Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mật mã của Hạnh Phúc ( The password of Happiness)

08/06/201821:24(Xem: 11328)
Mật mã của Hạnh Phúc ( The password of Happiness)
Mật mã của Hạnh Phúc ( The password of Happiness)
blank
Namo Buddhaya
 
Ai nắm giữ niềm vui của bạn?
Phóng viên nổi tiếng Sydney Harries và một người bạn dừng chân mua tạp chí ở 
một quầy bán báo, người bạn mua xong rất lịch sự nói lời "Cám ơn!" nhưng người 
chủ quầy báo thì ngược lại, mặt lạnh như tiền, một tiếng cũng không thèm mở miệng.
 
Hai người rời quầy báo tiếp tục đi về phía trước, Sydney Harries hỏi:
 
- Ông chủ đó thái độ kỳ quái quá phải không?
- Cứ mỗi buổi tối là anh ta đều như vậy cả - Người bạn đáp lại
- Như vậy, tại sao bạn lại đối xử tử tế với ông ta chứ? - Sydney Harries lại hỏi tiếp
- Tại sao tôi để ông ta quyết định hành vi của tôi chứ? - Người bạn trả lời
 
Một người biết nắm chắc chìa khóa niềm vui của mình, thì người đó không đợi chờ 
người khác làm cho mình vui mà ngược lại mình còn có khả năng đem niềm vui đến cho 
người khác. Trong tâm của mỗi người đều có "Chiếc chìa khóa của niềm vui", nhưng 
chúng ta lại không biết nắm giữ mà đem giao cho người khác cầm giữ.
 
- Một người phụ nữ thường than phiền trách móc:
 "Tôi sống rất buồn khổ, vì chồng tôi thường vắng nhà!", cô ta đã đem chìa khóa 
niềm vui của mình đặt vào tay chồng.
 
- Một người mẹ khác thì nói:
 "Con trai tôi không biết nghe lời, làm cho tôi thường xuyên nổi giận!", bà đã trao 
chìa khóa niềm vui của mình vào tay con trai.
 
- Một vị trung niên của một công ty thở dài nói:
 "Công ty không thăng chức cho tôi, làm tinh thần tôi giảm sút...!", anh ta lại đem 
chìa khóa niềm vui của cuộc đời mình nhét vào tay ông chủ.
 
Bà cụ kia than thở: "Con dâu tôi không hiếu thuận, cuộc đời tôi sao mà khổ!".
 
- Một thanh niên trẻ từ tiệm sách bước ra la lên:
 "Thái độ phục vụ của ông chủ đó thật đáng ghét..."
 
Lời Bình:
 
Những người này đều có một quyết định giống nhau, đó là để người khác chế ngự
 tình cảm của mình. Lúc chúng ta cho phép người khác điều khiển và chế ngự tinh thần
 chúng ta, chúng ta có cảm giác như mình là người bị hại, đối với tình huống hiện tại 
không có phương pháp nào khác nên trách móc và căm giận, việc này trở thành sự 
lựa chọn duy nhất của chúng ta.
 
Chúng ta bắt đầu trách móc người khác đồng thời chúng ta cũng truyền tải một yêu cầu là:
 "Tôi khổ như vậy là do anh/chị/con... và họ phải chịu trách nhiệm về nỗi khổ này của tôi!". 
Lúc đó chúng ta đem trách nhiệm trọng đại phó thác cho những người xung quanh và 
yêu cầu họ làm cho chúng ta vui.
 
Chúng ta dường như thừa nhận mình không có khả năng tự chủ lấy mình, mà chỉ có thể
 nhờ người nào đó xếp đặt và chi phối mình. Những người như vậy khiến nhiều người 
không muốn tiếp xúc, gần gũi, lý do đơn giản là bởi khi nhìn thấy họ ta chỉ thấy toàn 
sự trách móc, giận hờn.
 
Nhưng, một người biết nắm chắc chiếc chìa khóa niềm vui của mình thì người đó 
không đợi chờ người khác làm cho mình vui mà ngược lại mình còn có khả năng đem 
niềm vui đến cho người khác. Tinh thần người đó ổn định, biết tự chịu trách nhiệm không
 đổ lỗi cho người khác; biết làm chủ xúc cảm và biết tạo, cũng như giữ được niềm vui
 cho chính mình. Như thế thì trong cuộc sống và công việc hằng ngày, người đó sẽ luôn
 thảnh thơi, vui vẻ và không bị áp lực từ người khác.
 
Chiếc chìa khóa niềm vui của bạn ở đâu rồi? Đang nằm trong tay người khác 
phải không? Hãy nhanh lên mà lấy lại bạn nhé!
 
blank
 
Những Hạt Mầm An Vui...
 
Cần gửi chút yêu thương
Để tình người ấm lại
Cần đôi phút khờ dại
Để lòng mình vô ưu.
 
Cần trải chút tâm từ
Để chan hòa cuộc sống
Cần lặng dừng xao động
Để cảm nhận bình yên..
 
Cần về với thiên nhiên
Để nghe hồn tươi mát
Cần sống đời mộc mạc
Để tâm tình thanh cao..
 
Cần biết tặng, biết trao
Để đời không vô vị
Cần đối xử tế nhị
Để ta, người thăng hoa.
 
Cần dung thứ, bỏ qua
Để mai kia còn gặp...
Cấn biết sống tự lập
Để trưởng thành, vươn lên.
 
Cần chân cứng đá mềm
Để bước cùng gian khó..
Cần đôi khi bày tỏ
Để thôi niềm cách ngăn..
 
Cần biết Phật, Pháp, Tăng
Để tâm đăng tỏ rạng
Cần lấy thiện làm bạn..
Để lối về an vui..
 
Cần biết tiến, biết lùi
Trên con đường danh, lợi
Cần biết luôn làm mới
Tháng ngày hạnh phúc hơn..
 
Cần biết sống tri ơn
Để vẹn câu tình nghĩa.
Cần nếm mùi dâu bể
Để quay về Giác tâm.
 
- Tâm ta như thế nào
Đời mình là thế ấy
Vậy cần nên gieo cấy
Những hạt mầm an vui...
 
Như Nhiên - Thich Tánh Tuệ
 
blank
 
blank
 
blank
Chia sẻ hình ảnh buổi Pháp Thoại: ''Mật mã của Hạnh Phúc'' 
(The password of Happiness) tại Nhà hàng Saigon Kitchentrong 
khu Grand Century Mall San Jose - tiểu bang California 
(Tuesday 06 tháng 5 năm 2018)
blank
 
blank
 
blank
 
blank
 
blank
 
blank
 
blank
 
blank
佛菩薩的願力之-南無大行普賢菩薩十大願 - LULUMACHA - lulumacha’s blog
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/08/2013(Xem: 7889)
Từ năm 1955-1975, những ai học tại trường Trung Học Bồ Đề Nha Trang nói riêng ít nhiều gì cũng được ngắm nét chữ tài hoa, bay bướm; bài giảng ngắn gọn, hàm súc và cốt cách phong lưu, nho nhã của thầy Võ Hồng. Chúng tôi thường kháo nhau: “Kim Trọng hào hoa đến thế là cùng.”
16/08/2013(Xem: 14828)
Mao_HiepChuongNói đến pháp phục của Phật giáo, chúng ta thường đề cập đến pháp phục của người xuất gia, bao gồm pháp phục nghi lễ và pháp phục thường nhật. Pháp phục Phật giáo được xem là hình thức thể hiện thân giáo, đó là pháp tướng bên ngoài của người xuất gia nên các chế tài trong luật nghi quy định rất rõ về các hình thức của pháp phục.
16/08/2013(Xem: 8337)
Trong số tất cả những cảm xúc tiêu cực tai hại của chúng ta, sân hận rõ ràng là cái càm xúc nguy hiểm nhất vì nó không chỉ gây hại cho người khác mà có lẽ nó gây hại cho chính chúng ta nhiều nhất.
14/08/2013(Xem: 10748)
Hơn nửa thế kỷ qua nếp sống đạo hạnh sáng ngời của Ôn đã gắn liền với sinh mệnh của Tăng Ni và tín đồ Phật tử, đặc biệt là Tăng chúng ở các Phật học viện Báo Quốc Huế, Hải Đức Nha Trang và Quảng Hương Già Lam Sài Gòn. Ôn đã yêu thương dưỡng dục chúng Tăng như cha mẹ thương yêu lo lắng cho con. Những ai may mắn được gần gũi Ôn, dù nhìn ở góc độ nào cũng nhận ra điều đó.
14/08/2013(Xem: 7746)
Bao năm bon chen, lăn lộn, nếm đủ mùi sóng gió của cuộc đời hầu chu toàn cái trách vụ công dân, làm con, làm chồng, làm cha… nhỏ thì cặm cụi học hành thi cử, lớn lên lo công ăn việc làm, công danh sự nghiệp; lập gia đình rồi thì lo con cái ăn học, dựng vợ gả chồng; hết con lại đến cháu nội, cháu ngoại,
13/08/2013(Xem: 16661)
Hôm nay chúng tôi được quý ôn, quý thầy trên cho phép và tạo điều kiện cho chúng tôi gặp gỡ đại chúng và quý Phật tử có nhân duyên. Trong hai năm qua, từ các buổi học về Câu xá, học Luật, các thầy, các chú đã có nghe tiếng nói của tôi rồi, nhưng nay mình mới có dịp để nói chuyện với nhau.
13/08/2013(Xem: 9201)
Tôi lớn lên bên cạnh người mẹ Nhật. Bà là một Phật tử. Cha tôi là người Anh gốc Nga, theo đạo Do Thái. Tôi đã tìm hiểu về nhiều tôn giáo, phong tục và văn hóa với tư cách cá nhân, trong vai trò của người làm mẹ, làm báo và người đi tìm chân lý. Hiện giờ tôi thực sự hạnh phúc hơn vì tôi đã biết chấp nhận bản thân, và người khác như họ là, và nhận thức mỗi ngày là một ngày mới, ngày đặc biệt, và tôi mãi mãi hàm ân về điều đó.
13/08/2013(Xem: 10198)
Khi dịch xong kinh Trường A-hàm năm 1962 tôi cảm thấy có một vài thắc mắc tuy thông thường nhưng sẽ không tránh khỏi xuất hiện một cách mau lẹ đến ít nhiều quý vị đọc kinh này. Ðể giải thích phần nào những thắc mắc đó hầu tránh khỏi cái nạn vì nghẹn bỏ ăn, ở đây xin nêu vài ý kiến theo trường hợp này:
13/08/2013(Xem: 9994)
Đã một giờ chiều rồi mà cha vẫn chưa mang cơm hộp đến.Nó làm chủ quản ở một nhà máy, áp lực công việc rất lớn. Buổi trưa nhà máy không phục vụ cơm, nó bảo cha mang cơm hộp cho. Một phần là tiết kiệm, một phần cơm cha nấu rất ngon.
11/08/2013(Xem: 9502)
Qua tiếp xúc, chúng tôi biết nỗi ưu tư lớn của quí vị là “Làm sao áp dụng được Phật pháp một cách chín chắn vào đời sống của mình?”. Phật tử cũng nhận biết rõ nếu như chỉ hiểu Phật pháp, dù hiểu nhiều, hiểu sâu sắc, nhưng thiếu phần áp dụng chúng ta cũng không thể gọi là người thâm nhận hoặc hưởng được giá trị thiết thực của Phật pháp.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]