Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tản Mạn Về Nghiệp

19/07/201808:35(Xem: 3067)
Tản Mạn Về Nghiệp
vong luan hoi 2

TẢN MẠN VỀ NGHIỆP 
 TẤT CẢ NGHIỆP ĐỀU BẮT ĐẦU TỪ THÓI QUEN 

 

Không hiểu từ lúc nào mà tôi đã tập được thói quen công phu mỗi ngày hơn một tiếng đồng hồ và dành thời gian tương tự cho việc lướt qua các trang mạng phật giáo để chọn lựa những bài thật bổ ích cho cái trí óc còn non kém của mình, hầu học hỏi thêm dù biết rằng kiến thức đó phải được tư duy và trải nghiệm . Và tôi rất hài lòng về thói quen này vì đần dần tự nhiên giống  như tôi được khích lệ và ngày nào tôi cũng cảm nhận được cái không gian êm dịu đã ghé vào thăm cuộc đời tôi và cứ như thế tôi trôi theo dòng chảy của cuộc đời dù không phải là thuận duyên lắm, do vậy con cái tôi thường nói đùa rằng " Mẹ không thể nào trầm cảm được đâu " 

Tuần qua một tựa đề của một tác giả đã dịch lại từ nguồn phật giáo Tây phương đã làm tôi suy nghĩ và tư duy thật nhiều. Đó là câu kết luận mà tác giả dành để tóm tắt những thí dụ đã trình bày bên trên " Nếu nói rằng học vị và chức vị của một người là LÁ BÀI cho THÂN PHẬN một đời người thì THÓI QUEN và SỰ TU TẬP ĐẠO ĐỨC PHẨM HẠNH lại là Thân phận thứ hai của một con người " 

Tôi rất đồng ý với điều đó vì chắc hẳn ai  đã từng học giáo lý đều biết rằng: 

"Thói quen là sự lập đi lập lại của những hành vi hay những suy nghĩ của mình và Nghiệp đã tạo ra từ thói quen đó vì thói quen sẽ trở thành tính cách" mà tính cách này là công cụ mạnh nhất để rèn luyện những tính tốt mà mình muốn có. Đây  là quy luật về sức mạnh của thói quen hay một lần nào đó chúng ta đã được nghe Đức Đạt Lai Lạt Ma thường nhắc về sự liên hệ này. 

Cũng như những điều ta được biết về nghiệp thường được dạy qua kinh sách

Nghiệp phải được hiểu theo lãnh vực hành vi trong cuộc sống thường nhật 

Hầu hết những kinh nghiệm của ta là kết quả do những hành vi chuyên biệt đưa đến 

Và ta hành động tùy thuộc vào những ước vọng tự nhiên của ta 

Một trong những yếu tố quan trọng nhất đưa đến hành vi của ta chính là ĐỘNG CƠ THÚC ĐẨY ( chính là bản chất của hành vi tích cực - tiêu cực - hay trung hòa ) 

Yếu tố thúc đẩy này sẽ trở thành một vấn đề thật phức tạp dù nó ở cấp bậc nào.

Một thể dạng tâm thức thúc đẩy bởi những xúc cảm bấn loạn sẽ tạo ra những hành vi thiếu suy nghĩ và thông thường rất tiêu cực biểu hiện trên thân xác hay qua ngôn từ và những hành vi tiêu cực đó sẽ phát sinh ra những hậu quả tương quan tới chúng. 

Và Sự Hiện hữu của ta trong thể dạng con người lại chính là một sản phẩm của Nghiệp có nhiều tính chất đạo hạnh hơn ( tức là có những hành vi tốt, thiện, tích cực hơn đã được tích lũy trong quá khứ) 

Trong Phật học cơ bản, Cổ Đức hoặc các luận giả của Duy thức học vẫn thường khuyên chúng ta rằng NGHIỆP BÁO KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ TIỀN ĐỊNH, nghĩa là chúng ta có thể chuyển hoá từ nặng sang nhẹ hay từ nhẹ trở về không bằng việc tùy thuộc trên những trình độ khác nhau của các hành vi, chúng ta có thể thay đổi tiến trình trả nghiệp của mình trong cuộc sống, mặc dù kết quả của 1 hành vi nào đó đã được đưa lên chương trình nhưng nó sẽ thay đổi khác ngay nếu có một hành vi nào hoặc thiện mạnh hơn hay ác mạnh mẽ hơn và đã là người không ai là không mong ước có một cuộc sống bình an và hạnh phúc, tôi đã học từ câu danh ngôn của Dalai Lama như sau"  Hạnh phúc không phải là điều tự nhiên mà có, nó đến từ chính những hành động của bản thân anh " hoặc "Hoàn cảnh sống có ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của chúng ta. Hãy nên Ý thức điều đó" hoặc “Cuộc sống vận hành khi bạn chọn những gì bạn có, nhưng thật ra bạn đang có những gì bạn đã chọn" 

Tôi cũng học thêm được rằng: Con người ai cũng có nhiều tiềm năng và những tố chất thiên bẩm chưa khai phá. Thường đa số đều thuận theo quan niệm, coi bản thân không có khả năng đó, không có sở trường đó, tự mình đã phong bế tiềm năng của mình, mãi mãi vẫn là người không có thành tựu xuất sắc.

Khi có người hướng dẫn khích lệ, hướng dẫn, hoặc có bậc minh Sư dạy bảo chỉ dẫn, và dốc sức vào học hành, nghiên cứu miệt mài, thì các tiềm năng kia sẽ dần lộ diện. Và để được gọi là một người trưởng thành ta phải có nhiều điều phải suy nghĩ với những kinh nghiệm của mình đã trải qua và có thể rút ra được những bài học nhân quả của chính cuộc đời mình từ nghiệp mang lại bao gồm hoàn cảnh, công ăn việc làm hay vợ chồng con cái, bất toại nguyện, khổ đau v.v...

Do vậy ta cần phải có một niềm tin vào bản thân mình, ta có thể tu tập những đức tính tốt và cho phép ta hành động, hoặc nói ra một cách tự nhiên không cần cố gắng mà vẫn chuyển động hài hòa với mọi người chung quanh.

Thiền sư Viên Minh cho rằng Đạo nằm ngay trong đời sống hằng ngày ...

Chỉ là mưa vẫn cứ mưa 

Chỉ là lá rụng tơi bời trước hiên 

Chỉ là chẳng ngộ chẳng thiền 

Chỉ là Tâm chẳng đảo điên kiếm tìm ...

Ngài đã giác ngộ nên rất tự tại. Tuy nhiên tôi còn là một kẻ sơ cơ nên nhất định tu tập bắt đầu bằng một sự nghiêm túc và chân thành như lời khuyên của Đức Dạt Lai Lạt Ma trong một cuộc phỏng vấn: 

".......bạn nên theo con đường tâm linh bằng ý chí và quyết tâm. Dần dần, bạn sẽ có những trải nghiệm sâu sắc. Sự phát triển tinh thần cần thời gian bởi nó không phải là một cỗ máy. Sẽ tốn hàng tuần, hàng tháng, hàng năm, hàng thập kỷ.

Cho nên một khi đã theo tôn giáo, bạn cần nghiêm túc và chân thành" 

*Theo Melvin McLeod phỏng vấn Đức Đạt Lại Lạt Ma.

Và theo đó tôi nghiệm ra rằng để trở thành một người được gọi là tối thiểu sở hữu được trình độ tu tập Giới Hạnh điều cần nhất ta nên phải biết nghĩ cho người khác và biết tôn trọng cũng như luôn quan tâm đến người khác

Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng đã từng dạy: Ta đừng phụng phí cơ duyên tuyệt vời mà ta đang có (tức cơ duyên được làm người, được thừa hưởng khả năng tuyệt mỹ (trí thông minh ) giúp ta trong những mục tiêu cao cả nhất). Hãy tập làm quen và dốc lòng hết sức dồn hết mọi nỗ lực để phát sinh trong lòng các thái độ thương người và Từ Bi.

Ngài còn nhấn mạnh rằng: Tu tập giáo lý Phật Đà là hiểu rõ hành vi nào cần phải thực hiện và hành vi nào cần phải từ bỏ. Ngay bây giờ chúng ta cần phải nhận ra mọi hành động xấu đã phạm phải trong rất nhiều đời cho đến nay và tu tập Đạo Pháp theo Phật. 

Chính là thể hiện một tâm thức có chiều sâu, một tâm thức hoàn toàn được kiểm soát và được khắc phục trong sự cởi mở, rộng lượng không còn ích kỷ và làm tổn thương đến tha nhân và ta chỉ trở thành một người có phẩm hạnh đạo Đức bằng sự tu tập và suy tư lâu dài không ngừng nghĩ  (trích trong những danh ngôn của Đức Đạt Lai Lạt Ma trên Internet ) 

Còn Ngài Shantideva thì dạy rằng: 

Sự tu tập sẽ đem lại cho cái thân xác từ nhơ uế biến thành một hình ảnh vàng Ngọc và vô giá của một vị Phật " HÃY NẮM CHẶC VỊ THUỐC NHIỆM MẦU NÀY "

Cũng như cổ Đức luôn nhắc nhở rằng: 

Chỉ có những người biết tu tập phẩm hạnh mới trở thành một người cao quý và sự cao quý đại diện cho phẩm giá và nhân cách cao cả.

Do vậy ngay  từ lúc mới bắt đầu tu tập ta hãy làm quen và theo thời gian biến đổi nó trở thành những đặc tính luôn xuất hiện trong người của Ta. Đó là: 

  • Hãy luôn là một người chân thật (hầu hết các bí quyết dạy cho con người sống được hạnh phúc đều nói đến điều quan trọng này nhất - đó là Sự chân thật).
  • Biết tự điều chỉnh bản thân. 
  • Biết kiên cường đối phó với những hoàn cảnh khó khăn. 
  • Biết tự tạo cho mình một sự tĩnh lặng. 
  • Biết luôn luôn soi xét lại bản thân mình. 

Cuối cùng tôi xin dẫn chứng cách đoán đời người vì ĐỜI  SỐNG  LÀ BÓNG HIỆN CỦA TÂM qua vài câu trong Luận về toàn bộ đời người của một người bạn thân cho làm tài liệu mà tôi quên tên tác giả 

Tâm và Mạng Số

Tâm tốt mạng số tốt

Phát đạt vinh hoa sớm

Tâm tốt mạng số kém

Cũng trọn đời no ấm

Mạng tốt tâm xấu xa

Tương lai e khó giữ

Tâm mạng số đều xấu

Đời khổ nghèo hết kiếp.

Nhân của tâm quá khứ tạo ra, hiện tại hình thành quả, gọi là mệnh. Tâm quá khứ, tâm hiện tại nếu theo hướng tốt, thì đều an bình. Tâm quá khứ xấu, mạng hiện tại xấu thì gắng bình tĩnh xoay chuyển tâm hiện tại đổi hướng thì quả xấu lướt qua, bằng không khổ sẽ tiếp nối khổ liên chuyền mãi mãi.

Hy vọng các bạn thấy được sự liên hệ chặt chẽ giữa thói quen, thời gian và sự tu tập và chúng ta sẽ chuyển hóa được nghiệp của mình ngay bây giờ ...

Thương tặng các bạn bốn câu thơ mình chiêm nghiệm được: 

Thói quen tốt dần giúp mình chuyển nghiệp 
Bạn thân ơi, hãy tập luyện kiên trì 
Mỗi ngày qua hoàn cảnh đổi khác đi 
Sẽ cảm thấy nhẹ nhàng cùng thư thái 

Đời cứ thế ...êm xuôi theo dòng chảy !!!!

Nam Mô A Di Đà Phật

Melbourne 19-7-2018

Huệ Hương 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/09/2022(Xem: 4008)
Kinh Tiểu Bộ Diễn Nghĩa Kệ Bāhiya Sutta (Thể song thất lục song bát) * Lê Huy Trứ
20/09/2022(Xem: 2199)
"Bài kinh giảng cho Girimānanda" / Girimānanda Sutta (AN 10.60) là một bài kinh ngắn nhưng thuyết giảng về một phép luyện tập thiền định thật quan trọng, thiết thực và cụ thể, giúp người đau ốm mượn hơi thở để trở về với chính mình, làm lắng dịu các sự đau đớn trên thân thể và mọi lo lắng trong tâm thần. Ở các cấp bậc lắng sâu hơn, phép luyện tập này cũng có thể làm cho căn bệnh hoàn toàn chấm dứt, mang lại một niềm hân hoan và thanh thoát thật sâu xa.
16/09/2022(Xem: 1718)
Đã bao năm tôi bị cài hoa hồng trắng trong mùa Vu Lan thật là tủi thân. Nhưng biết làm sao đây khi người con đã mất đi người mẹ thân thương! Theo tục lệ đã định sẵn, khi mâm hoa hồng đỏ, trắng của các em trong Gia Đình Phật Tử đưa đến, tôi chỉ dám chọn đóa hoa màu trắng để cài lên áo, chứ không dám chọn màu đỏ dù rất thích. Nhưng hôm nay tại buổi lễ Vu Lan ở Tu Viện Viên Đức ngày 4 tháng 9 năm 2022, tôi gặp chuyện bất ngờ được ép cài hoa hồng đỏ. Trên mâm hoa chỉ mỗi một màu hồng, cái màu pha trộn giữa trắng và đỏ.
15/09/2022(Xem: 1900)
TIỄN BẠN Tuệ Thiền Lê Bá Bôn Ừ thì bạn đi trước Mình rồi cũng theo sau U70 đã cạn Ai cũng đã bạc đầu
07/09/2022(Xem: 1923)
Cái tôi" là một sự cảm nhận về con người của mình, một thứ cảm tính giúp mình nhận biết và phân biệt mình với kẻ khác và môi trường chung quanh, tức là thế giới. Qua một góc nhìn khác thì chính mình và thế giới sở dĩ hiện hữu là nhờ vào sự cảm nhận hay cảm tính đó về cái tôi của chính mình. Theo cách nhận định đó thì "cái tôi" không phải là quá khó hiểu, thế nhưng chúng ta lại thường hay thổi phồng "cái tôi" đó và phóng tưởng nó xa hơn, biến nó trở thành một cái gì khác quan trọng và rắc rối hơn, khiến cuộc sống của mình cũng trở nên phức tạp hơn.
02/09/2022(Xem: 3923)
CHÁNH PHÁP Số 130, tháng 9 2022 Hình bìa của MoeRasmi (Pixabay.com) NỘI DUNG SỐ NÀY: THƯ TÒA SOẠN, trang 2 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 NẮNG HẠ NHÂM DẦN - 2022 (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 6
31/08/2022(Xem: 2099)
Inamori Kazuo sinh năm 1932 tại con phố Yakuchi, thành phố Kagoshima. Ông tốt nghiệp trường tiểu học Nishida thành phố Kagoshima. Tham dự kỳ thi tuyển của trường trung học Kagoshima Daiichi nhưng không đỗ. Ông vào học tại một trường trung học bình thường. Vào năm 13 tuổi, ông bị mắc một căn bệnh nan y thời đó là bệnh lao phổi. Một số người họ hàng của ông cũng bị mắc căn bệnh này và lần lượt qua đời. Khi chú ông bị mắc bệnh, Inamori Kazuo đã rất hoảng sợ và xa lánh người thân đang sống cùng nhà. Nhưng cuối cùng, người chăm sóc cho chú là cha và anh Inamori Kazuo thì không mắc bệnh, còn chính ông lại mắc.
28/08/2022(Xem: 1823)
Phần này bàn về cách dùng vừng, mè vào thời LM de Rhodes đến truyền đạo và sau đó là các cách dùng tự vị, tự vựng và tự điển. Đây là lần đầu tiên cách dùng này hiện diện trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh/Bồ (chữ quốc ngữ). Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) tự điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra tự điển này trên mạng, như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false.
23/08/2022(Xem: 3241)
Kính chia sẻ hình ảnh ĐẠI LỄ VU LAN tại Chùa Vạn Phước Sandiego CHỦ NHẬT 21 AUG 2022 với sự hiện diện của quý thầy Thích Thanh Nguyên, thầy Thích Quảng Hiếu, Ni Sư Thích nữ Đàm Khánh, Sư cô Hương Từ Niệm cùng chư đồng hương Phật tử đồng hương Sandiego. Chân thành cảm niệm chư Phật tử chùa VP đã góp một bàn tay tổ chức Lễ Vu Lan được thành tựu tốt đẹp, thập phần viên mãn.. Xin hồi hướng Phước lành này đến Cửu huyền thất tổ, cha mẹ nhiều đời của chúng ta. Nguyên cầu thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc.
21/08/2022(Xem: 2464)
Trong quyển sách mang tựa Le Grand Livre du Bouddhisme (Quyển sách lớn về Phật giáo, nxb Albin Michel, 2007, 994 tr.) học giả Phật giáo người Pháp Alain Grosrey trong trang 25 có viết một câu như sau: "Ngày nay chúng ta đạt được những sự hiểu biết rộng lớn trong rất nhiều lãnh vực. [Thế nhưng] không thấy có ai cho rằng chúng ta uyên bác và thông thái hơn Đức Phật".
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567