Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mặt Tích Cực Của Sự Sợ Hãi Trong Vấn Đề Tu Tập Hành Đạo

26/07/201821:41(Xem: 7522)
Mặt Tích Cực Của Sự Sợ Hãi Trong Vấn Đề Tu Tập Hành Đạo
MẶT TÍCH CỰC CỦA SỰ SỢ HÃI TRONG VẤN ĐỀ TU TẬP HÀNH ĐẠO
Quang Minh
con co ta 1 (1)
Hành giả tu đạo nên khởi tâm sợ hãi. Vì sợ hãi chính là nguồn gốc của mọi nếp tốt, là đạo hạnh của người thiện lương, là nẻo về của ý thiện lành, là nhân của không tạo tác nghiệp bất thiện.
Sự sợ hãi là tập tính của con người khi mà những gì bất lợi xảy ra thì kéo theo sự sợ hãi bị ảnh hưởng liên lụy tác động đến mình. Nhưng sợ hãi có mặt tích cực của nó trong vấn đề tu tập hành trì đạo pháp mà không phải ai cũng biết, sợ hãi là nếp tốt là đạo hạnh của sự lương thiện trong tâm hồn cao thượng. Vậy sự sợ hãi trong tu tập hành đạo như thế nào? 
Sự sợ hãi về quy luật nhân quả, báo ứng trả vay. Trong đó nghiệp là chủ tạo tác bao nhiêu việc bất thiện, khi đó nghiệp sẽ tác động làm chủ thể tạo tác bị quả báo tương ứng với nhân đã làm. Vì biết quả báo sẽ tới nếu làm việc bất thiện nên hành giả tu tập sợ hãi nhân quả, không làm việc bất thiện mà kéo theo khổ lụy phiền não bởi luân hồi nhân quả trả vay. Vì sợ nhân quả nên phát tâm tu hành làm việc thiện lánh việc dữ, vì sợ nhân quả nên hành vi ứng xử, ngôn từ lời nói, ý niệm khởi lên đều chơn chánh, thiện lành sẽ đưa tới quả an vui hạnh phúc. Vì sợ nhân quả mà con người sống tốt với nhau, vì sợ nhân quả mà làm việc gì cũng phải suy nghĩ cẩn thận tránh điều bất thiện mà nghiệp báo nhân quả sẽ là việc chịu tội báo phiền não đau khổ mà chính mình tự chịu do việc làm xấu của mình đưa lại. 
Sự sợ hãi luân hồi sinh tử. Mỗi lần luân hồi là mỗi lần chết đi và sống lại trong một hình hài hoàn toàn mới mà trí nhớ và ký ức hoài niệm quá khứ tiền kiếp không còn nhớ, những gì có đều quên sạch ( trừ một số rất ít còn nhớ quá khứ tiền kiếp của mình). Khi đó mình lại bắt đầu chuỗi sinh hóa của kiếp người hay vật đầu thai mà sống trong đời với cái thức mang tập khí quá khứ, nhưng khi quên lại làm lại từ đầu, khi quên thì bao công sức tu học lại làm lại, khi quên thì cuộc sống mơ hồ không rõ ràng, và sợ nhất khi quên thì dễ rơi vào đường dữ do bị lôi kéo dẫn dụ của thực tại khác trước, của bạn xấu, môi trường mới không tốt đem lại. Sự sợ hãi luân hồi kéo theo sự sợ hãi về cái chết, khi mà trong cuộc đời vô thường thì cái chết là chướng ngại cho sự tu tập và hành đạo. Cái chết có hai dạng là thuận tự nhiên chết về già và chết bất đắc do bệnh, tai nạn...làm cho người tu hành phải bỏ dở giữa chừng, bỏ việc hành trì và hoằng hóa độ sinh. Sự sợ hãi luân hồi, cái chết giúp hành giả tu tập ý thức được sự sống quý giá thế nào, thân thể là phương tiện tu tập hành đạo. Như đức Phật từng ví thân người khó được như nắm lá trên tay, còn mất thân người như lá cây cả khu rừng. Để mới biết được thân người rất khó, không chấp thân nhưng hãy trọng thân, coi đó là phương tiện mà tu tập đạo pháp, bởi biết đâu khi chết thì thân này hoại và thân người thay bằng thân vật khác thì hối tiếc không kịp tháng ngày không tu tập mà chỉ tạo tác những nghiệp bất thiện mà giờ phải chịu đọa đày. Ở đây còn có sự sợ hãi cái chết thông qua sự nghĩ quẩn về vấn nạn tự tử, khi điều bất như ý trong cuộc sống xảy ra, mà nghĩ quẩn tìm tới cái chết mà nhờ sự sợ hãi về cái chết, sự sợ hãi nhân quả, sự sợ hãi vì mất người thân, không còn thấy người thân, sự sợ hãi khi biết nếu nghĩ quẫn làm bậy đó sẽ làm đau thương mẹ cha, bạn bè, hàng xóm thì giảm nguy cơ tự tử không đáng có. Sự sợ hãi sẽ kéo lại sự chán sống của biết bao người đau khổ. Hay như sự sợ bị tai nạn, chết chóc sẽ làm cho những người tham gia giao thông biết sợ mà không phóng nhanh vượt ẩu gây tai nạn giao thông. Hay như sự bệnh thì ắt sẽ có động lực mà tập thể dục thể thao, ăn uống tiết độ, sinh hoạt đúng giờ...Hay có khi người tu sợ đọc kinh không thuộc bị thầy quở trách mà lo học tu chăm chỉ...
Sự sợ hãi tham, sân, si vì đó là tam độc trong tâm là cuội nguồn của việc tạo nghiệp bất thiện, chiêu cảm quả báo luân hồi sinh tử. Sự sợ hãi tham, sân, si giúp hành giả chuyển hóa tham, sân, si thành giới , định, tuệ là ba pháp ấn của sự giải thoát nội tâm yên vui. Sự sợ hãi của luyến ái, chấp thủ, chấp trước trong sự tham đắm tài, danh, sắc, thực, thùy giúp người tu tập hành đạo nhận thức được đó là nguồn gốc của nghiệp báo mà không làm điều gì phi pháp. 
Sự sợ hãi là bức tường ngăn cách việc làm thiện với bất thiện. Sợ làm điều xấu, sợ làm điều sai trái mà chịu nhân quả, sợ sự vô thường trong kiếp sống nhân sinh sự vô thường của mối quan hệ có khi có rồi không mà trân trọng phút giây hiện tại bên nhau...Và làm gì cũng phải nghĩ đến hậu quả thì đó là sự sợ hãi nhân quả nghiệp báo thông qua sự tạo tác nghiệp mà ra. Và người hành đạo hãy lấy sự sợ hãi làm pháp ấn tạo phương tiện tu tập và hành trì đạo pháp.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/07/2014(Xem: 10625)
Những món thực phẩm dưới đây rất quen thuộc và bổ dưỡng. Nhưng nếu ăn không đúng cách thì hậu quả mà chúng đem lại cũng khôn lường.
19/07/2014(Xem: 13319)
Ba nạn nhân vụ máy bay MH17 bị bắn gồm chị Nguyễn Ngọc Minh, 37 tuổi; con gái Đặng Minh Châu, 17 tuổi; và con trai Đặng Quốc Duy, 13 tuổi. Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao Việt Nam xác nhận có ba công dân Việt Nam mang quốc tịch Hà Lan trên máy bay thiệt mạng. Sáng nay cán bộ Cục Lãnh sự đến thăm và chia buồn cùng gia đình chị Minh. Nguyện vọng của bố mẹ chị Minh là đưa thi thể ba mẹ con về Việt Nam vì chị Minh và hai cháu sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Gia đình cũng cung cấp mẫu ADN để gửi sang Ukraine giúp hỗ trợ công tác nhận dạng các nạn nhân. Người bạn thân của chị Ngọc Minh kể với VnExpress, rằng gia đình chị Minh vừa đến dự đám cưới bạn ở Anh hôm 13/7. Theo kế hoạch, ba mẹ con sẽ quá cảnh tại Kuala Lumpur, Malaysia, trước khi về Hà Nội. Chị Nguyễn Ngọc Minh và hai con sống ở Delft, một thị trấn nhỏ cách thủ đô Amsterdam (Hà Lan) 60 km. Tháng 8/2013, chồng chị là Đặng Quốc Thắng qua đời trong một tai nạn tàu.
19/07/2014(Xem: 9750)
Niềm an lạc của mùa An cư tại Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, vẫn theo mãi mỗi hành giả sau khi mãn hạ, trên đường đi về, ngay cả hôm nay tại từng trú xứ và đã lan tỏa về đến Việt Nam, qua 5 Trường Hạ ( gần 500 vị) đang còn cấm túc, mà người viết đã chia sẻ cúng dường với số tiền nhận được tại Trường Hạ Quảng Đức. Người viết, đoan chắc niềm an lạc ấy sẽ còn lan tỏa và lợi ích nhiều hơn như vậy. Vì nếu là người con Phật chân chính sẽ TÙY HỶ trước tấm lòng rộng mở, với sự thỉnh mời thân thiết. Khi đến đạo tràng Quảng Đức, nhận được sự niềm nở, hân hoan với tình pháp lữ mặn nồng của nhị vị Thượng Tọa Viện Chủ và Trụ Trì Tu Viện.
18/07/2014(Xem: 15252)
Có một Phật tử gửi thư cho tôi và đặt câu hỏi về vấn đề quy y. Tôi xin ghi lại và trả lời, mong rằng có thể giải tỏa khúc mắc cho những người cùng cảnh ngộ. Nguyên văn lá thư: Kính bạch thầy, Đây là câu chuyên có thật 100% nơi con ở, nhưng con xin phép dấu tên những nhân vật trong câu chuyện.
18/07/2014(Xem: 7313)
Không phải vì hiện tượng “Một vì sao đã tắt trên trời Âu“ mà Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu kỳ 26 phải… đóng cửa! Không, các Phật tử Âu Châu chúng tôi nhất quyết không phụ lòng mong đợi của Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Minh Tâm tức Sư Ông Khánh Anh thân thương của chúng tôi, đã cùng nhau kéo đến xứ thần tiên Thụy Sĩ có núi cao, hồ đẹp tại Fribourg để tu học từ ngày 30 tháng 6 đến 10 tháng 7 năm 2014.
16/07/2014(Xem: 9366)
Chương trình PPUD lần này với chủ đề "Hạnh phúc thật giản đơn" có mô típ hoàn toàn khác so với 18 chương trình trước, là chương trình dã ngoại ngắn ngày đầu tiên được tổ chức trong 2 ngày 9 và 10/08/2014 tại chùa Tâm Thành, xã Quới Thành, Châu Thành, Bến Tre.
12/07/2014(Xem: 9089)
“Nhân chi sơ –tánh bổn thiện” đó là câu nói bắt nguồn từ cái nhìn hiện thực khi mầm sống của con người được bắt đầu; với Phật giáo, bắt đầu cho mầm sống hiện thực không chỉ là tiếng khóc chào đời mà là một quá trình tích lũy nghiệp thức qua vô số thời gian quá khứ. Mầm sống hiện thực bắt đầu không là “tánh bổn thiện” mà bổn thiện đó là trạng thái “vô ký tánh” khi chủng tử thiện-ác chưa có điều kiện khởi sanh.
27/06/2014(Xem: 14831)
Trăng hạ huyền chếch trên đầu ngọn thông cuối đường. Một mình giữa đêm. Trụ đèn kiên nhẫn đứng thẳng và im lặng; bên cạnh cây bạch đàn cao ngất đang lao xao trước gió. Đèn vàng lay lắt tỏa bóng trong màn sương. Màu bông giấy đỏ rực dưới nắng mai, giờ trở nên tím sẫm. Con mèo lầm lũi, bước nhẹ trên mái nhà ai. Hoa một đóa, nở trong vườn đêm tịch mịch. Mùi cỏ dại phảng phất đâu đây. Trong phút giây bỗng thấy đời thênh thang, vô cùng.
23/06/2014(Xem: 8108)
Lễ kỉ niệm 7 năm phát triển của Thaihabooks nhân đôi niềm hoan hỷ với buổi giao lưu giữa Thầy Chân Pháp Đăng và các độc giả Phật tử về cuốn sách “ Trị liệu ung thư bằng chính niệm” vào lúc 13h ngày 20/6/2014, tại nhà Sách Thái Hà, số 119C5 Tô Hiệu, phường Nghĩa Tân, Cầu Giấy.
23/06/2014(Xem: 15810)
"Thiền tông Việt Nam luôn là mạch sống tuôn chảy trong lòng Phật giáo và dân tộc suốt từ thế kỷ VI đến nay. Có lúc mạnh mẽ tuôn tràn giữa ngàn hoa đô hội, có lúc len lỏi âm thầm trong núi sâu, rừng thẳm, ung dung thoát tục, khuất tịch tiêu sái. Tuy nhiên, mạch sống Thiền xưa nay vẫn như vậy: Không đến không đi mà là dòng sinh mệnh muôn thuở của những bậc thức tâm đạt bổn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]