Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Được Tặng 120 Thùng Sách Phật Học, Chùa Hương Sen Sẽ Xây Thư Viện

17/07/201817:41(Xem: 6065)
Được Tặng 120 Thùng Sách Phật Học, Chùa Hương Sen Sẽ Xây Thư Viện

Được Tặng 120 Thùng Sách Phật Học,

Chùa Hương Sen Sẽ Xây Thư Viện
Duoc-tang-120-thung-sach-Phat-Hoc-0000

Chùa Hương Sen nhận 120 thùng sách Phật học của Cư sĩ Mật Nghiêm.


PERRIS, California (VB) – Chùa Hương Sen hôm cuối tuần Thứ Bảy ngày 14/07/2018 đã nhận một món quà tặng quý giá: 120 thùng sách Phật học.

Đó là toàn bộ thư viện Phật học của Cư sĩ Mật Nghiêm Đặng Nguyên Phả lưu giữ trong nhiều thập niên tu học, hoạt động.
 

Ngôi chùa Hương Sen ở thành phố Perris, quận Riverside, Nam California thực tế vẫn chưa xây hoàn tất. Tuy nhiên, Ni sư Thích Nữ Giới Hương, trụ trì Chùa Hương Sen, cho biết trong tương lai sẽ xây một thư viện cho chùa, và sẽ đặt tên là Thư Viện Mật Nghiêm để sẽ là nơi các nhà nghiên cứu tới tìm tài liệu về Phật học.
 

Ni sư Thích Nữ Giới Hương kể rằng Đại lão cư sĩ Mật Nghiêm và cư sĩ Tâm Nguyên Trí đã lên chùa Hương Sen dùng cơm trưa và dùng xe Uhaul chở theo trên 120 thùng sách Phật học. Đó là toàn bộ thư viện của Cư sĩ Mật Nghiêm, người sáng lập Hội Phật Học Đuốc Tuệ, để gởi gấm và trao tặng Chùa Hương Sen để làm thư viện tương lai.

Duoc-tang-120-thung-sach-Phat-Hoc-0001

Cư Sĩ Mật Nghiêm, Nhà sáng lập và Hội Trưởng Hội Phật Học Đuốc Tuệ

Ni Sư Thích Nữ Giới Hương cho biết: “Xe Uhaul chở đầy gia tài tinh thần của bác Mật Nghiêm... Thấy Bác già yếu lụm cụm mà đóng góp lớn cho Phật Giáo nên rất thương kính và thấy thùng thùng chất đống các kính sách của bác lại càng đáng nể sự nghiên cứu và công phu của Bác.”
 

Ni sư cho biết là cảm thấy hân hạnh khi nhận món quà này và thấy trách nhiệm của Ni sư rất lớn phải phổ biến sách, thư viện sách...

Ni sư nói: “Chùa Hương Sen cách Phuoc Lộc Thọ 1 tiếng đồng hồ và rộng 10 mẫu, cách xa lộ 215 chỉ một mile rất tiện đến đi... nên có điều kiện tài chánh sẽ làm 1 thư viện quy mô... chưa biết cách nào có mạnh thường quân cho việc này....”
 

Ni sư cho biết rằng Chùa Hương Sen chưa có ngân phí xây thu viện... phải đợi một thời gian...

Ni sư Thích Nữ Giới Hương dịp này cũng cho biết rằng Ni sư có nhiều cơ duyên cộng tác với bác Mật Nghiêm, mỗi lần Ni sư giảng ở Hội Phật Học Đuốc Tuệ thì tựa đề bài giảng đó sẽ là một cuốn sách.

 

Được  biết, Cư sĩ Mật Nghiêm Đặng Nguyên Phả đã cùng nhiều cư sĩ thành lập Hội Phật Học Đuốc Tuệ, tới giờ là khoảng 15 năm. Hội Phật Học Đuốc Tuệ không đứng ngoài tất cả các giáo hội, cũng không liên hệ bất kỳ tổ chức Đạo hay Đời nào, tập trung theo lời khuyên “Hãy tự mình thắp đuốc mà đi,” như lời chỉ dạy của đức Phật.

 

Dưới hướng dẫn của Cư sĩ Mật Nghiêm, Hội Phật Học Đuốc Tuệ đã tổ chức hàng trăm pháp hội cung thỉnh quý tăng ni thuyết pháp không phân biệt bộ phái, phát hành khắp nơi hàng trăm ngàn đĩa CD và DVD về Phật học, tổ chức hàng chục khóa tu, mở nhiều Hội Thảo về các đề tài Phật Pháp.
 

 

 Duoc-tang-120-thung-sach-Phat-Hoc-0003Duoc-tang-120-thung-sach-Phat-Hoc-0002

   Hội Trường Sangha, Huntington Beach, Cali, nơi Đuốc Tuệ sinh hoạt

Trong khi đó, Ni sư Thích Nữ Giới Hương sinh quán tại Bình Tuy, xuất gia năm 15 tuổi với Tôn Sư Hải Triều Âm (Đại Ninh, Việt Nam). Ni sư đã tu học tại Ấn Độ 10 năm và tốt nghiệp Tiến sĩ Phật học năm 2003 tại Trường Đại Học Delhi, Ấn Độ. Hiện đang Trụ Trì Chùa Hương Sen, thành phố Perris, California, Hoa Kỳ và đang theo học khoa Văn Chương tại UCR (University of California, Riverside). Ni sư cũng là tác giả của nhiều sách về Phật học tiếng Anh và tiếng Việt.
 

Độc giả muốn tu học, hay muốn cúng dường giúp xây chùa, xây thư viện, xin liên lạc về Chùa Hương Sen ở địa chỉ:

Hương Sen Buddhist Temple

19865 Seaton Avenue, Perris, CA 92570.

Tel: 951-657-7272 | Cell: 951-616-8620 | Email: [email protected]

Website: www.huongsentemple.com   


Đặc biệt sẽ có buổi gây quỹ sắp tới tại Quận Cam, xin xem ở đây.

 

 

(https://vietbao.com/a283334/duoc-tang-120-thung-sach-phat-hoc-chua-huong-sen-se-xay-thu-vien)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/09/2010(Xem: 7965)
Trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc có vua Lương Võ Đế rất tin tưởng Phật pháp, song bà Hoàng hậu tên Hy Thị được vua yêu quý nhất thì tánh lại độc ác...
26/09/2010(Xem: 9312)
Từ trong lòng Tánh Không luận đi ra, người ta thử thay đổi các bình diện biểu lộ của nó, rồi qua những gì sẽ đạt được, trong lãnh vực suy lý cũng như trong lãnh vực sinh hoạt thực tế...
26/09/2010(Xem: 8093)
Phong trào phát triển một đường lối Phật Giáo mới, về sau này được gọi là Mahayana (Đại thừa), bắt đầu thành hình trong thời gian 250 năm, từ năm 150 TCN đến 100 CN...
25/09/2010(Xem: 9155)
Tượng Phật là để thờ, tất nhiên: như sự bày tỏ niềm tri ân, tôn kính của người Phật tử. Nhưng không chỉ thế, tượng Phật còn để chiêm ngưỡng: như một lối trang trí...
25/09/2010(Xem: 10015)
Mọi sự mọi vật theo luật vô thường, chuyển biến liên tục không bao giờ ngừng nghỉ, nhất là chúng thay đổi mau chóng. Con người do không rõ được lẽ vô thường sinh diệt đó...
25/09/2010(Xem: 8657)
Pháp môn Lạy Phật không phải chỉ có các Phật tử thuộc truyền thống Tịnh Độ thực hành, nhưng phương pháp này cũng được các truyền thống khác tu tập.
25/09/2010(Xem: 8690)
Đây là một danh từ rất phổ thông trong chốn thiền môn. Pháp khí là những đồ dùng trong chùa nhưng đúng với Phật Pháp như chuông mõ, khánh, tang đẩu, linh, chung cổ...
25/09/2010(Xem: 18397)
Thứ nhất, nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không bịnh khổ, vì không bịnh khổ thì dục vọng dễ sinh. Thứ hai, ở đời đừng cầu không hoạn nạn, vì không hoạn nạn thì kiêu sa nổi dậy.
24/09/2010(Xem: 12296)
Tronghệ thống giáo điển Phật đà, cả Nam truyền và Bắc truyền đều có những bài kinh, đoạn kinh nói về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ rất là cảm động. Cũngnhư có những trang kinh đức Phật chỉ dạy phương pháp báo đáp ân đức sâudày đối với song thân một cách thiết thực nhất. Có nghĩa là đức Phật đãchỉ bày cách báo ân chơn chánh, hợp đạo lý, có lợi ích trong hiện đời và mai sau...
24/09/2010(Xem: 10012)
Nghèo khó và thịnh vượng là hai điều kiện khác nhau trong số những sự thực của cuộc sống. Bạn, tôi và những người còn lại trong thế giới này rơi vào một trong hai điều kiện ấy. Chúng ta có thể giàu hay nghèo về phương diện của cải vật chất hay phương diện tâm linh. Rõ ràng hai cụm từ này, “nghèo khó” và “thịnh vượng”, có những ngữ nghĩa khác nhau. Trước khi bàn đến những quan điểm của Phật giáo về sự nghèo khó và thịnh vượng, chúng ta cần biết chính xác về ý nghĩa của hai thuật ngữ này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]