Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Suy Nghĩ Mùa World Cup

17/06/201818:46(Xem: 5851)
Suy Nghĩ Mùa World Cup

Suy Nghĩ Mùa World Cup

Nguyên Giác
World_Cup_2018-b

Thế giới đang sôi nổi với các trận bóng đá World Cup 2018. Những người say mê bóng đá đang nhìn về các đội tuyển đang thi tài ở nước Nga, dán mắt vào các màn hình TV hay máy điện toán, đọc các lời bình luận và quan sát xem bóng đang vào chân ai và sẽ đá về hướng nào. Người Phật tử nghĩ gì về bóng đá? Các ngôi chùa tại Việt Nam có nên tụ tập các em lại để dạy đá banh và để lập các đội bóng đá khi các em nghỉ hè, hay vào những giờ nghỉ sau lớp, hay những ngày nghỉ cuối tuần hay không? Có phải giúp các em tập luyện bóng đá cũng còn tốt hơn để các em chơi game điện tử, vừa hại sức khỏe, vừa mất thì giờ và tiền bạc?
thai-monks-football-1

Truyền thống vẫn thường nghĩ về Đạo Phật với hình ảnh Đức Phật ngồi dưới gốc cây Bồ Đề, hay các vị sư ngồi thiền hay đi khất thực. Họa hiếm, nghĩa là rất ít khi, chúng ta nhìn thấy Đạo Phật được mô tả qua hình ảnh thể thao.   

Theo sử liệu, khi Đức Phật còn là Thái tử Tất Đạt Đa đã được giáo dục cả văn lẫn võ. Đến năm 12 tuổi ngài đã thông thạo các môn học Ngũ Minh (năm môn học thế gian: Thanh minh, Công xảo minh, Y phương minh, Nhân minh và Nội minh). Năm 13 tuổi, Thái tử được truyền thụ võ nghệ. Trong một cuộc thi võ với 500 thanh niên trước vương triều, Thái tử thì đã thắng tất cả các môn thi (bắn cung, đánh kiếm, cưỡi ngựa, đấu vật…). Thậm chí sức khỏe phi thường, khi thi bắn cung, ngài đã nâng được chiếc cung rất nặng trước giờ chưa ai nâng nổi và bắn xuyên qua 7 lớp bia đồng trong khi người giỏi nhất cũng chỉ bắn xuyên được 3 lớp. 

Hình như vì lòng tôn kính, chúng ta chưa thấy họa sĩ nào vẽ hình Thái tử Tất Đạt Đa phi ngựa hay đấu vật, như dường đó là những chuyện rất nhỏ, không cần tập luyện. Dĩ nhiên, đó là thời chưa tầm đạo.
thai-monks-football-2

Câu hỏi là, Đức Phật dạy gì về các môn thể thao? Có vẻ như, nếu có cũng không nhiều. Lời dạy thường là, các sư hãy tìm nơi góc rừng vắng, ngồi tu thiền quán. 

Trong Kinh Pháp Cú, bài Kệ 204, Đức Phật dạy: Sức khỏe là món quà lớn nhất, biết đủ là tài sản lớn nhất, bạn tin cậy là người thân tốt nhất, Niết Bàn là an lạc lớn nhất (Dịch theo bản của học giả Daw Mya Tin: Health is the greatest gift, contentment is the greatest wealth, a trusted friend is the best relative, Nibbana is the greatest bliss).

Sự tích đi kèm với bài Kệ 204 là chuyện Vua Pasenadi của vương quốc Kosala.  Một hôm, Vua Pasenadi tới tu viện Jetavana sau khi dùng bữa điểm tâm. Bởi vì buổi sáng hôm đó, Vua ăn nhiều cơm với thịt nấu cà ri, nên trong khi nghe kinh, Vua ngủ gà ngủ gật hầu hết thời kinh. Thấy Vua ngủ gật như thế, Đức Phật khuyên nhà vua rằng hàng ngày hay ăn cơm ít, giảm số lượng tới mức tối thiểu một phần mười sáu (1/16) số lượng Vua đang ăn hiện nay.

Nhà vua vâng lời, và sau đó khám phá rằng khi ăn ít như thế, nhà vua gầy ốm hơn, nhưng nhẹ nhàng và nhanh nhẹn hơn, và sức khỏe tốt hơn. Khi Vua Pasenadi trình với Đức Phật như thế, Đức Phật mới đọc bài Kệ 204 trong Kinh Pháp Cú.

Đây cũng là điểm suy nghĩ về chữ “sức khỏe” trong câu đầu bài kệ: có một số bản dịch Kinh Pháp Cú dịch là “không bệnh.”

Hiển nhiên, giữa sức khỏe và không bệnh khác nhau xa lắm. Người “không bệnh” có thể sẽ không đủ “sức khỏe” để chạy và đá banh trên sân cỏ tới 90 phút đồng hồ. Như thế, muốn có sức khỏe là phải luyện tập. Có phải Đức Phật khuyên là chúng ta hãy tập thể dục, chơi thể thao? Chỗ này hẳn là phải đọc kinh điển nhiều mới dám nói, nên xin để các học giả nghiên cứu; chúng ta người đời thường chỉ nên nhìn xem xã hội chung quanh để quan sát, xem những gì thuận pháp, có lợi cho mình và cho người mà làm.

Thêm nữa, chúng ta cũng có thể xem Đức Phật như người đã khởi đầu dạy pháp kiệm ăn, giữ thân mình thon gọn, nhanh nhẹn...

Nhưng, thể thao đời nay lại có chuyện thắng với thua, hai hình ảnh dị biệt. Cứ xem World Cup trên truyền hình là thấy: phe thắng sẽ tưng bừng la hét, phất cờ phóng xe như bay; phe thua ngồi tấm tức khóc, bùi ngùi an ủi nhau.  Thường là như thế.

Bởi vậy, bài Kệ 201 trong Kinh Pháp Cú viết rằng: Chiến thắng sẽ sinh khởi oán thù căm hận, chiến bại sẽ thê thảm khổ đau; người tịch tĩnh sống hạnh phúc trong khi xa lìa cả thắng và bại.

Đó là hạnh của người con Phật. Tuy nhiên, nếu bạn đá banh cho một đội tuyển quốc gia, hễ thua là dân cả nước thê thảm. Thôi thì, tùy thuận chúng sanh, hễ ra sân đá banh là ráng chiến thắng vậy.

Thực sự, thể thao vẫn gắn bó với nhiều truyền thống Đạo Phật. Thí dụ, truyền thống đua ghe Ngo tại Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. 

Báo Giác Ngộ số ngày 19/11/2015 có bản tin nhan đề “Đồng bào Khmer lưu giữ truyền thống đua ghe Ngo”…

Bản tin nói rằng nhiều chùa có riêng đội ghe Ngo. Ngay cả Phật học viện cũng có. Bản tin viết:  “...Suốt 5 năm nay, cứ đến mùa đua ghe Ngo là tất cả thành viên trong gia đình ông Phone đều thu xếp công việc gia đình để chuyên tâm phục vụ cho đội ghe ngo của Trường Trung cấp Pali Nam Bộ.

Bản tin cũng nói, một số chùa lập riêng đội ghe Ngo để tập luyện cho mùa thi đua ghe. Mỗi đội đua ghe Ngo lại có một nhóm hỗ trợ cơm nước, trích: 

Dù không phải là vận động viên bơi ghe Ngo nhưng từ năm 1988 đến nay, bà Trần Thị Chu ở xã Mỹ Thuận, huyện Mỹ Tú luôn sát cánh cùng với đội ghe Ngo chùa Tom Pok Sok của mình để lo cơm nước cho các vận động viên.

Bà Chu chia sẻ: “Từ nhỏ tôi đã rất thích môn thể thao này nên suốt 26 năm qua, cứ tới mùa đua ghe Ngo là theo nấu cơm cho đội ghe. Vì lòng yêu thích nên khi tới mùa đua ghe Ngo là sẵn sàng đi phục vụ”.

Còn gia đình bà Liêu Thị Chênh ở ấp Bưng Lức, xã Đại Ân 2, huyện Trần Đề đã tham gia phục vụ đội ghe ngo chùa Đơm Pô từ hơn 10 năm nay. Bà Chênh cho biết: “Tới mùa đua ghe Ngo là con cháu trong gia đình đều đóng góp công sức và chi phí, cùng nhau hỗ trợ cho đội ghe của chùa Đơm Pô tập luyện. Vì yêu thích nên trong gia đình có đến 4 người tham gia thi đấu”…”(ngưng trích)

Hình như các chùa và Phật tử Miền Tây mình chỉ xem thể thao như mùa lễ hội, như niềm vui… Đơn giản như thế. Nhưng Phật Giáo Thái Lan lại được nhiều vận động viên thể thao xem như nơi nương tựa tâm linh, có sức mạnh huyền bí giúp chiến thắng.

Thí dụ, như bản tin Zing nhan đề “U22 Thái Lan nhờ nhà sư làm phép, xin bùa tại SEA Games 29” vào ngày 12/08/2017 viết, trích:

Trước khi lên đường sang Malaysia dự SEA Games 29, đội tuyển U22 Thái Lan đã tìm đến các nhà sư được cho rằng từng "làm phép" mang đến may mắn cho CLB Leicester City.

Mùa 2015-16, Leicester City qua mặt nhiều tên tuổi lớn để vô địch Premier League. Trên hành trình tới ngôi vương, nhiều người cho rằng đóng góp của nhà sư Thái Lan rất quan trọng. Năm đó, Chủ tịch Vichai của CLB thường xuyên đến xin các nhà sư làm phép mang đến may mắn cho "Bầy cáo"…”(ngưng trích)

Một bài báo trên Buddhistdoor Global trong tháng 10/2010 của nhà nghiên cứu Alastair Gornall nói rằng nhiều võ sĩ quyền thuật Thái Lan trước khi lên đấu võ đài thường tới chùa để xin các nhà sư ban phước lành, thậm chí có khi mời các nhà sư tới xem trận đấu (even have monks in the audience!) để an tâm xuất quyền ra chiêu. Gornall bày tỏ không hài lòng về phong tục đó, vì đấu võ là đi ngược  truyền thống bất bạo động của Phật pháp.

Một truyền thống thể thao được biết khắp thế giới là Chùa Thiếu Lâm, nơi xuất phát môn võ Thiếu Lâm, mẹ đẻ các môn võ thuật Trung Hoa.

Tự Điển Wikipedia ghi nhận như sau:

Có lẽ người nổi tiếng nhất có liên hệ với chùa Thiếu Lâm là Bồ đề đạt ma. Ông là một nhà sư được cho là từ Ba Tư hoặc Nam Ấn Độ sang Trung Quốc vào thế kỉ thứ 5 hay thứ 6 để truyền bá Phật giáo. Trường phái Phật giáo do Bồ-đề-đạt-ma lập ra ở Thiếu Lâm trở thành nền tảng cho Thiền tông sau này… Sau khi vào Thiếu Lâm tự, truyền thuyết kể rằng Bồ-đề-đạt-ma thấy các nhà sư không có hình thể mạnh khỏe cho thiền định và họ thường ngủ gục trong khi thiền. Chuyện kể rằng Bồ-đề-đạt-ma ngồi thiền quay mặt vào tường trong một hang đá cạnh chùa trong chín năm, sau đó ông giới thiệu một hệ thống các bài tập thể dục được cho là thập bát La-hán chưởng hay là các bài tập co giãn cơ bắp kinh điển Đạt-ma. Dần dần những động tác này phát triển thành võ thuật. Theo truyền thống, các nhà sư Thiếu Lâm phát triển kỹ năng võ thuật để phòng thủ sự tấn công của kẻ địch, như là một phương tiện giữ gìn sức khỏe, và như là một kỉ luật về tinh thần và thể chất.”(ngưng trích)

Như thế, ban đầu, trong truyền thống Trung Hoa, võ thuật là để giữ sức khỏe, để giảm bệnh, để ngồi thiền mà không ngủ gục, để tự vệ…

Nhưng xem kìa, quả banh đang lăn trên sân cỏ… Mùa này là World Cup… Môn bóng đá cũng có một số tuyển thủ nổi tiếng thế giới theo Đạo Phật.

Các Phật tử Tây phương nổi bật  trong làng bóng đá là: Mehmet Scholl, Mario Balotelli Barwuah, Roberto Baggio, Fabien Barthez.

Trong đó có Mehmet Scholl, sinh ngày 16/19/1970. Vị trí đá nổi tiếng của ông là tiền vệ cho đội Đức quốc. Bây giờ tuổi lớn, không đá nữa, nhưng về làm quản trị và huấn luyện túc cầu.

Theo Wikipedia, Mehmet Scholl (tên khai sinh là Mehmet Yüksel sinh 16-10-1970) là tiền vệ người Đức gốc Thổ Nhĩ Kỳ.Ông là cầu thủ rất nổi tiếng của Bayern Munich và là một trong những cầu thủ gốc Thổ thành công nhất và được yêu mến nhất tại Đức. Sở hữu kỹ thuật, kiến tạo và khả năng sút phạt tốt, Scholl là một trong những tượng đài của Hùm xám khi thi đấu liên tục cho Bayern từ năm 1992 đến 2007 (15 năm).

Trong khi đó, một cầu thủ Phật tử Ý nổi tiếng là: Mario Balotelli Barwuah (sinh ngày 12 tháng 8/1990) là tiền đạo người Italy gốc Ghana, anh chơi cho câu lạc bộ Nice và đội tuyển bóng đá quốc gia Ý. Anh nổi tiếng không chỉ bởi tài năng bóng đá khi tuổi đời còn rất trẻ mà còn bởi những tai tiếng do tính cách nóng nảy, quậy phá, vô kỷ luật cả trong lẫn ngoài sân cỏ. Chính vì điều này anh được mọi người đặt cho nhiều biệt danh như Super Mario vì tài năng của anh, hay biệt danh "Ngựa chứng" để nói về tính cách ngông cuồng, vô kỷ luật của Balotelli. Hãy tin rằng, với thời gian tu tập thiền quán, tính anh Barwuah sẽ đằm hơn, sẽ rời xa mọi chuyện nóng nảy quậy phá.

Một cầu thủ Phật tử Ý nổi tiếng chân đá huyền thoại có tên là Roberto Baggio. Anh Baggio sinh ngày 18 tháng 2/1967 tại Caldogno, Veneto, là một cựu cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Ý, một trong những cầu thủ tài năng và nổi tiếng nhất thập niên 1990 cũng như những năm đầu thập niên 2000. Baggio từng cùng đội tuyển Ý tham dự 3 kỳ World Cup, và là cầu thủ Ý duy nhất ghi được bàn thắng trong cả ba kỳ. Ông là cầu thủ xuất sắc nhất của đội tuyển Ý tại World Cup 1994, người đã dẫn dắt đội bóng áo thiên thanh vào đến trận chung kết và chỉ chịu thua trước Brasil trên chấm phạt đền, đáng chú ý hơn cả chính Baggio lại là một trong 3 cầu thủ của tuyển Ý sút trượt penalty dẫn đến thất bại của đội bóng.

Theo Wikipedia, Baggio đã giành được cả hai danh hiệu cao quý nhất của bóng đá thế giới khi còn thi đấu, Quả bóng vàng châu Âu (1993) và Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA (1993).

Khi Baggio từ ACF Fiorentina chuyển sang Juventus F.C. với giá chuyển nhượng kỉ lục thế giới vào năm 1990, cổ đọng viên biểu tình 3 ngày trước trụ sở ACF Fiorentina và chỉ giải tán khi cảnh sát chống bạo động vào cuộc. Trận cuối ông chơi ở Serie A ( Brescia gặp A. C Milan tháng 3/2004), tuy Baggio không ghi bàn cho Brescia nhưng cổ động viên 2 đội đều đứng bật dậy vỗ tay chúc mừng ông. Ông được mệnh danh là "đuôi ngựa thần thánh" bởi đuôi tóc sau của ông. Ông là một Phật tử nổi tiếng.

Một cầu thủ Phật tử Pháp nổi tiếng là Fabien Barthez. Anh nói minh bạch rằng tất cả thành công của anh là nhờ tu học theo Đạo Phật. Tên đầy đủ là Fabien Alain Barthez, sinh ngày 28/6/1971, sinh ở Lavelanet, Pháp quốc. Vị trí: Thủ môn. 

Theo thông tin trên Wikipedia, tuyển thủ Fabien Alain Barthez từng đoạt một số huy chương khi chơi ở vị trí thủ môn cho Marseille, Manchester United và cùng với đội tuyển bóng đá quốc gia Pháp giành chức vô địch tại World Cup 1998, Euro 2000 và lọt vào trận chung kết World Cup 2006. Ông cùng với Peter Shilton là 2 thủ môn giữ kỷ lục giữ sạch lưới nhất trong giải vô địch bóng đá thế giới, trong 10 trận. Ở câu lạc bộ, ông đã từng chiến thắng tại giải Cúp các đội vô địch bóng đá quốc gia châu Âu, một số danh hiệu tại Giải vô địch bóng đá Pháp và Giải bóng đá Ngoại hạng Anh.

Như thế, chúng ta thấy rằng thể thao với Đạo Phật vẫn hòa hợp nhau dễ dàng… Với điều kiện, không bạo động, không gây tổn thương cơ thể đối thủ. Cũng có thể sử dụng thể thao như phương tiện rèn luyện cơ thể để có sức khỏe, không bệnh, hay dùng như lễ hội, dùng như phương tiện giáo dục thiếu niên… 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/05/2019(Xem: 6849)
Theo Yahoo News ngày 19/11/2018, nữ dân biểu Hồi Giáo ILhan Omar vừa đắc cử ở Minnesota (nơi đông đảo sắc dân Somalia) nói rằng bà sẽ tranh đấu để hủy bỏ lệnh cấm mang khăn trùm đầu tại phòng họp của Hạ Viện kéo dài đã 181 năm. Các dân biểu của Đảng Dân Chủ tuần rồi loan báo (vào Tháng Giêng 2019) họ sẽ thay đổi luật cấm choàng khăn tại đây mà điều luật này cũng có nghĩa là cấm đội khăn trùm đầu mà Bà Omar đang đội. Bà Omar còn nói rằng, không ai trùm chiếc khăn này lên đầu tôi. Đó là lựa chọn của tôi và nó được Tu Chính Án Số Một bảo vệ. (No one puts a scarf on my head but me, Omar wrote. “It’s my choice - one protected by the First Amendment.)
16/05/2019(Xem: 8156)
Từ Bi là căn bản của đạo, căn bản của tất cả pháp lành, như đã được Đức Phật thuyết trong kinh Đại Bát Niết Bàn: “Nếu có người hỏi gì là căn bổn của tất cả pháp lành? Nên đáp: Chính là tâm từ… Này thiện nam tử (Ca Diếp Bồ Tát)! Tâm từ chính là Phật tánh của chúng sanh, Phật tánh như vậy từ lâu bị phiền não che đậy nên làm cho chúng sanh chẳng đặng nhìn thấy. Phật tánh chính là tâm từ, tâm từ chính là Như Lai (Đại Bát Niết Bàn, Tập I, Phẩm Phạm Hạnh (1999, PL2543), tr.520, Hòa Thượng Thích Trí Tịnh dịch, Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh). Vì thế, người con Phật không thể không thực hành hạnh từ bi.
14/05/2019(Xem: 16396)
Ở tuổi 65 của năm nay là tuổi bắt đầu đi xuống. Bệnh tật đã thể hiện ở thân và từ từ thì giờ dành cho Bác sĩ cũng như Nha sĩ nhiều hơn những năm trước; nhưng trong tâm tôi vẫn luôn cố gắng là lạy cho xong quyển 2 của bộ kinh Đại Bát Niết Bàn mỗi chữ mỗi lạy trong mỗi mùa An Cư Kiết Hạ tại chùa Viên Giác Hannover. Đó là tâm nguyện của tôi, mong rằng sức khỏe sẽ cho phép để thực hiện xong nguyện vọng đã có từ hơn 30 năm nay tôi vẫn cùng Đại chúng chùa Viên Giác tại Hannover trong mỗi mùa An Cư Kiết Hạ thường thực hành như vậy. Đây không phải là việc khoa trương, mà là một pháp tu, một hạnh nguyện. Do vậy tôi vẫn thường nói rằng: Nếu sau nầy tôi có ra đi, mọi việc khen chê hãy để lại cho đời; chỉ nên nhớ một điều là từ 50 năm nay (1964-2014) trong suốt 50 năm trường ấy tôi đã hành trì miên mật kinh Lăng Nghiêm vào mỗi buổi sáng tại chùa, tại tư gia hay trên máy bay, xe hơi, tàu hỏa v.v… và cũng trong suốt 30 năm (1984-2014) vào mỗi tối từ 20 giờ đến 21 giờ 30 trong mỗi mùa An Cư Kiết Hạ
12/05/2019(Xem: 8393)
Trong một kinh về tuệ trí hoàn thiện (bát nhã), Đức Phật đã đưa ra tuyên bố thậm thâm như sau: Trong tâm, tâm không tìm thấy được, bản chất của tâm là linh quang.
12/05/2019(Xem: 6206)
Kinh luận của Phật giáo nói với chúng ta rằng trên việc thực chứng tánh không, vọng tưởng về sự tồn tại cố hữu yếu đi, nhưng điều này không phải như sau một sự thực chứng đơn lẻ, ngắn gọn.
10/05/2019(Xem: 5452)
Y vàng thanh thoát chốn chùa chiền, Tỏa sáng niềm tin tỏa ánh thiêng Pháp lữ huân tu nền định tuệ Tăng thân trưởng dưỡng giới hương thiền An Cư thúc liễm ngời hoa giác Kiết Hạ tu trì rạng sắc liên K Nhưng tại sao lại khó như vậy ?có phải chăng, vì muốn được thân người, phải cả đời giữ gìn ngũ giới nghiêm ngặt:(1/ không sát sanh, 2/ không trộm cướp, 3/ không tà dâm. 4/ không nói dối, 5/ không uống ruợu). Nhưng vì sự hấp dẫn của “ngũ dục”(tài, sắc, danh, thực, thuỳ) để rồi thuận theo dòng vô minh, xem những tiện nghi vật chất trên thế gian này là trường tồn vĩnh viễn, là hạnh phúc muôn đời, xem những thành công về hình tướng là sự thành tựu chí nguyện, nên mặc sức để cho dòng đời lôi cuốn vào đường “thị phi”, “danh lợi” xem việc hưởng thụ “ngũ dục” là lẽ đương nhiên, là vinh dự và hạnh phúc. Từ đó lơ đểnhnăm điều cấm giới.Một khi sức giữ năm giới cấm, một cáchlơ là,mãi “lang thang làm kiếp phong trần, quê nhà ngày một muôn lần dặm xa”thì cơ hội kiếp sau làm lại được thân người,
09/05/2019(Xem: 7043)
Bà La Môn Giáo là Đạo giáo có xuất xứ từ Ấn Độ và Đạo nầy đã tồn tại ở đó cho đến ngày nay cũng đã trên dưới 5.000 năm lịch sử. Họ phân chia giai cấp để trị vì thiên hạ, mà giai cấp đầu tiên là giai cấp Bà La Môn, gồm các Giáo Sĩ, rồi Sát Đế Lợi gồm những Vua, Chúa quý Tộc. Kế đó là Phệ Xá gồm những thương nhơn, Thủ Đà La và cuối cùng là hạng cùng đinh . Những người có quyền bính trong tay như Bà La Môn hay Giáo Sĩ, họ dựa theo Thánh Kinh Vệ Đà để hành xử trong cuộc sống hằng ngày; nghĩa là từ khi sinh ra cho đến khi lớn khôn, học hành, thi cử, ra làm việc nước và giai đoạn sau đó là thời kỳ họ lánh tục, độ tuổi từ 40 trở lên và họ trở thành những vị Sa Môn sống không gia đình, chuyên tu khổ hạnh để tìm ra chân lý.
08/05/2019(Xem: 7044)
Tùy duyên là hoan hỷ chấp nhận những gì xảy ra trong hiện tại, ngưng đối kháng và bình thản chờ đợi nhân duyên thích hợp hội tụ. Nhiều khi chính thái độ ngưng đối kháng và bình thản chờ đợi ấy lại là nhân duyên quan trọng để kết nối với những nhân duyên tốt đẹp khác.
06/05/2019(Xem: 7616)
Được đăng trong Advice from Lama Zopa Rinpoche, Lama Zopa Rinpoche News and Advice. Trong khóa thiền lamrim dài tháng tại Tu Viện Kopan năm 2017, Lama Zopa Rinpoche đã dạy về nghiệp, giảng giải một vần kệ từ Bodhicharyavatara (Hướng Dẫn Về Bồ Tát Hạnh) của ngài Tịch Thiên (Shantideva), đạo sư Phật giáo vĩ đại vào thế ký thứ 8 của Ấn Độ. Đây là những điều Rinpoche đã dạy: Tác phẩm Bodhicharyavatara có đề cập rằng “Trong quá khứ, tôi đã hãm hại những chúng sanh khác như thế, vì vậy nên việc chúng sanh hại tôi là xứng đáng. Đối với tôi thì việc nhận lãnh sự hãm hại này là xứng đáng.”.
06/05/2019(Xem: 5943)
Bỏ lại sau lưng những cung bậc thị phi đời thường, lang thang vân du tìm đến những thắng tích đã phế bỏ từ lâu qua bao nhiêu cuộc thăng trầm nhung nhớ. Tôi cùng phái đoàn Phật tử thuộc Đạo Tràng Liên Tịnh Nguyện, tìm về quê hương Tuyên Quang, nằm ở phía Tây Bắc, tham quan một số điển tại Thủy Điện Na Hang, trong đó ta tìm về chiêm ngưỡng vẻ đẹp đất trời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]