Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giá Trị Của Khổ Đau

06/08/201819:48(Xem: 5844)
Giá Trị Của Khổ Đau
GIÁ TRỊ CỦA KHỔ ĐAU
 kho-dau
Quang Minh

Khổ đau là điều ai cũng muốn tránh trong cuộc sống, không ai mà muốn bất hạnh xảy ra đối với mình. Nhưng cuộc đời là những bước thăng trầm của tâm hồn, là con đường chông chênh nhiều lúc nhiều hầm hố. Chỉ những người khi ngã mà không nản chí quyết tâm bước dậy đi tiếp mới là đáng trân quý biết bao. Và mỗi lần vấp ngã trong cái của khổ đau lại cho ta nhiều bài học về kinh nghiệm sâu sắc mà không ở đâu có được.

Có bao giờ bạn tuyệt vọng rơi vào trạng thái ưu tư khổ não về một vấn đề nào đó trong cuộc sống bất như ý đến với bạn? Câu trả lời là trong cuộc đời không thể tránh khỏi những phút giây phiền não do những bất như ý đem lại. Vì vô thường nên không gì có thể lường trước đước, vì vô thường nên không thể biết được, ngờ được, tránh được. Khi những bất như ý đến với ta thì theo tâm lý ta đón nhận nó có thể trong ba cách sau:
- Thứ nhất, khổ đau phiền muộn vì nó và buông xuôi mọi thứ, không chịu tìm cách khắc phục cố gắng vượt qua, không chịu bước dậy đi tiếp, và đó là con đường đưa tới sự bất hạnh và khổ đau, sự chán chường và phiền não, sự tối tăm trong tâm hồn cô quạnh, sự bất hạnh của cuộc đời đeo mang.
- Thứ hai, tuy khổ đau ưu sầu, nhưng vẫn tìm cách khắc phục, tìm cách giải quyết, coi đó là bài học là kinh nghiệm trong cuộc đời. Đó là gía trị tâm hồn của con người đầy nghị lực và nhiệt huyết, đầy dũng cảm và lý trí. Tuy chưa làm chủ được cảm xúc khổ não, nhưng không để cảm xúc khổ não kéo đi trong số mệnh vô thường của cuộc sống.
- Thứ ba, chấp nhận nó như một phần tất yếu của cuộc sống, buông xả đi mọi ưu tư phiền muộn, dũng cảm đối mặt với nỗi khổ đau, nhìn nhận nó trong nhiều mặt của vấn đề. Và nhận ra cái gì cũng có hai mặt tốt và xấu. tích cực và tiêu cực cả. 
Giá trị của khổ đau chính là nằm ở chỗ chỉ có khổ đau mới biết được hạnh phúc là gì. Nhiều lúc mình đang sống trong cảnh sung sướng nhưng quá quen quá nhàn với nó nên mình không trân trong nó, không quý nó. Chỉ đến khi mất đi mình mới thấy nó thật có giá trị, thật là hạnh phúc, thật là vui vẻ. Ví như không khí, ta hít thở hằng ngày nên coi đó là bình thường, chỉ khi nào tới nơi không khí ô nhiễm hay nơi không có không khí thì ta mới biết trân quý không khí mà thôi. Hay như bạn bè thân thiết, quen biết quan hệ tốt với nhau thời gian nhưng nhiều lúc chỉ một vấn đề nhỏ nào đó không vừa lòng liền thôi không còn tình bạn gì nữa. Đến khi đó có lúc ta chợt nhận ra, lỗi có khi do ta hay cũng có khi do bạn nhưng lỗi đó có đáng để ta mất đi một người bạn hay không? Để từ đó ta mới biết được sự nặng nhẹ mà cân nhắc làm cho đúng. Và trân quý phút giây bên nhau, vì có khi như sương sớm buổi ban mai, vô thường vẫy gọi người đi đâu rồi, mất mát chết chóc bất ngờ, có khi đâu tránh được những thời phân ly. Ai đâu thể biết chữ Ngờ, nên đâu thể tránh đâu thể lường được đâu... 
Giá trị của khổ đau là nằm ở chỗ đó là nhờ khổ đau vấp ngã mới thu nhận những kinh nghiệm sâu sắc của cuộc đời, như đứa bé muốn đi thì phải qua bao lần vấp ngã mới đi lại được, chính giá trị của vấp ngã cho đứa bé biết nên làm gì, biết làm gì để giữ cân bằng lúc đi lại. Và làm bất cứ việc gì cũng vậy, chỉ có vấp ngã mới cho ta bài học kinh nghiệm để tiếp tục con đường và hành trình ta đang đi thêm trọn vẹn. 
Giá trị của khổ đau làm cho con tâm hồn ta ngày thêm vững chãi, ổn định tâm ta giữa sóng gió cuộc đời, nên người càng trưởng thành thì càng điềm tĩnh, và trưởng thành có được thông qua kinh nghiệm và kinh nghiệm là những gì đúc kết của bao lần vấp ngã rút ra. 
Nói đến khổ đau, chúng ta thường có ác cảm với nó, nhưng giá trị đức độ của người biết sống, biết tu nằm ở chỗ là trong khổ đau mà không bị khổ đau ràng buộc, níu kéo, chìm đắm, trôi lăn trong vô định tâm thức phiền não. Biết lấy khổ đau làm phương tiện tu hành, hành trì để biết tâm mình tới đâu, lòng mình thế nào, chí mình ra sao. Chỉ có khổ đau và vượt qua khổ đau mới nâng tâm hồn con người trí tuệ, đạo đức lên nấc thang cao thượng mà thôi. Vì trong cái ổn định nào biết ta tu thế nào, tu ra sao, sống tốt hay không. Ví như tâm ta muốn biết sân thế nào, có nhiều có lớn hay không thì ta phải thể nghiệm nó thông qua khổ đau của cuộc đời này mà khi khổ đau không khởi tâm sân hận, khi bị chửi mắng mà tâm không theo đó mà động loạn sân si thì đó là ta biết ta đang tu có tiến bộ, là tốt...Nếu tâm chưa an chưa tĩnh mà còn sân si thì ta biết ta tu tập chưa tốt chưa tiến bộ. Vậy hãy lấy khổ làm thầy mà thể nghiệm tu hành trong tâm. Chỉ có tâm thanh tịnh giữa biến động vô thường của khổ đau phiền não thì đó là sự giải thoát thật sự của tâm hồn thanh cao. Và đánh giá một con người thì hãy nhìn cách mà người đó khi gặp chuyện, gặp phiền não mà hành xử ra sao thì khi đó mới biết được bản chất người đó như thế nào, cũng như nhìn nhận bản thân ta, tu tập thế nào cũng chỉ có khổ đau là thước đo tốt nhất. Hãy nhìn khổ đau như phần tất yếu cuộc sống, biết nó và hãy vượt qua nó và làm chủ được nó, khi đó mới là người biết sống, người tu chân chính. 

 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/02/2011(Xem: 9808)
Yêu thương là cội nguồn của hạnh phúc, thậm chí trong một chừng mực nào đó còn có thể nói rằng yêu thương chính là hạnh phúc, như hai mặt của một vấn đề không chia tách.
21/02/2011(Xem: 10446)
Người viết cũng tin tưởng là tất cả chúng ta đều có thể thực hiện việc phóng sinh mỗi ngày trong cuộc sống. Và điều đó có thể mang lại những kết quả rất kỳ diệu...
21/02/2011(Xem: 11985)
Mỗi người chúng ta thường chỉ nhận biết được một số những khía cạnh nhất định nào đó mà chúng ta cho là khổ đau, và vẫn không ngừng đắm say trong vô số những niềm vui nhỏ nhặt...
21/02/2011(Xem: 8217)
Đêm đã khuya không biết bây giờ là mấy canh giờ mà Nàng Lan vẫn còn miệt mài bên cây đèn bóng 60Watt, nàng Lan Rừng đang cặm cụi viết cho xong đoản văn mài dũa cái bọn đàn ông bạc tình, vô nghĩa, chỉ ích kỷ nghĩ cho mình, chỉ thích đi theo Ma Nữ trẻ đẹp tại quê nhà. Bàn tay ngà lướt nhanh trên phím gõ của dàn máy vi tính khá hiện đại.
19/02/2011(Xem: 12613)
Mọi nỗ lực của chúng ta trong tất cả các lãnh vực nghiên cứu, xây dựng, rèn luyện... chung quy cũng đều là nhắm đến một đời sống hạnh phúc cho con người...
19/02/2011(Xem: 17630)
Thật là một nghịch lý khi hành tinh này ngày càng có đông người sinh sống hơn nhưng mối quan hệ giữa người với người lại ngày càng trở nên xa cách, nhợt nhạt hơn.
18/02/2011(Xem: 14360)
Chúng ta đang rất cần chú ý đến những mối quan hệ gia đình trong môi trường mới, nhằm có thể duy trì và phát triển được hạnh phúc ngay cả trong những điều kiện khó khăn nhất mà cuộc sống đòi hỏi.
18/02/2011(Xem: 10007)
Một buổi sáng thức dậy băn khoăn nghe tiếng chim rất lạ. Mỗi một nụ cười, ánh mắt, bước chân đi cũng dường như thay đổi. Lòng dạt dào những cảm xúc khó tả...
18/02/2011(Xem: 10432)
"Hạnh phúc là điều có thật." Hẳn sẽ có những độc giả cho rằng đây là một điều khá ngây ngô để nói lên, vì mỗi người trong chúng ta, có ai lại không một lần đã từng nếm trải cái gọi là "hạnh phúc"?
17/02/2011(Xem: 7803)
Quyển sách "Nguồn an lạc" này, được biên tập từ các bài giảng phổ thông của Hòa thượng Viện trưởng tại Thiền viện Trúc Lâm và các Thiền viện trực thuộc, cũng như đạo tràng các nơi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]