Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hoằng Pháp Online TV, Sự Trưởng Thành Vượt Bậc của Ngành Hoằng Pháp

17/08/201812:17(Xem: 4899)
Hoằng Pháp Online TV, Sự Trưởng Thành Vượt Bậc của Ngành Hoằng Pháp

Phat thuyet phap

HOẰNG PHÁP ONLINE TV

SỰ TRƯỞNG THÀNH VƯỢT BẬC CỦA NGÀNH HOẰNG PHÁP

Ths. Thích Thiện Tài

 

Trong khoảng 10 năm gần đây, tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ, nhất là lĩnh vực công nghệ thông tin, đã thay đổi cuộc diện đời sống của nhân loại. Việt Nam là một trong số các quốc gia có tốc độ phát triển công nghệ thông tin nhanh nhất thế giới. Theo số liệu báo cáo từ tổ chức We Are Social, tính đến tháng 01 năm 2018, dân số Việt Nam có 96.02 triệu người, với tổng số người dùng Internet là 64 triệu người. Số lượng người dùng Internet ở Việt Nam đứng thứ 12 trên thế giới, tỷ lệ người dùng internet cao nhất Châu Á, số lượng người dùng Facebook đứng thứ 7 trên thế giới.

Internet đóng vai trò quan trọng trong mọi mặt, từ cuộc sống hằng ngày của người dân, hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp đến hoạt động của cơ quan Nhà nước, Chính phủ.Đặc biệt là sự xuất hiện và phát triển như vũ bão của các mạng xã hội như Facebook, Youtube, Zalo...làm thay đổi và định hình thói quen sử dụng internet để tiếp cận và trau đổi thông tin của người dân Việt Nam ngày nay.Sự phát triển và cạnh tranh nhộn nhịp của các hãng công nghệ di động, các nhà sản xuất phần cứng smartphone, smartTV, máy tính bảng, máy tính xách tay... ngày càng đem đến cho mọi người dân cơ hội tiếp cận thông tin dễ dàng hơn bao giờ hết. Song song đó là hạ tầng internet ở Việt Nam cũng phát triển nhanh chóng, đường truyền cáp quang tốc độ cao, mạng di động 3G, 4G đã gần như phủ sóng cả nước, cung cấp phương thức kết nối internet đến tận các vùng núi và hải đảo xa xôi. Trên các phương tiện truyền thông gần đây, người ta bắt đầu nói nhiều đến khái niệm “Cách mạng công nghiệp 4.0” đang diễn ra, nó mang đến cơ hội lớn để thay đổi, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khôn lường.Trong hoàn cảnh như vậy, Phật giáo Việt Nam ngày nay đứng trước một cơ hội và cũng là thách thức trong công tác hoằng pháp trong thời đại mới, đó là làm sao để đưa Phật pháp đến với quần chúng một cách nhanh chóng và hiệu quả bằng cách tận dụng tối đa thành tựu của công nghệ thông tin. Đó cũng chính là nhiệm vụ trọng tâm mà Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) đã đề ra cho ngành Hoằng pháp trong nhiệm kỳ mới. Tất cả vì sự nghiệp hoằng pháp lợi sinh-Trang nghiêm giáo hội, “Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh hoằng pháp...”(Trích điểm 8 Phương hướng hoạt động Phật sự của Văn kiện Đại hội Phật giáo toàn quốc nhiệm kỳ VIII 2017-2022).

Trước đây, việc sử dụng các phương tiện truyền thông mà điển hình là thông qua internet để hoằng pháp và truyền tải thông tin của GHPGVN chưa được đầu tư và quan tâm đúng mức. Các kênh thông tin Phật giáo ở trong và ngoài nước như các trang web, blog, diễn đàn, các fanpage và group Facebook, các kênh trên Youtube.v.v.. được cá nhân hay các chùa lập ra hoạt động một cách tự phát và chỉ mang tính cục bộ, thiếu quy mô và sự liên kết với nhau. Về phía GHPGVN, chư Tôn đức lãnh đạo Giáo hội sớm nhận thấy tầm quan trọng của việc sử dụng truyền thông vào công tác hoằng pháp. Ngoài các ấn phẩm báo chí và các website trực thuộc các cơ quan của Giáo hội, Kênh truyền hình An Viên là kênh truyền thông Phật giáo chính thống đầu tiên của GHPGVN ra đời,được sự đón nhận của đông đảo Phật tử và quần chúng nhân dân, đáp ứng được nhu cầu truyền thông Phật giáo và gặt hái được nhiều thành công nhất định. Tuy nhiên, do chỉ là kênh truyền hình số có thu phí dịch vụ nên khả năng tiếp cận và phổ biến thông tin đến đại đa số người dân vẫn còn hạn chế. Truyền thông Phật giáo vẫn còn rất nhiều mảnh đất màu mỡcần khai phá và phát triển để lắp đầy khoảng trống đó.

Ngày 03/05/2017 kênh truyền hình trực tuyến Pháp Âm Kiên Giang thành lập, bước đầu thử nghiệm và đưa vào hoạt động với kênh Youtube và liên kết với trang Facebook cùng tên. Đây là kênh truyền thông Phật giáo chính thức của Giáo hội Phật giáo tỉnh Kiên Giang, chuyển tải trực tiếp các hoạt động hoằng pháp của tỉnh. Ngày 08/01/2018 ra đời kênh truyền hình trực tuyến Phật sự Miền Tây để liên kết, chuyển tải thông tin hoạt động Phật sự của các tỉnh khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long như lời của TT. Thích Minh Nhẫn:“Phật sự Miền Tây là kênh thông tin, sản phẩm, tài nguyên chung của Đồng bằng sông Cửu Long, để xác lập không của riêng ai, để đẩy mạnh truyền thông như một kênh hoằng pháp...”

Tiếp nối sự thành công của các kênh Pháp Âm Kiên Giang và Phật sự Miền Tây, với những kinh nghiệm tích lũy liên tục và nhanh chóng của đội ngũ ekip ngày một lớn mạnh, ngày 29/03/2018 Kênh Truyền hình trực tuyến Phật sự Online TV chính thức ra mắt tại chùa Minh Đạo, số 12/3 đường Kỳ Đồng, P.9, Q.3, Tp.HCM dưới sự chứng minh của Hoà thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN. Phật sự Online TV trực thuộc Tổ Thông tin Tuyên truyền Văn phòng 2 Trung ương GHPGVN do TT. Thích Minh Nhẫn-Ủy viên Hội đồng Trị Sự GHPGVN, Phó ban Hoằng pháp Trung ương, Trưởng ban biên tập Phật sự Miền Tây trực tiếp quản lý và điều hành.Mục đích xây dựng Phật sự Online TV trở thành một kênh truyền thông chính thức của GHPGVN hoạt động tích cực và hiệu quả, nhanh chóng, kịp thời, đáp ứng được sự mong muốn theo dõi cập nhật tin tức hoạt động Phật sự của Chư Tôn đức Tăng Ni, Phật tử trong và ngoài nước. Kênh Phật sự Online TV được thiết kế với ba ngôn ngữ Việt-Anh- Hoa để người đón nhận có thể xem, nghe tin tức, thuyết giảng được dễ dàng ở nhiều dạng ngôn ngữ khác nhau. Phật sự Online TV có văn phòng tại chùa Minh Đạo và chùa Phật Quang (số 83 đường Quang trung, phường Vĩnh Quang, Tp. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang). Phật Sự Online TV là kênh thông tin- tin tức hoạt động Phật sự tổng hợp của Phật giáo cả nước với phương châm:“Kịp thời-chính xác-nhân văn”. Thông qua kênh truyền thông này để đẩy mạnh phát triển hoằng pháp, giáo dục, công tác từ thiện, an sinh xã hội...

ht thich thien nhon

Kênh Phật sự Online TV là một tổ hợp liên kết bởi nhiều kênh thông tin và kênh video khác nhau: Trang chủ www.phatsuonline.com truyền tải những nội dung website tĩnh, tổng hợp các bài viết và liên kết với các bản tin video trên kênh Youtube của mình; 2 fanpage trên Facebook mang tên“Phật sự Online”“Phật sự Online TV”;  kênh Youtube  và Youku mang tên “Phật sự Online TV” là nơi đăng tải và lưu trữ tất cả các video tin tức hoạt động Phật sự trong cả nước; kênh Zalo cùng tên được liên kết với trang chủ phatsuonline.com và kênh Youtube; App “Phật Sự Online” trên cả 2 nền tảng di động phổ biến là Android và IOS, là sự kết nối của các kênh thông tin và kênh video của Phật sự Online cùng với hơn 100 website của Ban trị sự GHPGVN các tỉnh thành và các tự viện. Như vậy, kênh Phật sự Online TV hầu như đã có mặt trên tất cả các nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay tại Việt Nam và trên thế giới. Điều này khiến cho việc tiếp nhận và theo dõi thông tin cũng như sự tương tác của người dùng trở nên vô cùng dễ dàng và thuận tiện. Bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào người dùng muốn theo dõi tin tức Phật sự trong cả nước nhanh chóng nhất cũng được đáp ứng tức thời, chỉ cần một thiết bị di động và một phương thức kết nối internet vốn đã rất phổ biến ở Việt Nam.

Ngày 07/08/2018, tại Lễ công bố quyết định chuẩn y và ra mắt nhân sự nhiệm kỳ VIII (2017-2022) của Ban Hoằng pháp TƯ GHPGVN diễn ra tại chùa Bằng (Linh Tiên tự, TP.Hà Nội), Ban Hoằng Pháp TƯ đã ra mắt kênh Thông tin - Truyền hình trực tiếp "Hoằng pháp Online TV" - ứng dụng cài đặt trên điện thoại để xem và nghe pháp trực tiếp trên điện thoại và thiết bị nghe nhìn. Hoằng pháp Online TV là kênh truyền thông chính thức của Ban Hoằng pháp TƯ, dưới sự quản lý của Phân ban Truyền thông, TT. Thích Minh Nhẫn được bổ nhiệm vai trò Trưởng phân ban. Với mô hình và phương thức hoạt động tương tự Phật sự Online TV, kênh Hoằng pháp Online TV cũng được liên kết bởi nhiều kênh thông tin và kênh video khác nhau: Trang chủ https://hoangphaponline.com/, fanpage Hoằng pháp Online trên Facebook, App “Hoằng pháp Online”có thể tải và cài đặt trên tất cả các thiết bị Android và IOS.Sự ra đời của kênh Hoằng pháp Online TV là cần thiết và hợp lý để người dùng dễ dàng theo dõi, tách các hoạt động hoằng pháp với các hoạt động Phật sự khác, dưới sự điều hành và quản lý của Ban Hoằng pháp TƯ.


thich thien tai

Tác giả Thích Thiện Tài


Hoằng pháp Online TV ra đời chính là hiện thực hóa chủ trương đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh hoằng pháp của Đại hội đại biểu Phật giáo nhiệm kỳ VIII đề ra, đánh dấu bước trưởng thành vững mạnh của ngành hoằng pháp trong xu thế thời đại mới. Hoằng pháp ngày nay không đơn thuần chỉ là một pháp tòa với đạo tràng thính chúng ngồi nghe trực tiếp vài mươi hay vài trăm người, mà thông qua các phương tiện truyền thông, tận dụng thành tựu công nghệ, các bài giảng Phật pháp có thể đến với người nghe không giới hạn, vượt qua mọi rào cản địa lý, thời gian, hoàn cảnh. Hoằng pháp Online TV mang đến sự phổ cập Phật pháp cho tất cả mọi người, mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp trong xã hội, chỉ cần hiểu biết vài thao tác cơ bản trên thiết bị điện tử là có thể tiếp cận tất cả các nội dung mình quan tâm và yêu thích. Kênh truyền thông này còn mang sứ mạng là một kênh truyền thông chính thống của Ban Hoằng pháp TƯ nói riêng và GHPGVN nói chung. Đó là truyền tải những hoạt động hoằng pháp, những bài diễn giảng Phật pháp của 97 thành viên Ban Hoằng pháp TƯ, là những vị giảng sư nổi tiếng và được yêu thích nhất ở trong nước và nước ngoài. Do vậy, Hoằng pháp Online TV chính là địa chỉ tin cậy nhất cho người Phật tử và bất kỳ ai muốn tìm hiểu Phật pháp, với thành phần giảng sư uy tín và hùng hậu, chắc chắn có thể đáp ứng được nhu cầu học Phật của tất cả mọi tầng lớp trong xã hội bởi nó có nhiều sự lựa chọn và vô số tiện ích của công nghệ mang lại.Hoằng pháp Online TV đáp ứng được yêu cầu của những người bận rộn, từ nay những người ít có thời gian vẫn có thể nghe thuyết giảng Phật pháp ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào họ muốn, đây là ưu điểm mà các phương thức hoằng pháp truyền thống không thể nào có được.

Với sự ra đời của phim trường Phật sự Online TV vào ngày 08/08/2018 tại Chùa Minh Đạo, đây cũng sẽ là nơi sản xuất các chương trình của Hoằng pháp Online TV, đánh dấu bước tiến mới của công tác truyền thông. Trong thời gian sắp tới, Hoằng pháp Online TV sẽ từng bước hoàn thiện, đa dạng các chuyên mục, cập nhật các bài giảng mới nhất của các giảng sư, nhất là sẽ có nhiều hơn nữa những đề tài tọa đàm hấp dẫn và bổ ích. Với sự phát triển vượt bậc và tinh thần làm việc cống hiến hiết mình của đội ngũ thực hiện, được sự cố vấn và chỉ đạo của chư tôn đức chứng minh, sự ủng hộ của đông đảo Phật tử và quần chúng nhân dân, chúng ta có quyền tin tưởng một tương lai tươi sáng đang đến gần đối với công tác hoằng pháp của Phật giáo Việt Nam trong thời gian sắp tới./.


Ths Thích Thiện Tài
(Chùa Lâm Tế, quận 1, Sài Gòn)
 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/01/2021(Xem: 5595)
Một khuôn mặt trong một tấm gương xuất hiện là một khuôn mặt, nhưng thế nào đi nữa hình ảnh đấy không là một khuôn mặt thật sự; đấy là từ những quan điểm trống rỗng về sự hiện hữu của một khuôn mặt. Giống như thế, một nhà huyển thuật có thể gợi lên những ảo ảnh dường như là những thứ thật sự. như một người ở trong một cái thùng bị xiên bởi một cây gươm, nhưng tất cả hoàn toàn không được tạo ra thật sự như những thứ được thấy. Tương tự thế, các hiện tượng như thân thể hiện diện được tạo ra từ chính phía của đối tượng nhưng trống rỗng trong việc được thiết lập cách ấy và luôn luôn như thế.
04/01/2021(Xem: 5515)
Đức Đạt Lai Lạt Ma đưa ra nhận xét chính thức đầu tiên về việc nghỉ hưu, từ các trách nhiệm chính trị trong một buổi giảng dạy công khai tại Tsuglagkhang, Dharamshala, ngày 19 tháng 3 năm 2011. Năm 1963, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã ban hành một Hiến pháp Dân chủ (democratic constitution) hoàn toàn dựa trên Giới luật Phật giáo, và bản Hiến chương Nhân quyền của Liên Hợp Quốc để biên soạn, và chuẩn bị cho một mô hình đất nước Tây Tạng tự do ở tương lai:
04/01/2021(Xem: 6913)
Ngày Xuân ngày Tết, nếu ai tìm những giờ phút thanh thản yên tịnh bằng những bước nhẹ nhàng khoan thai vào vãng cảnh các chùa chiền tự viện, dâng hương bái Phật, nếu để ý sẽ thấy ở một vách tường nào đó treo bộ tranh mang tên gọi là “Thập mục ngưu đồ”. Không phải chốn già lam thiền viện nào cũng có trưng treo, vì đó không phải là điều bắt buộc thuộc thanh quy giới luật, nhiều khi chỉ được treo để trang trí, hay được trưng ra ở một nơi hằng ngày đi qua đi lại như để nhắc nhở, vậy nếu khi ta bắt gặp được tức là ta đang hữu duyên, hãy đừng bỏ dịp đứng trước bộ tranh mang những nét sơ sài ấy để ngắm từng bức mà chiêm nghiệm nghiền ngẫm.
04/01/2021(Xem: 4298)
Phật Vàng (Golden Buddha) có tên chính thức trong tiếng Thái là “Phra Phuttha Maha Suwana Patimakon”, nặng 5,5 tấn. Sau nhiều lần di chuyển, pho tượng hiện đang nằm trong đền thờ Wat Traimit, Bangkok, Thái Lan. Hiện tại, mặc dù các học giả vẫn chưa xác định chắc chắn nguồn gốc của pho tượng là bắt nguồn từ thời gian nào. Nhưng dựa theo cấu trúc của phần đầu bức tượng (hình quả trứng), thì có thể đoán rằng, nó ra đời vào dưới triều Sukhothai vào thế kỷ 13 – 14 – một trong những giai đoạn nổi tiếng nhất của nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Thái Lan.
03/01/2021(Xem: 9120)
Một Số Danh Tăng Việt Nam Tuổi Sửu Thiền sư TRÌ BÁT (Kỷ Sửu 1049) Thiền sư TỊNH THIỀN (Tân Sửu 1121) Hoà thượng THÍCH ĐẠT THANH (Quý Sửu 1853) Hoà thượng THÍCH GIÁC NHIÊN (Đinh Sửu 1877) Thiền sư THÍCH CHƠN PHỔ - THUBTEN OSALL LAMA (Kỷ Sửu 1889) Hoà thượng THÍCH BỬU LAI (Tân Sửu 1901) Hoà thượng THÍCH THIÊN ÂN (Ất Sửu 1925) Hoà thượng THÍCH MINH THÀNH (Đinh Sửu 1937)
03/01/2021(Xem: 5457)
“Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Với một nước nông nghiệp như nước ta, hình ảnh con trâu nặng nề lầm lũi, kềnh càng cục mịch luôn gắn bó với những cánh đồng thửa ruộng, thân thiết với bao người nông dân chân lấm tay bùn, và gần gũi với lũ trẻ mục đồng thường nghêu ngao bài hát quen thuộc “Ai bảo chăn trâu là khổ, chăn trâu sướng lắm chứ!”… Không chỉ như thế, trâu cũng đã từng gắn bó với cuộc đời một vài danh nhân lịch sử như Đinh Bộ Lĩnh, Đào Duy Từ… Đối với nền văn học nước nhà, con trâu còn có cái công rất lớn trong việc làm phong phú ngôn ngữ, nhất là trong ca dao- đồng dao-tục ngữ.
01/01/2021(Xem: 5082)
Từ lâu các kinh sách Phật Giáo Việt Nam bị ảnh hưởng bởi ngôn ngữ âm Hán Việt của Trung Quốc. Từ những được chư tôn thiền đức Tăng Ni chuyển qua quốc ngữ tiếng Việt, để Phật tử dễ đọc, nhất là những vị chưa có kiến thức về âm Hán Việt. thế kỷ 20 (năm 2000 trở đi) các kinh sách dần dần đã Người biên soạn xuất gia tại Chùa Liên Hoa, Bình Thạnh, với Tôn Sư Hải Triều Âm, các kinh sách trong Chùa tụng bằng tiếng Việt do Tôn sư chuyển ngữ. Từ năm 2005 trở đi, người biên soạn định cư và hoằng pháp tại Hoa Kỳ. Nhiều Chùa ở Hoa Kỳ vẫn còn tụng kinh bằng âm Hán Việt và nhiều nơi phải tụng bằng tiếng Anh cho người bản địa và thế hệ con cháu thứ hai sanh tại Mỹ có thể tụng hiểu được. Phật tử Việt tụng kinh bằng tiếng Việt mà vẫn chưa hiểu được ý nghĩa ẩn sâu trong lời kinh và càng bối rối hơn khi tụng kinh bằng bằng âm Hán Việt. Đó là lý do thúc đẩy, chùa Hương Sen biên soạn một cuốn “NGHI LỄ HÀNG NGÀY” bằng tiếng Việt và tổng hợp gần 50 bài kinh:
01/01/2021(Xem: 5676)
Trong kho tàng văn học của Việt Nam và Phật Giáo, Trần Thái Tông (1225 - 1258) đã có những đóng góp vô cùng to lớn và giá trị, những sáng tác của Ngài, bất hủ qua dòng thời gian, tỏa sáng lồng lộng trên bầu trời Dân Tộc và Đạo Pháp. Trần Thái Tông được kể như một vị Thiền sư cư sĩ vĩ đại, nhà thiền học uyên thâm, thành tựu sự nghiệp giác ngộ. Một vị vua anh minh dũng lược, chiến thắng quân Nguyên Mông giữ gìn bờ cõi, đem lại cường thịnh ấm no cho dân cho nước, đã để lại tấm lòng cao quý thương yêu đời đạo, lưu lại di sản trí tuệ siêu thoát cho hậu thế noi theo.
29/12/2020(Xem: 6161)
Tịch tĩnh bất động hay định lực có thể đè nén những cảm xúc chướng ngại ẩn tàng, nhưng nó không thể loại trừ hoàn toàn chúng. Tuệ giác nội quán là cần thiết bởi vì như được giải thích trước đây, nó có thể loại trừ hoàn toàn những cảm xúc phiền phức và những rối rắm hậu quả của chúng. Thiền ổn định (chỉ) và thiền phân tích (quán) bây giờ phải làm việc với nhau. Khi chúng thể hiện chức năng cách này, chúng có thể nhổ gốc những cảm xúc phiền phức và loại trừ những giới hạn của thông tuệ vì thế chúng ta có thể hoàn thành mục tiêu tối hậu của việc giúp đở những kẻ khác một cách hiệu quả hơn.
29/12/2020(Xem: 5172)
Thơ thiền Nhật bản là cả một thế giới thi ca độc đáo, tiêu biểu cho tư tưởng và chủ trương tu tập của thiền học Zen, nhất là qua một thể thơ cực ngắn gọi là haiku. Điểm đáng lưu ý và cần nêu lên trước nhất là thơ thiền Nhật bản khác hẳn với thơ Đường của Trung quốc. Một số học giả, kể cả các học giả Tây phương, dường như đôi khi không nhận thấy được sự khác biệt này khi mang ra phân tích và tìm hiểu tinh thần Phật giáo chung cho cả hai thế giới thi ca trên đây.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]