, trí huệ vô ngại, biện tài thông suốt, thấu rõ phương pháp tu trì của tất cả bồ tát, thâm nhập kho tàng bí mật của chư Phật, hàng phục các ma, thần thông tự tại và trí tuệ phương tiện đều được rốt ráo. Tuy thế, con xin vâng lệnh thánh chỉ của Phật đến thăm bệnh ông ấy.’’

Như chúng ta đã biết, Văn Thù Sư Lợi là ai? -là nhân vật biểu trưng cho Trí tuệ Phật, ngài được mệnh danh là ‘’Thầy của các đức Phật’’cũng do ý này ; như thế cuộc gặp gỡ giữa Duy Ma Cật và Văn Thù Sư Lợi tất nhiên là ‘’ kỳ phùng địch thủ’’ báo hiệu là rất hấp dẫn, đâu có ai có thể bỏ qua không tham dự? Vì vậy, trong đại chúng có 8000 Bồ tát, 500 Thanh Văn và 5000 thiên tử cùng với các vị đại đệ tử Phật đều tháp tùng ngài Văn Thù đi vào thành Tỳ Da ly thăm bệnh cư sĩ Duy Ma Cật.

Lúc đó Duy Ma Cật dùng sức thần thông dọn căn nhà thành trống không, đồ dạt cũng không, người hầu cũng không luôn, chỉ có 1 cái giường ông nằm mà thôi. Ðối với ACE chúng tôi, trong buổi học Kinh hôm nay, mỗi một lời nói, cử chỉ và việc làm của 2 ngài Văn Thù và Duy Ma đều là những bài học vi diệu, mà chúng tôi phải hiểu ý nghĩa ẩn chứa trong đó . Trước hết, ngài DMC chào ngài Văn Thù :

‘’Quí hoá thay ngài Văn Thù Sư Lợi mới đến ; tướng không đến mà đến, tướng không thấy mà thấy.’’

Ngài Văn Thù ‘’đáp lễ ‘’ ngay : ‘’Phải dấy cư sĩ ! nếu đã đến tức là không đến, nếu đã đi tức là không đi. Vì sao ? Ðến không từ đâu đến, đi không đến nơi đâu, hễ có thấy tức là không thấy’’

Chỉ mới chủ khách chào nhau ta đã thấy ‘’ cao siêu’’ rồi. Thật vậy, bồ tát thấy được sự giả hợp của các pháp , tất cả là duyên sanh nên ‘’đến, đi’’ đều không thật thể, bồ tát thấy là thấy cái thật tướng-cái tánh Không- của các pháp đó chứ không phải thấy có đến ,đi. Vì vậy ngài Văn Thù xác nhận thật sự không có đi không có đến , vì thời gian cũng là pháp sinh diệt, nên đâu có xác định được khi nào ‘’đi’’ khi nào ‘’đến’’- khi ‘’nói’’ đi tức là chưa đi , đi rồi thì không còn đi nữa v..v. . ( liên hệ với Trung Quán Luận của ngài Long Thọ.) Ðọan đối thọai này làm chúng ta nhớ đến câu chuyện một bà lão bán quán khi tiếp chuyện một thiền sư vào quán kêu ‘’điểm tâm’’ thì bà cụ hỏi: ‘’ tâm quá khứ bất khả đắc, tâm vị lai bất khả đắc, tâm hiện tại bất khả đắc, ngài diểm cái tâm nào?’’ Vị thiền sư không trả lời được. Còn Văn Thù thì trả lời ngay theo tinh thần Kim Cang (Như Lai vô sở tùng lai, diệc vô sở khứ- đi không từ nơi đâu , đến không chỗ tới) . Duy Ma chào Văn Thù bằng một câu hỏi về không gian, Văn Thù đáp lễ bằng một câu trả lời về thời gian ; thật là một cuộc đối đáp tuyệt vời. Tất nhiên ở đây không có chuyện tranh chấp, hơn thua nên không có ai thắng ai bại mà chỉ có những mẫu đối thoại nhằm điếu chỉnh cái nhìn sai lạc của đại chúng mà thôi. Ðây là bài học thứ nhất cua ACE chúng tôi.

Qua đọan khởi đầu hai ngài chào hỏi nhau , chúng ta thấy rõ hai ngài đã vượt ra ngoài’’ngã chấp’’ và ‘’pháp chấp’’ rồi, không thấy ‘’có người có ta’’ ‘’có đi có đến’’và cái ‘’thấy’’ cũng chỉ là cái bóng dáng của nhãn thức mà thôi ! Ðến đây , ngài Văn Thù Sư Lợi trở về nhiệm vụ thăm bệnh của mình và hỏi ngài Duy Ma Cật rằng :

‘’ Cư sĩ ! bệnh của ông có kham nỗi không? Ðiều trị có bớt không? Bệnh không tăng chứ ? Thế tôn ân cần hỏi thăm Ông nhiều lắm đó . Bệnh cư sĩ nhân đâu mà sanh? đã bao lâu rồi ? Bao lâu nữa thì hết bệnh ?’’

Ngài Duy ma Cật trả lời: ‘’ Bệnh tôi từ nơi si, ái mà sanh . Tôi bệnh vì chúng sanh bệnh . Khi nào chúng sanh hết bệnh thì tôi lành bệnh . Ví như ông trưởng giả kia chỉ có một đưá con, nếu người con bệnh thì cha mẹ cũng bệnh theo, con lành bệnh thì cha mẹ cũng hết bệnh. Bồ tát cũng vậy, thương tất cả chúng sanh như con một của mình, nên chúng sanh bệnh thì bồ tát cũng bệnh, chúng sanh hết bệnh thì bồ tát lành. Bồ tát bệnh là do lòng đại bi. Ở đây chúng ta gặp lại ‘’bệnh hạnh’’ của Bồ tát, nghĩa là thị hiện có bệnh cũng là một hạnh của bồ tát. Chúng sanh đến cuộc đời này là vì nghiệp lực, phải chịu sự chi phối của sinh, lão, bệnh, tử ; Bồ tát đến cõi này vì cái nguyện đại bi nên thị hiện cũng có thân, cũng có bệnh nhưng không hề nhàm chán vì cái thân bất tịnh này, không đau khổ vỉ bệnh hoạn nay ốm mai đau v..v.. đó là chỗ khác nhau giữa phàm phu chúng ta và hàng bồ tát; đây là bài học thứ haicủa ngày hôm nay.

Ngài Văn Thù Sư Lợi lại hỏi: ‘’nhà này tại sao trống trơn và cũng không có người hầu ?’’

Duy Ma Cật đáp: ‘’ Cõi nước của chư Phật cũng đều không’’

**Tại sao DMC nói như vậy trong khi chúng ta được đức Phật Thích Ca giới thiệu cõi Cực Lạc chẳng hạn , có đủ lưu ly, xa cừ mả não v..v..có chim Ca lăng tần Già, Cọng mạng v..v.. ? - chữ ‘’không’’ của ngài DMC dùng đây có ý nghĩa sâu hơn 1 chút : đó là tất cả chư Phật do tâm không dính mắc với phiền não đau khổ , tâm không chấp trước nên các cõi nước đều thanh tịnh (‘’ Tâm tịnh tức Phật dộ tịnh’’). Ðâylà bài học thứ ba

Sau đó là một chuỗi dài những câu hỏi do ngài Văn Thù Sư Lợi đưa ra và ngài Duy ma Cật trả lời tức khắc:

- Lấy gì làm không ?

- Lấy không làm không

- Ðã không thì cần gì phải không ?

- Vì không phân biệt không nên không

- Không, có thể phân biệt được ư?

- Phân biệt cũng không .

-Không phải tìm ở đâu?

-Tìm ở trong 62 món kiến chấp

-62 kiến chấp tìm ở đâu?

- Tìm trong các pháp giải thoát của chư Phật

- các pháp giải thoát của chư Phật phải tìm ở đâu ?

- Phải tìm nơi tâm hạnh của tất cả chúng sanh . Rồi Duy Ma Cật nói tiếp: ‘’ ngài hỏi tại sao tôi không có gia nhân ? - Vì tất cả chúng ma và các ngọai đạo đều là gia nhân của tôi. Vì sao? vì chúng ma ưa sinh tử mà bồ tát ở nơi sinh tử không bỏ; còn ngoại đạo ưa các kiến chấp mà bồ tát ở nơi các kiến chấp không động’’

Lại hỏi: - Bệnh của cư sĩ thuộc tướng gì ?

- bệnh của tôi không hình không tướng không thể thấy được

- Bệnh ấy hiệp với thân hay hiệp với tâm?

- Không phải hiệp với thân vì ở ngoài thân, cũng không phải hiệp với tâm vì tâm như huyễn.

- Trong 4 đại bệnh thuộc về đại nào?

Bệnh không thuộc địa đại cũng không lìa địa đại; thủy đại, hỏa đại và phong đại, cũng lại như thế.

- Bồ tát an ủi một bồ tát đang bệnh như thế nào?

Nói về sự vô thường của thân mà đừng nói ghê tởm và từ bỏ thân. Nói về thân khổ đau mà không nói niết bàn an lạc; nói về vô ngã của thân mà vẫn nói về sự giảng dạy và hướng dẫn chúng sanh . . . .

- Bồ tát đang bệnh làm sao để chế ngự tâm mình?

Bồ tát đang bệnh nên nghĩ rằng : bệnh này đến từ những phiền não và diên đảo vọng tưởng của nhiều đời trước.

. . . .

Ðến đây, ACE chúng tôi phải trở lui lại phần đối thoại hấp dẫn của hai vị ‘’thượng thừa’’để mỗi người nói lên cái hiểu của mình_ những bài học thu lượm dược_ qua việc đọc sách hay qua bài giảng của qúy thầy .

** bài học thứ 4 : lấy gì làm không? - Lãy không làm không= tức là do hết phiền não, hết chấp trước mà nó ‘’không’’ chứ không ‘’làm’’ gì cả.

**bài học thứ 5: ‘’ 62 kiến chấp phải tìm ở đâu?’’ ‘’-phải tìm trong các pháp giải thoát của chư Phật’’ = với 62 kiến chấp ( của ngoại đạo) đó nếu chúng ta không chấp, không động, không loạn, không lo âu sợ hãi thì ngay đó là được giải thoát vậy .

**bài học thứ 6: ‘’ các pháp giải thoát của chư Phật phải tìm ở đâu?’’ ‘’- tìm ở nơi tâm hạnh của chúng sanh’’ Vì sao? - Nếu tâm chúng sanh không còn phiền não, vọng tưởng thì đó là chính là cõi Phật thanh tịnh chứ đâu có ở nơi nào khác?

**bài học thứ 7:‘’tại sao không có người hầu? ( gia nhân) ’’ ‘’- tất cả chúng Ma và ngoại đạo đều là gia nhân của tôi’’ = ma thì thích sinh tử, bồ tát thì không ngại sinh tử, dấn thân vào trong sinh tử thân cận với ma quân ,để độ chúng Ma ( vậy nên nói chúng Ma là gia nhân của Ông) ; còn ngoại đạo thì chấp đủ thứ ( 62 kiến chấp) nhưng tất cả những chấp nhất đó bồ tát không dao động, không dính mắc, không nghi ngại, cái thấy của bồ tát đúng như thật nên ngoại đạo cũng được bồ tát coi như gia nhân, thân cận để độ họ.

**bài học thứ 8:‘’bệnh của ông thuộc tướng nào?’’ ‘’-bệnh tôi không hình không tướng không thể thấy được’’ = như ta đã biết, vì lòng đại bi mà bồ tát bệnh, vì chúng sanh bệnh mà bồ tát bệnh, bệnh này không phải do nghiệp mà do nguyện cho nên nói ‘’không hình không tướng’’ là vì vậy .

**bài học thứ 9:‘’Bồ tát an ủi bồ tát có bệnh như thế nào?’’ ‘’-nói thân vô thường mà đừng nói nhàm chán, nói thân khổ đau mà không nói niết bàn an lạc; nói về vô ngã mà vẫn giảng dạy và hướng dẫn chúng sanh’’ = dù thân tứ đại này vô thường, vô ngã nhưng bồ tát phải mượn nó để làm lợi ích chúng sanh không bị kẹt vào ‘’cứu cánh niết bàn tịch tĩnh’’

**bài học thứ 10: Bồ tát đang bệnh chế ngự tâm mình bằng cách nghĩ rằng: bệnh này đến từ phiền não, điên đảo vọng tưởng trong nhiều đời nhiều kiếp trước, nó không thật có ; vì sao? - vì thân này là tứ đại giả hợp ; nếu ta không tham đắm, không chấp ngã thì thân này không có ‘’chủ’’ _ đâu có ai bệnh , có ai chịu đau đớn đâu ?

(ACE chúng tôi dặn dò nhau ‘’khi nào đau răng, hay cảm cúm, hãy rán nhớ bài học này nha!’’ JJ!!)

Ðó là những bài học mà ACE chúng tôi đã thu lượm đuợc khi học phẩm này. Căn nhà của Duy Ma Cật có thật trống trơn không, có chứa được phái đoàn gồm các vị đệ tử Phật và 8000 bồ tát, 500 Thanh Văn và 5000 thiên tử đi theo ngài Văn Thù Sư Lợi hay không . . . thật tình ACE chúng tôi chưa hiểu được, nhưng sự gặp gỡ giữa vị đại trí Văn Thù Sư Lợi và vị cư sĩ nổi tiếng đai bi đại hạnh Tịnh Danh Duy Ma Cật cùng với những lời đối đáp, tung hứng giữa hai đại nhân vật này đã làm bừng sáng trong tâm tư ACE chúng tôi thật nhiều điều kỳ diệu. Do vậy, ACE chúng tôi không hề thấy cái gì hay quan tâm đến cái gì ngoài sự kiện hai ngài thay phiên nhau soi sáng cho đại chúng qua nghệ thuật hỏi đáp sắc sảo ‘’ mỗi người mỗi vẻ’’ của họ; như vậy rõ ràng là căn nhà của Duy Ma Cật quả thật không có ai hết, không có cái gì hết rồi, phải không các bạn ? ? !!

Tâm Minh


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/09/2018(Xem: 4933)
Chúng tôi đến phòng khách khá ấm cúng ngay bên bờ Hồ Tây ngày thu. Khá nhiều doanh nhân và các bạn thiện tri thức có mặt. Quãng chừng 30 bức tranh được bày trên các giá rất sang trọng, rất đẹp. Một triển lãm tranh tuyệt vời. Nếu những ai có biết đến tranh một chút thì nhận ra rằng tất cả các bức tranh ở đây đều là của một họa sỹ rất đặc biệt, một nhà sư Phật giáo. Nơi tôi và các anh em bạn hữu đang có mặt là trụ sở công ty Hiệp Hưng, doanh nghiệp mà nữ doanh nhân Đoàn Thị Hữu Nghị đã có đến hơn 20 năm gắn bó. Tranh đang trưng bày tại đây là của sư Pháp Hạnh, một nhà sư rất đặc biệt và có tài năng hội họa.
31/08/2018(Xem: 7365)
Tôi bất ngờ được một đồng nghiệp gửi cho bức ảnh chụp chị Đoàn Thị Hữu Nghị trong trang phục của người xuất gia. Em hỏi tôi có biết chị đã xuất gia rồi không. Tôi giật mình và tìm cách liên lạc với em Đinh Thu Hoài, một trong 4 người đầu tiên thành lập Hội hội nữ doanh nhân Hà Nội. Thu Hoài xác nhận thông tin trên và cho biết chị Hữu Nghị đã xuất gia được hơn 2 năm rồi. Thu Hoài cũng ngạc nhiên vì tôi không biết chuyện này. Tôi nhờ Thu Hoài liên lạc để tôi có thể gặp sư cô. May thay, sư cô đang ở Việt Nam. Còn may mắn hơn khi sư cô sẵn lòng tiếp tôi. Tôi đến rất sớm. Hẹn 14 giờ nhưng tôi đến sớm 10 phút. Thu Hoài đến từ hướng khác mà do trời Hà Nội mưa nên kẹt xe và đến muộn. Đúng 14 giờ sư cô xuất hiện. Tôi quá bất ngờ về khuôn mặt của sư cô. Nữ doanh nhân Đoàn Hữu Nghị, phó chủ tịch Hiệp hội nữ doanh nhân Hà Nội đây thật ư! Nhìn sư cô tươi như hoa mà tôi mừng. Thấy sư cô có khuôn mặt hồng hào mà tôi vui. Biết sư cô vẫn nhớ đến mình mà tôi hạnh phúc quá. Thế và chúng tôi
30/08/2018(Xem: 5633)
Xuất gia gieo duyên là việc xuất gia vì một nhân duyên gì đó mà xuất gia xuống tóc mấy ngày sau đó lại trở lại cuộc sống đời thường. Và cái đúng và sai về nhận thức lại từ đây mà xuất hiện.
28/08/2018(Xem: 6018)
Hãy bắt đầu sớm sủa nhất khi có thể trong đời sống của ta để đạt được sự quen thuộc với những thể trạng đạo đức của tâm thức. Khi năng lực này được thiết lập, thì nó sẽ có thể hướng dẫn tâm thức về phía đạo đức ngay cả khi lâm chung. Tuy nhiên, trong khi lâm chung, ta có thể bị áp đảo với cơn đau làm thành bất lực từ một chứng bệnh khủng khiếp, ta có thể đau khổ vì một cái chết bất đắc kỳ tử trong một tai nạn hay một sự tấn công, hay ta không thể chấm dứt mạng sống qua sự cạn kiệt phước đức
20/08/2018(Xem: 5543)
Tôi bất ngờ gặp bác ở khóa thiền của thầy trò chúng tôi tại Khánh Hòa. Bác vẫn vậy, vẫn đi với 1 chân. Bác vẫn thế, tích cực tham gia các khóa thiền. Đây là lần thứ 3 tôi thấy bác là một thiền sinh chăm chỉ và cần mẫn hành thiền. Tôi kính trọng bác vô cùng và lấy đây là tấm gương lớn muốn kể cho những ai thực sự muốn học và thiền hàng ngày.
19/08/2018(Xem: 7677)
Tu thiền (Bhavanã Jhãna) Phật giáo là tiến trình tu tập, hành trì miên mật một pháp môn nào đó để kinh nghiệm trực tiếp trên Thân và Tâm về những giáo lý nhà Phật mà hành giả đã học từ kinh điển hay qua sự hướng dẫn của những bậc chân nhân.
19/08/2018(Xem: 5522)
Chúng ta cần cả những điều kiện nội tại và ngoại tại cho sự thành công hoàn toàn,và ta đã có sẳn những thứ này. Thí dụ, như những con người ta có một thân thể và tâm thức vốn hổ trợ cho sự thấu hiểu giáo huấn. Vì vậy, chúng ta đã tiếp nhận điều kiện nội tại quan trọng nhất. Về ngoại tại, chúng ta cần sự trao truyền các sự thực tập và sự tự do để thực tập. Nếu, sở hữu những hoàn cảnh này mà ta sử dụng, thì bảo đảm sẽ thành công. Tuy nhiên, nếu ta không sử dụng, thì đó là sự lãng phí kinh khiếp. Ta phải đánh giá những điều kiện này vì khi chúng không hiện hữu, thì ta không có một cơ hội nào. Chúng ta phải đánh giá khả năng hiện tại của ta.
17/08/2018(Xem: 5007)
Trong khoảng 10 năm gần đây, tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ, nhất là lĩnh vực công nghệ thông tin, đã thay đổi cuộc diện đời sống của nhân loại. Việt Nam là một trong số các quốc gia có tốc độ phát triển công nghệ thông tin nhanh nhất thế giới. Theo số liệu báo cáo từ tổ chức We Are Social, tính đến tháng 01 năm 2018, dân số Việt Nam có 96.02 triệu người, với tổng số người dùng Internet là 64 triệu người. Số lượng người dùng Internet ở Việt Nam đứng thứ 12 trên thế giới, tỷ lệ người dùng internet cao nhất Châu Á, số lượng người dùng Facebook đứng thứ 7 trên thế giới.
15/08/2018(Xem: 8830)
Thời gian luôn di chuyển về phía trước. Kể từ khi chúng ta được sanh ra đời cho tới bây giờ, mỗi một giây phút trôi qua là chúng ta đến gần hơn chỗ cuối cùng của cuộc đời, đến gần cái chết hơn. Đây là điều bình thường ở trong vũ trụ. Kể từ lúc tôi bước vào tuổi 70 đến nay, sức khỏe tôi bị giảm dần, và tôi thường xuyên nhận được tin tức từ bạn bè: có người bị bịnh này, người bị bịnh kia , có nhiều bạn vô nhà dưỡng lão, và nhận được những tin buồn: bạn bè, người thân lần lượt “ra đi” không như thời còn trẻ tôi thường nhận được những thiệp cưới thường xuyên từ bạn bè.
14/08/2018(Xem: 5879)
Niềm hy vọng là trạng thái tâm an trong tình cảnh bất ổn định bởi những ràng buộc phiền não cuộc đời, là sự bình dị trong tâm hồn có được khi rơi vào tình huống tồi tệ mà ở đó tâm được thắp sáng bởi niềm tin tưởng, niềm hy vọng và sự lạc quan.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]