Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Là Khách Lạ, Ngay Trên Quê Hương Mình!

09/06/201820:54(Xem: 9157)
Là Khách Lạ, Ngay Trên Quê Hương Mình!

LÀ KHÁCH LẠ, NGAY TRÊN QUÊ HƯƠNG MÌNH!

Huệ Trân

 

ban_do_viet_nam2 

            Có tình cờ không, khi tin tức trên mạng gần đây, cả trong và ngoài nước đều đưa tin và hình ảnh những địa danh như Khánh Hòa, Nha Trang, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Bãi Cháy, Hạ Long …. đều đang biến dạng thành đất Tầu!

            “Đất Tầu” chứ không phải “Phố Tầu” như China Town, Japanese Town …v…v… ở Hoa Kỳ, hay ngay như Chợ Lớn khi xưa, là những minh định rõ ràng trên phương diện thương mại, nơi đó, phố đó, với những thỏa thuận dành cho dân tộc đó buôn bán, giao tiếp, giới thiệu, những gì đặc thù của dân tộc họ, với người đồng hương cũng như với người bản xứ.

              Những địa danh tại Việt Nam đang được đề cập đến không ở trong dạng thức đó. Hình ảnh phổ biến là những dãy phố, những hàng quán treo biển hoàn toàn chữ Tầu, không có một chữ tiếng Việt! và choáng ngợp tới nhức mắt với 2 mầu vàng, đỏ. Cũng theo tin tức thì có những tiệm, ngoài biển viết là bán các loại nước hoa, mỹ phẩm nổi tiếng (nhờ người biết chữ Tầu dịch lại) nhưng vào trong tiệm thì không hề có những món hàng loại đó, nhưng người ra, kẻ vào thì cứ xí xố tiếng Tầu, chả có chi thắc mắc! Không biết người bán thực sự bán món gì và người mua thực sự tìm mua gì, thậm chí có tiệm, họ còn tự nhiên thoải mái mua bán bằng tiền Tầu!!

            Tất nhiên, đây chỉ là một vài địa danh tiêu biểu được báo chí nhắc tới. 

               Cũng theo những tin phổ biến rộng rãi, thì nhiều khách du lịch nước ngoài (không phải khách Tầu) khi dừng chân ở những địa danh nêu trên đã không khỏi ngẩn ngơ tự hỏi “Có mua lầm vé du lịch Trung Quốc, thay vì Việt Nam???”

           

            Những bi hài kịch này khiến tôi nhớ về thời điểm khoảng giữa năm 2001. Đó là khi ranh giới Việt – Trung bị âm thầm dời đổi, chỉ bằng một cái bảng mới, với tên “Cây số Zero”, nằm giữa Ải Nam Quan cũ và Cửa Hữu Nghị bây giờ.

            Ranh giới này đã dời sâu vào nội địa Việt Nam, cắt đôi thác Bản Giốc thuộc tỉnh Cao Bằng, từng là thắng cảnh nổi tiếng của miền Bắc Việt Nam, nay một nửa đã thuộc về Trung Quốc. Dân chúng quanh vùng cao nguyên đó, khi nhìn thấy “Cây số Zero” cũng chỉ là nhìn thấy một cách mơ hồ. Chỉ khi có ai đó, hồn nhiên bước qua và bất ngờ bị gọi lại, hỏi giấy tờ, mới được dạy dỗ là đã phạm tội vượt biên giới, vì đây là … đất Tầu!!!

            Đất đã vậy, biển thì sao?

            Chỉ tạm đọc một góc nhỏ trên nghiencuuquocte@org về chính sách của Trung Quốc đối với tranh chấp biển Đông từ 2007 đến 2012 sẽ hiểu ngay vì sao Trung Cộng có thể đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh cá ở biển Đông, đặc biệt là vào những mùa đánh bắt cao điểm đối với ngư dân Việt Nam; vì sao tàu chiến Trung Cộng có thể coi thường dư luận quốc tế mà nã súng vào những chiếc thuyền đánh cá mong manh của ngư dân Việt Nam, có nơi chỉ cách thành phố Sài Gòn 350 Km!!! …. Bị đuổi, bị cấm, bị bắn trên những vùng biển đã nhiều đời nuôi sống ngư dân mà không được nhà nước lên tiếng bảo vệ, che chở, thì chờ đợi chi ở những phiên tòa, khi người dân lên tiếng phản đối nhà máy gang thép Formosa của Đài Loan, thải khí độc tràn lan mặt biển khiến hải sản chết trắng suốt dọc bờ biển miền Trung, mà những người dân đó lại bị bắt, bị kết tội, bị bỏ tù ….  

            Nhớ về những thời điểm này cũng khiến tôi nhớ một bài viết cũ, tôi viết đã hơn 10 năm, vì hình ảnh ngày nay quá tương phản!

            Lục tìm chồng sách cũ, thấy lại bài viết trên trang giấy đã ngả vàng, tôi đọc lại, khó ngăn nỗi ngậm ngùi, nên xin trích dăm đoạn, chia sẻ nơi đây:

            “ … Có phải những tầng mây xám thấp, mang theo tiết lạnh cuối đông mới khiến lòng người dễ bùi ngùi khi đọc một đoạn văn, nghe một dòng nhạc? Với tôi, hình như không! Tôi không thường bị ngoại cảnh kéo chùng xuống, mà những sự kiện phi thường trong thầm lặng lại là những gì dễ khiến tôi sửng sốt bàng hoàng. Như hôm nay, ngoài vườn đang tràn ngập nắng vàng, mây xanh, gió mát và chim hót líu lo. Vậy mà tôi đang thổn thức vì vừa đọc một bài trên báo, viết về những người mẹ Tây Tạng can đảm, âm thầm đưa con nhỏ vượt Hy Mã Lạp Sơn với một ước mong duy nhất là gửi được con mình cho các ngôi trường của người Tây Tạng lưu vong, ở Napal hay Ấn Độ, nơi đó, những người mẹ hy vọng con mình được hướng dẫn nền giáo dục Tây Tạng và sẽ giữ được giáo Pháp của Phật Giáo Tây Tạng.

            Vượt Hy Mã Lạp Sơn đồng nghĩa với vượt ranh giới giữa sống và chết, vì muôn trùng hiểm nguy của chênh vênh đèo núi, của tuyết phủ rêu phong, của những họng súng biên phòng hờm sẵn, của đói, lạnh, thương tích … Vậy mà, những người mẹ vẫn đưa con ra đi; gửi được con rồi, lại đơn độc vượt núi băng rừng trở về, trong tâm trạng kiếp này đành vĩnh biệt!

            Bi thương đến thế, nhưng theo bài báo thì hàng năm vẫn có từ 2500 đến 3000 người mẹ Tây Tạng vượt Hy Mã Lạp Sơn với tấm lòng băng thạch là tìm môi trường bảo vệ văn hóa của dân tộc mình cho lớp măng non. Niềm hy vọng đó của họ đang mòn dần theo năm tháng với những biến chuyển lạnh lùng của thế đứng toàn cầu!

            Nhưng thực tế đó không lay chuyển Trái-Tim-Tây-Tạng.

            Đây có phải là quyết tâm bất thối, như những Phật tử tu pháp môn Tịnh Độ, hướng về Tây Phương Cực Lạc bằng Tín, Nguyện, Hành thì Tịnh Độ ngay nơi bước chân qua?

            Những người mẹ Tây Tạng vô danh đó tin gì, nguyện gì, mà có thể quyết tâm phụng hành như thế? Làm sao những người mẹ đó có đủ can đảm dắt các con nhỏ xông pha sương tuyết, thập phần hiểm nguy với dấu mốc mơ hồ, xa thẳm, là con mình sẽ không bị đồng hóa với ngoại bang, sẽ được nuôi dạy trong nền giáo dục đặc thù dân-tộc-tính và nhất là được tự do phụng thờ giáo pháp mà họ hãnh diện gọi riêng là Phật Giáo Tây Tạng?

            Động lực giúp họ can đảm ra đi, chắc không phải chỉ là sức chảy của triền suối, dòng sông, mà phải là sức mạnh bạt ngàn sóng cả của đại dương trùng trùng bất tận. Những bà mẹ Tây Tạng đó phải là những chiến sỹ vô danh quả cảm, phi thường, không chỉ âm thầm mang thân mình chiến đấu, bảo vệ nền văn hóa của dân tộc mà còn đặt cả hậu thân vào lý tưởng.

            Trong lễ Quán Đảnh Mật Pháp Kalachakra lần thứ 30 của thế giới, Đức Đạt Lai Lạt Ma, vị lãnh đạo tinh thần của dân tộc Tây Tạng đã ngậm ngùi bày tỏ rằng, rồi chỉ còn là vấn đề thời gian, một mai Tây Tạng bị sức ép, thống nhất vào Trung Quốc, nếu thế giới không bất ngờ đột ngột thay đổi cục diện cho một trật tự toàn cầu!

            Đó là trạng huống thực tế mà những ai quan tâm đều có thể nhìn thấy. Đường xe lửa nối liền Hoa Lục và Tây Tạng sẽ ồ ạt đưa người Hán vượt biên hợp pháp, đem theo cồng kềnh hành trang ngũ trược vào một xứ sở bốn mùa trầm lắng tiếng chuông ngân!

            Rồi sẽ còn không, hương thiền trang nghiêm nơi bao tu viện ẩn mình sau những rừng cây, đồi núi trong xanh?

            Rồi sẽ còn không, tiếng kinh chiều nhắc nhở người quy thiện?

            Rồi sẽ còn không, những cậu bé được dọn thân tâm từ thưở ấu thơ, hoan hỷ lấy mái tu viện làm nhà, lấy sư trưởng, bạn đồng môn làm thân thuộc?

            Rồi sẽ còn không, nền văn hóa tắm đẫm giáo pháp từ bi, thể hiện trong từng cá nhân, từng gia đình?

            Rồi sẽ còn không, bóng ca-sa thấp thoáng trên đường phố, hòa vào dòng chảy của dân tộc, chung một đạo vị từ bi, nhân ái?

            Rồi sẽ còn không, ngôn ngữ, phong tục, tập quán của một xứ sở nhỏ bé với hơn sáu triệu dân mà đại đa số thuần nhất hướng về Chư Phật?

            Hy vọng mong manh quá! Vậy mà những người mẹ can trường kia vẫn tiếp tục mang thân tâm mình và con mình để vun đắp, tài bồi niềm hy vọng ấy trong trạng huống cực kỳ hiểm nguy, cực kỳ cùng khốn! …..”

           

            Có ai quặn đau, tủi hổ khi nhìn về bên kia dãy Hy Mã Lạp Sơn, để thấy mờ ảo trong sương tuyết, những bà mẹ lầm lũi, run rẩy, ôm con vượt chết, chỉ để tới được miền đất tạm dung, nơi hy vọng tìm được sự sống cho thế hệ mai sau, một đời đáng sống. Đó là được sống với trọn vẹn TINH THẦN DÂN TỘC.

            Trong khi, tại quê hương Việt Nam, những người còn đang nắm chủ quyền, lại tự biến dạng quê Cha đất Tổ bằng bản chất dị biệt của dân tộc khác!

            Ngày nay đang tự biến thành Đất Tầu, liệu ngày mai còn là Đất Việt không?

 

            Ngước lên chót đỉnh non cao, nơi năm mươi con từng theo Mẹ lên núi.

            Nhìn xuống thẳm sâu đại dương, nơi năm mươi con từng theo Cha xuống biển.

 

            Ôi, dường như núi cao, biển sâu đều đang đồng vọng âm thanh…..

            Âm thanh tiếng gọi của Hồn Thiêng Sông Núi!

 

Huệ Trân

(Mùa Hè mất dấu chim bay, 2018)

                 

             

                   

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/10/2015(Xem: 8651)
Vạn Dặm Rong Chơi, Đường Rộng Mở _ Thích Từ Lực
01/10/2015(Xem: 7230)
Tu là gì ? “Tu là quá trình: 1/ quán chiếu nội tâm, 2/ làm triệt tiêu bản ngã và 3/ chuyển hóa nghiệp lực của mình” đây là ba điều kiện tiên quyết, cốt yếu và tinh túy nhất, trong phận sự người tu.
30/09/2015(Xem: 6867)
Phật giáo Khánh Hòa từng tạo những sự kiện lớn trong bao năm qua, việc tổ chức kỷ niệm 25 năm thành lập trường Trung cấp Phật học điểm thêm dấu son vào giáo sử tỉnh nhà, như từng lưu dấu suốt thời chấn hưng Phật giáo mà Khánh Hòa là một trong những địa phương từng được các bậc chân đức như cố Hòa Thượng T.Đổng Minh, cố HT T.Trí Nghiêm, cố HT T.Chí Tín, cố HT T.Trí Thủ, cố HT T.Thiện Minh, cố HT T.Thiện Siêu, cố HT T.Huyền Quang... góp công hình thành Phật sự.
28/09/2015(Xem: 10760)
Hôm chủ nhật cuối tuần ngày 20.09.2015, lớp ngành Thanh Gia Đình Phật Tử Tâm Minh tại Chùa Viên Giác, Hannover do mình hướng dẫn đã thảo luận về đề tài "Duyên Khởi và Dòng người tỵ nạn tại Âu Châu". Vì sao mình chọn đề tài nóng bỏng này cho các em thảo luận? Bởi các em là những thanh thiếu niên đã có bằng tú tài hoặc đang học đại học, cần có một cái nhìn mọi sự kiện xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, cũng như ngay chính bản thân mình bằng lăng kính giáo lý Phật Đà, để phát lòng từ bi rộng lớn, chứ không phải từ bi "có điều kiện"! Điều này sẽ giúp cho các em tăng thêm sự hiểu biết về giáo lý thực dụng của Đức Thế Tôn khi trao đổi với bạn bè khác trong trường. Là một Phật tử, ta nên tập quán chiếu mọi pháp thế gian qua lăng kính Phật Giáo, thì sẽ nhận ra được "Phật pháp không ngoài thế gian giác!"
27/09/2015(Xem: 6167)
Chùa Đá Vàng là kỳ quan tôn giáo của người Myanmar đồng thời là câu hỏi chưa có lời giải đáp của ngành khoa học địa lý. Chùa Đá Vàng hay Kyaiktiyo là điểm hành hương Phật giáo nổi tiếng thứ ba tại Myanmar, sau chùa Swedagon và đền Mahamuni, cách Yangon 200 km. Ngôi chùa nằm chơi vơi trên tảng đá khổng lồ ở vị trí chênh vênh cạnh vách núi cao 1.100 m. Những ai lần đầu nhìn đều cảm tưởng hòn đá sẽ lăn ngay xuống vực. Truyền thuyết Myanmar lý giải cho bố cục kỳ lạ này bằng câu chuyện của Đức Phật, tương truyền bảo tháp trên hòn đá chính là sợi tóc của ngài. Dù bạn có tin vào truyền thuyết hay không, trong khoa học địa lý đây là hiện tượng không thể lý giải.
27/09/2015(Xem: 10476)
Khi sống con người hay lãng phí thời gian làm những việc vô nghĩa, bởi lòng tham lam, ích kỷ của chính mình, tích chứa tiền bạc của cải nhưng không giúp gì cho ai? Có một con cáo đã phát hiện ra một chuồng gà, nó bèn tìm cách tiếp cận nhưng vì cáo nhà ta quá mập nên không thể chui lọt vào chuồng để ăn gà. Thế là nó đành phải nhịn đói suốt ba ngày liền mới có thể vào được chuồng gà. Sau khi vào được, nó đã ăn no nê để bù lại những ngày nhịn đói, giờ đây chiếc bụng của cáo đã phình to ra, nên không thể nào ra được nữa, thế là cáo đành phải nhịn đói trở lại ba ngày mới có thể ra khỏi chuồng gà.
25/09/2015(Xem: 8185)
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng ở tuổi 80 của tôi thuộc thế hệ thế kỷ 20. Những người trẻ dưới 30 tuổi thuộc thế hệ của thế kỷ 21. Ngài thừa nhận rằng thế hệ của thế kỷ 20 đã tạo ra nhiều vấn đề, bao gồm cả thiệt hại cho môi trường. Một số ý tưởng của họ, chẳng hạn như quan điểm cho rằng vấn đề có thể được giải quyết bằng vũ lực hiện nay là hoàn toàn lỗi thời. Đức Đạt Lai Lạt Ma từ bến phà Millbank Pier đi đến The The O2 Arena, Greenwich, Luân Đôn, Vương quốc Anh. 19/09/2015. (Ảnh: Jeremy Russell)
24/09/2015(Xem: 8601)
Khi chung ta bước đi, với tâm địa Từ Bi rộng mở mang theo, làm tất cả những việc lành cho tất cả chúng sanh là chúng ta đã mở rộng biên giới hòa bình ngày một dang rộng. Những bước chân ấy đáng gọi là những bước chân Từ Bi. Có những điều khi tiếp cận với Phật học, dù với bất cứ trình độ nào, chưa chắc một sớm một chiều mình hiểu ra ngay hết được. Đôi khi phải đợi đến nhiều chục năm sau, thậm chí gần hết đời người rồi mình mới bừng tỉnh về một điều giác ngộ chưa trọn vẹn. Khi xưa mình nghe kể chuyện đức Phật Đản sanh, dưới bảy bước đi đều nở bảy đóa hoa sen. Thần thoại, truyền thuyết hay hư cấu cho lung linh một sự kiện về đấng giáo chủ của mình; hãy cứ để đó. Sau này ghé sang Làng Mai, chạm phải những công án Thiền của Ngài Nhất Hạnh, chúng ta bắt gặp câu “Từng bước nở hoa sen” thì mới vỡ òa nhiều khúc mắc ngày xưa còn kẹt lại trong một góc tối của tâm trí nào đó.
24/09/2015(Xem: 9266)
Sau tiếng ré lên của cái chuông bấm ở cửa, mình đã nghe tiếng chìa khoá lách cách tra vào ổ khoá của cánh cửa song sắt ở bên trong. Một chập sau, cánh cửa "Trại Cải Huấn Thanh Thiếu Niên Phạm Pháp" (Jugendarrestanstalt, viết tắc là JAA) tại Nienburg nặng chịt, rít lên tiếng sắt cọ sát trên thềm xi măng, mở ra. Bước chân vào, vài câu chào hỏi trao đổi với cô giám thị. Cửa chánh đóng lại. Cô giám thị hướng dẫn mình đi qua một cánh cửa song sắt. Lại đứng chờ. Sau khi nó lại khóa lại, thì có cảm giác "mình đi lại tự do trong Trại Cải Huấn" được rồi! Tiến về phòng điều hành. Từ bên ngoài đã thấy ông "xếp" trại, ba nam giám thị, cô giám thị khi nãy; hai cô tác viên xã hội (Sozialarbeiterin) và thêm bốn thiếu nữ lạ mặt. Ông "xếp" trại giới thiệu bốn thiếu nữ lạ ấy cũng là tác viên xã hội ở các tù khác đến tìm hiểu kinh nghiệm hướng dẫn của "thầy JIP" - tên là Diệp, nếu đọc không bỏ dấu và theo âm Đức thì là "Dieb"; mà "Dieb" có nghĩa là "kẻ cắp"! Còn nếu phát âm tương đối đúng thì v
24/09/2015(Xem: 9319)
Phải nói thật rằng câu hỏi này lởn vởn trong đầu tôi nhiều lần, trong nhiều năm nay. Nghe có vẻ ngớ ngẩn. Mà cũng có thể tôi là người ngớ ngẩn. Ai đời lại đi đặt câu hỏi mà đứa trẻ học tiểu học cũng có câu trả lời thế này. Ấy thế mà khi ngồi tĩnh tâm tại ngôi chùa lớn nhất thế giới Borobudur, Indonesia câu hỏi này lại hiện về. Hiện về 1 cách rất rõ nét. Đây là lần thứ 3 câu hỏi này làm tôi trăn trở nhiều nhất.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]